Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 23-HD/VPTW Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Ngô Văn Dụ
Ngày ban hành: 06/11/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
VĂN PHÒNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 23-HD/VPTW

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2009

 

HƯỚNG DẪN

VỀ QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY, THÀNH ỦY

- Căn cứ vào Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Quy định thi hành Điều lệ Đảng (s23-QĐ/TW, ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị);

- Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 09-02-2006 của Hội nghị ln thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) vđổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thchính trị - xã hội;

- Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 30-7-2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối vi hoạt động của hệ thống chính trị;

- Căn cứ Quy định số 222-QĐ/TW, ngày 08-5-2009 của Ban Bí thư (khóa X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy;

- Căn cứ Quyết định số 79-QĐ/TW, ngày 21-8-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng,

Văn phòng Trung ương Đảng Hướng dẫn về Quy chế làm việc của văn phòng tỉnh ủy, thành ủy như sau:

Chương I

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 1. Quy định chung

1- Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của văn phòng tỉnh ủy, thành ủy (sau đây gọi chung là văn phòng).

2- Văn phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Chánh văn phòng chịu trách nhiệm trước ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy về mọi mặt hoạt động của văn phòng. Giúp việc chánh văn phòng có một số phó chánh văn phòng.

3- Mọi hoạt động của văn phòng đều tuân th theo quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc của cấp ủy cùng cấp, theo chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của văn phòng; mỗi việc chgiao cho một đơn vị trực thuc, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính; bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của cán bộ công chức, viên chức và người lao động; đề cao sự phối hợp công tác trong gii quyết công việc; bảo đảm kỷ cương, dân chủ, khoa học, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.

Điều 2. Những vấn đề tập thể lãnh đạo văn phòng thảo luận hoặc góp ý kiến vào văn bản trước khi chánh văn phòng quyết định

1- Các chương trình, kế hoạch, biện pháp của cơ quan để thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy và các nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy giao; thực hiện các chế độ; chính sách của Nhà nước trong cơ quan và nghị quyết của đại hội đảng bộ văn phòng.

2- Các đề án, báo cáo do văn phòng chủ trì chuẩn bị trình thường trực tỉnh ủy, thành ủy hoặc giúp thường trực chun bị trình ban thường vụ, ban chấp hành; báo cáo thẩm định hoặc góp ý kiến của văn phòng đối với một số đ án trình ban thưng vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều nh vực; một số vấn đề lớn trình thường trực tỉnh ủy, thành ủy; chủ trương tổ chức và báo cáo tại các hội nghị văn phòng cấp ủy toàn tỉnh, thành phố do văn phòng chủ trì tổ chức.

3- Chương trình, kế hoạch công tác năm và báo cáo sơ kết 6 tháng, tng kết hằng năm hoặc theo chuyên đề của cơ quan, các chtrương, kế hoạch hoạt động đối ngoại lớn của cơ quan.

4- Các đề án, báo cáo cụ thể hóa các cơ chế qun lý tài chính, tài sn của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ công tác tài chính - ngân sách đảng trình ban thường v; dự toán và kế hoạch phân bổ ngân sách cho các cơ quan thụ hưng ngân sách của đảng bộ.

5- Quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, sửa cha, cải tạo, nâng cấp cơ svật chất, các ch tiêu, mua sắm lớn về phương tiện, trang thiết bị cần bổ sung hoặc thay thế hằng năm của cơ quan; dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan.

6- Kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của văn phòng; các quy chế, chế độ áp dụng chung trong toàn cơ quan; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của các đơn vị trực thuộc.

7- Quy hoạch cán bộ, kế hoạch biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưng, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc, xét chuyn ngạch, nâng bậc lương cho cán bộ, công chức, viên chức, giải quyết chế độ hưu trí, các biện pháp nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan; cử cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc cử đoàn cán bộ đi học tập trong nước hoặc đi công tác, học tập ở nước ngoài; khen thưng, kluật các đơn vị và cá nhân thuộc diện quản lý của lãnh đạo văn phòng; khen thưởng tập thể và cá nhân văn phòng cấp ủy, đảng ủy trực thuộc.

8- Một số công việc quan trọng mới phát sinh theo đề nghị của chánh văn phòng hoặc các phó chánh văn phòng.

9- Làm việc tập thvới ban thường vụ hoặc đảng ủy, chi ủy cơ quan, với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc trong cơ quan theo đnh kỳ hoặc khi cần thiết.

Điều 3. Chánh văn phòng

1- Chánh văn phòng là người đứng đầu cơ quan, chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đc và chịu trách nhiệm trước ban chấp hành, ban thưng vụ và thường trực tỉnh ủy, thành ủy về mọi hoạt động của văn phòng tnh ủy, thành ủy.

2- Phân công nhiệm vụ đối với các phó chánh văn phòng, trong đó có thể phân công một phó chánh văn phòng làm nhiệm vụ thường trực; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác đối với các phó chánh văn phòng, việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của văn phòng. Trong trường hợp cần thiết, chánh văn phòng trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc đã phân công cho phó chánh văn phòng, sau đó, thông báo cho phó chánh văn phòng phụ trách lĩnh vực đó biết.

3- Triệu tập, ch trì, kết luận các cuộc họp lãnh đạo văn phòng, các hội nghị lớn, toàn thể của cơ quan.

4- Quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các phó chánh văn phòng.

5- Chđạo việc xây dựng chương trình, xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy chế làm việc của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy và giúp tổ chức thực hiện chương trình, quy chế làm việc; chỉ đạo việc xây dựng đề án, báo cáo do văn phòng chủ trì; tổ chức thẩm định hoặc tham gia góp ý của văn phòng đối với các đ án trình ban thường vụ, thường trực tnh ủy, thành ủy; chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đảng bộ theo quyết định của ban thường vụ hoặc thường trực tỉnh ủy, thành ủy; chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đột xuất do ban thường vụ, thưng trực tỉnh ủy, thành ủy giao.

6- Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức - cán bộ.

Chỉ đạo nhận xét, đánh giá hằng năm đối với cán bộ trong cơ quan theo đúng quy định về phân cấp quản lý cán bộ; đề nghị nâng lương theo niên hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan.

7- Được ban thường vụ hoặc thường trực tnh ủy, thành ủy giao hoặc ủy quyền làm chủ tài khoản đơn vị dự toán cấp 1. Đề nghị những vấn đlớn về tài chính, tài sn của các cơ quan đng trực thuộc và văn phòng tỉnh ủy, thành ủy theo nhiệm vụ được giao để thường trực tỉnh ủy, thành ủy hoặc ban thường vụ quyết định. Là chủ tài khoản cơ quan văn phòng (đơn vị dự toán cấp 2), quyết định những vấn đề tài chính, tài sản của văn phòng theo phân cấp.

8- Ký các văn bản thừa lệnh ban thường vụ, các thông báo ý kiến chỉ đạo của thường trực tỉnh ủy, thành ủy; các văn bản của văn phòng trình ban thường vụ, thưng trực tnh ủy, thành ủy hoặc gi rộng đến các cấp ủy, tổ chức đảng (trừ một số văn bản đã ủy nhiệm cho phó chánh văn phòng); quy chế làm việc của cơ quan; quyết định vchức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc; quyết định bnhiệm, điều động, khen thưng, kỷ luật, thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp quản lý; quyết định khen thưng tập thể và cá nhân thuộc văn phòng cấp ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy và các cơ quan có liên quan; ký các văn bản nhận xét, đánh giá hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo phân cấp quản lý cán bộ.

9- Chỉ đạo xem xét, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Điều 4. Phó chánh văn phòng

1- Tham gia thảo luận, quyết định các vn đề thuộc trách nhiệm của tập thlãnh đạo văn phòng. Giúp chánh văn phòng chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc ở lĩnh vực, đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách, nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao và chịu trách nhiệm trước chánh văn phòng.

2- Khi có yêu cầu, tham gia các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng... của tỉnh ủy, thành ủy, chính quyền, tham gia tbiên tập đề án trình hội nghị ban chp hành, ban thưng vụ, thưng trực theo sự phân công của chánh văn phòng.

3- Đối với các đơn vị trực thuộc được phân công trực tiếp phụ trách:

- Nắm tình hình đơn vị; định hướng công tác, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương công tác của lãnh đạo văn phòng, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của đơn vị. Chỉ đạo việc xây dựng nội bộ đơn vị.

- Chỉ đạo nhận xét, đánh giá hàng năm đối với đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị theo phân cấp và theo sự ủy quyền của chánh văn phòng.

- Trực tiếp giải quyết các kiến nghị của đơn vị, cá nhân trong đơn vị phụ trách theo thẩm quyền và báo cáo xin ý kiến chánh văn phòng những vn đề vượt quá thẩm quyn; cử cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị đi công tác trong tỉnh, thành phố ngoài chương trình, kế hoạch được duyệt theo đề nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và thủ trưởng đơn vị hoc khi thấy cần thiết.

- Phê chuẩn quy chế làm việc của các đơn vị trực thuộc.

4- Đối với các lĩnh vực được phân công phụ trách:

- Chỉ đạo chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định hoặc tham gia góp ý của văn phòng đối với các đề án trình ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy.

- Định hướng, kiểm tra, đôn đốc hoạt động đối với các đơn vị, chuyên viên nghiên cứu, giới thiệu chuyên viên vi lãnh đạo ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công theo dõi; cử chuyên viên tham gia chun bị các đề án.

- Nắm tình hình và kết quả công tác ở những lĩnh vực được phân công để phn ánh và kiến nghị với chánh văn phòng, các đồng chí ủy viên ban thường vphụ trách lĩnh vực, đồng chí phó bí thư, đng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy nhng vấn đề xét thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.

- Xử lý văn bản của các cấp ủy, tổ chức đảng gửi ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy hoặc văn phòng do các đơn vị, chuyên viên theo dõi trình; đề xuất, kiến nghị xử lý gửi chánh văn phòng, đồng chí phó bí thư thường trực, đồng chí bí thư hoặc chuyển thành công văn, đưa vào thông báo, báo cáo của văn phòng. Chỉ đạo việc soạn thảo thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí bí thư, đồng chí phó bí thư về nhng vấn đề các cấp ủy, tổ chức đng xin ý kiến.

- Duyệt biên bản chi tiết các cuộc họp ban thường vụ, ban chấp hành và hội nghị cán bộ toàn tỉnh do ban thường vụ triệu tập được phân công dự.

Khi thực hiện nhiệm vụ theo dõi các lĩnh vực, phó chánh văn phòng làm việc thông qua thủ trưởng các đơn vị và chuyên viên trực tiếp; phối hợp với phó chánh văn phòng phụ trách đơn vị trong việc góp ý, nhận xét kết quả công việc và hướng đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên thuộc lĩnh vực theo dõi.

5- Về trách nhiệm trong các cuộc họp của ban thường vụ, thường trực tnh ủy, thành ủy:

- Chỉ đạo chuẩn bị tài liệu phục vụ cuộc hp; dự các cuộc họp của ban thường vụ, thường trực tnh y, thành ủy giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi và những cuộc họp khác theo sự phân công của chánh văn phòng. Chủ trì theo dõi, tổng hp về nội dung và giúp đồng chí chủ trì cuộc họp chuẩn bị dự thảo kết luận về những vấn đề lớn, quan trọng trong cuộc họp; báo cáo chánh văn phòng nhng kết luận quan trọng và những việc cần giải quyết gấp. Chỉ đạo việc dự thảo văn bản kết luận (thông báo kết luận) sau cuộc họp trình đồng chí phó bí thư hoặc đồng chí bí thư.

Đối với những vấn đề quan trọng được chuẩn bị thành nghị quyết, chỉ thị hoặc kết luận... gi rộng cho các cấp ủy, tổ chức đảng, cần báo cáo chánh văn phòng; những vấn đề cần thiết trước khi chánh văn phòng trình đồng chí phó bí thư hoặc đồng chí bí thư duyệt ký.

6- Đối với đại hội đảng bộ tnh, thành phố, hội nghị ban chấp hành đảng bộ và các cuộc họp khác, thực hiện trách nhiệm theo sự phân công của chánh văn phòng.

7- Được ký thay chánh văn phòng công văn mời họp ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy, các hội nghcán bộ toàn tnh do ban thường vụ triệu tập về lĩnh vực được phân công phụ trách, thông báo ý kiến đồng chí bí thư, đồng chí phó bí thư về những vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản khác khi được chánh văn phòng ủy quyền.

8- Báo cáo chánh văn phòng khi đi công tác vắng và người giải quyết công việc thay mình trong thời gian đi vng (nếu thấy cần thiết).

Điều 5. Phó chánh văn phòng được phân công thường trực (nếu có)

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 4, phó chánh văn phòng được phân công thường trực có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1- Tchức phối hợp hoạt động cụ thgiữa các phó chánh văn phòng theo quyết định của chánh văn phòng.

2- Thay mặt chánh văn phòng giải quyết các công việc khi chánh văn phòng vắng mặt hoặc ủy quyền.

3- Giúp chánh văn phòng chđạo công tác thi đua - khen thưởng của cơ quan (trường hợp không có phó chánh văn phòng thường trực thì giao nhiệm vụ này cho một đồng chí phó chánh văn phòng khác chỉ đạo).

Điều 6. Trưởng phòng và thủ trưởng đơn vị trực thuộc

1- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công việc của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và chu trách nhiệm trước lãnh đạo văn phòng vtoàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị (ngoài những nội dung quy định tại điểm 2, Điều 7, Quy chế này).

2- Phân công công tác, chđạo và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị theo thm quyền.

3- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm, 6 tháng của đơn vị, trình phó chánh văn phòng phụ trách hoặc chánh văn phòng phê duyệt. Căn cứ chương trình công tác đã được duyệt, lập chương trình công tác quý, tháng và tổ chức thực hiện trong đơn vị.

4- Chuẩn bị các văn bản, đán chung của đơn vị đã được phân công để trình lãnh đạo văn phòng.

5- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị chấp hành pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ và chương trình công tác của cơ quan.

6- Tổ chức và góp ý với lãnh đạo văn phòng việc nhận xét, đánh giá hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị theo phân cp quản lý cán bộ.

7- Giải quyết theo thẩm quyền những vn đề của đơn vị, đề nghị của các đơn vị khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. Đối với những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền, những khó khăn gây trngại cho việc thực hiện nhiệm vụ thì báo cáo phó chánh văn phòng phụ trách đơn vị cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.

8- Báo cáo chánh văn phòng về những việc do chánh văn phòng chỉ đạo trực tiếp; khi cn thiết, xin ý kiến chỉ đạo của chánh văn phòng về những vấn đề của đơn vị mình và đề xuất ý kiến với chánh văn phòng về công việc chung của cơ quan.

9- Khi đi vắng xa trụ sở cơ quan, phải ủy quyền cho một cấp phó điều hành đơn vị và báo cáo phó chánh văn phòng phụ trách.

Điều 7. Trưởng phòng và chuyên viên các phòng làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng

1- Trưởng phòng các phòng làm việc theo chế độ chuyên viên kết hp với chế độ thủ trưởng (phòng tổng hợp, nội chính …) có trách nhiệm và quyền hạn như quy định tại các khoản từ 1 - 9 của Điều 6, Quy chế này, đồng thời làm nhiệm vụ của một chuyên viên.

2- Mỗi chuyên viên được trưng phòng đxuất, lãnh đạo Văn phòng quyết định phân công theo dõi một số lĩnh vực hoặc một số cấp ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy và đảm nhiệm một số nhiệm vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của phòng theo sự phân công của trưng phòng.

Đối với nhng vấn đề lãnh đạo văn phòng giao cho chuyên viên theo dõi, nghiên cứu, trưng phòng có trách nhiệm tạo điều kiện để chuyên viên hoàn thành nhiệm vụ; chuyên viên báo cáo với trưởng phòng về phạm vi, thời gian dự kiến thực hiện và tự chịu trách nhiệm về kết quả theo dõi, nghiên cứu của mình nước lãnh đạo văn phòng.

Đối với những vấn đề được bí thư hoặc phó bí thư giao thì chuyên viên báo cáo lãnh đạo văn phòng biết đtạo điều kiện thực hiện, chuyên viên phải tự chịu trách nhiệm về kết quả theo dõi, nghiên cứu của mình trước bí thư hoặc phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy.

3- Chuyên viên được lãnh đạo văn phòng phân công, ủy nhiệm đi dự các hội nghị, khảo sát, nghiên cu ở ban, ngành, đoàn th, địa phương liên quan đến nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo văn phòng những nội dung cơ bản về các hội nghị, khảo sát, nghiên cứu đó. Trong các hoạt động nói trên, chuyên viên có thể phát biu ý kiến cá nhân của mình khi được yêu cầu nhưng không được phát biểu nhân danh văn phòng hoặc lãnh đạo văn phòng (trừ khi được ủy nhiệm).

Điều 8. Trưởng phòng hành chính

Ngoài những trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 6, Quy chế này, trưởng phòng hành chính có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1- Tng hp và trình lãnh đạo văn phòng thông qua các chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, 3 tháng, hằng tháng của cơ quan và lịch làm việc của lãnh đạo văn phòng, đồng thời theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đó; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc chuẩn bị các báo cáo kiểm điểm công tác hằng năm, 6 tháng của văn phòng và các báo cáo khác do lãnh đạo văn phòng giao.

2- Tham dự, ghi biên bản và dự thảo văn bn kết luận (thông báo, quyết định...) các cuộc họp tập thể lãnh đạo văn phòng.

3- Giúp chánh văn phòng duy trì, kiểm đim việc thực hiện quy chế làm việc của văn phòng; phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trực thuộc.

4- Ký xác nhận giấy đi đường, công lệnh đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan khác đến liên hệ công tác tại văn phòng tnh ủy, thành ủy và ký thừa lệnh chánh văn phòng một số giy tờ hành chính khác theo sự ủy quyn của chánh văn phòng.

5- Giúp chánh văn phòng về công tác tổ chức, cán bộ, công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan văn phòng.

Điều 9. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

1- Gương mẫu thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, các quy định của văn phòng và ca đơn vị; chủ động, sáng tạo trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham gia tích cực vào các hoạt động của cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

2- Được cung cp các thông tin, các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định, dự các hội nghị liên quan đến công việc được giao; có quyn đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo văn phòng những vn đvề xây dựng cơ quan, đơn vị và đối với công việc được giao.

3- Thông qua các tổ chức đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, hội nghị cán bộ, công chức và các hội nghị kiểm điểm công tác của cơ quan để kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, chương trình công tác, kinh phí hoạt động, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị; nội quy, quy chế làm việc trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

Chương II

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 10. Xây dựng và thực hiện chương trình công tác

1- Chánh văn phòng chỉ đạo phòng hành chính xây dựng dự tho chương trình, kế hoạch công tác năm của văn phòng đtrình tập thể lãnh đạo văn phòng xem xét trước khi chánh văn phòng quyết định.

2- Phó chánh văn phòng chỉ đạo các đơn vị do mình phụ trách xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị để tổ chức thực hiện chương trình công tác của cơ quan.

3- Căn cứ chương trình công tác năm của cơ quan đã được phê duyệt, trưởng phòng hành chính trình chánh văn phòng chương trình công tác quý, tháng của cơ quan. Sau khi chương trình công tác được phê duyệt, trong thời hạn 1 ngày, phòng hành chính gửi đến các đồng chí lãnh đạo văn phòng và các đơn vị trực thuộc để tổ chức thực hiện.

4- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc văn phòng căn cứ chương trình công tác hng năm của đơn vị đã được chánh văn phòng giao, lập chương trình công tác quý, tháng của đơn vị và tổ chức thực hiện. Trường hợp đột xuất cần thay đổi nội dung hoặc thời gian thực hiện, thủ trưởng đơn vị chủ trì phải báo cáo lãnh đạo văn phòng, xem xét, quyết định.

5- Trưởng phòng hành chính giúp chánh văn phòng theo dõi, kim tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện chương trình công tác của cơ quan. Định kỳ hng tháng, hng quý, trưng phòng hành chính báo cáo chánh văn phòng tình hình thực hiện chương trình công tác của cơ quan.

Điều 11. Chuẩn bị đề án, văn bản trình lãnh đạo văn phòng

1- Đề án, văn bản (sau đây gọi chung là văn bản) thuộc phạm vi chức năng của đơn vị nào thì đơn vị đó ch trì xây dựng dự tho và chịu trách nhiệm về nội dung, th thc văn bản và tiến độ thực hin. Văn bản có liên quan đến chức năng của nhiều đơn vị thì đơn vị có chức năng chính được chánh văn phòng chỉ định chủ trì xây dựng dự thảo văn bản. Đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo văn bản có thể mi các đơn vị liên quan tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo; đơn vị được mời có trách nhiệm góp ý kiến theo yêu cầu của đơn vị chtrì xây dựng dự thảo văn bản.

2- Đối với những dự thảo văn bản quan trọng, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, chánh văn phòng quyết định thành lập một tổ soạn thảo (gm thành viên là cán bộ của văn phòng hoặc cán bộ của cơ quan hu quan khác khi cần thiết).

3- Hồ sơ trình một dự thảo văn bản gồm:

- Dự thảo văn bn (kể cả dự thảo văn bản hướng dẫn).

- Tờ trình (nêu rõ những vấn đề chính, quan trọng của văn bản và những vấn đề cần xin ý kiến).

- Văn bản tng hợp ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan.

- Các tài liệu cần thiết khác.

Điều 12. Tổ chức các cuộc họp

1 - Các cuộc họp định kỳ của cơ quan, gồm:

a) Giao ban lãnh đạo văn phòng: được tổ chức định kỳ hằng tuần, do chánh văn phòng ch trì.

b) Hội nghị sơ kết 6 tháng để kiểm điểm tình hình công tác 6 tháng đầu năm, triển khai thực hiện chương trình công tác 6 tháng cuối năm.

c) Hội ngh tng kết năm kết hợp với hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn cơ quan đ kim điểm, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác năm, thông qua chương trình công tác năm sau; các nội dung khác của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan theo quy định.

d) Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi văn phòng, có thể tổ chức giao ban thông tin với các đơn vị trực thuộc theo định kỳ tuần hoặc tháng, do chánh văn phòng chủ trì.

2- Trưng phòng hành chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung; tài liệu, mời họp và ghi biên bản các hội nghị sơ kết, tng kết.

3- Các cuộc họp khác:

- Định khoặc khi cần thiết, chánh văn phòng hoặc phó chánh văn phòng phụ trách trực tiếp làm việc với từng đơn vị trong văn phòng để nm sâu tình hình hoạt động và định hướng công tác cho từng đơn vị.

- Các cuộc họp theo chuyên đề.

- Trường hợp có những vấn đề không cần phải thảo luận tại cuộc họp hoặc không thể tổ chức cuộc hp, lãnh đạo văn phòng giao thủ trưng đơn vị chủ trì gửi dự thảo văn bản tới các đơn vị và cá nhân có liên quan để xin ý kiến, trình lãnh đạo văn phòng xem xét, quyết định.

Điều 13. Chế độ thông tin, báo cáo

1- Các phó chánh văn phòng thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, kịp thời vi chánh văn phòng về nhng nội dung chỉ đạo công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công phụ trách; những vấn đề ln, quan trọng trong các cuộc họp của ban thường vụ, thường trực tnh ủy, thành ủy, kỳ họp hội đng nhân n, Ủy ban nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể mà các phó chánh văn phòng dự; các cuộc họp quan trọng do cơ quan tổ chức mà chánh văn phòng ủy nhiệm các phó chánh văn phòng chủ trì.

2- Th trưng đơn vị trực thuộc phải thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo với chánh văn phòng và phó chánh văn phòng phụ trách về nội dung, thời hạn, hình thức gửi, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, báo cáo theo đúng quy định của văn phòng; báo cáo 6 tháng; báo cáo năm phải thông qua phó chánh văn phòng phụ trách.

Báo cáo định kỳ gửi qua phòng hành chính theo thời gian sau:

- Ngày 25 hằng tháng gửi báo cáo tháng.

- Ngày 20 tháng 6 gửi báo cáo sơ kết 6 tháng.

- Ngày 15 tháng 12 gửi báo cáo tng kết năm.

Khi có vấn đề đột xuất phát sinh trong đơn vị hoặc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị, thủ trưởng đơn vị phải kịp thời báo cáo, đồng thời đề xuất ý kiến giải quyết với phó chánh văn phòng phụ trách.

3- Chuyên viên nghiên cu phải báo cáo kịp thời những vấn đề thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi với phó chánh văn phòng phụ trách hoặc trực tiếp báo cáo chánh văn phòng khi có yêu cầu hoặc khi thấy cn thiết.

Điều 14. Chế độ công khai các thông tin về hoạt động của cơ quan, đơn vị

1- Hằng năm tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan và hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với từng đơn vị vào dịp cui năm đ thông qua đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nm được tình hình, tham gia quản lý và xây dựng cơ quan, đơn vị.

2- Những việc sau đây phải công khai thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan biết:

- Chủ trương, chính sách của Đng và Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.

- Chương trình, kế hoạch công tác. Kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác. Kinh phí hoạt động và quyết toán kinh phí của cơ quan hằng năm.

- Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng ngạch, nâng bậc lương, đề bạt, cđi đào tạo, bồi dưỡng và thực hin các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

- Văn bản kết luận về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.

- Quy chế, quy định, nội quy của cơ quan, đơn vị.

3- Hình thức thông tin công khai:

- Trên mạng máy tính nội bộ cơ quan.

- Niêm yết tại cơ quan.

- Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, ngưi lao đng của từng đơn vị hoặc gửi văn bản cho các đơn vị đ thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.

Điều 15. Chế độ bảo mật

Mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của văn phòng phải chấp hành nghiêm túc các chế độ, quy định của Đảng, Nhà nước và của cơ quan về bảo mật thông tin tài liệu, văn kiện và các bí mật của Đảng và Nhà nước.

Điều 16. Chế độ đi công tác

1- Từng đồng chí lãnh đạo văn phòng có kế hoạch bố trí đi công tác địa phương, ngành, cơ sở để nắm tình hình thực tế, nghiên cứu phục vụ công tác của tỉnh ủy, thành ủy và của văn phòng.

2- Trưởng phòng và th trưng các đơn vị trực thuộc có chương trình, kế hoạch đi tìm hiểu tình hình thực tế về các nội dung có liên quan đến đơn vị mình để qua thực tế đó cải tiến công tác của đơn vị và giúp văn phòng hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho văn phòng các cấp ủy cấp dưới được sát, đúng và kịp thời.

3- Trưởng phòng và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, chuyên viên các phòng làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ th trưng đi công tác địa phương ngoài chương trình, kế hoạch đã được duyệt phải báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo văn phòng theo phân cấp quản lý cán bộ.

Điều 17. Chế độ học tập

1 - Văn phòng, các đơn vị trực thuộc văn phòng khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm phải có nội dung về công tác đào tạo, bi dưỡng, học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

2- Cán bộ, công chức, viên chức văn phòng, trước hết là lãnh đạo văn phòng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và chuyên viên nghiên cứu phải có kế hoạch học tập chính trị, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Nếu được cử đi học, phải báo cáo kết quhọc tập của mình cho trưởng phòng hoặc thủ trưởng đơn vị và phó chánh văn phòng phụ trách đơn vị biết.

Điều 18. Chế độ tự phê bình và phê bình, chế độ nhận xét cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hằng năm

1- Hằng tháng, quý, sáu tháng, sau từng đt công tác ln hoặc khi lãnh đạo văn phòng yêu cầu, các phòng và đơn vị trực thuộc văn phòng kim điểm, rút kinh nghiệm đkịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu qucông tác của đơn vị, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

2- Hằng năm, các đồng chí lãnh đạo văn phòng tự phê bình trong tập thlãnh đạo, đảng ủy (hoặc chi ủy) của cơ quan văn phòng; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc có chi bộ cùng cấp tự phê bình và phê bình trong tập thể lãnh đạo và chi bộ hoặc trước tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình (nếu không có chi bộ cùng cấp).

3- Thực hiện chế độ nhận xét cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hằng năm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, gắn với việc tự phê bình và phê bình trong kỳ tng kết công tác năm của đảng bộ (hoặc chi bộ) và cơ quan.

Điều 19. Về giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong cơ quan

1- Chánh văn phòng hoặc phó chánh văn phòng được phân công chđạo việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan theo đúng thm, quyền và quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2- Thủ trưng đơn vị trực thuộc có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị, khiếu nại thuộc thẩm quyền chuyên môn, nghiệp vụ của mình; phối hợp với cơ quan giải quyết những khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đơn vị.

Điều 20. Quan hệ công tác giữa lãnh đạo văn phòng với đảng ủy (hoặc chi ủy) và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ quan

1- Lãnh đạo văn phòng quan hệ, phối hợp công tác vi đảng ủy (hoặc chi ủy) cơ quan theo quy định của Điều lệ Đng và các quy định, hướng dẫn cụ thể của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tạo điều kiện để các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh cơ quan hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan.

2- Lãnh đạo văn phòng phối hợp chặt chẽ với đảng ủy (hoặc chi ủy) cơ quan, ban chp hành công đoàn, ban chấp hành đoàn thanh niên, ban chấp hành hội cựu chiến binh cơ quan trong việc lãnh đạo, quản lý, xây dựng cơ quan về các mặt công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, sa đi lề lối làm việc, cải tiến phương pháp công tác, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác, thực hành tiết kiệm, phòng, chng tham nhũng, lãng phí và tổ chức chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.

Điều 21. Quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc văn phòng

1- Quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc trong văn phòng là quan hệ phối hợp đthực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và của văn phòng.

2- Thủ trưởng các đơn vị không giải quyết công việc không thuộc chức năng, thm quyn của đơn vị mình, không chuyển công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị mình sang đơn vị khác.

3- Th trưng đơn vị khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền, nếu có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác thì phải trao đi với thủ trưởng đơn vị đó; thtrưởng đơn vị được hi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

4- Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền và kh năng giải quyết thtrưởng đơn vị phải chủ động làm việc với các đơn vị liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu, trình phó chánh văn phòng phụ trách hoặc chánh văn phòng quyết định.

5- Đối với một số công việc đòi hi sự phối hợp thường xuyên của nhiều đơn vị, chánh văn phòng phân công một đồng chí lãnh đạo văn phòng chỉ đạo phối hợp các đơn vị có liên quan trong thời gian thực hiện công việc đó.

Điều 22. Quan hệ công tác của văn phòng tỉnh ủy, thành ủy với văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân, văn phòng ủy ban nhân dân, các cơ quan tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy

Văn phòng tnh ủy, thành ủy chđộng phối hợp với văn phòng hội đồng nhân dân và đoàn đại biểu quốc hội, văn phòng ủy ban nhân dân, các cơ quan tham mưu giúp việc tnh ủy, thành ủy về các nội dung sau:

1- Phối hợp xây dựng chương trình làm việc hằng năm, quý của ban chấp hành, chương trình làm việc hàng tháng của ban thường vụ và lịch làm việc hằng tuần của thường trực tỉnh ủy, thành ủy, thường trực hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

2- Phối hợp thực hiện chế độ báo cáo tại các cuộc giao ban giữa thường trực tnh ủy, thành ủy với thường trực hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; chuẩn bị nội dung trình hội nghị tnh ủy, thành ủy, ban thường vụ, thường trực tnh ủy, thành ủy.

3- Phối hợp phục vụ tổ chức đại hội đảng; phục vụ các hội nghcủa cấp ủy, các cuộc làm việc với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các lễ kỷ niệm lớn do tnh, thành phố tổ chức...; chuẩn bị và tổ chức các hoạt động đối ngoại của bí thư và các phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, tiếp dân và giải quyết đơn, thư...

4- Chia sẻ thông tin giữa mạng thông tin diện rộng của tnh ủy, thành ủy và mạng thông tin của chính quyền.

5- Trao đi nghiệp vụ công tác văn phòng.

Điều 23. Quan hệ công tác của văn phòng tỉnh ủy, thành ủy với Văn phòng Trung ương Đảng

1- Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưng nghiệp vụ văn phòng cấp ủy; phục vụ hội nghị của Trung ương hoặc Văn phòng Trung ương Đảng trên địa bàn; phục vụ các cuộc thăm và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đng và chấp hành chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

2- Thực hiện các quy định và ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Trung ương Đng về công tác tài chính đảng, văn thư, lưu trữ, cơ yếu, công nghệ thông tin, công tác thi đua - khen thưởng trong hệ thống văn phòng cấp ủy và các vn đkhác được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương Đảng.

3- Tạo điều kiện cho chuyên viên của Văn phòng Trung ương Đảng được phân công theo dõi địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Văn phòng Trung ương Đảng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Điều khoản thi hành

1- Mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của văn phòng, các tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện quy chế làm việc của cơ quan.

2- Các phòng và đơn vị trực thuộc, căn cứ vào quy chế làm việc của cơ quan để xây dựng mới hoặc sa đi, bổ sung quy chế làm việc của đơn vị mình cho phù hợp, trình lãnh đạo văn phòng phê chuẩn.

3- Trưởng phòng hành chính chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ đánh giá việc thực hiện quy chế m việc của cơ quan.

4- Khi cần sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế làm việc của cơ quan, trưng phòng hành chính chủ trì và trình tập thể lãnh đạo văn phòng xem xét, quyết định.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư báo cáo),
- Các t
nh ủy, thành ủy,
- V
ăn phòng các tỉnh ủy, thành y,
- Các đồng chí lãnh đạo
Văn phòng Trung ương Đng,
- Các Vụ Địa phương I, II, III,
- Vụ Tchức - Cán bộ,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đ
ảng.

CHÁNH VĂN PHÒNG




Ngô Văn Dụ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 23-HD/VPTW ngày 06/11/2009 về Quy chế làm việc của văn phòng tỉnh ủy, thành ủy do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.848

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.25.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!