BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 16 -
HD/BTCTW
|
Hà Nội, ngày
24 tháng 9 năm 2018
|
HƯỚNG DẪN
KIỂM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT
LƯỢNG HẰNG NĂM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN VÀ TẬP THỂ, CÁ NHÂN CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP
Thực hiện Quy định
số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh
giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính
trị, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất
lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp như sau:
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại
chất lượng hằng năm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn
vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp
phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều
hành và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác
cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và
đảng viên.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn
vị và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh
giá, xếp loại chất lượng hằng năm. Cấp ủy cấp trên tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo đảm khách quan, toàn diện, thực
chất. Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm,
thấy đúng phải kiên quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; nhận diện,
xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Thực hiện đánh giá liên tục,
đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí
tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng cá nhân với
tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
II.
NỘI DUNG
A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ
BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
1. Đối tượng
kiểm điểm
1.1. Tập thể
a)
Ở Trung ương
- Bộ
Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung
ương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các ban đảng ở Trung ương.
- Tập
thể thường trực Hội đồng Dân tộc; thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể
lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Thường vụ
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh
Việt Nam.
- Tập
thể lãnh đạo: Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội;
các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng
nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật); các cơ quan, đơn vị
của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở
Trung ương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Tập
thể lãnh đạo, quản lý khác ở các ban, bộ, ngành do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự
đảng trực thuộc Trung ương quy định.
b)
Ở địa phương
-
Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; cấp ủy cơ sở; đảng
đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp
việc của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện.
-
Đoàn đại biểu Quốc hội, tập thể thường trực hội đồng nhân dân, tập thể lãnh đạo
ủy ban nhân dân các cấp.
-
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
ban thường vụ đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và ban chấp hành
cấp cơ sở.
- Tập
thể lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành
ủy trực thuộc Trung ương quy định.
1.2. Cá
nhân
- Đảng
viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng).
-
Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
2. Nơi kiểm
điểm
2.1. Đối với tập
thể
Tập thể lãnh đạo, quản
lý ở cấp nào thực hiện kiểm điểm ở cấp đó. Kết hợp kiểm điểm tập thể lãnh đạo,
quản lý cơ quan, đơn vị với kiểm điểm đảng đoàn, ban cán sự đảng; với
ban thường vụ đảng ủy của cơ quan, đơn vị (nếu các thành viên lãnh đạo đều
trong ban thường vụ).
2.2. Đối với
cá nhân
- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
- Đối với đảng viên
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt còn thực
hiện kiểm điểm như sau:
+
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm trước tập
thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị
mà mình là thành viên.
+
Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành
Trung ương kiểm điểm trước ban thường vụ cấp ủy mà mình tham gia; ban cán sự đảng,
đảng đoàn hoặc tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên.
+
Các đồng chí ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị ở Trung ương
kiểm điểm trước ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo, quản lý các tổ chức,
cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên.
+
Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm
điểm trước tập thể ban thường vụ; trước tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn
vị mà mình là thành viên. Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh,
cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo, quản lý tổ chức, cơ
quan, đơn vị nơi làm việc.
+ Các đồng chí cấp ủy
viên cơ sở kiểm điểm trước tập thể ban chấp hành và tập thể lãnh đạo nơi mình
là thành viên.
Đảng
viên giữ từ ba chức vụ lãnh đạo, quản lý trở lên, ngoài kiểm điểm ở các nơi nêu
trên, có thể kiểm điểm ở nơi khác (nếu cần) do cấp có thẩm quyền quyết định.
-
Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nơi thực hiện chế độ thủ trưởng thì kiểm điểm trước
hội nghị cán bộ chủ chốt hoặc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan,
đơn vị nơi làm việc.
-
Cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa là đảng viên thì kiểm điểm ở tập thể lãnh đạo, quản
lý mà mình là thành viên.
-
Nơi kiểm điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ
sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
3. Nội dung
kiểm điểm
3.1. Đối với tập
thể lãnh đạo, quản lý
-
Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của cấp
trên.
- Kết
quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm của địa phương, cơ quan,
đơn vị; các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm
được lượng hóa bằng sản phẩm (nếu có).
- Việc đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
-
Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định, quy chế làm việc.
- Kết
quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và
thi đua, khen thưởng.
- Kết quả khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở
kỳ kiểm điểm trước.
- Những vấn đề được
gợi ý kiểm điểm (nếu có).
Khi kiểm điểm phải
làm rõ trách nhiệm của tập thể và mỗi thành viên, nhất là người đứng đầu trong
từng hạn chế, khuyết điểm của tập thể và đề ra biện pháp khắc phục có tính khả
thi.
3.2. Đối với đảng
viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý
a) Kiểm điểm đảng
viên
- Về phẩm chất chính
trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc:
+ Tư tưởng chính trị:
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới
của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập
các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản
lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.
+ Phẩm chất đạo đức,
lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của
người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng
nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và
giữ gìn đoàn kết nội bộ.
+ Ý thức tổ chức kỷ
luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều
đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị;
các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng và đóng đảng phí theo quy định; trách nhiệm
nêu gương của đảng viên; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và giữ mối liên
hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú.
+ Tác phong, lề lối
làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp
làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng
chí, đồng nghiệp.
+ Liên hệ các biểu
hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" của cá nhân theo phụ lục (đính kèm).
- Về thực hiện chức trách,
nhiệm vụ:
+ Việc thực hiện nhiệm
vụ đảng viên, quyền hạn và trách nhiệm đối với các chức vụ công tác (đảng,
chính quyền, đoàn thể) theo quy định.
+ Kết quả thực hiện
các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
+ Trách nhiệm cá
nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức,
cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.
- Việc thực hiện cam
kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
- Kết quả khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở kỳ
kiểm điểm trước.
- Những vấn đề được
gợi ý kiểm điểm (nếu có).
* Đối với đảng
viên là công chức, viên chức và những người khác hưởng lương từ ngân sách nhà
nước: Khi kiểm điểm cần đi sâu làm rõ về
khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; tinh thần
đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân.
b) Kiểm điểm cán
bộ lãnh đạo, quản lý
Ngoài những nội dung
nêu tại khoản a) trên đây, còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:
- Kết quả về lãnh đạo,
quản lý, điều hành, trách nhiệm của cá nhân trong tham gia cùng tập thể lãnh đạo
và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa
phương, cơ quan, đơn vị; quan hệ, phối hợp với cấp ủy và tập thể lãnh đạo, quản
lý; thái độ công tâm, khách quan; việc quy tụ, đoàn kết nội bộ và sự tín nhiệm
của cán bộ, đảng viên, quần chúng.
- Ý thức đấu tranh
phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi. Việc kê khai tài
sản, thu nhập theo quy định; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
cán bộ, đảng viên, người lao động. Trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo,
quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.
4. Các bước
tiến hành
4.1. Chuẩn
bị kiểm điểm
a) Chuẩn bị báo
cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân
- Người đứng đầu cấp
ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo
kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 1 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân có
liên quan theo quy định của cấp có thẩm quyền. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi
trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 3 ngày làm việc.
- Mỗi
cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2.
b) Gợi ý kiểm điểm
đối với tập thể, cá nhân
- Bộ Chính trị, Ban
Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc
Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cấp ủy, tổ chức
đảng gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý (nếu cần).
- Ban tổ chức cấp ủy
hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối
hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể,
cá nhân cần gợi ý và nội dung kiểm điểm.
4.2. Tổ
chức kiểm điểm
- Kiểm điểm đảng
viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm được tiến hành vào dịp
cuối năm. Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau, người đứng đầu trước, cấp phó
và các thành viên sau, lấy kết quả kiểm điểm tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá
nhân, lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập
thể. Cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện kiểm điểm sau khi các tập thể
lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể đã hoàn thành kiểm điểm. Những
chi bộ có tổ đảng thì có thể kiểm điểm đảng viên ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo
cáo kết quả với chi bộ.
- Cấp ủy cấp trên
xây dựng kế hoạch, lập các đoàn công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi
ý kiểm điểm và phân công cấp ủy viên, cán bộ các ban tham mưu, giúp việc của cấp
ủy dự, chỉ đạo và tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể
lãnh đạo, quản lý cấp dưới để báo cáo cấp ủy.
- Người đứng đầu hoặc
người được ủy quyền trình bày báo cáo kiểm điểm của tập thể; từng thành viên
trong tập thể tham gia góp ý và làm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân đối với những
ưu, khuyết điểm của tập thể. Người đứng đầu tổng hợp, kết luận từng nội dung tiếp
thu để hoàn thiện báo cáo.
- Cá nhân trình bày
bản tự kiểm điểm; từng thành viên trong tập thể góp ý, phê bình; người chủ trì
kết luận những ưu, khuyết điểm của từng cá nhân; cá nhân tiếp thu, hoàn thiện bản
tự kiểm điểm. Khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công đồng chí cấp phó chủ
trì. Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thực hiện kiểm
điểm sâu về chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó, ở chi bộ tập trung kiểm điểm
việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Thời gian tổ chức
kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực
thuộc Trung ương tối thiểu là 03 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư
gợi ý kiểm điểm tối thiểu là 04 ngày; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh
đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu 02 ngày, những nơi được Bộ Chính
trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy
trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc
quyền quản lý.
B. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CHẤT LƯỢNG
Đánh giá, xếp loại
chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý
hằng năm được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình và
tiến hành ngay sau khi kết thúc kiểm điểm.
1. Đánh giá, xếp
loại chất lượng tổ chức đảng
1.1. Đối tượng
- Đảng bộ huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; đảng bộ cấp trên trực tiếp tổ chức cơ
sở đảng (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Đảng bộ cơ sở (bao
gồm cả đảng bộ cơ sở mà đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở) và chi bộ cơ sở.
- Đảng bộ bộ phận và
chi bộ trực thuộc đảng ủy do các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung
ương hướng dẫn.
1.2. Khung
tiêu chí đánh giá
a) Các tiêu chí về
xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
- Công tác chính
trị tư tưởng: Tuyên truyền, giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt, thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với các biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm
vụ thường xuyên, trọng tâm, đột xuất trong công tác chính trị tư tưởng theo sự
chỉ đạo của cấp ủy cấp trên. Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng
viên và nhân dân; định hướng tư tưởng đối với đảng viên.
- Công tác tổ chức,
cán bộ và xây dựng đảng bộ, chi bộ: Kết
quả thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Việc
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc
của cấp ủy gắn với xây dựng đoàn kết nội bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo và
nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên
và bí thư chi bộ; quản lý, phân công nhiệm vụ cho đảng viên và kết nạp đảng
viên mới; giới thiệu đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy
cơ sở nơi cư trú. Kết quả xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; củng cố
tổ chức đảng và giúp đỡ, giáo dục đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.
- Lãnh đạo chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội: Lãnh đạo xây dựng các tổ chức vững mạnh; phát huy hiệu lực, hiệu quả
quản lý của chính quyền, xem xét, giải quyết những vấn đề nảy sinh ở địa
phương, cơ quan, đơn vị; kết quả phối hợp công tác; phát huy sức mạnh tổng hợp,
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã
hội.
- Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng: Kết quả thực
hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy và công tác tự kiểm tra, giám sát của
đảng bộ, chi bộ. Công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát hiện, xử lý tổ chức đảng, đảng viên
vi phạm.
b) Các tiêu chí về
kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (được lượng hóa cụ thể)
- Việc cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình, kế hoạch công tác năm để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kết quả lãnh đạo
thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Kết quả đánh
giá, xếp loại chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
cùng cấp và các tổ chức đảng trực thuộc.
c) Kết quả khắc
phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra
1.3. Khung
tiêu chuẩn các mức chất lượng
a)
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
-
Là đảng bộ (chi bộ) có nhiều thành tích nổi bật, có đổi mới sáng tạo và có sản
phẩm cụ thể; khẳng định vị thế, vai trò hàng đầu, điển hình để các tổ chức
đảng khác học tập, noi theo.
-
Các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị; kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, chuyên môn nghiệp vụ được cấp có thẩm
quyền giao đều đánh giá đạt cấp độ "Xuất sắc", những tiêu chí còn lại
được đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên.
- Đối
với đảng bộ phải có 100% số tổ chức đảng trực thuộc được xếp loại chất lượng
“Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên. Đối với chi bộ phải có 100% đảng viên được xếp
loại chất lượng “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
-
Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp được
xếp loại chất lượng "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên.
-
Không có cấp ủy viên của đảng bộ bị xử lý kỷ luật.
Cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng tổ chức đảng được xếp loại
"Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số tổ chức đảng
cùng cấp trực thuộc được xếp loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" của từng
đảng bộ.
b)
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
-
Các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị; kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, chuyên môn nghiệp vụ được cấp có thẩm
quyền giao đều đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên, những tiêu chí còn
lại được đánh giá đạt cấp độ "Trung bình" trở lên.
- Đối
với đảng bộ phải có 100% số tổ chức đảng trực thuộc được xếp loại chất lượng
“Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên. Đối với chi bộ phải có 100% đảng viên được xếp
loại chất lượng "Hoàn thành nhiệm vụ" trở lên.
-
Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp được
xếp loại chất lượng "Hoàn thành nhiệm vụ" trở lên.
-
Không có cấp ủy viên của đảng bộ bị xử lý kỷ luật (trừ trường hợp tự
phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
c)
Hoàn thành nhiệm vụ
-
Các tiêu chí đều đánh giá đạt cấp độ "Trung bình" trở lên.
-
Không có cấp ủy viên của đảng bộ hoặc tập thể cấp ủy trực thuộc (đảng
viên của chi bộ) bị xử lý kỷ luật (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục
xong hậu quả).
d)
Không hoàn thành nhiệm vụ
Là
đảng bộ (chi bộ) không đạt mức "Hoàn thành nhiệm vụ" hoặc thuộc một
trong các trường hợp sau:
-
Có tập thể cấp ủy trực thuộc để xảy ra các vụ, việc tham ô, tham nhũng và các
vi phạm khác bị xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước (trừ trường
hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
-
Chỉ hoàn thành dưới 50% số chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh được cấp có thẩm quyền giao (trừ trường hợp bất khả kháng) hoặc
các chương trình, kế hoạch về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của đảng
bộ ở mức kém.
-
Có từ 02 tổ chức (Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội) cùng cấp xếp
loại chất lượng “Không hoàn thành nhiệm vụ”.
-
Ban thường vụ cấp ủy bị xử lý kỷ luật hoặc có trên 20% số tập thể cấp ủy trực
thuộc xếp loại chất lượng "Không hoàn thành nhiệm vụ" (chi ủy bị xử
lý kỷ luật hoặc chi bộ có trên 20% số đảng viên xếp loại chất lượng
"Không hoàn thành nhiệm vụ").
1.4. Trách nhiệm,
thẩm quyền
a) Đối với đánh
giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện
- Ban thường vụ tỉnh
ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ban thường vụ
cấp ủy cấp tỉnh) chủ trì, tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định đánh giá, xếp
loại chất lượng các đảng bộ trực thuộc.
- Cấp ủy cấp huyện tự
đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ mình.
- Các chủ thể có
liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng:
+ Ở cấp trên:
(1) Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp trên trực tiếp;
(2) Thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh (đối với đánh giá đảng bộ huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh); tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp
trên trực tiếp và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh (đối với đánh giá đảng
bộ cấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng khác).
+ Ở cùng cấp: Các
ban thường vụ cấp ủy cấp huyện trong đảng bộ.
+ Ở cấp dưới: Các cấp
ủy đảng trực thuộc (chi bộ nơi không có cấp ủy).
b) Đối với đánh
giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng
- Ban thường vụ cấp ủy
cấp huyện chủ trì tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại
chất lượng các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
- Cấp ủy cơ sở tự
đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ, chi bộ mình.
- Các chủ thể có
liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng:
+ Ở cấp trên:
(1) Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp trên trực tiếp;
(2) Thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện (đối với đánh giá tổ chức cơ sở đảng
ở xã, phường, thị trấn); tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp và
các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện (đối với đánh giá các loại hình tổ chức
cơ sở đảng khác).
+ Ở cùng cấp: Các cấp
ủy cơ sở trong cùng đảng bộ cấp huyện.
+ Ở cấp dưới: Các cấp
ủy đảng trực thuộc (chi bộ nơi không có cấp ủy).
1.5. Cách thức
thực hiện
Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Căn cứ 4 cấp độ (xuất
sắc, tốt, trung bình, kém) của từng tiêu chí đánh giá đã được cấp ủy cấp tỉnh cụ
thể hóa và tiêu chuẩn mức chất lượng đã được quy định cho từng loại hình tổ chức
đảng, ban thường vụ cấp ủy (chi ủy đối với chi bộ) tự đánh giá, xếp loại như
sau:
- Phân tích kết quả
đạt được của từng tiêu chí đánh giá để tự xếp từng tiêu chí đánh giá đạt cấp độ
"Xuất sắc" hoặc "Tốt" hoặc "Trung bình" hoặc
"Kém" vào cột tương ứng của Mẫu 3.
- Căn cứ kết quả tự
đánh giá theo Mẫu 3, hội nghị ban chấp hành đảng bộ (chi bộ) thảo luận, biểu
quyết bằng phiếu kín để xác định mức xếp loại chất lượng của đảng bộ, chi bộ
vào 1 trong 4 mức (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn
thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ), báo cáo cấp ủy cấp trên.
Bước 2: Các chủ thể tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng
Cấp ủy có thẩm quyền
tổ chức để các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện việc phân tích chất lượng từng
tiêu chí đánh giá, đề xuất mức chất lượng của từng tổ chức đảng theo Mẫu 3 và gửi
kết quả về ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh (đối với đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp
huyện), ban tổ chức cấp ủy cấp huyện (đối với đánh giá, xếp loại TCCSĐ) để tổng
hợp.
Bước 3: Quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng
Ban tổ chức cấp ủy
có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp, thẩm định
kết quả tự đánh giá và kết quả tham gia đánh giá của các chủ thể để báo cáo ban
thường vụ cấp ủy cấp tỉnh (đối với đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện), ban
thường vụ cấp ủy cấp huyện (đối với đánh giá, xếp loại TCCSĐ) xem xét, bỏ phiếu
kín quyết định xếp loại chất lượng đối với các tổ chức đảng trực thuộc.
2. Đánh giá, xếp
loại chất lượng đảng viên
2.1. Đối tượng
Đảng
viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt).
2.2. Khung
tiêu chí đánh giá
a) Về tư tưởng
chính trị; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc
- Tư tưởng chính trị:
Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới
của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập
các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản
lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.
- Phẩm chất đạo đức,
lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của
người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng
nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và
giữ gìn đoàn kết nội bộ.
- Ý thức tổ chức kỷ
luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều
đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị;
các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; gương mẫu
thực hiện nghĩa vụ công dân và giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng
viên cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên.
- Tác phong, lề lối
làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp
làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng
chí, đồng nghiệp.
- Kết quả đấu tranh
phòng, chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cá nhân.
b) Về kết quả thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
- Việc thực hiện chức
trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).
- Kết quả thực hiện
các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với
đảng viên là công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng,
tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần
đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân…
c) Kết quả
đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý
trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có)
d) Việc thực hiện cam
kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
đ) Kết quả khắc
phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ
ra ở các kỳ kiểm điểm trước
e) Kết quả kiểm
điểm theo gợi ý của cấp có thẩm quyền (nếu có)
2.3. Khung
tiêu chuẩn các mức chất lượng
a)
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
-
Là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi
đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích
nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo.
-
Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ
"Xuất sắc"; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Tốt"
trở lên.
- Đảng
viên là công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức
“Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng đảng viên được xếp loại "Hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số đảng viên được xếp loại
"Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trong từng tổ chức cơ sở đảng.
b)
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
-
Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ
"Tốt" trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ
"Trung bình" trở lên.
- Đảng
viên là công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức
"Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên.
c)
Hoàn thành nhiệm vụ
-
Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ "Trung bình" trở lên.
- Đảng viên là công
chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức "Hoàn
thành nhiệm vụ" trở lên.
d)
Không hoàn thành nhiệm vụ
Là
đảng viên không đạt mức "Hoàn thành nhiệm vụ" hoặc thuộc một trong
các trường hợp sau:
- Cấp có thẩm quyền kết
luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
- Chỉ hoàn thành dưới
50% chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm.
- Đảng
viên là công chức, viên chức xếp loại ở mức "Không hoàn thành nhiệm vụ".
- Đảng
viên bị thi hành kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần
khi xếp loại).
2.4.
Trách nhiệm, thẩm quyền
- Đảng ủy cơ sở, chi
ủy cơ sở (chi bộ cơ sở nơi không có chi ủy) chủ trì tổ chức thực hiện và xem
xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đảng viên.
- Từng đảng viên tự
đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Các chủ thể có
liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên:
+ Đối với đánh giá đảng
viên là công chức, viên chức, những người khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước
và nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là công chức,
viên chức): (1) Chi ủy (chi bộ) nơi đảng viên sinh hoạt; (2) Tập thể
lãnh đạo đoàn thể mà đảng viên là thành viên lãnh đạo; (3) Người đứng đầu cơ
quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức, viên chức; (4) Chi ủy, đảng ủy
cơ sở nơi đảng viên cư trú; (5) Đảng viên trong chi bộ.
+ Đối với đánh giá đảng viên không là công chức, viên chức: (1) Chi
ủy (chi bộ) nơi đảng viên sinh hoạt; (2) Tập thể lãnh đạo đoàn thể mà đảng viên
là thành viên lãnh đạo; (3) Đảng viên trong chi bộ.
2.5. Cách thức
thực hiện
Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Căn cứ các tiêu chí
đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng được quy định cụ thể cho từng đối tượng, đảng
viên tự phân tích chất lượng (xác định cấp độ "Xuất sắc", "Tốt",
"Trung bình", "Kém" cho từng tiêu chí đánh giá cụ thể) và
xem xét, tự nhận mức chất lượng theo Mẫu 5; sau đó, báo cáo trước chi bộ trong
cuộc họp kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm.
Bước 2: Các chủ thể tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng
Chi ủy (bí
thư nơi không có chi ủy) tổ chức để các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện việc
phân tích chất lượng từng tiêu chí đánh giá, đề xuất mức xếp loại từng đảng
viên gửi kết quả về chi ủy (bí thư nơi không có chi ủy); cụ thể:
- Chi ủy nơi đảng
viên sinh hoạt; tập thể lãnh đạo đoàn thể mà đảng viên là thành viên lãnh đạo:
Đánh giá, xếp loại từng đảng viên theo Mẫu 5.
- Chi ủy, đảng ủy cơ
sở nơi đảng viên cư trú: Thực hiện việc xác nhận phiếu nhận xét đảng viên theo
Quy định số 76-QĐ/TW.
- Người đứng đầu cơ
quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức, viên chức: Đánh giá, xếp loại
công chức, viên chức theo quy định của Chính phủ.
- Đảng viên trong
chi bộ: Xem xét, bỏ phiếu kín mức chất lượng đối với từng đảng viên.
Chi ủy (bí thư nơi
không có chi ủy) tổng hợp kết quả, đề xuất nội dung nhận xét đánh giá, mức xếp
loại chất lượng cho từng đảng viên và báo cáo cấp ủy cơ sở theo Mẫu 6.
Bước 3: Quyết định mức xếp loại chất lượng
- Bộ phận giúp việc
cấp ủy thẩm định báo cáo của chi bộ để đảng ủy cơ sở xem xét, bỏ phiếu kín quyết
định xếp loại chất lượng đảng viên.
- Đối với chi bộ cơ
sở thì chi ủy (bí thư nơi không có chi ủy) quyết định xếp loại chất lượng đảng
viên.
3. Đánh giá, xếp
loại chất lượng tập thể lãnh đạo, quản lý
3.1. Đối tượng
- Đảng đoàn, ban cán
sự đảng cấp tỉnh; ban thường vụ cấp ủy cấp huyện; cấp ủy cơ sở.
- Ban thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã; ban thường vụ các đoàn thể
chính trị - xã hội cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở.
- Tập thể lãnh đạo
các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện.
- Các tập thể lãnh đạo,
quản lý khác do các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quyết định.
3.2. Khung
tiêu chí đánh giá
a) Về xây dựng tập
thể lãnh đạo, quản lý
- Việc thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; quy chế làm việc; xây dựng
đoàn kết nội bộ.
- Trách nhiệm trong
lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của
tổ chức, cơ quan, đơn vị.
b) Về kết quả thực
hiện nhiệm vụ được giao trong năm
- Đối với đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh; ban thường vụ cấp ủy
cấp huyện; cấp ủy cơ sở:
+ Kết quả lãnh đạo,
chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
+ Việc cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình, kế hoạch công tác năm.
+ Kết quả thực hiện
các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được cấp
có thẩm quyền giao, phê duyệt và được lượng hóa bằng sản phẩm (nếu có).
+ Kết quả đánh
giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực
tiếp.
- Đối với ban thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã; ban thường vụ các đoàn
thể chính trị - xã hội cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở:
+ Việc cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình, kế hoạch công tác năm để thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo, hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội cấp trên.
+ Kết quả thực hiện
các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp ủy cùng cấp; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội cấp trên giao trong năm.
+ Kết quả đánh
giá, xếp loại các đơn vị trực thuộc.
- Đối với tập thể
lãnh đạo cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện:
+ Việc tham mưu cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện các
chủ trương, chương trình, kế hoạch công tác của cấp ủy trong năm.
+ Việc theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp ủy cấp dưới.
+ Kết quả công
tác tham mưu và thực hiện các nhiệm
vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Kết quả đánh
giá, xếp loại các đơn vị trực thuộc (nếu có).
c) Kết quả khắc
phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra
3.3. Khung
tiêu chuẩn các mức chất lượng
a)
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
-
Là tập thể đoàn kết, có phẩm chất, năng lực, uy tín, khẳng định rõ vai trò lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức, địa phương,
cơ quan, đơn vị; có đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể; tích cực cải cách thủ
tục hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác; xây dựng đơn vị
phát triển toàn diện, giữ vị trí hàng đầu trong địa phương, ngành, lĩnh vực.
-
Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ
"Xuất sắc"; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Tốt"
trở lên.
-
Không có thành viên nào bị kỷ luật.
Cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng tập thể lãnh đạo, quản lý được xếp
loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số được xếp loại
"Hoàn thành tốt nhiệm vụ" theo từng đối tượng tập thể lãnh đạo, quản
lý trực thuộc cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Mức xếp loại chất lượng của tập thể lãnh
đạo, quản lý không được cao hơn mức xếp loại của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
b)
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
-
Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ
"Tốt" trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ
"Trung bình" trở lên.
-
Không có thành viên nào bị kỷ luật (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục
xong hậu quả).
c)
Hoàn thành nhiệm vụ
-
Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ "Trung bình" trở lên.
-
Không có thành viên nào bị kỷ luật (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục
xong hậu quả).
d)
Không hoàn thành nhiệm vụ
Là
tập thể không đạt mức "Hoàn thành nhiệm vụ" hoặc thuộc một trong các
trường hợp sau:
- Cấp
có thẩm quyền kết luận mất đoàn kết nội bộ hoặc có thành viên suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa".
- Địa
phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, quản lý chỉ hoàn thành dưới
50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm, các chỉ
tiêu chủ yếu không đạt 100% (trừ trường hợp bất khả kháng).
- Bị xử
lý kỷ luật hoặc có thành viên bị kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật
chỉ tính một lần khi xếp loại).
3.4. Trách nhiệm,
thẩm quyền
a) Đánh giá, xếp
loại đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh
- Ban thường vụ tỉnh
ủy, thành ủy chủ trì, tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định xếp loại chất lượng
các đảng đoàn, ban cán sự đảng.
- Đảng đoàn, ban cán
sự đảng tự đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Các chủ thể có
liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng: (1) Các cơ quan chuyên trách
tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh; (2) Thường trực hội đồng nhân dân, ủy
ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh.
b) Đánh giá, xếp
loại ban thường vụ cấp ủy cấp huyện
- Ban thường vụ tỉnh
ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức thực hiện và xem
xét, quyết định xếp loại chất lượng các ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.
- Ban thường vụ cấp ủy
cấp huyện tự đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Các chủ thể có
liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng:
+ Ở cấp trên:
(1) Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh; (2) Thường
trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội cấp tỉnh (tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các đoàn thể chính trị
- xã hội cấp trên trực tiếp đối với đánh giá, xếp loại ban thường vụ cấp ủy cấp
trên tổ chức cơ sở đảng khác trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh) tham gia
đánh giá các nội dung tiêu chí theo chức năng, nhiệm vụ công tác của mình.
+ Ở cùng cấp: Các
ban thường vụ cấp ủy cấp huyện trong đảng bộ.
+ Ở cấp dưới: Các cấp
ủy đảng trực thuộc (chi bộ nơi không có cấp ủy).
c) Đánh giá, xếp
loại cấp ủy cơ sở
- Ban thường vụ cấp ủy
cấp huyện chủ trì, tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định xếp loại chất lượng
các cấp ủy cơ sở trực thuộc.
- Đảng ủy, chi ủy cơ
sở tự đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Các chủ thể có
liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng:
+ Ở cấp trên:
(1) Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp huyện; (2) Thường
trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội cấp huyện (tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính
trị - xã hội cấp trên trực tiếp đối với đánh giá, xếp loại cấp ủy cơ sở khác trực
thuộc cấp ủy cấp huyện) tham gia đánh giá các nội dung tiêu chí theo chức năng,
nhiệm vụ công tác của mình.
+ Ở cùng cấp: Các cấp
ủy cơ sở trong cùng đảng bộ cấp huyện.
+ Ở cấp dưới: Các tổ
chức đảng trực thuộc.
d) Đánh giá, xếp
loại ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã; ban
thường vụ các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở
- Ban thường vụ cấp ủy
cấp huyện (đảng ủy cơ sở) chủ trì, tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định xếp
loại chất lượng ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp
xã; ban thường vụ các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và ban chấp hành cấp
cơ sở.
- Ban thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã; ban thường vụ các đoàn thể
chính trị - xã hội cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở tự đánh giá, xếp loại
chất lượng.
- Các chủ thể có
liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng:
+ Ở cấp trên: Tập thể
lãnh đạo của ngành dọc cấp trên trực tiếp.
+ Ở cùng cấp: Thường
trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.
+ Ở cấp dưới: Tập thể
lãnh đạo của ngành dọc cấp dưới trực tiếp.
e) Đánh giá, xếp
loại tập thể lãnh đạo cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện
- Ban thường vụ cấp
tỉnh, cấp huyện chủ trì tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định xếp loại chất
lượng cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của mình.
- Cơ quan chuyên
trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tự đánh giá, xếp loại
chất lượng.
- Các chủ thể có
liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng:
+ Ở cấp trên: Tập thể
lãnh đạo cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp trên trực tiếp
theo ngành dọc.
+ Ở cùng cấp: (1) Tập
thể lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp;
(2) Cấp ủy, tập thể lãnh đạo các đoàn thể của đơn vị.
+ Ở cấp dưới: Tập thể
lãnh đạo đơn vị cấp dưới trực tiếp (nếu có).
3.5. Cách thức
thực hiện
Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Căn cứ các tiêu chí
đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng được quy định cụ thể cho từng loại hình đối
tượng, tập thể lãnh đạo, quản lý tự phân tích chất lượng (xác định các cấp độ
"Xuất sắc", "Tốt", "Trung bình", "Kém"
cho từng tiêu chí đánh giá cụ thể); xem xét, tự nhận mức chất lượng theo Mẫu 4
và báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.
Bước 2: Các chủ thể tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng
Cấp ủy có thẩm quyền
tổ chức để các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện việc phân tích chất lượng,
xem xét, đánh giá, xếp loại tập thể lãnh đạo, quản lý theo Mẫu 4 và gửi kết quả
về ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh (đối với đánh giá đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp
tỉnh; ban thường vụ cấp ủy cấp huyện; tập thể lãnh đạo cơ quan
chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh), ban tổ chức cấp ủy cấp
huyện (đối với đánh giá tập thể lãnh đạo cơ quan chuyên trách tham
mưu, giúp việc của cấp ủy cấp huyện; ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp huyện, ban thường vụ các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện; cấp ủy
cơ sở), bộ phận giúp việc đảng ủy (đối với đánh giá ban thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, ban chấp hành các đoàn thể chính trị -
xã hội cấp xã) để tổng hợp.
Bước 3: Quyết định mức xếp loại chất lượng
Ban tổ chức cấp ủy
(bộ phận giúp việc đảng ủy) có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan có
liên quan tổng hợp, thẩm định kết quả tự đánh giá và kết quả tham gia đánh giá
của các chủ thể để báo cáo ban thường vụ cấp ủy xem xét, bỏ phiếu kín quyết định
xếp loại chất lượng đối với các tập thể lãnh đạo, quản lý.
4. Đánh giá, xếp
loại cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
- Thực hiện theo Quy
định số 89-QĐ/TW, ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức
danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Bổ
sung vào tiêu chí đánh giá, xếp loại về: tinh thần đổi mới sáng tạo, cải cách
thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ và có sản phẩm cụ thể lượng
hóa được; trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ
lãnh đạo chủ chốt các cấp.
- Sau khi hoàn thành
đánh giá, xếp loại tổ chức, tập thể, cá nhân ở địa phương, cơ quan, đơn vị thì
đánh giá, xếp loại người đứng đầu. Đảng viên là thành viên tập thể cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp trên sinh hoạt tại chi bộ thì đánh giá, xếp loại đảng viên ở
chi bộ trước (chỉ đánh giá những nhiệm vụ được chi bộ giao), ở tập thể cán bộ
lãnh đạo, quản lý sau. Mức xếp loại chất lượng của người đứng đầu không được
cao hơn mức xếp loại của tập thể lãnh đạo, quản lý và tổ chức, cơ quan, đơn vị
do mình là người đứng đầu.
- Cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý được xếp loại "Hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số được xếp loại "Hoàn
thành tốt nhiệm vụ" theo chức danh tương đương ở từng cấp, từng
ngành, từng lĩnh vực.
5. Một số điểm
lưu ý trong đánh giá, xếp loại chất lượng
- Hằng năm, người đứng
đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với từng tập
thể, cá nhân thuộc quyền quản lý để làm căn cứ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất
lượng.
- Tập thể, cá nhân
phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại. Cá nhân vắng mặt hoặc
chưa được đánh giá, xếp loại thì phải tổ chức đánh giá, xếp loại trong thời
gian sớm nhất.
- Đánh giá, xếp loại
tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân
thành viên sau. Đảng viên là công chức, viên chức thực hiện đánh giá chất lượng
sau khi có kết quả đánh giá công chức, viên chức. Những người đảm nhiệm nhiều
chức vụ công tác, phải kiểm điểm ở nhiều nơi mà có sự khác nhau khi biểu quyết
mức chất lượng ở mỗi nơi thì xem xét, lấy mức chất lượng ở các chức vụ đảm nhiệm
chính và cao nhất làm cơ sở.
- Cấp có thẩm quyền
thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới đối tượng đánh giá và tập thể, cá nhân
trực tiếp quản lý, sử dụng đối tượng đánh giá.
- Tập thể, cá nhân
đã được xếp loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm
bảo điều kiện của mức chất lượng đã xếp loại thì hủy bỏ kết quả và xếp loại lại.
- Không đánh giá, xếp
loại đối với tổ chức đảng mới thành lập chưa đủ 06 tháng, đảng viên mới kết nạp
chưa đủ 06 tháng, nhưng vẫn phải kiểm điểm đảng viên tính từ ngày kết nạp vào Đảng.
Đảng viên nghỉ ốm từ 03 tháng trở lên không xếp loại đạt mức "Hoàn thành tốt
nhiệm vụ" trở lên; đảng viên nghỉ thai sản thì kết quả xếp loại chất lượng
trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm
đó.
- Ở những nơi có điều
kiện nên tổ chức đánh giá theo tháng, quý, 06 tháng; có thể thí điểm các phương
pháp đánh giá phù hợp, có hiệu quả và đảm bảo kết quả thực chất hơn.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ
Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối
với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị và Hướng dẫn này, các tỉnh
ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện một số nội
dung chủ yếu sau:
- Cụ thể hóa nội dung kiểm điểm, tiêu chí đánh giá; định
lượng hóa mức độ đạt được (theo 4 cấp độ: xuất sắc, tốt, trung bình, kém) của từng
tiêu chí cụ thể và tiêu chuẩn từng mức chất lượng (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ); hoàn
thiện các biểu mẫu, trình tự, thủ tục cho phù hợp với từng loại hình tổ chức đảng;
đối tượng đảng viên, tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý và đặc điểm,
tình hình địa phương, lĩnh vực, ngành.
- Chỉ đạo chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực
hiện đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức, cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức
hằng năm để đảm bảo đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, tập
thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý thực chất.
- Hằng năm, chủ động xây dựng kế hoạch kiểm điểm,
đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân ở cấp mình, đồng thời chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cấp dưới bảo đảm đúng mục đích,
yêu cầu và tiến độ đề ra. Chú trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; kịp
thời đề ra giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm; tập trung củng
cố các tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý và giúp đỡ đảng viên không hoàn
thành nhiệm vụ.
2. Hồ sơ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng của
tập thể, cá nhân được quản lý theo quy định. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực
thuộc Trung ương gửi hồ sơ kiểm điểm của tập thể, cá nhân thuộc diện Bộ Chính
trị, Ban Bí thư quản lý và báo cáo kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất
lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý về
Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 01 tháng 3 năm sau.
Hướng dẫn này thay
thế Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW, ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm
điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng
viên hằng năm. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cấp ủy, tổ
chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Ban Tổ chức Trung
ương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
|
K/T TRƯỞNG
BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thanh Bình
|
PHỤ LỤC
NHẬN DIỆN 27 BIỂU HIỆN
SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, NHỮNG BIỂU HIỆN
"TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HÓA" TRONG NỘI BỘ BẰNG CÁC
BIỂU HIỆN CỤ THỂ
Số TT
|
BIỂU HIỆN
|
LIÊN HỆ
|
Có biểu hiện
|
Không có biểu
hiện
|
I
|
BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
|
|
|
1
|
Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm
sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
|
|
|
2
|
Hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh.
|
|
|
3
|
Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng.
|
|
|
4
|
Không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội.
|
|
|
5
|
Phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm
sai trái.
|
|
|
6
|
Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng
của lý luận và học tập lý luận chính trị.
|
|
|
7
|
Lười học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước.
|
|
|
8
|
Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức
của Đảng.
|
|
|
9
|
Sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong
công tác.
|
|
|
10
|
Né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm.
|
|
|
11
|
Trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái,
kém hiệu quả.
|
|
|
12
|
Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân,
không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.
|
|
|
13
|
Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận
khuyết điểm.
|
|
|
14
|
Khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không
tự giác nhận kỷ luật.
|
|
|
15
|
Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va
chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.
|
|
|
16
|
Lợi dụng tự phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau
hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân
không trong sáng.
|
|
|
17
|
Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
|
|
|
18
|
Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít,
nói một đằng, làm một nẻo.
|
|
|
19
|
Nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị
khác.
|
|
|
20
|
Nói và làm không nhất quán khi đương chức với
lúc về nghỉ hưu.
|
|
|
21
|
Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý
mình.
|
|
|
22
|
Không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến
hợp lý của người khác.
|
|
|
23
|
Tham vọng chức quyền.
|
|
|
24
|
Không chấp hành sự phân công của tổ chức.
|
|
|
25
|
Kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi
có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó.
|
|
|
26
|
Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có
khó khăn.
|
|
|
27
|
Tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu
bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.
|
|
|
28
|
Có “tư duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết
những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình.
|
|
|
29
|
Bổ nhiệm người thân, người quen dù không đủ tiêu
chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị
trí có nhiều lợi ích.
|
|
|
II
|
BIỂU HIỆN VỀ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
|
|
|
30
|
Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội,
vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể.
|
|
|
31
|
Ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn
người khác hơn mình.
|
|
|
32
|
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất
đoàn kết nội bộ.
|
|
|
33
|
Đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức.
|
|
|
34
|
Cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức,
tranh quyền.
|
|
|
35
|
Độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ
đạo, điều hành.
|
|
|
36
|
Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
|
|
|
37
|
Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô
trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng"
tên tuổi.
|
|
|
38
|
Thích được đề cao, ca ngợi.
|
|
|
39
|
"Chạy thành tích", "chạy khen
thưởng","chạy danh hiệu".
|
|
|
40
|
Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ
sở.
|
|
|
41
|
Thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình
hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
|
|
|
42
|
Thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó
khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
|
|
|
43
|
Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng
phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài
nguyên...
|
|
|
44
|
Đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không
hiệu quả.
|
|
|
45
|
Mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định.
|
|
|
46
|
Chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc.
|
|
|
47
|
Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực.
|
|
|
48
|
Phí phạm thời gian lao động.
|
|
|
49
|
Tham ô, tham nhũng.
|
|
|
50
|
Lợi dụng chức vụ quyền hạn cấu kết với doanh
nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi.
|
|
|
51
|
Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được
giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.
|
|
|
52
|
Thao túng trong công tác cán bộ.
|
|
|
53
|
Chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân
chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội...
|
|
|
54
|
Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích
cá nhân.
|
|
|
55
|
Để người thân, người quen lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để trục lợi.
|
|
|
56
|
Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan.
|
|
|
57
|
Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất
hợp pháp.
|
|
|
58
|
Sa vào các tệ nạn xã hội.
|
|
|
59
|
Vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.
|
|
|
III
|
BIỂU HIỆN "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ
CHUYỂN HÓA" TRONG NỘI BỘ
|
|
|
60
|
Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung
dân chủ.
|
|
|
61
|
Đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".
|
|
|
62
|
Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
|
|
|
63
|
Đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập",
phát triển "xã hội dân sự".
|
|
|
64
|
Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
|
|
|
65
|
Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
|
|
|
66
|
Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng;
thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước.
|
|
|
67
|
Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ
tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
|
|
|
68
|
Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến,
chống đối trong nội bộ.
|
|
|
69
|
Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin,
truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo
của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
|
|
|
70
|
Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị
hóa" quân đội và công an.
|
|
|
71
|
Xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân.
|
|
|
72
|
Chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân
với quân đội và công an.
|
|
|
73
|
Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản
động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm
đối lập.
|
|
|
74
|
Vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá
Đảng và Nhà nước.
|
|
|
75
|
Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
|
|
|
76
|
Thông tin phiến diện, một chiều về tình hình
quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
|
|
|
77
|
Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo
chí, văn học - nghệ thuật.
|
|
|
78
|
Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không
theo đường lối của Đảng.
|
|
|
79
|
Cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan;
thổi phồng mặt trái của xã hội.
|
|
|
80
|
Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ
thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.
|
|
|
81
|
Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực
đoan.
|
|
|
82
|
Lợi dụng vấn đề "dân chủ",
"nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ
giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc,
tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
|
|
|
Đảng viên liên hệ tự
nhận các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" của cá nhân để xây dựng kế hoạch khắc
phục, sửa chữa và báo cáo chi bộ giúp đỡ, giám sát.
ĐẢNG BỘ …
… (Tập
thể kiểm điểm)
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
|
…….., ngày……
tháng…… năm……
|
Mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2018
BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM TẬP THỂ
Năm …
Căn cứ kết quả lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương (cơ quan, đơn vị); tập
thể… kiểm điểm với các nội dung chủ yếu sau:
I. Ưu điểm, kết
quả đạt được
1. Việc
quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của cấp trên;
xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của tập thể.
2.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị
trong năm; kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền
giao, phê duyệt trong năm.
3. Việc thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định, quy chế làm việc.
4. Việc đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
5. Kết quả lãnh đạo,
chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và thi đua, khen
thưởng.
II. Hạn chế, khuyết
điểm và nguyên nhân
- Hạn chế, khuyết điểm
(theo 5 nội dung nêu trên).
- Nguyên nhân của hạn
chế, khuyết điểm.
III. Kết quả khắc
phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ
ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn
chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được
khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của tập thể, cá
nhân có liên quan.
IV. Giải trình những
vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn
đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá
nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Trách nhiệm của
tập thể, cá nhân
Về những hạn chế,
khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; nguyên tắc tập trung dân chủ;
các quy định, quy chế làm việc; công tác tổ chức, cán bộ; quản lý đảng viên; đổi
mới phương thức lãnh đạo; các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí; kết quả xử lý sai phạm đối với tập thể, cá nhân…
VI. Phương hướng,
biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Đề nghị xếp
loại mức chất lượng: … (kèm
theo phiếu phân tích chất lượng-Mẫu 4)
T/M TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Cấp có thẩm quyền
đánh giá, xếp loại chất lượng
- Nhận xét chung:
........................................................................
- Xếp loại mức chất lượng:
........................................................
T/M BAN THƯỜNG VỤ (ĐẢNG ỦY)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẢNG BỘ …………
Chi bộ: …………
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
|
…….., ngày……
tháng…… năm……
|
Mẫu 02-HD KĐ.ĐG 2018
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm …..
Họ và tên:
………….………...… Ngày sinh: …………………………..
Chức vụ Đảng:
……………………….…………………………………..
Chức vụ chính quyền:
……………………………………….……………
Chức vụ đoàn thể:
…..……………………………………….……………
Đơn vị công tác:
……………………….………………………….……..
Chi bộ……………………………….………………………….
………..
I. Ưu điểm, kết
quả đạt được
1. Về phẩm chất
chính trị; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:
- Về tư tưởng
chính trị.
- Về phẩm chất
đạo đức, lối sống.
- Về ý thức
tổ chức kỷ luật.
- Về tác phong,
lề lối làm việc.
- Việc đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
của cá nhân.
2. Về thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định
(đảng, chính quyền, đoàn thể).
- Kết quả thực
hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Trách nhiệm
cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ
chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.
3. Việc
thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
II. Hạn
chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế,
khuyết điểm (theo 3 nội dung nêu trên).
2. Nguyên
nhân của hạn chế, khuyết điểm.
III. Kết
quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc
được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ
từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục;
chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá
nhân.
IV. Giải
trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng
vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân
đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Làm rõ
trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI.
Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự
nhận mức xếp loại chất lượng
1. Xếp loại
cán bộ, công chức, viên chức: …
2. Xếp loại
đảng viên: … (kèm theo phiếu phân tích chất lượng-Mẫu 5)
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đánh giá,
xếp loại chất lượng công chức, viên chức
- Nhận xét,
đánh giá của người quản lý, sử dụng công chức, viên chức:
.............
- Mức xếp loại
chất lượng công chức, viên chức : ............................................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Đánh giá,
xếp loại chất lượng đảng viên
- Nhận xét,
đánh giá của chi ủy:
........................................................................
- Chi bộ đề
xuất xếp loại mức chất lượng: ........................................................
T/M CHI ỦY (CHI BỘ)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)
- Đảng ủy,
chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:...............................................
T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu 03-HD KĐ.ĐG 2018
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
|
|
…….., ngày……
tháng…… năm……
|
PHIẾU PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
TỔ CHỨC ĐẢNG
- Chủ thể tham
gia đánh giá, xếp loại[1]:…
- Đánh giá, xếp
loại tổ chức đảng: …
TT
|
TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ[2]
|
CẤP ĐỘ THỰC HIỆN[3]
|
Xuất sắc
|
Tốt
|
Trung bình
|
Kém
|
I
|
Về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị
|
|
|
|
|
1
|
Công tác chính trị tư tưởng
|
|
|
|
|
2
|
Công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng đảng bộ,
chi bộ
|
|
|
|
|
3
|
Lãnh đạo xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
|
|
|
|
|
4
|
Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng
|
|
|
|
|
II
|
Về thực hiện nhiệm vụ được giao
|
|
|
|
|
1
|
Việc cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực
hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được
giao …
|
|
|
|
|
2
|
Kết quả lãnh đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, cơ quan,
đơn vị …
|
|
|
|
|
III
|
Kết quả khắc phục những hạn chế, yếu kém đã
được chỉ ra
…
|
|
|
|
|
Nhận xét
chung: …
Đề nghị xếp loại
mức chất lượng: …..
(Đại diện lãnh đạo ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu 04-HD KĐ.ĐG 2018
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
|
|
…….., ngày……
tháng…… năm……
|
PHIẾU PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, QUẢN
LÝ
- Chủ thể tham
gia đánh giá, xếp loại: …
- Đối tượng đánh
giá, xếp loại: …
TT
|
TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ[4]
|
CẤP ĐỘ THỰC HIỆN
|
Xuất sắc
|
Tốt
|
Trung bình
|
Kém
|
I
|
Về xây dựng tập thể; cơ quan, đơn vị
|
|
|
|
|
1
|
Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,
tự phê bình và phê bình; quy chế làm việc; xây dựng đoàn kết nội bộ…
|
|
|
|
|
2
|
Trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan, đơn
vị…
|
|
|
|
|
II
|
Về thực hiện nhiệm vụ được giao trong
năm
|
|
|
|
|
|
(Cụ thể hóa theo từng loại hình tập thể
lãnh đạo, quản lý)…
|
|
|
|
|
III
|
Kết quả khắc phục những hạn chế, yếu kém đã
được chỉ ra
…
|
|
|
|
|
Nhận xét
chung: …
Đề nghị xếp loại mức
chất lượng: ……
("Hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ", "Hoàn thành tốt nhiệm vụ", "Hoàn thành nhiệm
vụ", "Không hoàn thành nhiệm vụ").
(Đại diện lãnh đạo ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu 05-HD KĐ.ĐG 2018
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
|
|
…….., ngày……
tháng…… năm……
|
PHIẾU PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
ĐẢNG VIÊN
- Chủ thể tham
gia đánh giá, xếp loại: …
- Họ và tên đảng
viên …Sinh hoạt tại chi bộ…
- Chức vụ công
tác:
+ Đảng: …
+ Chính quyền,
chuyên môn: …
+ Đoàn thể: …
TT
|
TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ[5]
|
CẤP ĐỘ THỰC HIỆN
|
Xuất sắc
|
Tốt
|
Trung bình
|
Kém
|
I
|
Về chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; ý
thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc
|
|
|
|
|
1
|
Tư tưởng chính trị
|
|
|
|
|
2
|
Đạo đức, lối sống
|
|
|
|
|
3
|
Ý thức tổ chức kỷ luật
|
|
|
|
|
4
|
Tác phong, lề lối làm việc
|
|
|
|
|
5
|
Kết quả phòng, chống các biểu hiện suy
thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
|
|
|
|
|
II
|
Về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao
|
|
|
|
|
1
|
Việc thực hiện chức trách, quyền hạn
theo quy định …
|
|
|
|
|
2
|
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được
giao trong năm (lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể)…
|
|
|
|
|
III
|
Kết quả thực hiện cam kết tu dưỡng,
rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
…
|
|
|
|
|
IV
|
Kết quả khắc phục những hạn chế, yếu kém đã
được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
…
|
|
|
|
|
V
|
Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín
nhiệm định kỳ (nếu có).
…
|
|
|
|
|
VI
|
Kết quả kiểm điểm theo gợi ý (nếu có)
…
|
|
|
|
|
Nhận xét
chung: …
Đề nghị xếp loại
mức chất lượng: …….
("Hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ", "Hoàn thành tốt nhiệm vụ", "Hoàn thành nhiệm
vụ", "Không hoàn thành nhiệm vụ").
Đại diện lãnh đạo ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)
Mẫu 06-HD KĐ.ĐG 2018
ĐẢNG BỘ…
CHI BỘ: …
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
|
…….., ngày…… tháng……
năm……
|
TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT MỨC CHẤT
LƯỢNG
ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC
CHỦ THỂ
TT
|
Họ và tên đảng viên
|
Chức vụ đảng, chính quyền, đoàn thể
|
Đảng viên tự đánh giá, xếp loại
|
Đánh giá, xếp loại công chức, viên chức
(Nếu là CC, VC)
|
Chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đánh giá, xếp loại
|
Tập thể lãnh đạo đoàn thể mà đảng viên là thành viên
lãnh đạo
|
Chi bộ đánh giá, xếp loại
|
Ghi chú
|
1
|
Nguyễn Văn A
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T/M CHI ỦY (CHI BỘ)
(ký, ghi rõ họ tên)
|
[1] Các chủ thể ở cấp trên chỉ tham gia đánh giá các nội
dung tiêu chí theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
[2] Từng tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa thành các
tiêu chí chi tiết hơn.
[3] Từng tiêu chí chi tiết được đánh giá theo 4 cấp độ (xuất
sắc, tốt, trung bình, kém). Ví dụ: Đối với tiêu chí "Chỉ tiêu
thu ngân sách", địa phương quy định: cấp độ "Xuất sắc" phải đạt
từ 115% trở lên, "Tốt" phải đạt từ 105% trở lên… nếu thực hiện đạt
110% thì đánh dấu vào cấp độ "Tốt".
[4] Từng tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa thành các
tiêu chí chi tiết hơn.
[5] Từng tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa thành các
tiêu chí chi tiết hơn.