BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
--------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số:
37-HD/BTCTW
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2015
|
HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CƠ
QUAN ĐẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Luật Cán bộ, công
chức; Luật Viên chức;
- Căn cứ Kết luận số
64-KL/TW, ngày 28-5-2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” và
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành 1;
Được sự đồng ý của Ban Bí thư,
sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một
số nội dung trong tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội như sau:
1. Điều kiện
đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công
chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện
theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Về
việc xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức cần đảm bảo thêm
điều kiện sau:
1.1. Cơ quan sử dụng công chức
xác định rõ các điều kiện về chuyên ngành đào tạo, phẩm chất, kỹ năng, kinh
nghiệm,… bảo đảm tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức ngạch công chức theo vị trí dự
tuyển; báo cáo cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức (quy định tại Khoản
2.1.1 Mục 2 của Hướng dẫn này) xem xét, quyết định. Sau khi được sự đồng ý, cơ
quan tuyển dụng công chức phải thông báo công khai trước khi thực hiện tuyển dụng.
1.2. Đối với vị trí việc làm là
công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu trong các cơ quan tham mưu, giúp việc
của Đảng từ Trung ương đến cấp huyện, người đăng ký dự tuyển phải là đảng viên
và không vi phạm các tiêu chuẩn chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ.
1.3. Đối với vị trí việc làm là
công chức trong các cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị
- xã hội thì các cơ quan sử dụng công chức có thể quy định thêm một số điều kiện
cho phù hợp với chức năng, phương thức hoạt động của đoàn thể mình, báo cáo cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, quyết định.
Ví dụ: Trung ương Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh có thể quy định thêm điều kiện độ tuổi tối đa của người đăng ký
dự tuyển vào vị trí việc làm là công chức trong các cơ quan của đoàn thanh niên
cho phù hợp với Quy chế cán bộ đoàn;…
2. Về thẩm quyền tuyển dụng và
phân cấp thẩm quyền tuyển dụng
2.1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức, viên chức
2.1.1 Ở Trung ương.
a. Văn phòng
Trung ương Đảng; Ban Tổ chức Trung ương; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Dân vận Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương; Ban
Nội chính Trung ương; Ban Đối ngoại Trung ương; Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
cán bộ Trung ương; Hội đồng Lý luận Trung ương.
b. Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Sự thật.
c. Cơ quan
Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
d. Ban Chỉ đạo
Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Cải cách
tư pháp Trung ương.
e. Đảng ủy Khối
các Cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước.
2.1.2. Ở địa phương: tỉnh ủy, thành ủy
trực thuộc Trung ương.
2.2. Phân cấp thẩm quyền tuyển dụng
công chức
2.2.1. Ở Trung ương:
a. Các cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng công chức quy định tại Khoản 2.1.1 Mục 2 của Hướng dẫn
này không phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức,
đơn vị trực thuộc.
b. Riêng Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức cho
các công đoàn ngành Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và
chịu trách nhiệm về các nội dung phân cấp.
2.2.2. Ở địa phương: tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương không thực hiện phân cấp
thẩm quyền tuyển dụng công chức cho các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự
nghiệp của cấp ủy cấp tỉnh; các huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc
tỉnh (thành) ủy và tương đương; các đảng ủy khối trực thuộc tỉnh (thành) ủy; cơ
quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
2.3. Phân cấp thẩm quyền tuyển dụng
viên chức
2.3.1. Ở Trung ương:
a. Các cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng nêu tại các điểm a, d, e, Khoản 2.1.1 Mục 2 của Hướng
dẫn này; Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
không phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viên chức cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
b. Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có thể phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viên chức cho
các học viện trực thuộc và chịu trách nhiệm về các nội dung phân cấp.
c. Cơ quan
Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội quyết
định phân cấp hoặc không phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viên chức cho các đơn vị
sự nghiệp công trực thuộc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính,
nhân sự theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về các nội dung phân cấp.
2.3.2. Ở địa phương:
a. Các tỉnh ủy,
thành ủy trực thuộc Trung ương không phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viên chức đối
với các đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương: trường chính trị cấp tỉnh, báo
đảng bộ cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
b. Các tỉnh ủy,
thành ủy trực thuộc Trung ương phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viên chức cho cơ
quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
c. Cơ quan Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh có thể phân cấp thẩm
quyền tuyển dụng viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính, nhân sự theo quy định của pháp luật và
chịu trách nhiệm về các nội dung phân cấp.
3. Phối hợp tổ chức kỳ tuyển dụng
công chức, viên chức chung
Những cơ quan,
tổ chức, cấp ủy địa phương có số lượng vị trí việc làm cần tuyển dụng ít có thể
thực hiện phối hợp chung để tuyển dụng, cụ thể như sau:
Ở Trung ương:
các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có thể phối
hợp chung để tổ chức kỳ thi tuyển sinh hoặc xét tuyển công chức, viên chức.
Ở địa phương:
các ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy có thể phối hợp với sở nội vụ thể tổ chức kỳ
thi tuyển hoặc xét tuyển công chức, viên chức.
Khi thực hiện
việc phối hợp chung để tuyển dụng, các cơ quan, đơn vị phải tuân thủ các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành về tuyển dụng.
4. Về hình thức tuyển dụng đối
với viên chức
- Thủ trưởng
các cơ quan quy định tại Điểm b Mục 2.1.1 Hướng dẫn này quyết định hình thức
tuyển dụng thi tuyển hoặc xét tuyển đối với vị trí việc làm viên chức làm việc
trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
- Ban thường vụ
tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương quyết định hình thức tuyển
dụng thi tuyển hoặc xét tuyển đối với vị trí việc làm viên chức là phóng viên,
biên tập viên báo đảng bộ cấp tỉnh và tương đương; giảng viên các trường chính
trị cấp tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và tương đương phù hợp với
điều kiện của địa phương, đơn vị.
- Người đứng đầu
cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương quyết định
hình thức tuyển dụng thi tuyển hoặc xét tuyển đối với vị trí việc làm viên chức
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
5. Về hình thức môn thi (kiểm
tra, sát hạch) chuyên môn nghiệp vụ trong tuyển dụng công chức, viên chức
- Môn thi kiến
thức chuyên ngành: khuyến khích các cơ quan, tổ chức tuyển dụng ứng dụng công
nghệ thông tin để tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm kiến thức chuyên ngành
trên máy vi tính.
- Đối với hình
thức thi chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành: khuyến khích các cơ quan, tổ chức
tuyển dụng áp dụng hình thức thi như xây dựng đề án và trình bày đề án trước hội
đồng thi hoặc thi thực nghiệm (ví dụ như: giảng thử, viết thử,…) với nội dung
sát hợp với công việc của vị trí việc làm cần tuyển.
Ví dụ: - Đối với các vị trí việc làm
viên chức là giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị
cấp huyện, thi nghiệp vụ chuyên ngành có thể là xây dựng và trình bày đề án trước
hội đồng thi hoặc tổ chức thực hành giảng bài để hội đồng thi đánh giá trực tiếp.
- Đối với các vị trí việc làm viên chức
là phóng viên báo đảng sử dụng thi môn nghiệp vụ chuyên ngành có thể là viết thử
báo, tạp chí…
- Đối với một số vị trí việc làm trong
các cơ quan, tổ chức trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, môn nghiệp vụ
chuyên ngành có thể là thi thực nghiệm việc tập hợp, vận động quần chúng, đoàn
viên, hội viên, khả năng thanh vận, tổ chức các hoạt động phong trào,…
6. Về chế độ báo cáo
Định kỳ hằng
năm (trước ngày 30-9), cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng báo cáo kết quả công
tác tuyển dụng công chức, viên chức về Ban Tổ chức Trung ương để tổng hợp, theo
dõi phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định.
7. Về trách nhiệm của Ban Tổ
chức Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức
a. Ban Tổ chức
Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện
Hướng dẫn này và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tuyển dụng trong
các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
b. Người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng chịu trách nhiệm thực hiện việc tuyển dụng
theo thẩm quyền bảo đảm đúng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Hướng
dẫn này; quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực
thuộc về công tác tuyển dụng công chức, viên chức.
Hướng dẫn này
có hiệu lực từ ngày ký. Quy chế chung về việc tuyển dụng cán bộ, công chức cơ
quan đảng, đoàn thể (ban hành kèm theo Quyết định số 1061-QĐ/TCTW, ngày
12-3-2003 của Ban Tổ chức Trung ương) không còn hiệu lực thi hành.
Trong quá trình
thực hiện Hướng dẫn này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan đảng, Mặt trận
Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng
ủy trực thuộc Trung ương báo cáo về Ban Tổ chức Trung ương để xem xét, giải quyết.
|
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Nguyễn Hoàng Việt
|
----------------------
1. Các nghị định của Chính
phủ (số 24/2010/NĐ-CP , ngày 15/3/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
số 29/2012/NĐ-CP , ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức);
các Thông tư của Bộ Nội vụ (số 13/2010/TT-BNV , ngày 30/12/2010; số
05/2012/TT-BNV ; số 05/2012/TT-BNV , ngày 24/10/2012; số 06/2013/TT-BNV , ngày
17/7/2013 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức)
và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan về tuyển dụng công chức, viên
chức