BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4880/HD-BNV
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 08 năm 2024
|
HƯỚNG DẪN
KHEN THƯỞNG CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC
TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Được
sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự
vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, công
tác cải cách hành chính đã được triển khai tích cực, góp phần cải thiện môi trường
kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư và thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Thực hiện ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 363/TB-VPCP ngày 06 tháng 8 năm 2024,
Bộ Nội vụ hướng dẫn khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong
công tác cải cách hành chính, đặc biệt trong 06 tháng đầu năm 2024, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-
Phát hiện, khen thưởng, động viên, tuyên truyền, nhân rộng các tập thể, cá nhân
có nhiều thành tích, đóng góp tích tích cực trong công tác cải cách hành chính.
-
Công tác bình chọn, xét khen thưởng được thực hiện đúng quy trình, thủ tục, điều
kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Tập thể, cá nhân được khen thưởng
phải thực sự tiêu biểu, có nhiều đổi mới, sáng tạo, có phạm vi ảnh hưởng trong
toàn ngành, lĩnh vực, địa phương và toàn quốc.
II. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC KHEN THƯỞNG
1. Đối
tượng khen thưởng
- Các
đơn vị thuộc và trực thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là bộ, ngành, địa phương);
- Các
cá nhân trực tiếp tham mưu, thực hiện cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa
phương.
2.
Nguyên tắc khen thưởng
Bảo đảm
theo quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản quy định chi tiết, cụ
thể như sau:
- Chú
trọng khen thưởng các tập thể, cá nhân ở cơ sở, trực tiếp tham mưu, thực hiện cải
cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương.
-
Hình thức khen thưởng phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của
tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.
- Việc
khen thưởng và đề xuất hình thức khen thưởng đảm bảo nguyên tắc: Cấp quản lý về
tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương hoặc người đứng
đầu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có trách nhiệm xét khen thưởng hoặc
trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản
lý.
-
Không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích đạt được.
-
Chưa xét tặng hoặc đề nghị xét khen thưởng cho tập thể, cá nhân đang trong thời
gian cơ quan có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính
hoặc đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; thanh tra, kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, làm rõ.
III. HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
1.
Hình thức khen thưởng
Bằng
khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu các ban, ngành,
đoàn thể Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung.
2.
Tiêu chuẩn khen thưởng
a) Tập
thể:
- Nội
bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
- Có
nhiều thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác tham mưu, thực hiện cải cách
hành chính của các bộ, ngành, địa phương, đạt ít nhất 01 trong các điều kiện
sau:
+
Hoàn thành trước thời hạn ít nhất 01 nhiệm vụ được giao tại kế hoạch của Ban Chỉ
đạo Cải cách hành chính của Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của
bộ, ngành, địa phương hoặc Kế hoạch cải cách hành chính của bộ, ngành, địa
phương;
+
Tham mưu ban hành ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đáp ứng
yêu cầu về cải cách hành chính.
+
Tham mưu hoàn thiện khung pháp lý và triển khai các nhiệm vụ về xây dựng và
phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đạt
hiệu quả vượt trội.
b) Cá
nhân:
-
Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Có
nhiều thành tích xuất sắc đột xuất, có sáng kiến, giải pháp sáng tạo, hiệu quả
trong công tác tham mưu, thực hiện cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa
phương, được cấp có thẩm quyền công nhận, đạt 01 trong các điều kiện sau:
+ Chủ
trì thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ cải cách hành chính được giao tại kế hoạch của
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo cải cách hành
chính của bộ, ngành, địa phương hoặc Kế hoạch cải cách hành chính của bộ,
ngành, địa phương, hoàn thành trước thời hạn.
+ Có
sáng kiến cải cách hành chính có phạm vi ảnh hưởng cấp Bộ, ngành, tỉnh, được cấp
có thẩm quyền công nhận.
+ Chủ
trì tham mưu ban hành ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính.
+ Chủ
trì tham mưu hoàn thiện khung pháp lý và triển khai các nhiệm vụ về xây dựng và
phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đạt
hiệu quả vượt trội.
IV. TIỀN THƯỞNG, THỦ TỤC HỒ SƠ KHEN THƯỞNG
Thực
hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Trên cơ sở Hướng dẫn này, các bộ, ngành, địa phương xây dựng tiêu chuẩn cụ thể,
phù hợp để bình xét, khen thưởng theo thẩm quyền cho các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong cải cách hành chính.
2. Cơ
quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan có liên quan thực hiện về thủ tục, hồ sơ, tổng hợp danh sách đề
nghị khen thưởng.
Trên
đây là Hướng dẫn khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích
trong công tác cải cách hành chính. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để tổng hợp, điều chỉnh và bổ sung
Hướng dẫn cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để
b/c);
- Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (để b/c);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (để b/c);
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng TW;
- Các bộ, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ban (Phòng) TĐKT các bộ, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể TW, các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Lãnh đạo Ban TĐKTTW;
- Các phòng, đơn vị thuộc Ban TĐKTTW;
- Lưu: VT, Phòng II.
|
BỘ TRƯỞNG
Phạm Thị Thanh Trà
|