UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ XÂYDỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 492/HD-SXD
|
Quảng Ngãi,
ngày 17 tháng 04 năm 2014
|
HƯỚNG DẪN
KIỂM TRA CÔNG
TÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI
Nhằm triển khai Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình
xây dựng và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất
lượng công trình xây dựng, trên cơ sở nội dung Công văn số 2814/BXD-GĐ ngày
30/12/2013 của Bộ Xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, báo
cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng,
Sở Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về kiểm tra công tác nghiệm thu đưa hạng
mục công trình hoặc công trình vào sử dụng đối với các công trình dân dụng,
công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc
thẩm quyền kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, như sau:
1. Các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền kiểm tra công tác
nghiệm thu đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào sử dụng của cơ quan
chuyên môn về xây dựng:
a) Công trình nhà máy xi măng cấp II,
cấp III;
b) Nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên;
c) Nhà chung cư cấp II, cấp III;
d) Công trình công cộng cấp II, cấp
III;
e) Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp II,
cấp III đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước; cấp II đối với công
trình sử dụng vốn khác. Riêng các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không
phân biệt cấp.
(Công trình như quy định tại điểm a,
c, d, e nêu trên nhưng nằm trong dự án đầu tư
xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư thì thẩm quyền kiểm tra thuộc về cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng)
Lưu ý: cấp công trình được
xác định theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Đối với các công trình quy định tại
mục 1 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, sau khi khởi công công trình chủ đầu tư
phải có trách nhiệm lập báo cáo gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng với các thông tin sau: tên và địa chỉ liên lạc của chủ
đầu tư, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến
của công trình lập theo Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Hướng dẫn này và Bảng tiến độ chi tiết theo ngày khởi công thực tế
để cơ quan chuyên môn về xây dựng lập kế hoạch và nội dung kiểm tra đối với công trình.
- Trước 30 ngày làm việc so với ngày
dự kiến tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào sử dụng
Chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình về cơ
quan chuyên môn về xây dựng để kiểm tra lần cuối.
3. Thành phần hồ sơ hoàn thành hạng
mục công trình hoặc công trình gửi về cơ quan chuyên môn về xây dựng:
- Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng
(01 bản chính) do chủ đầu tư lập (lập theo mẫu Phụ lục 2
ban hành kèm Hướng dẫn này);
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
được lập theo Phụ lục 3 ban hành kèm Hướng
dẫn này (01 bản chính đối với các bản vẽ, 01 bản sao đối với các hồ sơ còn
lại).
4. Trình tự kiểm tra:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thông
báo cho chủ đầu tư kế hoạch và nội dung kiểm tra tại một số giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình;
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực
hiện kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra.
5. Nội dung và phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra hiện trạng các bộ phận công
trình bằng trực quan và kiểm tra đối chiếu các số liệu quan trắc, đo đạc so với
yêu cầu của thiết kế;
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định
của pháp luật về xây dựng và đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu của thiết kế dựa
trên hồ sơ hoàn thành công trình;
- Trường hợp cần thiết,
cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị sự nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia
thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu của thiết kế;
- Trường hợp kiểm tra hồ sơ phát hiện
thấy tổ chức thí nghiệm không đủ điều kiện
năng lực theo quy định, số liệu kết quả thí nghiệm không đủ độ tin cậy; kiểm tra hiện trạng bằng trực quan, các số liệu
quan trắc, đo đạc cho thấy công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình
xây dựng không đảm bảo chất lượng theo
yêu cầu của thiết kế (nghiêng, lún, nứt, thấm ... vượt quy định cho phép) thì
cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện thí nghiệm
đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công
trình.
6. Chi phí cho việc kiểm tra công tác
nghiệm thu:
a) Chi phí kiểm tra công tác nghiệm
thu đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào sử dụng được lập dự toán và
tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:
- Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên
môn về xây dựng bao gồm: (chi phí đi lại, phụ cấp, lưu trú, ở ...) được tính
theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính
quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các
cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Chi phí thuê tổ chức, cá nhân tư vấn
tham gia kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điểm 3.5 Khoản 3 Điều 4
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 25/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Giá trị căn cứ vào khối lượng công việc
thực hiện được tính theo quy định tại Phụ lục hướng dẫn lập dự toán chi phí tư
vấn kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
công bố định mức chi phí quản lý dự án và đầu tư xây dựng công trình.
b) Đối với công trình chưa được phê
duyệt tổng mức đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư đưa chi phí kiểm tra công tác nghiệm
thu đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào sử dụng vào tổng mức đầu tư để làm cơ sở thực hiện.
c) Đối với công trình đã được phê
duyệt tổng mức đầu tư xây dựng nhưng chưa
có chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu đưa hạng mục công trình hoặc công trình
vào sử dụng thì chủ đầu tư căn cứ vào giá trị còn lại của chi phí dự phòng để
lập dự toán chi phí kiểm tra.
7. Thông báo kết quả kiểm tra:
- Kết thúc từng đợt kiểm tra, cơ quan
chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra, nêu rõ các vấn đề tồn tại
(nếu có) để chủ đầu tư khắc phục.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra công
trình lần cuối, nếu hiện trạng chất lượng công trình và hồ sơ hoàn thành công
trình đáp ứng được yêu cầu của thiết kế và quy định của pháp luật, đảm bảo đủ
điều kiện khai thác và sử dụng công trình thì cơ quan chuyên môn về xây dựng
thông báo chấp thuận cho chủ đầu tư tổ chức
nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
- Trường hợp công trình
có biểu hiện không đảm bảo an toàn vận hành, khai thác và sử dụng (an toàn chịu
lực, an toàn phòng cháy và chữa cháy, an toàn môi trường và các an toàn khác
theo quy định của pháp luật có liên quan); vi phạm nghiêm trọng quy định của
pháp luật về đầu tư xây dựng công trình thì cơ quan chuyên môn về xây dựng
không chấp thuận cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Việc tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng chỉ được thực hiện nếu các
bên có liên quan khắc phục, giải quyết được các tồn tại và vi phạm nêu trên.
8. Quy định áp dụng:
- Hướng dẫn này áp dụng đối với các
hạng mục công trình hoặc công trình thuộc loại công trình dân dụng, công trình
công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi được nghiệm thu hoàn thành sau ngày 15/4/2013.
- Hướng dẫn này thay thế cho Hướng dẫn
số 1165/SXD-CL&VL ngày 19/9/2013 của Sở Xây dựng hướng dẫn kiểm tra công
tác nghiệm thu đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào sử dụng thuộc thẩm
quyền của Sở Xây dựng theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng để được hướng dẫn, xem xét và giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Bộ Xây dựng;
- UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Ban Giám đốc Sở;
- Website Sở Xây dựng;
- Lưu VT, CL&VL.
|
KT. GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Minh Hòa
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|