ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 318/HD-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 08
tháng 5 năm 2024
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/2024/NQ-HĐND NGÀY 28/3/2024 CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUY ĐỊNH CHỨC DANH, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG
KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA HOẠT
ĐỘNG Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Thực hiện Nghị định số
33/2023/NĐ-CP[1] ngày
10/6/2023; Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 28/3/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh
quy định chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ
dân phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (sau đây viết tắt là Nghị quyết số
01/2024/NQ-HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh hướng dẫn một số nội dung
sau:
1. Bố trí chức
danh và mức phụ cấp hằng tháng (đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã, ở thôn, tổ dân phố); mức hỗ trợ hằng tháng (đối với người trực tiếp tham
gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố)
a) Thực hiện theo quy định tại
Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 7 Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND. Trong đó mức phụ
cấp, mức hỗ trợ và các chế độ, chính sách được hưởng từ tháng 4 năm 2024.
b) Căn cứ tình hình thực tế tại
địa phương, UBND cấp xã xây dựng phương án trình UBND cấp huyện phê duyệt để bố
trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đảm bảo không vượt quá số lượng
được UBND cấp huyện giao hằng năm, đồng thời bảo đảm các chức danh đều có người
đảm nhiệm.
2. Kiêm nhiệm
và mức phụ cấp kiêm nhiệm
a) Nguyên tắc chung
- Bố trí kiêm nhiệm, số lượng
chức danh được kiêm nhiệm và mức phụ cấp kiêm nhiệm thực hiện theo quy định tại
Điều 5 Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND .
- Người kiêm nhiệm phải có đủ
năng lực, trình độ, sở trường, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh
đảm nhiệm.
- Khuyến khích thực hiện việc kiêm
nhiệm để giảm đầu mối, nâng cao năng lực hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ
tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương.
b) Bố trí kiêm nhiệm
- Khuyến khích người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã là phó các tổ chức chính trị - xã hội (Phó Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Cựu
chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh) kiêm nhiệm các chức danh Chủ tịch các tổ chức xã hội (Chủ tịch
Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Khuyến học; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ) hoặc
kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác nếu đáp ứng các tiêu chuẩn theo
quy định của pháp luật, điều lệ có liên quan.
Ví dụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc cấp xã có thể kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội
Khuyến học cấp xã.
- Người hoạt động không chuyên
trách ở thôn, tổ dân phố có thể kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách ở
thôn, tổ dân phố.
Ví dụ: Bí thư chi bộ có thể
kiêm nhiệm Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận.
- Người hoạt động không chuyên
trách ở thôn, tổ dân phố có thể kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở
thôn, tổ dân phố nếu đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, điều lệ
có liên quan.
Ví dụ: Bí thư chi bộ có thể
kiêm nhiệm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh; Chi hội trưởng Chi hội Người
cao tuổi; Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận có
thể kiêm nhiệm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân; Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ...)
- Các nhiệm vụ của các tổ chức
khác ở thôn, tổ dân phố (như Chi hội Khuyến học, Chi hội Chữ thập đỏ...) trong
trường hợp không bố trí được người đảm nhiệm thì phân công Bí thư chi bộ, Trưởng
thôn/Tổ trưởng hoặc Trưởng ban Công tác Mặt trận đảm nhiệm.
c) UBND cấp xã sau khi báo cáo,
xin ý kiến Đảng ủy cùng cấp, quyết định việc bố trí chức danh, bố trí kiêm nhiệm
đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người
trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố theo quy định, đảm bảo các nhiệm
vụ đều có người đảm nhiệm.
3. Chế độ bảo
hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết
số 01/2024/NQ-HĐND , cụ thể như sau:
a) Đối với người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã: Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của
tháng, UBND cấp xã có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT cho người lao động vào tài
khoản chuyên thu của cơ quan BHXH theo phân cấp:
- BHXH bắt buộc: Bằng 22% mức
lương cơ sở vào quỹ hưu trí, tử tuất cho người lao động, trong đó: Người lao động
đóng bằng 8% và UBND cấp xã đóng 14%.
- BHYT: Bằng 4,5% mức lương cơ
sở, trong đó: Người lao động đóng 1,5% và UBND cấp xã đóng 3%.
- Người hoạt động không chuyên
trách đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng thì
không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Trường hợp người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau
theo quy định của luật thì đóng BHYT theo thứ tự như sau: Do tổ chức BHXH đóng,
do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và UBND cấp xã đóng.
b) Đối với người hoạt động
không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
Ngoài đối tượng được ngân sách
Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng, các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một
phần mức đóng (Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Hộ gia đình làm nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình; Người dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 mà các xã này
không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó
khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và người tham gia BHYT hộ gia đình
sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% phần cá nhân tự đóng; đăng ký tham gia BHYT
qua tổ chức dịch vụ thu Bưu điện hoặc Bưu chính Viettel hoặc cán bộ BHXH tại địa
bàn hướng dẫn người dân tham gia BHYT theo quy định (Các nhóm đối tượng tham
gia BHYT đều được tổ chức dịch vụ thu cung cấp Biên lai thu tiền phần cá nhân tự
đóng BHYT).
4. Trách nhiệm
của các cơ quan, đơn vị
Các cơ quan, đơn vị (theo chức
năng, nhiệm vụ) và các địa phương có trách nhiệm trong công tác phổ biến, quán
triệt sâu rộng nội dung, tuyên truyền hoặc phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, giải
thích việc thực hiện Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND để tạo sự đồng thuận, thống
nhất trong tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:
4.1. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc bố trí, sắp xếp và thực hiện
chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn,
tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố.
- Khẩn trương tham mưu UBND tỉnh
quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng đối với từng chức danh người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã cho phù hợp với thực tiễn của tỉnh theo quy định tại
khoản 8 Điều 36 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP .
4.2. Sở Tài chính
- Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí
kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở
thôn, tổ dân phố.
- Cấp kinh phí, hướng dẫn và kiểm
tra việc thực hiện chế độ chính sách của UBND các huyện, thành phố theo quy định
của pháp luật.
4.3. Các Sở, ban, ngành, đoàn
thể tỉnh và các quan đơn vị liên quan.
- Có trách nhiệm phối hợp với Sở
Nội vụ, Sở Tài chính và UBND các huyện thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện bố trí chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt
động ở thôn, tổ dân phố theo lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành dọc đảm bảo theo
quy định.
- Phối hợp tổ chức thực hiện việc
tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cho người hoạt động không chuyên trách theo đề nghị
của UBND huyện, thành phố.
4.4. UBND các huyện, thành phố
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện bố trí các chức danh, số lượng người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động thôn, tổ dân
phố của UBND cấp xã.
- Cấp kinh phí để cấp xã chi trả
phụ cấp, hỗ trợ và kiêm nhiệm hằng tháng.
- Định kỳ trước ngày 30/11 hằng
năm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) về kết quả thực hiện Nghị
quyết số 01/2024/NQ-HĐND .
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng, đào tạo đối với người hoạt động không chuyên trách.
4.5. UBND xã, phường, thị trấn
- Căn cứ tình hình thực tế tại
địa phương, báo cáo Đảng ủy cấp xã, quyết định bố trí chức danh, bố trí kiêm
nhiệm theo quy định.
- Chịu trách nhiệm chi trả phụ
cấp, hỗ trợ và kiêm nhiệm hằng tháng cho đội ngũ người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở
thôn, tổ dân phố.
Căn cứ quy định tại Nghị quyết
số 01/2024/NQ-HĐND , UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị
trấn tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh (t/h);
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Công an tỉnh;
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;
- BHXH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố (t/h);
- UBND các xã, phường, thị trấn (t/h);
- LĐVP;
- Lưu: VT, M.Anh, Thuyên.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
[1]
Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ,
công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân
phố.