BAN CHẤP HÀNH TRUNG
ƯƠNG
***
|
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ
MINH
---------------
|
Số: 66-HD/TWĐTN-BTC
|
Hà Nội, ngày 01
tháng 11 năm 2021
|
HƯỚNG
DẪN
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI
ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NHIỆM KỲ 2022 - 2027
Căn cứ Điều lệ Đoàn,
Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Kế hoạch số
411-KH/TWĐTN-BTC ngày 25/8/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về tổ chức Đại
hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần
thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027, Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn tổ chức
Đại hội Đoàn các cấp, cụ thể như sau:
I. TÊN GỌI CỦA ĐẠI HỘI
ĐOÀN CÁC CẤP
1. Những đơn vị tổ
chức Đại hội đại biểu, thống nhất tên gọi là: Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh + tên địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội + lần thứ (nếu
có) + nhiệm kỳ.
2. Đoàn cơ sở tổ chức
Đại hội đoàn viên, thống nhất gọi tên là: Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh + tên
địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Đại hội + lần thứ (nếu có) + nhiệm
kỳ.
3. Đối với chi đoàn
cơ sở, thống nhất tên gọi là: Đại hội chi đoàn + tên địa phương, cơ quan, đơn
vị tổ chức Đại hội + lần thứ (nếu có) + nhiệm kỳ.
II. NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI
- Những đơn vị có
nhiệm kỳ 5 năm 2 lần, thống nhất nhiệm kỳ là 2022 - 2024 (nhiệm kỳ sau
là 2024 - 2027); những đơn vị có nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, thống nhất nhiệm
kỳ là 2022 - 2027.
- Đại hội chi đoàn,
đoàn trường trung học phổ thông, đoàn trung tâm giáo dục thường xuyên và đoàn
trường dạy nghề có nhiệm kỳ 1 năm/lần có thể tổ chức đại hội trong học kỳ I
năm học 2021 - 2022.
- Việc kéo dài, rút
ngắn nhiệm kỳ Đại hội cấp huyện và cấp cơ sở giao cho Ban thường vụ Đoàn cấp
tỉnh quyết định trên nguyên tắc thuận lợi cho việc tổ chức Đại hội 4 cấp trong
1 năm nhưng thời gian kéo dài hoặc rút ngắn không quá nửa thời gian nhiệm kỳ của
cấp đó.
- Hội nghị đại biểu
áp dụng đối với các đơn vị sau đây:
+ Đơn vị có nhiệm
kỳ 5 năm: 2019 - 2024; 2020 - 2025; 2021 - 2026.
+ Đơn vị có nhiệm
kỳ 5 năm 2 lần: 2020 - 2023; 2021 - 2024.
III. NỘI DUNG ĐẠI HỘI
1. Đại hội Đoàn các cấp
thực hiện các nội dung sau
- Tổng kết việc thực
hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và xác định, phương hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm
kỳ mới.
- Thảo luận, đóng
góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII và dự
thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nếu có).
- Bầu Ban Chấp hành
nhiệm kỳ mới (trừ đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Quân đội).
- Bầu đoàn đại biểu
dự Đại hội Đoàn cấp trên.
2. Đối với Hội nghị đại
biểu Đoàn các cấp thực hiện các nội dung sau
- Sơ kết việc thực
hiện Nghị quyết đại hội từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm tổ chức hội nghị.
- Bổ sung mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn trong thời gian tiếp
theo, nhằm phù hợp với thực tiễn và định hướng, chỉ đạo của Đoàn cấp trên
và cấp ủy.
- Thảo luận, đóng
góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên, Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ XII; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh (nếu có).
- Bầu đại biểu dự Đại
hội Đoàn cấp trên.
- Bầu bổ sung Ban Chấp
hành (nếu có).
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI
HỘI, HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU ĐOÀN CÁC CẤP
1. Chương trình Đại hội
1.1. Nội dung và
trình tự của chương trình Đại hội phải đảm bảo tính hợp lý; hoàn thành đầy đủ
nhiệm vụ của Đại hội; đúng nguyên tắc, thủ tục theo quy định của Điều lệ và
các quy định của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1.2. Chương trình Đại
hội do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội dự kiến số lượng phiên làm việc phù
hợp với thời gian tổ chức đại hội theo Kế hoạch số 411-KH/TWĐTN-BTC ngày
25/8/2021; đại hội cấp cơ sở tổ chức không quá 01 ngày, đại hội cấp huyện tổ
chức không quá 1,5 ngày, đại hội cấp tỉnh tổ chức không quá 02 ngày. Đoàn cấp
cơ sở trở lên có thể tham khảo nội dung cơ bản các phiên làm việc trong đại
hội gồm:
1.2.1. Ngày làm việc
thứ nhất, nên thực hiện các nội dung sau:
- Chào cờ (Quốc ca,
đoàn ca);
- Ban Chấp hành đương
nhiệm giới thiệu để Đại hội bầu Đoàn Chủ tịch;
- Đoàn Chủ tịch
giới thiệu bầu Đoàn Thư ký Đại hội;
- Đoàn Chủ tịch
giới thiệu bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu;
- Đoàn Chủ tịch
trình bày và xin ý kiến Đại hội biểu quyết thông qua chương trình làm việc của
Đại hội; thông qua nội quy, quy chế chế làm việc;
- Ban Thẩm tra tư
cách đại biểu báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu;
- Đoàn Chủ tịch điều
hành thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên;
thảo luận dự thảo các văn kiện của Đại hội.
1.2.2. Ngày làm việc
thứ hai, nên thực hiện các nội dung:
- Chào cờ (Quốc ca,
Đoàn ca);
- Đại diện Đoàn Chủ
tịch đọc diễn văn khai mạc Đại hội;
- Đại diện Đoàn Chủ
tịch báo cáo tình hình đại biểu và biểu quyết tư cách đại biểu;
- Đại diện Đoàn Chủ
tịch báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cũ, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác
đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới;
- Tham luận tại Đại hội
(lựa chọn các tham luận tiêu biểu của đại biểu dự Đại hội, đại diện sở, ban,
ngành, cơ quan tại địa phương, đơn vị)
- Đại diện Đoàn Chủ
tịch báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua;
- Đại diện Đoàn Chủ
tịch báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên;
- Đoàn Chủ tịch mời
lãnh đạo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo;
- Đoàn Chủ tịch mời
đại diện Ban Thường vụ Đoàn cấp trên chỉ đạo;
- Đoàn Chủ tịch điều
hành bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới;
- Đoàn Chủ tịch xin
ý kiến biểu quyết của Đại hội thông qua kết quả bầu cử Ban chấp hành.
- Đoàn Chủ tịch điều
hành bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên;
- Ra mắt Ban Chấp
hành khoá mới;
- Chia tay thành viên
Ban Chấp hành khoá cũ;
- Đoàn Chủ tịch xin
ý kiến biểu quyết của Đại hội thông qua nghị quyết Đại hội.
- Chào cờ bế mạc (Quốc
ca, Đoàn ca);
Lưu ý:
+ Khai mạc Phiên thứ
nhất, phiên trọng thể và khi bế mạc đại hội cử hành nghi thức chào cờ (Quốc ca,
Đoàn ca).
+ Đối với nội dung
thảo luận, đóng góp ý kiến vào văn kiện đại hội đoàn các cấp, sửa đổi Điều lệ
Đoàn, tùy điều kiện thực tế, Ban Chấp hành triệu tập đại hội có thể tổ chức
các hội nghị, diễn đàn trực tuyến trong khoảng 05 ngày trước ngày khai mạc Đại
hội, thành phần là đại biểu dự Đại hội.
+ Đối với Đại hội
đoàn viên, Đại hội không thực hiện bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu và trình
bày báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
1.3. Các tỉnh, thành
đoàn và đoàn trực thuộc chủ động xây dựng chương trình đại hội trên cơ sở
thời gian tổ chức đại hội và tham khảo nội dung chương trình đại hội nêu trên.
1.4. Chương trình Đại
hội phải được Đại hội thông qua bằng hình thức biểu quyết.
1.5. Các quyết định
của Đại hội ở các phiên đều có giá trị như nhau.
2. Chương trình Hội
nghị đại biểu
2.1. Nội dung và
trình tự của chương trình Hội nghị đại biểu phải đảm bảo tính hợp lý; hoàn
thành đầy đủ nhiệm vụ của Hội nghị đại biểu đúng nguyên tắc, thủ tục quy
định.
2.2. Chương trình của
Hội nghị đại biểu gồm các nội dung:
- Thông qua chương
trình làm việc Hội nghị; thông qua nội quy (quy chế) Hội nghị; bầu
Chủ tọa, Thư ký Hội nghị, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu; thảo luận, đóng góp
ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên.
- Diễn văn khai mạc Hội
nghị; Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu và biểu quyết tư cách đại biểu; Báo
cáo kết quả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi từ Đại hội đến thời điểm
Hội nghị và bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi đến hết nhiệm kỳ; Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp vào
văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên; nghe phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo cấp ủy
cùng cấp, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên; kiện toàn Ban Chấp hành và các chức
danh trong Ban Chấp hành (nếu có); bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội
Đoàn cấp trên.
- Chào cờ khai mạc và
bế mạc Hội nghị đại biểu.
2.3. Chương trình Hội
nghị đại biểu phải được Hội nghị thông qua bằng hình thức biểu quyết
V. CÁC CƠ QUAN PHỤ
TRÁCH CÔNG VIỆC CỦA ĐẠI HỘI, HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU
1. Đối với Đại hội
1.1. Đoàn Chủ tịch Đại
hội
- Đoàn Chủ tịch Đại
hội gồm những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn
viên (đối với Đại hội đoàn viên), do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội
giới thiệu; Đại hội biểu quyết về số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch. Đoàn
Chủ tịch Đại hội điều hành công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, quyết định theo đa số. Đối với chi đoàn cơ sở có số lượng
dưới 09 đoàn viên, có thể chỉ bầu 01 người làm Chủ tịch Đại hội.
- Về việc mời lãnh đạo
tham gia Đoàn Chủ tịch tại phiên trọng thể của Đại hội: Ban Chấp hành cấp triệu
tập Đại hội có thể mời đại biểu là đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền ở
địa phương, lãnh đạo Đoàn cấp trên, các bậc lão thành cách mạng… tham gia
Đoàn Chủ tịch Đại hội nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền,
các bậc lão thành cách mạng cũng như các thế hệ cán bộ đoàn với tuổi trẻ, với
công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của địa phương, đơn vị. Số lượng,
thành phần mời tham gia Đoàn Chủ tịch do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội
quyết định. Các đồng chí được mời tham gia Đoàn Chủ tịch nêu trên không tham
gia điều hành và quyết định các công việc của Đại hội.
1.1.1. Số lượng Đoàn
Chủ tịch Đại hội ở các cấp
- Cấp tỉnh: từ 7 - 13
đồng chí.
- Cấp huyện và tương
đương: từ 5 - 9 đồng chí.
- Cấp cơ sở: từ 3 -
5 đồng chí.
- Đối với chi đoàn
cơ sở: từ 1 - 3 đồng chí.
* Đối với các đơn
vị mới sáp nhập, hợp nhất có số đầu mối lớn, số lượng Đoàn Chủ tịch có thể
tăng từ 01 đến 02 thành viên trên cơ sở thống nhất của cấp ủy cùng cấp và đoàn
cấp trên trực tiếp.
1.1.2. Nhiệm vụ
- Điều hành công việc
của Đại hội theo chương trình, nội quy (quy chế) đã được Đại hội quyết
định.
- Giới thiệu số lượng,
danh sách Đoàn Thư ký; Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (trừ Đại hội đoàn viên)
để Đại hội biểu quyết thông qua.
- Quyết định việc
lưu hành các tài liệu của Đại hội.
- Hướng dẫn Đại hội
thảo luận và thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội.
- Điều hành công tác
bầu cử:
+ Hướng dẫn để Đại
hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành khóa
mới; yêu cầu, tiêu chuẩn Bí thư (nếu Đại hội trực tiếp bầu Bí thư);
tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.
+ Hướng dẫn việc ứng
cử, đề cử Ủy viên Ban Chấp hành, Bí thư (nếu Đại hội bầu trực tiếp Bí
thư) và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
+ Tổng hợp danh sách
những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét, quyết định cho
rút hoặc không cho rút tên đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách
bầu cử; trường hợp còn nhiều ý kiến chưa thống nhất thì Đoàn Chủ tịch có thể
xin ý kiến quyết định của Đại hội; lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của Đại
hội thông qua danh sách bầu cử.
+ Giới thiệu số lượng,
danh sách Ban Kiểm phiếu, Trưởng Ban Kiểm phiếu để Đại hội biểu quyết. Lãnh đạo
hoạt động của Ban Kiểm phiếu.
- Giải quyết những vấn
đề phát sinh trong Đại hội.
- Điều hành thông qua
nghị quyết Đại hội.
- Tổng kết, bế mạc Đại
hội.
1.1.3. Bầu Đoàn Chủ tịch
Đại hội
- Ban Chấp hành cấp
triệu tập Đại hội dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch là những đại biểu chính thức
(đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên)
của Đại hội để giới thiệu với Đại hội.
- Nếu đại biểu Đại hội
thống nhất với số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch thì Đại hội có thể biểu quyết
bằng hình thức giơ thẻ một lần số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch.
- Nếu đại biểu Đại hội
không thống nhất hoặc có ý kiến khác về số lượng và danh sách Đoàn Chủ tịch
được giới thiệu thì Đại hội xem xét, thảo luận và quyết định bằng hình thức biểu
quyết hoặc bằng phiếu tín nhiệm.
1.2. Đoàn Thư ký Đại
hội
Đoàn Thư ký Đại hội gồm
những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối
với Đại hội đoàn viên), do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu để Đại hội biểu
quyết về số lượng, danh sách Đoàn Thư ký và Trưởng Đoàn thư ký. Đối với chi
đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên ít, có thể chỉ bầu 01 người làm Thư ký Đại
hội.
1.2.1. Số lượng Đoàn
Thư ký Đại hội ở các cấp
- Đại hội Đoàn cơ
sở, chi đoàn cơ sở: từ 1 - 3 đồng chí.
- Số lượng Đoàn Thư
ký ở Đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên từ 2 - 5 đồng chí.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Ghi biên bản Đại hội;
tổng hợp ý kiến thảo luận và dự thảo các văn bản kết luận, Nghị quyết của Đại
hội; trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội.
- Quản lý và phát tài
liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch; tiếp nhận hoa,
điện mừng, đơn thư…Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khóa mới đầy đủ
hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của Đại hội.
1.2.3. Bầu Đoàn Thư
ký Đại hội
- Đoàn Chủ tịch Đại
hội giới thiệu với Đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và
Trưởng Đoàn Thư ký là những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu)
hoặc đoàn viên (đối với Đại hội đoàn viên) của Đại hội.
- Quy trình bầu Đoàn
Thư ký tiến hành như bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội.
1.3. Ban Thẩm tra tư
cách đại biểu
Ban Thẩm tra tư cách
đại biểu gồm những đại biểu chính thức, do Đoàn Chủ tịch Đại hội giới thiệu,
Đại hội biểu quyết số lượng và danh sách Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
Đại hội đoàn viên
không bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội
cung cấp tài liệu và báo cáo các nội dung liên quan đến tư cách đại biểu để
Đoàn Chủ tịch báo cáo với Đại hội xem xét, thảo luận và biểu quyết thông qua.
1.3.1. Số lượng Ban
Thẩm tra tư cách đại biểu
- Đại hội đại biểu
Đoàn cơ sở từ 1 - 3 đồng chí.
- Đại hội đại biểu từ
Đoàn cấp huyện từ 3 - 7 đồng chí.
- Đại hội đại biểu
Đoàn cấp tỉnh từ 9 - 15 đồng chí.
1.3.2. Nhiệm vụ
- Xem xét báo cáo và
các tài liệu liên quan do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội cung cấp về việc
chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những
vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu để xét tư cách đại biểu.
- Xem xét các đơn thư
khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu; báo cáo với Đoàn Chủ tịch để trình Đại
hội xem xét, quyết định về những trường hợp không đủ tư cách đại biểu.
- Báo cáo với Đại hội
kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để Đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.
- Hướng dẫn đại biểu
Đại hội thực hiện nghiêm túc nội quy của Đại hội.
1.3.3. Bầu Ban Thẩm
tra tư cách đại biểu
- Đoàn Chủ tịch Đại
hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và
Trưởng Ban thẩm tra tư cách đại biểu là những đại biểu chính thức của Đại hội.
- Quy trình bầu Ban
Thẩm tra tư cách đại biểu tiến hành như bầu Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư ký Đại hội.
1.4. Ban Kiểm phiếu
Ban Kiểm phiếu gồm
những đại biểu chính thức (đối với Đại hội đại biểu) hoặc đoàn viên (đối
với đại hội đoàn viên) không có tên trong danh sách bầu cử, do Đoàn Chủ
tịch giới thiệu, Đại hội biểu quyết thông qua về số lượng và danh sách.
1.4.1. Số lượng Ban
Kiểm phiếu
- Đại hội Đoàn cơ
sở, chi đoàn cơ sở tối đa 5 đồng chí.
- Đại hội Đoàn cấp
huyện từ 5 - 11 đồng chí.
- Đại hội Đoàn cấp tỉnh
từ 15 - 19 đồng chí.
1.4.2. Nhiệm vụ
- Hướng dẫn nguyên
tắc, thủ tục bầu cử, điều kiện trúng cử và cách thức bỏ phiếu.
- Kiểm tra, niêm
phong thùng phiếu; phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu);
kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo Đại hội; tiến hành kiểm phiếu bầu;
xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ.
- Xem xét và báo cáo
Đoàn Chủ tịch quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc có
đơn thư khiếu nại về bầu cử trong Đại hội.
- Lập biên bản kiểm
phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết quả bầu cử; niêm phong phiếu bầu và
chuyển cho Đoàn Chủ tịch Đại hội để Đoàn Chủ tịch Đại hội bàn giao cho Ban Chấp
hành khoá mới lưu trữ theo quy định.
1.4.3. Bầu Ban Kiểm
phiếu
- Đoàn Chủ tịch Đại
hội giới thiệu với đại hội số lượng, danh sách dự kiến các thành viên và
Trưởng Ban Kiểm phiếu là những đại biểu chính thức của Đại hội.
- Quy trình bầu Ban
Kiểm phiếu tiến hành như bầu Đoàn Chủ tịch, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu và
Đoàn Thư ký Đại hội.
2. Đối với Hội nghị đại
biểu
Các cơ quan điều hành
của Hội nghị đại biểu tương tự như các cơ quan điều hành Đại hội. Ban Chấp
hành cấp triệu tập Hội nghị căn cứ tình hình thực tế, báo cáo cấp ủy và
đoàn cấp trên để có phương án thực hiện phù hợp.
VI. NHIỆM VỤ CỦA BAN
CHẤP HÀNH CẤP TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI
1. Xây dựng Đề án hoặc
Kế hoạch tổ chức Đại hội.
2. Xây dựng báo cáo,
dự thảo nghị quyết Đại hội
Xây dựng Báo cáo tổng
kết việc thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
nhiệm kỳ mới và các báo cáo phụ lục có liên quan; Báo cáo kiểm điểm hoạt động
của Ban Chấp hành v à dự thảo nghị quyết Đại hội.
3. Công tác nhân sự:
- Xây dựng Đề án
nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh Bí thư, Phó Bí thư; Đề
án Ủy ban Kiểm tra và nhân sự Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Đề án Đoàn đại biểu
dự Đại hội Đoàn cấp trên và hồ sơ nhân sự kèm theo.
- Chuẩn bị nhân sự
tham gia Ban Chấp hành, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư; Ủy viên Ủy ban
Kiểm tra và Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
- Phân bổ đại biểu
cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên
tắc, thủ tục quy định.
- Tiếp nhận hồ sơ ứng
cử, đề cử vào Ban Chấp hành, Bí thư (đối với những đơn vị bầu Bí thư trực
tiếp tại Đại hội) của đoàn viên không là đại biểu Đại hội.
- Chuẩn bị nhân sự
đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.
4. Chuẩn bị và cung
cấp báo cáo, tài liệu liên quan về tình hình đại biểu đại hội cho Đoàn Chủ
tịch và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.
5. Xây dựng nội
dung, chương trình Đại hội và chuẩn bị đầy đủ tài liệu, các điều kiện về cơ
sở vật chất, kinh phí…phục vụ Đại hội.
6. Báo cáo cấp ủy,
Đoàn cấp trên trực tiếp về công tác Đại hội.
VII. XÂY DỰNG VÀ THẢO
LUẬN DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN
1. Xây dựng dự thảo
các văn kiện
Văn kiện Đại hội Đoàn
các cấp phải ngắn gọn, súc tích, quán triệt quan điểm chỉ đạo, định hướng
chung của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy đảng,
gồm:
- Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Đoàn đương nhiệm trình tại Đại hội (Báo cáo đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm kỳ cũ, phương hướng nhiệm kỳ mới);
- Báo cáo kiểm điểm của
Ban Chấp hành Đoàn đương nhiệm;
- Nghị quyết Đại hội.
1.1. Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Đoàn đương nhiệm trình tại Đại hội
- Báo cáo phải ngắn gọn,
có tính khái quát, đánh giá khách quan, toàn diện việc triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đoàn cấp
trên và Nghị quyết Đại hội của cấp mình trên các mặt công tác; kết quả thực
hiện các chỉ tiêu nhiệm kỳ; đánh giá đúng thực trạng thanh niên, nhận định
được sự chuyển biến trong các mặt công tác của Đoàn, chỉ ra những mô hình
mới, cách làm hay để nghiên cứu nhân rộng; phân tích những hạn chế, nguyên
nhân, đặc biệt là những hạn chế, nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm
trong nhiệm kỳ qua. Tập trung đánh giá sâu kết quả đổi mới nội dung, phương
thức giáo dục; việc thực hiện 03 phong trào hành động cách mạng, 03 chương
trình đồng hành với thanh niên; việc thực hiện một số chủ trương mới trong
công tác xây dựng Đoàn và các chương trình, đề án do Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ XI và Đại hội Đoàn các cấp quyết định.
- Mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp nhiệm kỳ mới phải đảm bảo quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, định hướng
của Đoàn cấp trên và của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; được xây dựng trên cơ
sở phân tích và dự báo toàn diện đặc điểm tình hình của địa phương, đơn
vị, đồng thời bám sát nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên, thanh thiếu nhi; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng của
đoàn viên, thanh niên xây dựng, phát triển đất nước. Xác định rõ nội dung và
biện pháp chính để thực hiện các mặt công tác chủ yếu của Đoàn. Làm rõ các giải
pháp triển khai công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn
hóa cho thanh thiếu nhi, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh và đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn; các giải pháp trong chủ động,
tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phòng, chống
thiên tai, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường công tác đối ngoại,
hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, vai trò tiên phong
trong khởi nghiệp, lập nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; chăm lo đời sống
tinh thần, phát triển các thiết chế văn hoá cho thanh thiếu nhi. Các giải pháp
tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn, nâng
cao chất lượng đoàn viên, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên và
tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, tạo nguồn cán bộ trẻ có chất lượng
cho Đảng và hệ thống chính trị; các giải pháp chăm sóc, giáo dục thiếu niên,
nhi đồng và phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh…
1.2. Báo cáo kiểm điểm
của Ban Chấp hành
Trên tinh thần tự
phê bình, phê bình nghiêm túc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, trách
nhiệm tập thể của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ủy viên Ban Chấp hành;
chỉ ra mặt được và hạn chế, yếu kém, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để
xây dựng và phân công nhiệm vụ Ban Chấp hành khóa mới hoạt động hiệu quả,
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.3. Dự thảo Nghị quyết
Đại hội
Nội dung nghị quyết
cần ngắn gọn, súc tích, đảm bảo được tinh thần chỉ đạo của cấp ủy đảng cùng cấp,
của Đoàn cấp trên trực tiếp và của Đại hội. Nghị quyết cần xác định các nội
dung được thông qua tại Đại hội, gồm: Báo cáo chính trị; Báo cáo kiểm điểm của
Ban Chấp hành; tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ XII và dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên; ý kiến sửa đổi Điều
lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nếu có); kết quả bầu Ban Chấp hành khoá mới và đại
biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
* Lưu ý: Trong quá trình xây
dựng Văn kiện, Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội cần xác định các chuyên đề
về những nội dung trọng tâm, các vấn đề mới cần đặt ra đối với công tác đoàn
và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phương, đơn vị mình để thảo luận rộng
rãi, yêu cầu cơ sở chuẩn bị tham luận tại Đại hội. Để đảm bảo báo cáo chính
trị ngắn gọn, súc tích, tổ chức Đoàn các cấp cần chuẩn bị tốt các tài liệu,
phụ lục tham khảo (phụ lục số liệu, báo cáo chuyên đề, kết quả điều tra
xã hội học...) giúp đại biểu đại hội có đủ cơ sở, tiêu chí đánh giá, góp
ý.
2. Thảo luận, góp ý
các văn kiện Đại hội
- Quá trình xây
dựng dự thảo văn kiện đại hội đoàn các cấp cần nghiêm túc tiếp thu các ý kiến
chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp; nghiêm túc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cấp ủy,
tổ chức đoàn cấp dưới, của cán bộ lão thành, các đồng chí nguyên là cán bộ
đoàn các thời kỳ, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, chuyên gia và cán bộ Đoàn,
đoàn viên, thanh niên.
- Việc thảo luận,
đóng góp ý kiến cho dự thảo văn kiện của Đại hội cấp mình và dự thảo văn
kiện của Đại hội cấp trên tổ chức trước Đại hội và trong Đại hội. Hình thức
thảo luận, đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội có thể thực hiện dưới nhiều
hình thức, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin: Tổ chức hội nghị, diễn
đàn thảo luận để lấy ý kiến tập trung; tổ chức các diễn đàn trực tuyến; gửi
văn kiện xin ý kiến đóng góp của cán bộ, đoàn viên, thanh niên... Tổ chức góp
ý trong các đối tượng thanh niên: trường học, công chức, viên chức, nông thôn,
đô thị, công nhân, lực lượng vũ trang… Tổ chức diễn đàn lấy ý kiến góp ý từ
cựu cán bộ Đoàn, Hội, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về thanh niên,
các nhà giáo dục…
- Phát huy dân chủ
trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và đại biểu Đại hội; thảo luận thẳng thắn,
nghiêm túc, đi vào những vấn đề trọng tâm, trình bày ngắn gọn (tránh tham
luận dài dòng, chung chung, liệt kê thành tích). Qua thảo luận, các cấp bộ
đoàn cụ thể hóa vào văn kiện và nghị quyết Đại hội của cấp mình.
VIII. CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU
ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1. Số lượng đại biểu
Số lượng đại biểu dự
đại hội Đoàn các cấp thực hiện theo quy định cụ thể như sau:
1.1. Chi Đoàn cơ sở: Tổ chức Đại hội đoàn
viên.
1.2. Đoàn cơ sở có
dưới 120 đoàn viên: Tổ
chức Đại hội đoàn viên (đối với các đơn vị đoàn viên không tập trung, công
tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau; các đơn vị có điều kiện khó khăn về
cơ sở vật chất có thể tổ chức đại hội đại biểu. Tuy nhiên, phải được sự đồng
ý của Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp và số lượng đại biểu triệu tập
phải trên 50% tổng số đoàn viên).
1.3. Đoàn cơ sở có từ
120 đoàn viên trở lên: Tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập ít
nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.
1.4. Cấp huyện và
tương đương: Tổ
chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập từ 120 đến 200 đại biểu.
Số lượng đại biểu cụ
thể do Ban Chấp hành cấp triệu tập quyết định trên cơ sở ý kiến của cấp ủy và
Đoàn cấp trên trực tiếp.
1.5. Cấp tỉnh: Tổ chức Đại hội đại
biểu, số lượng đại biểu từ 200 đến 300 đại biểu. Riêng các đơn vị: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đoàn Bộ Công an và Đại hội đại biểu
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Quân đội từ 300 đến 450 đại biểu.
* Lưu ý: Đối
với các đơn vị tổ chức Hội nghị đại biểu, số lượng đại biểu không được nhiều
hơn số lượng đại biểu dự đại hội của nhiệm kỳ hiện tại.
2. Thành phần đại biểu
2.1. Đại biểu đương nhiên:
Ủy
viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội (không trong thời gian bị kỷ luật từ
hình thức cảnh cáo trở lên, kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).
2.2. Đại biểu do Đại hội cấp
dưới bầu lên theo phân bổ của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội.
2.3. Đại biểu chỉ định:
Chỉ
chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu.
Không chỉ định những người đã được bầu cử ở cấp dưới nhưng không trúng cử
đại biểu chính thức hoặc dự khuyết làm đại biểu Đại hội. Số lượng đại biểu chỉ
định không quá 5% số lượng đại biểu Đại hội. Đại biểu chỉ định là thành viên
của các đoàn đại biểu nơi đại biểu đó công tác hoặc do cấp triệu tập đại hội
xem xét, quyết định.
2.4. Đại biểu dự
khuyết: Khi
đại biểu chính thức không tham dự Đại hội, báo cáo và được Ban Thường vụ cấp
triệu tập Đại hội đồng ý (trừ Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội)
thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế.
* Lưu ý: Những cán bộ, đoàn
viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu thôi công tác Đoàn, hoặc chuyển sang
công tác, sinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc Ban Chấp hành
cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu. Việc cho
rút tên và bổ sung đại biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành hoặc Ban
Thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định.
3. Cách phân bổ đại
biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên
- Khi phân bổ đại biểu
dự Đại hội Đoàn cấp trên cho Đoàn cấp dưới: Chú ý tính cơ cấu (đại biểu nữ,
đại biểu dân tộc, đại biểu tiêu biểu, đại biểu có độ tuổi mới kết nạp Đoàn).
- Căn cứ số lượng đại
biểu Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số đại biểu để đơn
vị đoàn cấp dưới bầu theo một trong hai cách sau:
Cách 1:
- Lấy tổng số đoàn
viên hiện có (của Đoàn cấp triệu tập Đại hội) chia cho số lượng đại
biểu Đại hội phân bổ cho Đoàn cấp dưới, được tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một
đại biểu.
- Căn cứ tỷ lệ số lượng
đoàn viên trên một đại biểu, số lượng đoàn viên hiện có của đơn vị đoàn cấp
dưới để phân bổ số lượng đại biểu cụ thể cho đơn vị đó.
- Ví dụ: Tỉnh đoàn A
có 50.000 đoàn viên, gồm 5 đơn vị cấp huyện trực thuộc: huyện C (15.000 đoàn
viên); huyện D (7.000 đoàn viên); huyện G (11.000 đoàn viên); thị xã H
(13.000 đoàn viên) và Trường Cao đẳng X (4.000 đoàn viên).
Đề án Đại hội đại biểu
Tỉnh đoàn A xác định triệu tập 250 đại biểu. Ban Chấp hành Tỉnh đoàn đương nhiệm
có 45 người. Như vậy, cách phân bổ đại biểu như sau:
+ Trước hết xác
định số lượng đại biểu đương nhiên: 45 đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành đương
nhiệm và số đại biểu chỉ định (không quá 5% tổng số đại biểu triệu tập), chẳng
hạn chỉ định 12 đại biểu.
+ Như vậy, số đại biểu
phân bổ cho các đơn vị cấp huyện sẽ là: Tổng số đại biểu triệu tập - (số đại
biểu đương nhiên) - (số đại biểu chỉ định), tức là:
250 - 45 - 12 = 193
+ Xác định tỷ lệ
đoàn viên/1 đại biểu: Tổng số đoàn viên / số đại biểu Đại hội phân bổ cho Đoàn
cấp dưới, tức là:
50.000 : 193 = 259,06
(mỗi đại biểu đại diện cho khoảng 259 đoàn viên)
+ Phân bổ đại biểu
cho các đơn vị trực thuộc bằng cách lấy số đoàn viên của đơn vị đó chia cho
số đoàn viên đại diện cho 1 đại biểu:
Đại biểu phân bổ cho
huyện C sẽ là: 15.000 : 259 = 57,91 đại biểu (làm tròn 58 đại biểu).
Đại biểu phân bổ cho
huyện D sẽ là: 7.000 : 259 = 27,02 đại biểu (làm tròn 27 đại biểu).
Đại biểu phân bổ cho
huyện G sẽ là: 11.000 : 259 = 42,47 đại biểu (làm tròn 43 đại biểu).
Đại biểu phân bổ cho
thị xã H sẽ là: 13.000 : 259 =50,19 đại biểu (làm tròn 50 đại biểu).
Đại biểu phân bổ cho
Trường Cao đẳng X sẽ là: 4.000: 259 = 15,44 đại biểu (làm tròn 15 đại biểu).
Cách 2:
- Ban Chấp hành cấp
triệu tập Đại hội căn cứ số lượng đoàn viên và tính đặc thù của các đơn vị
Đoàn cấp dưới, dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu của từng đơn vị.
- Sau khi có mặt bằng
số lượng đại biểu của các đơn vị trực thuộc, thì phân bổ số đại biểu còn lại
cho các đơn vị theo tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu (như cách
1).
- Ví dụ với trường
hợp Tỉnh đoàn A như trên, cách phân bổ này sẽ như sau:
Với 193 đại biểu phân
bổ cho cấp huyện, Ban Chấp hành cấp triệu tập dự kiến mỗi đơn vị ít nhất có
10 đại biểu. Như vậy, số đại biểu phân bổ trước mắt cho các đơn vị cấp huyện
sẽ là: 10 x 5 = 50 đại biểu. Số đại biểu còn lại chưa phân bổ: 193 - 50 = 143.
Số đại biểu này sẽ được chia như cách thứ nhất.
Cách này nên áp dụng
khi các đơn vị trực thuộc chênh lệch đoàn số quá lớn, dẫn đến khả năng có
những đơn vị số đại biểu được phân bổ theo cách thứ nhất quá ít thậm chí
không có (vì đoàn số nhỏ hơn tỷ lệ 1 đại biểu/đoàn viên). Trong trường
hợp cụ thể này, nếu có đơn vị trực thuộc có số đoàn viên nhỏ hơn 259 thì
sẽ không có đại biểu dự đại hội nếu chia theo cách thứ nhất, nhưng sẽ có 10
đại biểu nếu chia theo cách thứ hai.
IX. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
NHÂN SỰ
1. Tiêu chuẩn Ủy
viên Ban Chấp hành các cấp
1.1. Ủy viên Ban Chấp
hành các cấp phải đảm bảo theo quy định
- Nhân sự tham gia
Ban Chấp hành đoàn các cấp đảm bảo tiêu chuẩn chung theo Quy chế Cán bộ Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh ban hành kèm theo quyết định số 289 QĐ-TW ngày 08/02/2010 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Đối với nhân sự
tham gia Ban Chấp hành Đoàn các cấp là cán bộ, công chức, viên chức ngoài đảm bảo
các tiêu chuẩn chung thì phải đảm bảo các quy định hiện hành về công tác cán
bộ của Đảng, Nhà nước và các quy định khác về tiêu chuẩn chức danh theo quy
định của địa phương, đơn vị.
- Đối với cán bộ
đoàn trong Quân đội, Công an, Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với Tổng
cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Công tác Đảng và Công tác Chính
trị, Bộ Công an hướng dẫn về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành và theo các
quy định về tiêu chuẩn công tác cán bộ của ngành.
1.2. Nhân sự tham gia
Ban Chấp hành đoàn các cấp đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau
- Nhân sự Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đoàn các cấp phải được cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên
trực tiếp phê duyệt (trong trường hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của
lãnh đạo đơn vị). Đối với nhân sự trong Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí
thư, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cơ bản phải nằm trong quy hoạch.
- Có bản lĩnh chính
trị, đạo đức, lối sống, có năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác,
có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban Chấp hành phân công; am hiểu và gắn
bó với thanh thiếu nhi, có khả năng đối thoại và định hướng cho thanh thiếu
nhi.
- Có khả năng cụ thể
hóa nghị quyết của Đảng, nghị quyết Đại hội cấp trên và cấp mình, gắn với
thực tiễn công tác đoàn và tình hình thanh thiếu nhi ở địa phương, đơn
vị.
- Nhiệt tình, năng động,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.
- Có kiến thức tổng
hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng vận động
thanh thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa phương, đơn vị.
- Có uy tín và khả
năng quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương, đơn vị
và xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.
- Trưởng thành từ
phong trào Đoàn, Hội, Đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc
đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận.
- Có thời gian tham
gia các kỳ họp Ban Chấp hành, khả năng đóng góp ý kiến và tham gia có hiệu
quả các hoạt động của Ban Chấp hành.
Trên cơ sở các tiêu
chuẩn chung, các cấp bộ đoàn cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
của địa phương, cơ quan, đơn vị mình, chú ý các yêu cầu về độ tuổi, năng
lực thực tiễn.
2. Cơ cấu trong Ban
Chấp hành Đoàn các cấp
2.1. Xây dựng cơ cấu
cần chú ý một số vấn đề sau
- Trên cơ sở bảo đảm
tiêu chuẩn, Ban Chấp hành Đoàn các cấp cần có cơ cấu hợp lý để chỉ đạo nhiệm
vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp
tiêu chuẩn làm ảnh hưởng chất lượng của Ban Chấp hành.
- Kết hợp việc chuẩn
bị nhân sự được tái cử và nhân sự mới; nhân sự là cán bộ chủ chốt, chuyên
trách và kiêm nhiệm; nhân sự là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu thuộc các đối tượng,
lĩnh vực (công nhân, nông dân, cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên,
công an, quân đội, nhà khoa học trẻ, trí thức trẻ, doanh nhân trẻ, vận động
viên trẻ, văn nghệ sỹ trẻ tiêu biểu…).
- Cơ cấu hợp lý giữa
các độ tuổi: Cần xây dựng cơ cấu các độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa trong Ban
Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực.
2.2. Cơ cấu trong Ban
Chấp hành bảo đảm
- Tỷ lệ nữ trong
Ban Chấp hành đoàn cấp tỉnh ít nhất 25%, trong Ban Thường vụ ít nhất 15%; đối
với đoàn trực thuộc Trung ương, tỷ lệ nữ không thấp hơn nhiệm kỳ trước.
Tỷ lệ nữ trong Ban Thường vụ Đoàn từ cấp huyện trở xuống ít nhất 15%; phấn
đấu trong thường trực các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc, Đoàn cấp huyện
và tương đương có cán bộ nữ.
+ Tỷ lệ Ủy viên Ban
Chấp hành là người dân tộc thiểu số: Bằng và phấn đấu cao hơn nhiệm kỳ cũ (đối
với các địa phương có đông thanh niên dân tộc thiểu số).
+ Các tỉnh, thành
đoàn, đoàn trực thuộc căn cứ tình hình thực tế hướng dẫn cụ thể tỷ lệ
nữ, dân tộc… đối với cấp huyện và chỉ đạo cấp huyện hướng dẫn đối với cấp
cơ sở theo nguyên tắc bằng và phấn đấu cao hơn nhiệm kỳ cũ.
3. Về độ tuổi bình
quân của Ban Chấp hành
- Độ tuổi bình quân
Ban Chấp hành là độ tuổi tính trung bình cộng của tuổi các đồng chí Ủy viên
Ban Chấp hành khóa mới.
- Việc xác định độ
tuổi tham gia cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn và các chức danh được tính
theo năm, lấy thời điểm tính là năm 2022.
- Ban Chấp hành Đoàn
các cấp chủ động báo cáo cấp ủy, rà soát, bổ sung nguồn nhân sự quy hoạch cho
nhiệm kỳ mới, đảm bảo độ tuổi bình quân Ban Chấp hành theo quy định sau
đây:
+ Cấp cơ sở: Bình
quân không quá 29 tuổi.
+ Cấp huyện và
tương đương: Bình quân không quá 30 tuổi.
+ Cấp tỉnh: Bình
quân không quá 32 tuổi.
* Lưu ý: Đối với cơ sở Đoàn
vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các cơ quan, doanh nghiệp
độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành có thể cao hơn 01 đến 02 tuổi; cán bộ
đoàn trong Quân đội thực hiện theo quy định của ngành.
4. Số lượng Ủy viên
Ban Chấp hành:
Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành các cấp đảm bảo theo quy định sau đây:
4.1. Chi đoàn và chi
đoàn cơ sở
- Có dưới 09 đoàn
viên: Đại hội bầu Bí thư; nếu cần thiết thì có thể bầu thêm 01 Phó Bí thư.
- Có từ 09 đoàn viên
trở lên: Ban Chấp hành có từ 03 đến 05 Ủy viên, trong đó có Bí thư và 01
Phó Bí thư.
4.2. Đoàn cơ sở: Ban Chấp hành có từ
05 đến 15 Ủy viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 09 Ủy viên thì có Bí thư và
01 Phó Bí thư; có từ 09 Ủy viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư,
Phó Bí thư và các Ủy viên Thường vụ. Đối với các xã, phường, thị trấn có
thể có thêm 01 Phó Bí thư kiêm nhiệm.
4.3. Đoàn cấp huyện: Ban Chấp hành Đoàn cấp
huyện có từ 15 đến 29 Ủy viên; Ban Thường vụ có từ 05 đến 09 Ủy viên; trường
hợp đặc biệt do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn. Trong Ban Thường
vụ có Bí thư và các Phó Bí thư. Đối với đoàn tương đương cấp huyện có từ
01 đến 02 Phó Bí thư; đối với đoàn các quận, huyện, thị, thành đoàn có thể
có thêm 01 Phó Bí thư kiêm nhiệm.
4.4. Đoàn cấp tỉnh: Ban Chấp hành Đoàn cấp
tỉnh có từ 21 đến 41 Ủy viên; Ban Thường vụ có từ 07 đến 13 Ủy viên và tối
đa 03 Phó Bí thư.
- Đoàn khối các Cơ
quan Trung ương, Đoàn khối các Doanh nghiệp Trung ương, Đoàn Thanh niên Bộ Công
an Ban Chấp hành có từ 21 đến 45 Ủy viên; Ban Thường vụ có từ 07 đến 15 Ủy
viên và tối đa 03 Phó Bí thư.
- Tỉnh đoàn Thanh
Hoá, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu tối đa 53 Ủy viên Ban Chấp hành, 17 Ủy
viên Ban Thường vụ và tối đa 04 Phó Bí thư.
- Thành đoàn Hà Nội,
Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu tối đa 59 Ủy viên Ban Chấp
hành, 19 Ủy viên Ban Thường vụ và tối đa 04 Phó Bí thư.
5. Về việc giới
thiệu bầu thêm Phó Bí thư kiêm nhiệm
Việc bầu bổ sung chức
danh Phó Bí thư kiêm nhiệm áp dụng cho một số đoàn cơ sở (xã, phường, thị
trấn) và đoàn cấp huyện (quận, huyện, thị, thành đoàn). Tại các địa bàn, đơn
vị có số lượng đoàn viên lớn, phân tán hoặc trong công tác lãnh đạo của
đoàn có nhiều khó khăn, cần phát huy các cơ cấu của các tổ chức, cơ quan để
thúc đẩy công tác đoàn phù hợp với đặc điểm địa phương, Ban Chấp hành báo cáo
cấp ủy và đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định về việc áp dụng bầu
Phó Bí thư kiêm nhiệm và trao đổi ý kiến với cấp ủy, cơ quan, tổ chức quản
lý, sử dụng cán bộ.
6. Phương pháp, quy
trình chuẩn bị nhân sự
6.1. Lấy phiếu thăm
dò
Ban Thường vụ Đoàn cấp
triệu tập Đại hội lấy phiếu về nguyện vọng tái cử đối với các đồng chí Ủy
viên Ban Chấp hành đương nhiệm. Trong trường hợp đồng chí Ủy viên Ban Chấp
hành đương nhiệm không có nguyện vọng tham gia Ban Chấp hành khoá mới thì đề
xuất, giới thiệu 01 nhân sự khác đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn tham gia
Ban Chấp hành khóa mới để Ban Thường vụ xem xét, rà soát.
6.2. Xây dựng Đề án
nhân sự
- Đoàn cấp tỉnh xem
xét, quyết định thành lập tiểu ban nhân sự phù hợp với đặc điểm, tình hình
và yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; tiểu ban nhân sự do đồng chí Bí thư Đoàn cấp
tỉnh làm trưởng tiểu ban.
- Đối với Đoàn cấp huyện
và cấp cơ sở: Tuỳ đặc điểm, tình hình cụ thể, Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh
chỉ đạo thành lập hoặc không thành lập tiểu ban nhân sự.
- Ban Chấp hành cấp
triệu tập Đại hội đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua,
từ đó rút ra những kinh nghiệm và đề ra biện pháp khắc phục trong thời gian
tới. Trên cơ sở đó, xây dựng Đề án Ban Chấp hành khoá mới đảm bảo các cơ cấu,
độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, giữa cán bộ tái cử và bầu
mới.
6.3. Về thực hiện quy
trình nhân sự và số dư
Ban Chấp hành cấp triệu
tập có nhiệm vụ thực hiện quy trình chuẩn bị nhân sự để giới thiệu bầu cử
như sau:
(1) Ban Thường vụ hoặc
Ban Chấp hành xin ý kiến của cấp ủy cùng cấp về chủ trương về Đề án nhân sự và
quy trình thực hiện giới thiệu nhân sự.
(2) Hướng dẫn, phân
bổ nhân sự để Đoàn cấp dưới thảo luận và giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp
hành khóa mới cấp mình. Văn bản giới thiệu của Đoàn cấp dưới phải có ý kiến
của cấp ủy Đảng cùng cấp.
(3) Tổng hợp danh
sách nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành khóa mới (kể cả nhân sự
do cấp triệu tập Đại hội dự kiến, nhân sự ứng cử và nhân sự do Đoàn
cấp dưới giới thiệu) và rà soát nhân sự đủ điều kiện tham gia Ban Chấp
hành khóa mới; lập hồ sơ và tiến hành xác minh đối với những trường hợp cần
thiết.
(4) Trên cơ sở ý kiến
chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, Ban Chấp hành Đoàn thực hiện quy trình giới thiệu
nhân sự tham gia Ban Chấp hành khóa mới theo Phụ lục 1 của Hướng dẫn
này. Danh sách bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phải có số lượng nhiều hơn
so với số lượng cần bầu có số dư từ 10% - 15%.
(5) Báo cáo cấp ủy
cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp phê duyệt Đề án nhân sự và hoàn thiện
danh sách dự kiến bầu vào Ban Chấp hành khoá mới để Đoàn Chủ tịch Đại hội
giới thiệu hoặc cung cấp khi Đại hội yêu cầu.
X. QUY TRÌNH BẦU CỬ
1.
Quy trình bầu Ban Chấp hành khoá mới
(1) Đoàn Chủ tịch Đại
hội trình bày Đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới. Đại hội thảo luận Đề án
(có thể thảo luận theo tổ hoặc theo đoàn đại biểu về yêu cầu, tiêu chuẩn, số
lượng, cơ cấu Ban Chấp hành) và biểu quyết thông qua Đề án Ban Chấp hành
nhiệm kỳ mới.
(2) Đại hội tiến hành
ứng cử, đề cử nhân sự bầu vào Ban Chấp hành Đoàn khoá mới (có thể ứng
cử, đề cử tại tổ thảo luận). Danh sách nhân sự giới thiệu bầu vào Ban
Chấp hành khóa mới số dư tối đa do đại hội quyết định nhưng không quá 30% số
lượng cần bầu.
- Danh sách ứng cử
viên do Ban Chấp hành Đoàn đương nhiệm chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức
với đại hội.
- Đại hội thảo luận
và biểu quyết lập danh sách bầu cử.
* Lưu ý:
- Đối với trường hợp
đoàn viên không phải là đại biểu đại hội, tự ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn từ
cấp huyện và tương đương trở lên phải gửi hồ sơ tự ứng cử đến Ban Chấp hành cấp
triệu tập Đại hội chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc Đại hội. Hồ sơ ứng cử
gồm có: Đơn xin ứng cử; sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
và nhận xét của Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở nơi đoàn viên đang sinh hoạt; giấy
chứng nhận sức khỏe.
- Đối với trường hợp
đề cử nhân sự không phải là đại biểu Đại hội, người đề cử phải gửi hồ sơ nhân
sự được đề cử cho Đoàn Chủ tịch để Đoàn Chủ tịch báo cáo trước Đại hội. Hồ
sơ đề cử gồm có: Văn bản đề cử; sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền của nhân sự được đề cử; nhận xét của Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở
nơi nhân sự được đề cử đang sinh hoạt; giấy chứng nhận sức khỏe của nhân sự
được đề cử và ý kiến đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.
- Trường hợp tổng số ứng
cử viên trong danh sách (gồm nhân sự do Ban chấp hành Đoàn đương nhiệm đề
cử; do đại biểu đại hội đề cử và đại biểu tự ứng cử) nhiều hơn 30% so
với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ tịch giải quyết theo trình tự sau:
+ Trao đổi để nắm
nguyện vọng của các đại biểu được đề cử, ứng cử tại đại hội. Nếu các đại biểu
được đề cử, ứng cử tại đại hội xin rút tên và tổng số ứng cử viên trong danh
sách không vượt quá số dư 30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ tịch xin ý
kiến Đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.
+ Sau khi trao đổi
với các đại biểu được đề cử, ứng cử tại đại hội nhưng tổng số đại biểu nêu
trong danh sách bầu cử vẫn nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì Đoàn Chủ
tịch xin ý kiến Đại hội đối với những người được đề cử và ứng cử tại đại hội
(không lấy ý kiến đối với các nhân sự do Ban Chấp hành đương nhiệm giới
thiệu).
Trường hợp cần thiết,
Đoàn Chủ tịch lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được đề cử, ứng cử tại
đại hội và căn cứ kết quả tín nhiệm, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến
thấp để lập danh sách bầu cử đảm bảo có số dư tối đa không quá 30% so với số
lượng cần bầu. Trường hợp cuối danh sách lấy phiếu tín nhiệm có nhiều người
có số phiếu bằng nhau mà số dư nhiều hơn 30% thì lấy phiếu tín nhiệm đối với
những người có số phiếu bằng nhau, lựa chọn theo số phiếu tín nhiệm từ cao
xuống thấp để lập danh sách bầu cử đảm bảo có số dư tối đa không quá 30% so
với số lượng cần bầu.
(3) Đoàn Chủ tịch lập
danh sách bầu cử, lấy ý kiến biểu quyết của Đại hội thông qua danh sách bầu cử;
chuẩn bị phiếu bầu theo các mẫu phiếu bầu trong Đại hội Đoàn các cấp kèm
theo Hướng dẫn này (Phiếu có đóng dấu của cấp triệu tập đại hội ở
góc trái phía trên).
(4) Bầu Ban Kiểm phiếu.
Ban Kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, nguyên tắc bầu cử, điều kiện trúng cử;
hướng dẫn cách bỏ phiếu; kiểm tra, niêm phong thùng phiếu; phát phiếu trực
tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu).
(5) Đại hội tiến hành
bầu cử; Ban Kiểm phiếu kiểm tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về báo cáo Đại
hội.
(6) Ban Kiểm phiếu tiến
hành kiểm phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo Đoàn Chủ tịch; công bố kết
quả bầu cử. Khuyến khích Đại hội Đoàn cấp tỉnh sử dụng phần mềm kiểm phiếu.
(7) Đại hội biểu quyết
thông qua kết quả bầu cử.
2.
Bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội
2.1. Tỷ lệ đơn vị bầu
bí thư tại đại hội
- Đối với Đại hội
Đoàn cấp tỉnh: Trung
ương Đoàn lựa chọn, chỉ đạo ít nhất 15% tổng số đoàn cấp tỉnh bầu trực tiếp Bí
thư tại Đại hội sau khi có sự thống nhất của cấp ủy cùng cấp.
- Đối với Đại hội
Đoàn cấp huyện và tương đương: Ban Thường vụ tỉnh đoàn lựa chọn, chỉ đạo
ít nhất 20% tổng số đoàn cấp huyện và tương đương bầu trực tiếp Bí thư tại Đại
hội sau khi có sự thống nhất của cấp ủy cùng cấp.
- Đại hội Đoàn cấp cơ
sở: Bầu
trực tiếp Bí thư tại Đại hội phấn đấu tỷ lệ trên 60% đoàn cấp cơ sở, trong
đó: Phấn đấu trên 90% đoàn cấp cơ sở thuộc khối trường học; doanh nghiệp;
công chức, viên chức; lực lượng vũ trang và ít nhất 05% khối địa bàn dân cư.
2.2. Phương pháp thực
hiện bầu bí thư tại đại hội
- Ban Thường vụ Đoàn
cấp trên trực tiếp lựa chọn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện Đại hội
trực tiếp bầu Bí thư trên cơ sở thống nhất với cấp ủy cấp đó. Các đơn vị
được chọn chỉ đạo thực hiện Đại hội trực tiếp bầu Bí thư nên là những đơn
vị có phong trào tốt, đoàn kết, thống nhất, nguồn nhân sự đảm bảo các tiêu
chuẩn theo quy định.
- Nếu Đại hội bầu chức
danh Bí thư lần thứ nhất không có đồng chí nào trúng cử thì Đại hội tiến hành
bầu lần thứ hai (đối với các trường hợp trong danh sách bầu lần thứ nhất).
Nếu bầu lần thứ hai vẫn không có đồng chí nào trúng cử thì không tiến hành bầu
tiếp nữa. Chức danh Bí thư giao lại cho Ban Chấp hành khóa mới bầu theo quy
định. Ban Chấp hành khóa mới không đưa vào danh sách bầu Bí thư đối với đồng
chí không bầu trúng chức danh Bí thư tại đại hội.
2.3. Cách thức tiến
hành bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội
Cách 1: Bầu Ban Chấp hành
trước, sau đó bầu Bí thư trong số Ủy viên Ban Chấp hành
(1) Sau khi Đại hội bầu
và công bố kết quả bầu cử Ban Chấp hành khóa mới, Đoàn Chủ tịch Đại hội
thông báo ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp (trong
trường hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của lãnh đạo đơn vị) về việc Đại
hội bầu trực tiếp Bí thư và tiêu chuẩn, yêu cầu, nhân sự dự kiến Bí thư
khóa mới được giới thiệu để Đại hội thảo luận trước khi tiến hành ứng cử, đề
cử.
(2) Đại hội tiến hành
thảo luận, ứng cử, đề cử nhân sự bầu chức danh Bí thư khóa mới trong số các
đồng chí vừa trúng cử vào Ban Chấp hành khoá mới (có thể thảo luận, ứng
cử, đề cử tại các tổ hoặc đoàn đại biểu).
(3) Đoàn Chủ tịch Đại
hội tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới, quyết định
cho rút hoặc không cho rút đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách
bầu cử. Lập danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới báo cáo Đại hội
biểu quyết thông qua.
(4) Tiến hành công
tác bầu cử.
Cách 2: Đại hội bầu bí thư,
sau đó bầu số ủy viên ban chấp hành còn lại.
(1) Đại hội thông báo
ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp (trong trường
hợp chưa có cấp ủy thì có ý kiến của lãnh đạo đơn vị) về việc Đại hội bầu
trực tiếp Bí thư và tiêu chuẩn, yêu cầu, nhân sự dự kiến Bí thư khóa mới
được giới thiệu để Đại hội thảo luận trước khi tiến hành ứng cử, đề cử.
(2) Đại hội tiến hành
thảo luận, ứng cử, đề cử nhân sự bầu chức danh Bí thư khóa mới (có thể
thảo luận, ứng cử, đề cử tại các tổ hoặc đoàn đại biểu).
(3) Đoàn Chủ tịch Đại
hội tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới, quyết định
cho rút hoặc không cho rút đối với các trường hợp xin rút tên khỏi danh sách
bầu cử. Lập danh sách ứng cử, đề cử nhân sự Bí thư khóa mới báo cáo Đại hội
biểu quyết thông qua.
(4) Tiến hành công
tác bầu cử.
* Lưu ý: Danh sách bầu Bí thư
có thể có số dư hoặc không có số dư. Trường hợp danh sách ứng cử, đề cử có
từ 03 người trở lên, Đoàn Chủ tịch có thể xin ý kiến Đại hội lấy phiếu tín
nhiệm đối với nhân sự không do cấp ủy cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp
đã thống nhất giới thiệu và chỉ đưa những người được trên một phần hai số đại
biểu có mặt tín nhiệm vào danh sách bầu Bí thư khoá mới và số lượng tối đa
không quá 02 người.
3.
Bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên
- Trên cơ sở tiêu
chuẩn, số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu được Ban Chấp hành Đoàn cấp trên
phân bổ, Ban Chấp hành xây dựng Đề án Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp
trên (có dự kiến nhân sự cụ thể) trình Đại hội xem xét, quyết
định. Đại biểu được bầu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức
của Đại hội Đoàn cấp dưới; là những cán bộ, đoàn viên ưu tú, có uy tín với
đoàn viên, thanh niên, có khả năng đóng góp ý kiến vào những quyết định của
Đại hội.
- Bầu đại biểu dự đại
hội đại biểu đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Không lấy những người
không được quá nửa số phiếu bầu trong danh sách bầu đại biểu chính thức làm đại
biểu dự khuyết.
- Việc bầu đại biểu
dự Đại hội Đoàn cấp trên theo nguyên tắc: bầu đại biểu chính thức trước, bầu
đại biểu dự khuyết sau. Danh sách bầu đại biểu chính thức có thể có số dư hoặc
không. Trong trường hợp danh sách bầu đại biểu chính thức có số dư, sau khi kiểm
phiếu, ngoài những đại biểu trúng cử đại biểu chính thức, các đại biểu còn lại
trong danh sách bầu cử nếu có số phiếu đạt trên 50% tổng số phiếu bầu thì Đại
hội có thể xem xét biểu quyết chọn làm đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu
từ cao xuống thấp. Trường hợp đã lấy hết số đại biểu đủ điều kiện làm đại biểu
dự khuyết mà vẫn thiếu số lượng so với số lượng được phân bổ thì đại hội tiến
hành bầu bổ sung đại biểu dự khuyết cho đủ số lượng.
4.
Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất
4.1. Đối với những đơn
vị đã bầu được Bí thư khóa mới, đồng chí Bí thư khóa mới là người triệu tập
và chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành để bầu các Ủy viên Ban Thường
vụ còn lại; bầu các Phó Bí thư; Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
tra.
4.2. Đối với những đơn
vị chưa bầu được Bí thư khóa mới, thì đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư khoá
cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khoá mới và
chủ trì để bầu chủ tọa hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên và
cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành khóa
mới làm triệu tập viên để bầu Chủ tọa hội nghị. Hội nghị Ban Chấp hành bầu
Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra.
Ban Chấp hành có quyền
quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm
tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không
quá một phần ba (1/3) số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Số lượng Ủy viên Ủy
ban Kiểm tra không nhiều hơn số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.
* Lưu ý: Trường hợp nhân sự
được dự kiến giới thiệu để bầu chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Chủ nhiệm, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra không đúng với dự kiến nhân sự đã được cấp ủy
cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp thông qua thì chủ trì hội nghị kịp thời
báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và đoàn cấp trên trực tiếp; sau khi có
ý kiến chỉ đạo về phương án giới thiệu nhân sự mới sẽ tiếp tục hội nghị.
XI. CHUẨN Y KẾT QUẢ
BẦU CỬ
1. Sau Đại hội, Ban
Chấp hành khoá mới báo cáo Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp (Đoàn cấp tỉnh
báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn) các văn bản gồm: biên bản Đại hội; biên bản
bầu cử, biên bản kiểm phiếu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư,
Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; lý lịch 2C đối với chức danh chủ
chốt, danh sách trích ngang của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành và Tờ
trình đề nghị chuẩn y kết quả bầu cử.
2. Chậm nhất 15 ngày
sau ngày tổ chức Đại hội, Đoàn cấp dưới phải gửi hồ sơ đề nghị Đoàn cấp trên
chuẩn y kết quả bầu cử.
3. Chậm nhất sau 15
ngày khi nhận được đề nghị của Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới về chuẩn y kết quả
bầu cử, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp xét, quyết định công nhận Ban
Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra và các chức danh đã được bầu của
Đoàn cấp dưới theo quy định của Điều lệ Đoàn.
4. Đồng chí bí thư,
phó bí thư đoàn điều hành và ký các văn bản theo thẩm quyền ngay sau khi công
bố kết quả bầu cử Đại hội. Riêng kiện toàn bổ sung tại hội nghị thì chỉ khi
có quyết định chuẩn y của ban chấp hành đoàn cấp trên đồng chí bí thư, phó
bí thư mới được ký các văn bản theo thẩm quyền.
XII. DUYỆT CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1. Thẩm quyền duyệt
kế hoạch Đại hội Đoàn các cấp
Ban Thường vụ Đoàn cấp
trên trực tiếp có trách nhiệm và thẩm quyền duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn các đơn
vị trực thuộc. Ban Bí thư Trung ương Đoàn duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn cấp tỉnh.
2. Thành phần duyệt
Đại hội
2.1. Duyệt đại hội cấp
tỉnh
- Đại diện Ban Bí thư
Trung ương Đoàn, các ban chuyên môn, Văn phòng Trung ương Đoàn;
- Đại diện Thường
trực tỉnh ủy, các ban chuyên môn của cấp ủy cùng cấp đơn vị được duyệt;
- Tập thể ban thường
vụ đoàn cấp tỉnh được duyệt và các ban chuyên môn được phân công chủ trì các
công việc chuẩn bị tổ chức đại hội.
2.2. Duyệt đại hội cấp
huyện
- Đại diện Thường
trực đoàn cấp tỉnh, các ban chuyên môn có liên quan, Văn phòng.
- Đại diện Thường
trực cấp ủy, đại diện các ban chuyên môn của cùng cấp đơn vị được duyệt;
- Tập thể Ban Thường
vụ đoàn cấp huyện được duyệt và các cán bộ cơ quan chuyên trách.
2.3. Duyệt đại hội cấp
cơ sở
- Đại diện Thường
trực hoặc Ban Thường vụ đoàn cấp huyện.
- Đại diện Ban Thường
vụ cấp ủy cùng cấp đơn vị được duyệt;
- Tập thể Ban Thường
vụ đoàn cơ sở (tập thể Ban Chấp hành đối với Chi đoàn cơ sở).
3. Thời gian gửi hồ
sơ và thời gian duyệt Đại hội
- Thời gian duyệt Đại
hội: chậm nhất 01 tháng trước khi tổ chức Đại hội.
- Thời gian gửi hồ sơ
duyệt Đại hội Đoàn lên Đoàn cấp trên: Chậm nhất 15 ngày trước ngày duyệt Đại hội.
4. Hồ sơ duyệt kế hoạch
Đại hội Đoàn các cấp
- Đề án (hoặc kế
hoạch) tổ chức Đại hội.
- Dự thảo chương
trình Đại hội.
- Dự thảo Báo cáo tổng
kết công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua và mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ mới.
- Dự thảo Nghị quyết
đại hội.
- Báo cáo kiểm điểm hoạt
động của Ban Chấp hành khóa cũ.
- Đề án nhân sự Ban
Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (Đề
án phải kèm theo danh sách trích ngang lý lịch dự kiến nhân sự bầu Ban Chấp
hành, nhân sự giới thiệu bầu Ban Thường vụ, Bí thư và các Phó Bí thư phải
kèm lý lịch theo mẫu 2C; trích ngang lý lịch dự kiến nhân sự Đoàn đại biểu
đi dự Đại hội Đoàn cấp trên. Ngoài các hồ sơ trên, đối với Đoàn cấp huyện
và tương đương trở lên, phải trình hồ sơ nhân sự giới thiệu bầu vào Ủy ban Kiểm
tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra).
Hồ sơ duyệt kế hoạch
Đại hội phải xin ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp trước khi báo cáo lên Đoàn cấp
trên.
(Chú ý: Nên duyệt tại
địa phương, đơn vị, hạn chế yêu cầu cơ sở về Đoàn cấp trên báo cáo; Tuỳ tình
hình thực tế, Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định duyệt Đại hội theo hình
thức trực tiếp hoặc trực tuyến).
XIII. VỀ VIỆC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỔ CÁO
1. Các cấp bộ đoàn chủ
động nắm tình hình nội bộ; rà soát, giải quyết dứt điểm đơn thư, vụ việc tồn
đọng; kịp thời tham mưu cho cấp bộ đoàn giải quyết các vụ việc có dấu hiệu
vi phạm quy định của Đoàn, của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kết luận rõ
những vụ việc cấp bộ Đoàn, cán bộ, đoàn viên có hay không vi phạm kỷ luật
trước khi tiến hành đại hội, nhất là đối với cán bộ đoàn thuộc diện nhân sự
giới thiệu tham gia Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra và các chức danh lãnh đạo
của Đoàn ở các cấp. Trong trường hợp phát hiện cấp bộ đoàn cấp dưới có biểu
hiện mất đoàn kết nội bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc,
bè phái, cục bộ phải báo cáo cho ban thường vụ Đoàn cùng cấp có biện pháp
chấn chỉnh.
2. Các cấp bộ đoàn tổ
chức tập huấn cán bộ kiểm tra các cấp để nắm chắc các quy định về thẩm quyền,
nguyên tắc giải quyết tố cáo, khiếu nại và thi hành kỷ luật của Đoàn. Lưu ý một
số điểm cụ thể sau:
- Đối với đơn, thư
khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đại biểu đại hội hoặc hội nghị đại biểu của
Đoàn, thì chỉ nhận và xem xét, giải quyết đơn thư đó nếu được gửi đến trước
ngày khai mạc đại hội, hội nghị đại biểu ít nhất 10 ngày làm việc. Tuy nhiên,
với đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến trước đại hội dưới 10 ngày làm việc
thì Ủy ban Kiểm tra vẫn phải tổng hợp đầy đủ, báo cáo Ban Chấp hành Đoàn cùng
cấp, Ủy ban Kiểm tra cấp trên và chuyển hồ sơ cho Ban Chấp hành, Ban Thường
vụ và Ủy ban Kiểm tra khóa mới xem xét, giải quyết.
- Việc xem xét, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đại biểu đại hội hoặc hội
nghị đại biểu của Đoàn phải kết thúc trước ngày khai mạc đại hội, hội nghị đại
biểu ít nhất 10 ngày làm việc. Trường hợp tố cáo, khiếu nại đã nhận nhưng chưa
xem xét, giải quyết được hoặc đang giải quyết nhưng không thể kết thúc trước
thời hạn trên thì kịp thời báo cáo cấp ủy, Ban Thường vụ đoàn cùng cấp và
Ủy ban Kiểm tra đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định.
- Trường hợp đơn tố
cáo, khiếu nại có nội dung, tính chất phức tạp, có liên quan đến nhiều cấp
thì báo cáo cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra, cấp bộ đoàn cấp trên trực tiếp xem xét,
hướng dẫn giải quyết.
XIV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung ương Đoàn
- Các ban phong trào,
văn phòng thuộc Trung ương Đoàn phụ trách Cụm có trách nhiệm hỗ trợ các đơn
vị đoàn cấp tỉnh chuẩn bị nghiêm túc, chất lượng các nội dung Đại hội.
- Văn phòng Trung
ương Đoàn phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đoàn chuẩn bị điều kiện cơ sở
vật chất, tài liệu để duyệt đại hội cấp tỉnh; tư vấn các hình thức trực tuyến
khi đơn vị trực thuộc có nhu cầu.
- Ban Tổ chức Trung
ương Đoàn chủ trì, phối hợp với các ban, đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra
và hướng dẫn cụ thể việc chuẩn bị, tiến hành Đại hội Đoàn các cấp; tổng hợp,
báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
2. Các đoàn cấp tỉnh
và đoàn trực thuộc
- Ban Bí thư Trung ương
Đoàn yêu cầu các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc căn cứ Hướng dẫn này để
chủ động nghiên cứu báo cáo cấp ủy cùng cấp để, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt
Kế hoạch số 411-KH/TWĐTN-BTC của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn phù hợp với
tình hình của địa phương, cơ quan đơn vị; tuyệt đối không tổ chức qua loa,
hình thức.
- Trong trường hợp
địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội hoặc các
điều kiện bất khả kháng khác dẫn tới không thể tổ chức đại hội theo kế hoạch
được thì ban thường vụ đoàn cấp tỉnh báo cáo xin ý kiến chỉ đạo và thực hiện
theo hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
- Trong quá trình tổ
chức Đại hội, nếu có vướng mắc, tình huống cần xin ý kiến chỉ đạo thì Ban
Thường vụ, Thường trực các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc báo cáo xin ý
kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách cụm hoặc đồng chí
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đoàn.
- Hằng tháng, đoàn cấp
tỉnh và đoàn trực thuộc tổng hợp, báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn công tác
chuẩn bị, tiến hành Đại hội Đoàn của cấp mình và các đơn vị trực thuộc (qua
Ban Tổ chức Trung ương Đoàn, số 62, Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội; email:
btctrunguongdoan@doanthanhnien.vn).
Nơi nhận:
-
Đ/c Mai Văn Chính, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức
TW (để báo cáo);
- Đ/c Nguyễn Quang Dương, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức TW (để
báo cáo);
- Đ/c Trần Đức Thắng, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra TW (để
báo cáo);
- Đ/c Nguyễn Phước Lộc, Phó trưởng Ban Dân vận TW (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Vụ V, Ban Tổ chức TW;
- Vụ I, Ủy ban Kiểm tra TW;
- Vụ Đoàn thể Nhân dân, Ban Dân vận TW;
- Ban Thường vụ các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc TW;
- Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam;
- Các đ/c Bí thư TW Đoàn;
- Các đ/c Ủy viên BCH TW Đoàn;
- Các ban, đơn vị thuộc TW Đoàn;
- Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc;
- Lưu BTC, VP.
|
TM. BAN BÍ THƯ
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN
BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
Bùi Quang Huy
|
PHỤ LỤC 1
QUY TRÌNH GIỚI THIỆU NHÂN SỰ THAM GIA BAN CHẤP HÀNH VÀ CÁC CHỨC
DANH CHỦ CHỐT CỦA ĐOÀN NHIỆM KỲ 2022 - 2027
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 66-HD/TWĐTN-BTC, ngày 01/11/2021 của Ban Bí
thư Trung ương Đoàn)
I. QUY
TRÌNH GIỚI THIỆU NHÂN SỰ ĐỐI VỚI ĐOÀN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
Bước 1: Xin chủ trương
Ban Thường vụ đoàn cấp triệu
tập Đại hội báo cáo bằng văn bản với Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp, xin ý kiến
chủ trương về dự thảo Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó
Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm (nếu có) do Ban Chấp hành xây dựng và quy
trình thực hiện giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành đoàn, các chức danh
chủ chốt của đoàn khóa mới.
Bước 2: Thực hiện quy
trình hội nghị
Sau khi
có văn bản đồng ý của Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp về chủ trương, Ban Chấp
hành tiến hành quy trình nhân sự theo trình tự như sau:
Hội nghị
thứ 1: Tổ chức hội nghị Ban Thường vụ (lần 1)
- Thảo luận, biểu quyết Đề
án nhân sự, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng và phương hướng công tác
nhân sự.
- Trên cơ sở danh sách các
đồng chí Ban Chấp hành đương nhiệm, số lượng, cơ cấu, quy hoạch tham gia Ban Chấp
hành cần bổ sung cho khoá mới và nhân sự được đoàn trực thuộc giới thiệu, Ban
Thường vụ đoàn rà soát, đánh giá từng trường hợp và xem xét, thông qua danh
sách đủ điều kiện giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các
chức danh chủ chốt và Ủy ban Kiểm tra của Đoàn khoá mới để lấy ý kiến giới thiệu
ở hội nghị Ban Chấp hành lần 1.
Hội nghị
thứ 2: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (lần 1)
- Thảo luận, biểu quyết Đề
án nhân sự, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng và phương hướng công tác
nhân sự.
- Trên cơ sở danh sách
nhân sự đủ điều kiện tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ
chốt của đoàn và Ủy ban Kiểm tra khoá mới, Ban Chấp hành tiến hành thảo luận và
giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội
nghị).
Hội nghị
thứ 3: Tổ chức hội nghị Ban Thường vụ (lần 2)
Trên cơ sở kết quả giới
thiệu nhân sự ở Hội nghị thứ 2, Ban Thường vụ xem xét, bỏ phiếu kín thông qua
danh sách nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt
và Ủy ban Kiểm tra của Đoàn khoá mới để trình Hội nghị cán bộ chủ chốt của đoàn
(kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị).
Hội nghị
thứ 4: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của đoàn
- Thành phần dự hội nghị: Ủy
viên Ban Chấp hành đoàn; Bí thư, Phó Bí thư đoàn trực thuộc; trưởng, phó ban,
đơn vị thuộc cơ quan của đoàn; Bí thư (phó bí thư) chi bộ hoặc (đảng bộ) cơ
quan của đoàn; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn Thanh niên cơ quan của đoàn. Hội
nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.
- Hội nghị lấy ý kiến giới
thiệu bằng phiếu kín theo danh sách nhân sự đã được Ban Thường vụ xem
xét, thông qua ở Hội nghị thứ 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội
nghị).
Hội nghị
thứ 5: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (lần 2).
- Trình tự thực hiện:
+ Phân tích kết quả lấy
phiếu ở các hội nghị.
+ Xác minh, kết luận những
vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
+ Tập thể Ban Chấp hành thảo
luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
* Nguyên
tắc giới thiệu, lựa chọn tại các Hội nghị 2, 3, 4, 5:
Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo Đề án
nhân sự đã được thông qua (tính cả số dư 10 - 15%) và xem xét, lựa chọn, giới
thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị ngay trước đó thông qua hoặc có
thể giới thiệu nhân sự khác nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
Nhân sự được giới thiệu, lựa
chọn phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số phiếu phát ra và lấy từ trên
xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả số dư từ 10 - 15% so với tổng số
Ủy viên Ban Chấp hành theo Đề án nhân sự). Trường hợp cuối danh sách giới
thiệu có nhiều người có số phiếu giới thiệu bằng nhau thì đưa tất cả các đồng
chí có số phiếu bằng nhau vào danh sách giới thiệu ở bước tiếp theo.
Nếu kết quả giới thiệu
chưa đạt tỷ lệ số dư theo quy định thì Ban Chấp hành thực hiện lại quy trình giới
thiệu nhân sự bổ sung (đối với những nhân sự đã được các Hội nghị giới thiệu
nhưng chưa đạt số phiếu theo quy định hoặc giới thiệu nhân sự khác do Ban Chấp
hành quyết định trên cơ sở Đề án nhân sự) cho đến khi đảm bảo số dư theo
quy định.
- Tại Hội nghị 5, trường hợp
cuối danh sách giới thiệu có nhiều đồng chí có số phiếu giới thiệu bằng nhau
thì lấy phiếu giới thiệu trong Ban Thường vụ đối với những đồng chí này. Nhân sự
được lựa chọn đạt trên 50% đồng ý trên tổng số số phiếu phát ra và lấy từ trên
xuống cho đủ số lượng theo quy định.
Bước 3: Báo cáo danh sách
nhân sự
Ban Thường vụ trao đổi,
xin ý kiến của cấp ủy quản lý nhân sự được giới thiệu và báo cáo cấp ủy cùng cấp
và đoàn cấp trên danh sách nhân sự dự kiến tham gia Ban Chấp hành khoá mới
II. QUY
TRÌNH NHÂN SỰ ĐỐI VỚI ĐOÀN CẤP CƠ SỞ
Đoàn cấp tỉnh, đoàn cấp
huyện chủ động hướng dẫn đoàn trực thuộc, đoàn cơ sở về quy trình giới thiệu
nhân sự, trong đó đảm bảo:
Bước 1:
Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ đương nhiệm báo cáo, xin chủ trương của cấp ủy
cùng cấp về Đề án nhân sự.
Bước 2:
Ban Chấp hành phân bổ và tổng hợp danh sách nhân sự do đoàn cấp dưới giới thiệu
tham gia Ban Chấp hành và các chức danh chủ chốt của Đoàn khoá mới có xác nhận
của cấp ủy cùng cấp. Đồng thời rà soát nhân sự đủ điều kiện để giới thiệu tại Hội
nghị Ban Chấp hành.
Bước 3:
Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu tham gia Ban Chấp
hành và các chức danh chủ chốt của Đoàn khóa mới.
* Nguyên
tắc giới thiệu, lựa chọn tại Hội nghị: Mỗi
thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo Đề án nhân
sự đã được thông qua (tính cả số dư 10 - 15%) và xem xét, lựa chọn, giới thiệu
nhân sự trong danh sách đã được Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tổng hợp hoặc có
thể giới thiệu nhân sự khác nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
Nhân sự được giới thiệu, lựa
chọn phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số phiếu phát ra và lấy từ trên
xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả số dư từ 10 - 15% so với tổng số
Ủy viên Ban Chấp hành theo Đề án nhân sự).
Nếu kết quả giới thiệu
chưa đạt tỷ lệ số dư theo quy định thì Ban Chấp hành thực hiện lại quy trình giới
thiệu nhân sự bổ sung (đối với những nhân sự đã được các Hội nghị giới thiệu
nhưng chưa đạt số phiếu theo quy định hoặc giới thiệu nhân sự khác do Ban Chấp
hành quyết định trên cơ sở Đề án nhân sự) cho đến khi đảm bảo số dư theo
quy định.
- Trường hợp cuối danh
sách giới thiệu có nhiều đồng chí có số phiếu giới thiệu bằng nhau thì lấy phiếu
trong Ban Thường vụ đối với những đồng chí này. Nhân sự được lựa chọn đạt trên
50% đồng ý trên tổng số số phiếu phát ra và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng
theo quy định. Đối với nơi không có Ban Thường vụ do đồng chí Bí thư quyết định
lựa chọn.
- Kết quả kiểm phiếu được
công bố tại hội nghị.
Bước 4:
Báo cáo danh sách nhân sự
Ban Chấp hành hoặc Ban Thường
vụ trao đổi, xin ý kiến của cấp ủy quản lý nhân sự được giới thiệu và báo cáo cấp
ủy cùng cấp và đoàn cấp trên danh sách nhân sự dự kiến tham gia Ban Chấp hành
khóa mới.
III. DANH
MỤC HỒ SƠ NHÂN SỰ DUYỆT ĐẠI HỘI ĐỐI VỚI CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN (thống
nhất khổ giấy A4 và sắp xếp theo thứ tự sau): đối với
nhân sự Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra; còn nhân sự Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra thì chỉ cần
danh sách trích ngang theo Mẫu M1 (Mẫu số 8, Phụ lục 2, Hướng dẫn số 66-HD/TWĐTN-BTC
ngày 01/11/2021). Hồ sơ nhân sự đối với đoàn cấp cơ sở, do Đoàn cấp trên trực
tiếp hướng dẫn.
1. Tờ trình.
2. Bảng tổng hợp kết quả
kiểm phiếu (kèm theo Biên bản Hội nghị và Biên bản kiểm phiếu tại các hội
nghị).
3. Sơ yếu lý lịch (theo
mẫu 2C/TCTW) do cá nhân tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận;
có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 6 tháng.
4. Nhận xét, đánh giá của
ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị về: (1) Phẩm
chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; (2)
Năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;
(3) Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và Quy chế nêu gương; (4) Uy tín và triển vọng phát triển.
5. Kết luận của ban thường
vụ cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực
thuộc Trung ương đối với cán bộ theo phân cấp về tiêu chuẩn chính trị theo Quy
định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị khóa XII.
6. Bản sao các văn bằng,
chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ,... (có
chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN SỬ DỤNG TRONG ĐẠI HỘI ĐOÀN
CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 66-HD/TWĐTN-BTC, ngày 01/11 /2021
của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)
MẪU 1: ĐỀ ÁN XÂY DỰNG BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN KHÓA MỚI
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
ĐỀ
ÁN
BAN
CHẤP HÀNH ….... KHOÁ.......,
NHIỆM
KỲ…..
Ban Chấp hành ….. là cơ
quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội của ……. Để đáp ứng yêu cầu của công
tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, việc xây dựng Ban Chấp hành … phải đảm
bảo tính khoa học, dân chủ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện đúng quy
định của Điều lệ Đoàn.
Ban Chấp hành …. khoá....
xây dựng Đề án Ban Chấp hành khoá ... trình Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…..,
như sau:
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN BAN CHẤP HÀNH KHÓA…
1.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; “Quy chế cán bộ Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
theo Quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 08 tháng 02 năm 2010 (dưới đây gọi tắt là
Quy chế cán bộ đoàn) và Chỉ thị số ....., ngày ................. của Ban
Bí thư Trung ương Đảng ........................
2.
Căn cứ Kế hoạch số 411-KH/TWĐTN-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn về tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hướng dẫn số ..... ngày...... của
Ban Bí thư Trung ương Đoàn về Tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022 - 2027).
3.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, yêu cầu đổi mới và nâng
cao chất lượng tổ chức và hoạt động, các chương trình công tác của Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
4.
Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tiễn của việc xây dựng và kết quả hoạt động
của Ban Chấp hành … khóa… cũng như Ban Chấp hành các khoá trước đây.
* Đối
với các đơn vị Đoàn ở cơ sở, ở huyện, những căn cứ cần cụ thể hơn,
gắn với tính chất nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
II. YÊU CẦU LỰA CHỌN XÂY DỰNG
BAN CHẤP HÀNH
1.
Xây dựng tập thể Ban Chấp hành … có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất
tốt, trình độ, năng lực và uy tín, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động,
tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của thanh niên, lãnh đạo công tác đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và chương trình công
tác của Đoàn...
2. Ban
Chấp hành Đoàn các cấp phải bảo đảm hợp lý giữa các cơ cấu:
- Cơ cấu hợp lý giữa các độ
tuổi.
- Ủy viên Ban Chấp hành được
tái cử và Ủy viên Ban Chấp hành mới.
- Ủy viên Ban Chấp hành là
cán bộ chủ chốt, chuyên trách và kiêm nhiệm.
- Ủy viên Ban Chấp hành là
cán bộ, đoàn viên thuộc các đối tượng, lĩnh vực.
Với yêu cầu coi trọng tiêu
chuẩn, Ban Chấp hành … bao gồm các đồng chí có đủ tiêu chuẩn và điều kiện tham
gia, đồng thời cơ cấu hợp lý, thiết thực tránh cơ cấu hình thức, đảm bảo tỷ lệ
cán bộ nữ, dân tộc thiểu số theo quy định.
3.
Bảo đảm yêu cầu kế thừa và phát triển, đồng thời bảo đảm sự ổn định đội ngũ cán
bộ chủ chốt trong nhiệm kỳ tới. Trong Ban Chấp hành … cần có tỷ lệ hợp lý giữa
các độ tuổi:
- Đa số Ủy viên dưới … tuổi.
- Một số Ủy viên từ … đến
… tuổi.
- Một số ít Ủy viên trên
…. tuổi (lãnh đạo chủ chốt, lực lượng vũ trang và tái cử).
Coi trọng số Ủy viên trẻ
có đủ tiêu chuẩn, có khả năng đáp ứng công việc của Ban Chấp hành; bảo đảm tuổi
bình quân của Ban Chấp hành khoá … là dưới … tuổi.
III. TIÊU CHUẨN ỦY VIÊN
BAN CHẤP HÀNH
1. Tiêu chuẩn chung
Nhân sự Ban Chấp hành các
cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh trong Quy chế cán
bộ đoàn, đặc biệt nhấn mạnh những điểm sau:
- Có đạo đức và năng lực
thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ do
Ban Chấp hành phân công; am hiểu và gắn bó với thanh niên, có khả năng đối thoại
và định hướng cho thanh niên.
- Có khả năng cụ thể hóa
nghị quyết của Đảng, nghị quyết Đại hội Đoàn cấp trên và cấp mình, gắn với thực
tiễn công tác Đoàn và tình hình thanh niên ở địa phương, đơn vị.
- Năng động, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm.
- Có kiến thức tổng hợp
trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng vận động thanh
thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa phương, đơn vị.
- Có uy tín và khả năng
quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương, đơn vị và xã hội
phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
(Trên cơ sở
các tiêu chuẩn chung, các cấp bộ Đoàn cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình)
- ……
- ……
- ……
IV. SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU BAN
CHẤP HÀNH
1. Số
lượng Ban Chấp hành: Ban Chấp hành khóa … gồm … đồng chí.
2.
Cơ cấu Ban Chấp hành:
Dự kiến cơ cấu và số
lượng cụ thể của cán bộ chủ chốt, cán bộ đoàn ở cơ quan chuyên
trách, cán bộ đoàn ở cấp dưới, các đoàn viên thanh niên tiêu biểu, …
đảm bảo cơ cấu và số lượng hợp lý để Ban Chấp hành hoạt động có
hiệu quả.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ban Chấp hành … giao (tên
ban, đơn vị, bộ phận phụ trách nhân sự) tiến hành triển khai Đề án theo hướng dẫn
của Ban Thường vụ …, lập danh sách dự kiến nhân sự Ban Chấp hành … để Ban Thường
vụ… báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ (cấp ủy)… , Ban Thường vụ
Đoàn (cấp trên)… trước khi đưa ra Hội nghị Ban Chấp hành… lần thứ … quyết định
trình Đại hội lần thứ…
MẪU 2: BIÊN BẢN ĐẠI HỘI
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
BIÊN
BẢN
Đại
hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh .........., Khóa….
Nhiệm
kỳ .........
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
....... lần thứ …., nhiệm kỳ ........ đã họp từ ngày ......., tháng…… đến ngày
......... tháng ......... năm ......
Đại hội có mặt ....... đại
biểu (đoàn viên) trên tổng số ........ đại biểu (đoàn viên) được triệu tập.
Khách mời gồm có .........
đồng chí (ghi rõ họ tên và chức danh từng người):
1. ……………………
2. ……………………
3. ……………………
Đại hội bầu Đoàn Chủ tịch
(Chủ tịch) đại hội gồm …. đồng chí:
1. …….
2. …….
3. …….
Đoàn Thư ký (Thư ký) gồm
…. đồng chí:
1. .........
2. …….
3. …….
Đại hội đã bầu Ban thẩm
tra tư cách đại biểu gồm …. đồng chí; do đồng chí ..........................
làm Trưởng ban.
Đại hội đã biểu quyết
công nhận ...... đồng chí đủ tư cách đại biểu, trong đó có ....... đồng chí là Ủy
viên BCH đương nhiệm và ........ đồng chí do các đơn vị bầu; có .......... đại
biểu bị bác tư cách đại biểu, vì .......... (nếu có), có ........... đại biểu
vắng mặt.
I. Đại hội đã nghe báo
cáo tổng kết nhiệm kỳ qua và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ mới công
tác nhiệm kỳ tới do đồng chí ............................... trình
bày trước đại hội.
- Về tổng kết nhiệm kỳ vừa
qua và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ mới, có ........ đồng chí phát biểu
ý kiến, với các nội dung như sau (tóm tắt từng loại ý kiến):
+ …..
+ …..
+ …..
- Đại hội đã biểu quyết
các vấn đề sau (ghi rõ từng vấn đề, số phiếu hoặc tỷ lệ số phiếu biểu
quyết tán thành tại đại hội):
+ …..
+ …..
+ …..
II. Đại hội nghe báo cáo tổng
hợp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên
- Về tổng kết nhiệm kỳ vừa
qua, có ........ đồng chí phát biểu ý kiến, với các nội dung như sau (tóm
tắt từng loại ý kiến):
+ …..
+ …..
+ …..
- Về Mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp nhiệm kỳ tới, có ...... đồng chí phát biểu ý kiến, với các nội
dung như sau (tóm tắt từng loại ý kiến):
+ …..
+ …..
+ …..
- Đại hội đã biểu quyết
các vấn đề sau (từng vấn đề ghi rõ số phiếu hoặc tỷ lệ số phiếu biểu quyết
tán thành tại đại hội):
+ …..
+ …..
+ …..
III. Đại hội đã bầu Ban
Chấp hành nhiệm kỳ ......
Ban Chấp hành khoá … gồm
...... đồng chí; (Có Biên bản kiểm phiếu kèm theo)
IV. Đại hội đã thông qua
Nghị quyết Đại hội với .......... đại biểu (hoặc đoàn viên) tán thành và
....... đại biểu (hoặc đoàn viên) không tán thành (có văn bản kèm theo).
Đại hội bế mạc hồi .......
giờ, ngày ..... tháng ...... năm ........
TM.
ĐOÀN THƯ KÝ
(Ký tên)
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
(Ký tên)
|
MẪU 3:
BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM CỦA BAN CHẤP HÀNH
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
BÁO CÁO
Kiểm điểm
của Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ..........
Nhiệm kỳ
............
I. Tình hình Ban Chấp hành nhiệm
kỳ vừa qua
1. Số lượng,
cơ cấu Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư được bầu.
2. Tình
hình biến động và công tác kiện toàn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó
Bí thư trong nhiệm kỳ.
II. Lề lối làm việc, phương pháp
chỉ đạo của Ban Chấp hành
1. Lề lối
làm việc:
- …
- …
2. Về phương
pháp chỉ đạo:
- …
- …
III. Kết quả triển khai thực hiện
nghị quyết đại hội …. nhiệm kỳ…
1. Đặc điểm,
tình hình nhiệm kỳ vừa qua:
a. Thuận lợi.
b. Khó khăn.
2. Kết quả
hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua:
2.1. Hoạt động của Ban Chấp hành:
- …
- …
2.2. Hoạt động của Ban Thường vụ:
- …
- …
2.3. Hoạt động
của Bí thư, Phó Bí thư:
- Về công tác chỉ đạo:
+ …
+ …
- Về điều hành:
+ …
+ …
3. Về phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành:
- …
- …
4. Những
khuyết điểm, yếu kém:
- …
- …
5. Một số
bài học kinh nghiệm:
- …
- …
MẪU 4:
BÁO CÁO THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
BÁO CÁO
Kết quả
thẩm tra tư cách đại biểu dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…,
Nhiệm kỳ
........
Hôm nay, vào hồi ... giờ
... ngày..... tháng ...... năm .....
Ban Thẩm tra tư cách đại
biểu Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ..... Lần thứ (nếu có) ......... Nhiệm kỳ
........ gồm các đồng chí:
- Đồng chí ……….………… Trưởng
ban.
- Đồng chí ……….………… Uỷ
viên.
- Đồng chí ……….…………: Uỷ
viên.
…………………….
Đã tiến hành làm việc và
xin báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu dự Đại hội Đoàn ............. Lần
thứ (nếu có)..... Nhiệm kỳ ....... như sau:
- Tổng số đại biểu được
triệu tập: .............. đồng chí.
- Số đại biểu có mặt :
........... đồng chí.
I. Thành phần đại biểu:
1. Tổng số đại biểu đương
nhiên: ........ đồng chí = ….%.
2. Tổng số đại biểu do đại
hội cấp dưới bầu: ........ đồng chí = ….%.
3. Tổng số đại biểu được
chỉ định: ....... đồng chí = ….%.
II. Phân tích chất lượng đại
biểu:
1. Về giới tính:
- Đại biểu nam: ...... đồng
chí = ….%.
- Đại biểu nữ: ...... đồng
chí = ….%.
2. Đại biểu là Đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam: ... đồng chí = ….%.
3. Đại biểu là người dân tộc
thiểu số: ...... đồng chí = ….%.
4. Về cơ cấu khối đối tượng,
khu vực địa bàn dân cư:
- Khối trường học: ......
đồng chí = ….%.
- Khối lực lượng vũ trang:
...... đồng chí = ….%.
………
- Khu vực nông thôn:
...... đồng chí = ….%.
- Khu vực đô thị: ...... đồng
chí = ….%.
………
5. Về trình độ chuyên môn
(nêu cụ thể từng loại và tỉ lệ %):
- Tiến sỹ: ...... đồng chí
= ….%.
- Thạc sỹ: ...... đồng chí
= ….%.
- Đại học: ...... đồng chí
= ….%.
- Cao đẳng: ...... đồng
chí = ….%.
- Trung cấp: ...... đồng
chí = ….%.
………
6. Về trình độ lý luận
chính trị (nêu cụ thể từng loại và tỉ lệ %):
- Cao cấp hoặc Cử nhân:
...... đồng chí = ….%.
- Trung cấp:...... đồng
chí = ….%.
- Sơ cấp: ...... đồng chí
= ….%.
7. Tuổi bình quân của
Đại biểu dự Đại hội là: ….. tuổi.
8. Đại biểu trẻ tuổi
nhất: Đồng chí …………, … tuổi.
9. Đại biểu cao tuổi
nhất: Đồng chí …………, … tuổi.
(Căn cứ
vào tình hình thực tế đại biểu, có thể đưa thêm các thông số khác
hoặc lược bớt các nội dung trên).
Đến thời điểm này ……% đại
biểu chính thức của Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ....... lần thứ (nếu có), nhiệm
kỳ ........... đủ tư cách dự Đại hội; có …. đồng chí không đủ tư cách dự Đại hội
…… (nếu có). Nếu có vấn đề gì phát sinh về tư cách đại biểu của Đại hội chúng
tôi xin tiếp tục báo cáo.
|
TM.
BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU
TRƯỞNG BAN
(Ký tên)
|
MẪU 5:
NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
NGHỊ QUYẾT
Đại hội Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ ..........
Hôm nay, ngày ... tháng … năm
20…. Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh….. làm việc trong thời gian ...... ngày.
Sau khi nghe báo cáo tổng kết
đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ ....... và mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ ....... ; các tham luận của ....... đồng chí
và nghe ý kiến chỉ đạo của đại diện …. và Đoàn cấp trên.
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh...... nhiệm kỳ .........
QUYẾT NGHỊ
1. Thông qua báo cáo đánh giá tổng
kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ .....
2. Thông qua mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới….
3. Thông qua Báo cáo kiểm điểm của
Ban Chấp hành nhiệm kỳ ….
4. Thông qua báo cáo tổng hợp ý
kiến góp ý vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên và những nội dung góp ý sửa đổi,
bổ sung Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nếu có)
5. Thông qua kết quả bầu Ban Chấp
hành khoá mới và đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
Giao cho Ban Chấp hành khóa mới
căn cứ Nghị quyết Đại hội, xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.
|
ĐẠI HỘI
ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS
HỒ CHÍ MINH TỈNH (HUYỆN, XÃ)….
NHIỆM KỲ…..
|
MẪU 6: BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
BIÊN BẢN
KIỂM PHIẾU
Bầu… (ghi
rõ bầu BCH, BTV, Bí thư, Phó bí thư…)
Vào hồi... giờ... ngày...
tháng... năm 2017, tại Hội trường…., Đại hội.... Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.…, khoá…..,
nhiệm kỳ …. tiến hành bầu….., Ban kiểm phiếu chúng tôi gồm:
1. Đồng chí Nguyễn Văn A - Trưởng
ban.
2. Đồng chí Hoàng Vũ B - Thư ký.
3. Đồng chí Nguyễn Hà C - Ủy
viên.
……………………………
Đã tiến hành kiểm phiếu bầu
…………………….. khoá …., nhiệm kỳ ........với những
nội dung cụ thể sau:
1. Danh sách bầu cử …… đã
được Đại hội thông qua là … đồng chí có tên sau:
1. Đồng chí ……
2. Đồng chí ……
3. Đồng chí ……
……………….
2. Tình hình bầu cử:
- Tổng số đại biểu được triệu tập:
............ đồng chí.
- Tổng số đại biểu có mặt:
............... đồng chí.
- Tổng số phiếu phát ra:
........... Phiếu.
- Tổng số phiếu thu vào:
............ Phiếu.
- Tổng số phiếu hợp lệ:
............. Phiếu.
- Tổng số phiếu không hợp lệ:
.......... Phiếu.
- Kết quả bầu cử cụ thể như sau (Ghi
kết quả thứ tự theo danh sách bầu cử):
1. Nguyễn Văn H: ….. Phiếu /…..
Phiếu = ….%.
2. Nguyễn Thị K: ….. Phiếu /…..
Phiếu = ….%.
3. Nguyễn Lê G: ….. Phiếu /….. Phiếu
= ….%.
.........................
3. Theo quy định của Điều lệ
Đoàn, các đồng chí sau đây trúng cử vào …… nhiệm kỳ 2012 - 20.. (Ghi theo thứ tự
kết quả bầu cử từ cao xuống thấp):
Đồng chí ..............
….. Phiếu /….. Phiếu = ….%.
Đồng chí .............
….. Phiếu /….. Phiếu = ….%.
Đồng chí
.............. ….. Phiếu /….. Phiếu = ….%.
……………………..
Chúng tôi lập biên bản này báo
cáo kết quả trước Đại hội và làm căn cứ để Đoàn cấp trên công nhận.
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
(Ký tên)
|
TM. BAN
KIỂM PHIẾU
(Ký tên)
|
MẪU 7: TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ
BAN
CHẤP HÀNH ….
***
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
|
Số:
-TTr/……
|
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
TỜ
TRÌNH
V/v đề nghị
chuẩn y kết quả bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban
Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tỉnh (huyện, xã)……..,
Nhiệm kỳ
…………..
Kính gửi: ………… (cấp
bộ Đoàn có thẩm quyền chuẩn y kết quả bầu cử)
- Căn cứ Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn
thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Căn cứ kết quả bầu cử Ban Chấp
hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… (tên đơn vị)…., nhiệm kỳ…. tại Đại hội đại
biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… (tên đơn vị) lần thứ….., nhiệm kỳ …….
- Căn cứ kết quả bầu cử Ban Thường
vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (nếu có) của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… (tên đơn vị), nhiệm kỳ ……….. tại Hội nghị Ban Chấp
hành (tên đơn vị) lần thứ nhất ngày………..;
Để Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh… (tên đơn vị), nhiệm kỳ … kịp thời lãnh đạo và tổ chức thực hiện
các nội dung Nghị quyết Đại hội đã đề ra, Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…
(tên đơn vị) kính đề nghị … (cấp bộ đoàn có thẩm quyền chuẩn y kết quả
bầu cử) quyết định chuẩn y kết quả bầu cử và công nhận Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (nếu
có), của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh … (tên đơn vị), nhiệm kỳ ………
Hồ sơ đính kèm, gồm có:
- Đề án xây dựng Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ (nếu có) của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… (tên đơn vị).
- Biên bản
Đại hội.
- Biên bản Hội nghị lần thứ nhất
Ban Chấp hành.
- Biên bản bầu
cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó
Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (nếu có).
- Danh sách
trích ngang Ban Chấp hành (mẫu M1).
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu.
|
TM. BAN
THƯỜNG VỤ……
BÍ THƯ
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
|
MẪU 8: TRÍCH NGANG LÝ LỊCH NHÂN SỰ GIỚI THIỆU ỨNG CỬ VÀ CÔNG NHẬN
CHỨC DANH
|
Mẫu M1
|
BAN CHẤP
HÀNH ……..
***
|
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ
MINH
---------------
|
Số:
|
……...,
ngày tháng …. năm ……
|
|
|
|
TRÍCH
NGANG LÝ LỊCH
NHÂN SỰ
………………………………………………
TT
|
HỌ VÀ
TÊN
|
Năm
sinh
|
QUÊ
QUÁN
|
DÂN TỘC
|
TRÌNH ĐỘ
|
Ngày
vào Đoàn
|
Ngày
vào Đảng
|
CHỨC VỤ
- ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
|
CHỨC VỤ
ĐẢNG
|
GHI CHÚ
|
Nam
|
Nữ
|
Chuyên
môn,
nghiệp vụ
|
Lý
luận chính trị
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3
CÁC MẪU PHIẾU BẦU TRONG ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 66-HD/TWĐTN-BTC, ngày 01 /11/2021 của
Ban Bí thư Trung ương Đoàn)
MẪU 1:
Mẫu phiếu bầu dùng trong
trường hợp số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
PHIẾU BẦU
……………………………………
|
ĐỒNG Ý
|
KHÔNG ĐỒNG
Ý
|
1. Nguyễn Văn
A
|
|
|
2. Phạm Thị
B
|
|
|
....
|
|
|
MẪU 2:
Mẫu phiếu bầu dùng trong trường hợp số lượng người
trong danh sách bầu cử lớn hơn số lượng người được bầu
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
PHIẾU
BẦU
…………………………………….
1. Nguyễn Văn A
2. Phạm Thị B
3. Bùi Đức C
4. Phạm Thị D
5. Trần Văn K
…
MẪU 3:
Mẫu phiếu bầu dùng trong trường hợp số lượng người
trong danh sách bầu cử lớn hơn số lượng người được bầu, nhưng có nhiều người có
họ tên giống nhau
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
PHIẾU BẦU
…………………………………….
1. Nguyễn Văn A
2. Phạm Thị C - Bí
thư Đoàn xã A
3. Phạm Thị C - Bí
thư Đoàn xã H
4. Bùi Đức D
5. Lê Văn H
6. Trần Thị P
7. Trần Văn S
8. Trần Văn V
......
MẪU 4:
Mẫu phiếu tín nhiệm trong
trường hợp Danh sách bầu cử có số dư quá 30%
ĐẠI
HỘI ĐẠI BIỂU
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH
(HUYỆN, XÃ)...............
LẦN THỨ...., NHIỆM
KỲ ......
|
ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH
---------------
…,
ngày … tháng … năm 20…
|
PHIẾU TÍN
NHIỆM
……………………………………
|
ĐỒNG Ý
|
KHÔNG ĐỒNG
Ý
|
1. Nguyễn Văn
A
|
|
|
2. Phạm Thị
B
|
|
|