VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/HD-VKSTC
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2022
|
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG NĂM 2022
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày
27/12/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao về công tác của
ngành Kiểm sát nhân dân (KSND) năm 2022; Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 27/12/2021
của Viện trưởng VKSND tối cao về việc phát động phong trào thi đua yêu nước
trong ngành KSND năm 2022, quán triệt sâu sắc Lời kêu gọi thi đua ái quốc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh; tích cực triển khai nội dung phát động thi đua của Chủ tịch
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ; phát huy tinh thần
đoàn kết, cống hiến cho sự phát triển của ngành KSND trong đội ngũ công chức,
viên chức và người lao động; VKSND tối cao hướng dẫn về công tác thi đua, khen
thưởng năm 2022. Cụ thể như sau:
I. VỀ TỔ CHỨC CÁC
PHONG TRÀO THI ĐUA
Năm 2022, trong không khí chung của
toàn Đảng, toàn dân tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; ngành
KSND tiếp tục chung sức, đồng lòng vừa phòng, chống đại dịch COVID-19 hiệu quả
vừa đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của Ngành với phương châm: “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Thực chất,
hiệu quả”; Viện trưởng VKSND tối cao phát động Phong trào thi đua yêu nước năm
2022 trong toàn Ngành với chủ đề: “Đoàn kết, trách nhiệm, khát vọng cống
hiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022”, các đơn vị trong toàn
Ngành tổ chức thực hiện các phong trào thi đua do Đảng và Nhà nước phát động gắn
với công tác xây dựng Ngành như sau:
1. Phong trào thi
đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và kế hoạch
5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng
Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-HĐTĐKT ngày
31/8/2021 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện Chỉ thị số
19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm
(2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
và Kế hoạch số 137/KH-VKSTC ngày 24/11/2021 của VKSND tối cao; phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn ngành KSND trong tổ chức triển khai phong trào thi đua tạo động
lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng; xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, các giải
pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và công
tác khen thưởng, tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phong trào
ngành KSND thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh -
Chính trực - Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn” gắn với phong trào thi đua
“Cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND thi đua thực hiện văn hóa công sở”
giai đoạn 2019 - 2025
Năm 2022, VKSND tối cao phát động
phong trào ngành KSND thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Công minh - Chính trực - Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn”. Căn cứ văn bản
phát động phong trào này và Kế hoạch số 123/KH-VKSTC ngày 16/7/2019 của VKSND tối
cao về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành
KSND thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025, các đơn vị trong
Ngành lựa chọn nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để phát động phong trào
thi đua tại đơn vị.
3. Phong trào thi
đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Cả nước
chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào “Doanh
nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”
Các đơn vị tiếp tục hưởng ứng tích cực
các phong trào thi đua do Đảng và Nhà nước phát động trên cơ sở điều kiện thực
tế và địa bàn hoạt động, lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ để hướng phong trào thi
đua vào việc góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo
môi trường ổn định thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng
nông thôn mới. Từng đơn vị lựa chọn hình thức thiết thực để thực hiện tốt phong
trào thi đua; tham gia các hoạt động với địa chỉ cụ thể trong xây dựng nông
thôn mới, vận động giúp đỡ người nghèo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp, người dân khu vực nông thôn.
4. Phong trào thi
đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng
đại dịch COVID-19”
Phát huy sức mạnh của toàn ngành
KSND, tập trung cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 với phương châm
"phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường
xuyên", góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: vừa hoàn thành tốt
nhiệm vụ chuyên môn, vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, bảo đảm đời sống, bảo
vệ sức khỏe công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành KSND theo Kế
hoạch số 127/KH-VKSTC ngày 28/10/2021 của VKSND tối cao.
5. Về việc sơ kết
03 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức
ngành KSND thi đua thực hiện văn hóa công Sở” giai đoạn 2019 - 2025
Các đơn vị tiến hành sơ kết 03 năm thực
hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND thi đua thực
hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025 sau khi có Hướng dẫn của VKSND tối
cao.
6. Ngoài các phong trào thi đua nêu trên, các đơn vị
hưởng ứng các phong trào do chính quyền, đoàn thể địa phương phát động; tổ chức
thực hiện phong trào thi đua yêu nước gắn với mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm theo
Chỉ thị công tác năm 2022 là: “Tăng cường trách nhiệm công tố, kiểm sát chặt
chẽ các hoạt động tư pháp bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật; thực hiện
tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm; đạt và vượt các chỉ tiêu công
tác của Quốc hội giao. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Cơ quan điều tra của
VKSND tối cao góp phần xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp liêm chính, nghiêm
minh. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát
các cấp ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số trong ngành KSND và bảo đảm nguồn lực để thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới”, chú trọng đổi mới nội dung, hình
thức và phương pháp tổ chức các phong trào thi đua, đề ra các mục tiêu cụ thể,
triển khai đồng bộ các giải pháp thi đua, khơi dậy khát vọng cống hiến của toàn
thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành KSND nhằm đảm bảo vừa
phòng, chống dịch hiệu quả vừa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
II. VỀ KHEN THƯỞNG
VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Thực hiện nghiêm túc các quy định của
pháp luật về thi đua, khen thưởng trong việc khen thưởng và đề nghị xét, khen
thưởng; bảo đảm thực chất, hiệu quả, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện. Căn
cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của từng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng,
tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc xây dựng báo cáo thành tích đề nghị
khen thưởng rõ ràng, trung thực, chính xác những thành tích đã đạt được và chịu
trách nhiệm về báo cáo thành tích. Trường hợp báo cáo thành tích không theo mẫu
quy định, không thể hiện đầy đủ, rõ ràng theo các tiêu chuẩn, điều kiện của
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì không được xét khen thưởng.
1. Đối với các
phong trào thi đua theo đợt (theo chuyên đề)
1.1. Hình thức, đối tượng, tỷ lệ
đề nghị khen thưởng
1.1.1. Phong trào thi đua thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và kế hoạch 5 năm (2021
- 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (thời
điểm của đợt thi đua này tính từ ngày 01/12/2021 đến ngày 01/6/2022)
- Hình thức khen thưởng: Bằng khen của
Viện trưởng VKSND tối cao; Giấy khen.
- Đối tượng xét đề nghị khen thưởng:
+ Tập thể: VKSND cấp huyện; phòng thuộc
VKSND cấp tỉnh; Văn phòng, Viện nghiệp vụ của VKSND cấp cao; cấp phòng và tương
đương của các đơn vị thuộc VKSND tối cao; Viện kiểm sát quân sự khu vực, cấp
phòng thuộc Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; cấp phòng thuộc Viện
kiểm sát quân sự Trung ương.
+ Cá nhân: Công chức, viên chức, người
lao động trong Ngành, sỹ quan, chiến sỹ trong hệ thống Viện kiểm sát quân sự
các cấp.
- Tỷ lệ đề nghị tặng Bằng khen: Không
quá 20% tổng số tập thể của đơn vị; không quá 10% tổng số công chức,
viên chức, người lao động hiện đang công tác tại đơn vị.
1.1.2. Phong trào ngành KSND thi
đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh - Chính trực -
Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn” gắn với phong trào thi đua “Cán bộ, công
chức, viên chức ngành KSND thi đua thực hiện văn hóa công sở”
- Năm 2022, các đơn vị thực hiện khen
thưởng đối với phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành KSND thi
đua thực hiện văn hóa công sở” (thời điểm của đợt thi đua này tính từ ngày
01/06/2021 đến ngày 01/6/2022); việc khen thưởng đối với phong trào ngành KSND
thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh - Chính trực
- Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn” tính từ năm 2023.
- Hình thức khen thưởng: Bằng khen của
Viện trưởng VKSND tối cao; Giấy khen.
- Đối tượng xét đề nghị khen thưởng:
+ Tập thể: VKSND cấp huyện; phòng thuộc
VKSND cấp tỉnh; Văn phòng, Viện nghiệp vụ của VKSND cấp cao; cấp phòng và tương
đương của các đơn vị thuộc VKSND tối cao; Viện kiểm sát quân sự khu vực, cấp
phòng thuộc Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; cấp phòng thuộc Viện
kiểm sát quân sự Trung ương.
+ Cá nhân: Công chức, viên chức, người
lao động trong Ngành, sỹ quan, chiến sỹ trong hệ thống Viện kiểm sát quân sự
các cấp.
- Tỷ lệ đề nghị tặng Bằng khen: Không
quá 20% tổng số tập thể của đơn vị; không quá 10% tổng, số công chức,
viên chức, người lao động hiện đang công tác tại đơn vị.
1.1.3. Phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Cả nước chung tay vì người
nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội
nhập và phát triển ” (thời điểm của đợt thi đua này tính từ ngày 01/06/2021 đến
ngày 01/6/2022)
- Hình thức khen thưởng: Bằng khen của
Viện trưởng VKSND tối cao; Giấy khen.
- Đối tượng xét đề nghị khen thưởng:
+ Tập thể: VKSND cấp huyện; phòng thuộc
VKSND cấp tỉnh; Văn phòng, Viện nghiệp vụ của VKSND cấp cao; cấp phòng và tương
đương của các đơn vị thuộc VKSND tối cao.
+ Cá nhân:. Công chức, viên chức, người
lao động trong ngành KSND.
- Tỷ lệ đề nghị tặng Bằng khen: Không
quá 20% trong tổng số tập thể của đơn vị mình; không quá 10% tổng số
công chức, viên chức, người lao động hiện đang công tác tại đơn vị.
1.1.4. Phong trào thi đua “Cả nước
đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch
COVID-19”
- Hình thức khen thưởng: Huân chương
Lao động; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối
cao; Giấy khen.
- Đối tượng xét đề nghị khen thưởng:
+ Tập thể: Các đơn vị thuộc VKSND tối
cao; VKSND cấp tỉnh; VKSND cấp huyện; phòng thuộc VKSND cấp tỉnh; Văn phòng, Viện
nghiệp vụ của VKSND cấp cao; cấp phòng và tương đương của các đơn vị thuộc
VKSND tối cao.
+ Cá nhân: Công chức, viên chức, người
lao động trong ngành KSND.
- Lưu ý:
+ Đối với phong trào thi đua “Cả nước
đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch
COVID-19”, các đơn vị đề nghị khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong công
tác phòng, chống dịch COVID-19 với những hành động cụ thể, thiết thực như: Trực
tiếp tham gia phòng chống dịch tại tuyến đầu; tham gia hỗ trợ, giúp đỡ công tác
phòng chống dịch; có ý tưởng mới, sáng tạo hiệu quả trong công tác phòng chống
dịch.
+ Đối với 04 phong trào thi đua nêu
trên, căn cứ thẩm quyền của mình, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện
trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát
quân sự xem xét, quyết định tặng Giấy khen cho tập thể, cá nhân thuộc quyền quản
lý.
1.2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
1.2.1. Về việc tặng Bằng khen của
Viện trưởng VKSND tối cao
- Căn cứ Điều 47 Thông
tư số 01/2019/TT-VKSTC ngày 14/5/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định
về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành KSND, được sửa đổi, bổ sung bởi
Thông tư số 01/2020/TT-VKSTC ngày 15/12/2020 (Thông tư số 01), hồ sơ gồm: Tờ
trình đề nghị khen thưởng; Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Báo cáo
thành tích của tập thể, cá nhân.
- Thời hạn gửi hồ sơ trước ngày
10/6/2022.
1.2.2. Về việc tặng Giấy khen
- Các đơn vị thuộc VKSND tối cao: Mỗi
đơn vị không quá 01 tập thể và 02 cá nhân (riêng Văn phòng, C1, T2 không quá 02
tập thể và 05 cá nhân) và gửi Quyết định tặng Giấy khen, báo cáo tóm tắt thành
tích về Vụ Thi đua - Khen thưởng để báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao.
- Các đơn vị C1, T2, T3, T4, T5;
VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát quân
sự: Hồ sơ lưu tại đơn vị.
2. Khen thưởng
cấp Nhà nước
2.1. Căn cứ quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số
91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thi đua, khen thưởng (Nghị định số 91); Thông tư số 12/2019/TT-BNV
ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định
số 91 (Thông tư số 12) và Thông tư số 01. Trong đó lưu ý như sau:
- Tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng
cấp Nhà nước phải có thành tích liên tục theo quy định của mỗi danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng.
- Các hình thức khen thưởng phải có
hiệp y theo quy định tại khoản 4 Điều 45 của Nghị định số 91
(“Huân chương Độc lập” các hạng; danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”...).
- Các đơn vị lập hồ sơ đề nghị khen
thưởng quá trình cống hiến cho cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn khi có thông
báo nghỉ hưu, đã nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3, Điều 42
Thông tư số 01.
2.2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
cấp Nhà nước
2.2.1. Hồ sơ đề nghị phong tặng
danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”
Căn cứ các Điều 45,
47, 48 và 49 Nghị định số 91; Khoản 2 Điều 44 Thông tư số 01,
hồ sơ được lập 03 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; Biên bản họp Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng; Báo cáo thành tích của cá nhân; Bản sao quyết định công
nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND” trước thời điểm đề nghị; ý kiến của
Ban cán sự đảng VKSND tối cao về việc đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ
thi đua toàn quốc”; quyết định công nhận sáng kiến ngành KSND của Viện trưởng
VKSND tối cao trong kỳ khen thưởng (kèm theo Quyết định giao đề tài, biên bản
nghiệm thu, Quyết định nghiệm thu và sản phẩm đã được nghiệm thu).
2.2.2. Hồ sơ đề nghị tặng Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ các Điều 45, 47
và 57 Nghị định số 91; Khoản 3 Điều 47 Thông tư số 01, hồ
sơ được lập 03 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; Biên bản họp Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng; Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân; quyết định công nhận
sáng kiến đối với cá nhân trong kỳ khen thưởng.
2.2.3. Hồ sơ đề nghị tặng Huân
chương Độc lập, Huân chương Lao động
Căn cứ các Điều 45, 47
và 48 Nghị định số 91; Điều 46 Thông tư số 01 lập thành
04 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng; Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân; ý kiến của Ban cán sự đảng
VKSND tối cao về việc đề nghị tặng thưởng Huân chương Độc lập các hạng; quyết định
công nhận sáng kiến ngành KSND của Viện trưởng VKSND tối cao đối với cá nhân
trong kỳ khen thưởng (kèm theo sản phẩm đã được nghiệm thu).
2.2.4. Thời hạn gửi hồ sơ
Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước
gửi trước ngày 20/3/2022.
3. Khen thưởng
đột xuất
Việc khen thưởng đột xuất được thực
hiện theo Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày 14/6/2019 của VKSND tối cao về khen thưởng
đột xuất trong ngành KSND. Trong đó, chú ý thành tích xuất sắc đột xuất trong
công tác là thành tích lập được đối với từng vụ, việc cụ thể ngoài chương
trình, kế hoạch, nhiệm vụ, có hiệu quả cao được các cấp lãnh đạo, dư luận xã hội
đánh giá cao, ảnh hưởng lớn tại địa phương cũng như toàn quốc. Những việc đã được
phổ biến, nhiều đơn vị trong Ngành triển khai thì không đề
nghị khen thưởng.
4. Xét tặng Kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”
4.1. Các đơn vị (bao gồm Viện kiểm sát quân sự) xét, đề nghị Viện trưởng
VKSND tối cao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Kiểm sát" cho cá nhân
trong ngành KSND có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều 30
Thông tư số 01. Cá nhân được xét tặng Kỷ niệm chương phải có thời gian công
tác liên tục theo quy định tính đến ngày 26/7/2022 và hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
4.2. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”
- Căn cứ Điều 49
Thông tư số 01 lập thành 01 bộ, gồm: Tờ trình của cấp trình (kèm theo danh
sách cá nhân đề nghị tặng thưởng); Bản tóm tắt quá trình công tác và thành tích
của cá nhân được đề nghị tặng Kỷ niệm chương kèm theo quyết định tuyển dụng (đối
với cá nhân quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 29 Thông tư số 01)
hoặc bản tóm tắt công lao đóng góp cho sự phát triển của ngành KSND do đơn vị
trình lập (đối với cá nhân quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 29
Thông tư số 01).
- Thời hạn gửi hồ sơ trước ngày
10/5/2022.
5. Xét, khen
thưởng tổng kết năm 2022
5.1. Trong việc xét, khen thưởng
tổng kết năm, lưu ý thực hiện như sau
- Các đơn vị thực hiện chấm điểm theo
tiêu chí chấm điểm, xếp loại thi đua ban hành kèm theo Quyết định số 424/QĐ-VKSTC
ngày 25/11/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.
- Đối với công chức trong thời gian
biệt phái, việc xét khen thưởng do đơn vị cũ xem xét, quyết định theo quy định
tại điểm d khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01. Đối với công chức
thuộc biên chế VKSND tối cao, nếu thời gian biệt phái từ 01 năm trở lên thì xét
thi đua, khen thưởng tại đơn vị có công chức, viên chức được biệt phái đến.
- Các cụm, khối thi đua thực hiện
nghiêm túc các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; đề nghị xét,
khen thưởng phải thực chất, hiệu quả, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, đúng chỉ
tiêu, số lượng và gửi biên bản, kết quả bình xét “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ
thi đua của ngành KSND” theo quy định tại Điều 12 Thông tư số
01. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành không xét nếu cụm, khối thi đua đề
nghị vượt quá số lượng quy định.
- Cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của
Viện trưởng VKSND tối cao, công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Chiến
sỹ thi đua ngành KSND” phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định, trong đó phải
có quyết định công nhận sáng kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị tương ứng
với tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
5.2. Hồ sơ đề nghị khen tổng kết
năm
5.2.1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh
hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ ”
Căn cứ các Điều 45,
48 và 51 Nghị định số 91; khoản 3 Điều 47 Thông tư số 01,
hồ sơ được lập 03 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; Biên bản họp Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng; Báo cáo thành tích của tập thể đề nghị khen thưởng.
5.2.2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh
hiệu “Cờ thi đua của ngành KSND”; tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao;
công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND”; “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
Căn cứ Điều 47 Thông
tư số 01, hồ sơ được lập 01 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; Biên bản
họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân;
Quyết định công nhận sáng kiến ngành KSND của Viện trưởng VKSND tối cao đối với
cá nhân đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND”; Quyết
định công nhận sáng kiến hai năm trong kỳ khen thưởng đối với cá nhân đề nghị tặng
Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao; Quyết định công nhận sáng kiến hoặc Bằng
khen, giấy khen do có thành tích xuất sắc đột xuất trong năm công tác đối với
cá nhân đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
5.2.3. Thời hạn gửi hồ sơ
Thời gian gửi hồ sơ đề nghị xét, tặng
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cuối năm 2022 sẽ thông báo sau.
6. Thư khen của
Viện trưởng VKSND tối cao
Để động viên, khen thưởng kịp thời
các tập thể, cá nhân trong ngành KSND có thành tích xuất sắc đột xuất trong
công tác và để giảm bớt các thủ tục hành chính các đơn vị thuộc VKSND tối cao,
VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Tờ trình đề nghị
Thư khen của Viện trưởng và bản tóm tắt thành tích của các tập thể, cá nhân gửi
về VKSND tối cao (Vụ Thi đua - Khen thưởng).
Lưu ý: Thư khen không kèm theo Quyết định thưởng tiền.
III. VỀ VIỆC XÉT,
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NGÀNH KSND
1. Các
đơn vị trong toàn Ngành thực hiện theo Quy chế xét, đề nghị công nhận sáng kiến
trong ngành KSND ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-VKSTC ngày 19/12/2019 của
Viện trưởng VKSND tối cao (Quy chế số 619) và Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày
02/7/2021 của VKSND tối cao về một số nội dung xét đề nghị công nhận sáng kiến
trong ngành KSND. Tuy nhiên, khi xét, đề nghị công nhận sáng kiến các đơn vị cần
lưu ý một số nội dung sau:
1.1. Hình thức sáng kiến
Sáng kiến phải được thể hiện dưới 1
trong 3 hình thức sau đây: Giải pháp; đề án, đề tài; chuyên đề.
1.2. Nội dung sáng kiến
- Nội dung sáng kiến phải liên quan đến
hoạt động của ngành KSND, bao gồm giải pháp, đề án, đề tài, chuyên đề về:
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp;
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
xây dựng Ngành;
+ Công tác phối hợp nhằm thúc đẩy quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở các quy
định của pháp luật;
+ Các hoạt động khác của ngành KSND.
- Đối với tác giả của sáng kiến (Giải
pháp, đề án, đề tài, chuyên đề) được cơ quan có thẩm quyền (Sở Khoa học và công
nghệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,...) giao, nghiệm thu, công nhận thì có thể đề
nghị công nhận sáng kiến trong ngành KSND nếu nội dung sáng kiến có liên quan đến
hoạt động của ngành KSND nêu trên, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định của
pháp luật, Quy chế số 619 và Hướng dẫn số 29.
1.3. Thời hiệu thực hiện quyền
yêu cầu công nhận sáng kiến
Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời
hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm, kể từ ngày sáng kiến
được đưa vào áp dụng lần đầu.
2. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận
sáng kiến
2.1. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở áp dụng theo khoản 1 Điều 14 của Quy chế số 619.
2.2. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến ngành KSND được đóng thành 01 tập,
gồm 02 phần như sau:
Phần 1: Các thủ tục đề nghị xét,
công nhận sáng kiến
- Đơn đề nghị công nhận sáng kiến;
- Tờ trình của Hội đồng sáng kiến cấp
cơ sở về việc đề nghị công nhận sáng kiến ngành KSND, kèm theo Biên bản họp hội
đồng;
- Tổng hợp phiếu chấm điểm sáng kiến;
- Quyết định công nhận sáng kiến cấp
cơ sở;
- Hồ sơ giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo về sáng kiến (nếu có).
Phần 2: Báo cáo sáng kiến
- Trang bìa ghi: Tên đơn vị, hình thức
sáng kiến, tên sáng kiến, tên tác giả, đồng tác giả, năm sáng kiến được nghiệm
thu;
- Trang tiếp theo: Văn bản liên quan
đến việc giao nghiên cứu sáng kiến, người chủ trì, người tham gia nghiên cứu,
quyết định nghiệm thu (nếu có) và nội dung của sáng kiến.
Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến
ngành KSND năm 2022 đợt 1 gửi trước ngày 15/4/2022; đợt 2 gửi trước
ngày 15/8/2022.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ
trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng
VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
Trung ương căn cứ vào tình hình của đơn vị để có hình thức phát động, tổ chức
thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 tại địa phương, đơn vị mình. Đồng
thời gửi đăng ký thi đua về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành
KSND (Vụ Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 18/02/2022.
2. Các Viện
kiểm sát quân sự chỉ gửi hồ sơ đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao xét tặng Bằng
khen theo đợt (chuyên đề), “Cờ thi đua của ngành KSND” (nếu có). Các danh hiệu
thi đua và hình thức khen thưởng khác thực hiện theo tuyến trình khen thưởng của
Bộ Quốc phòng.
3. Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị trao đổi với Vụ Thi đua - Khen
thưởng để được giải đáp./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo VKSTC (để báo
cáo);
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW (để báo cáo);
- VKS quân sự Trung ương;
- Các đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ 16.
|
TL.
VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
Mai Trung Thành
|