BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
-------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số
15-HD/BTGTW
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 9 năm 2011
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ DÀNH CHO HỌC VIÊN LỚP ĐỐI TƯỢNG KẾT NẠP ĐẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Chương trình nhằm giúp những người có nguyện vọng
gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam qua học tập, nghiên cứu, hiểu được: tóm tắt
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nắm được những nội
dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và phương hướng phấn đấu để trở
thành đảng viên.
Trên cơ sở đó, mỗi người xây dựng động cơ vào Đảng đúng
đắn, tích cực rèn luyện và phấn đấu để trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Đối tượng học tập, nghiên cứu của chương trình là những
người có nguyện vọng muốn tìm hiểu về Đảng, tự giác gia nhập Đảng, được các cơ
quan, đoàn thể công nhận là người ưu tú, được quần chúng tín nhiệm và giới
thiệu để tổ chức đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng.
Đối tượng dự học, phải có trình độ học vấn từ trung
học cơ sở trở lên. Đối với người dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn có
thể vận dụng cho phù hợp với thực tế (cấp ủy địa phương hướng dẫn cụ thể…).
III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
Chương trình gồm 05 bài trong cuốn “Tài liệu học
tập lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp đảng” do Ban
Tuyên giáo Trung ương biên soạn theo tinh thần các văn kiện Đại hội XI của Đảng
Cộng sản Việt Nam năm 2011.
Ngoài 05 bài quy định thống nhất chung, tùy theo
đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở có thể báo cáo thêm các
chuyên đề:
- Tình hình và nhiệm vụ của địa phương, cơ sở.
- Tình hình thời sự, những chủ trương, chính sách
mới…
- Báo cáo quá trình phấn đấu trở thành đảng viên
của người mới được kết nạp vào Đảng.
Trong quá trình tổ chức học tập, có thể tổ chức đi
tham quan bảo tàng, nhà truyền thống; di tích lịch sử cách mạng, những nhân tố
mới trong phong trào thi đua yêu nước…
IV. VỀ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và đặc điểm của học
viên, có thể sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học khác nhau.
Nói chung, với số đông, sử dụng phương pháp và hình
thức thông thường: tập trung lên lớp nghe giảng, thảo luận, giải đáp thắc mắc,
viết bản thu hoạch. Với cách này, giảng viên cần cụ thể hóa những nội dung cơ
bản trong chương trình cho sát với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị và
học viên.
Với học viên có trình độ nhận thức và học vấn cao,
có thể hướng dẫn để học viên tự nghiên cứu tài liệu, nêu thắc mắc và giảng viên
giải đáp. Cũng có thể tổ chức giới thiệu một số điểm cơ bản cả 5 bài trong 1-2
buổi, rồi tổ chức đối thoại (khi sử dụng phương pháp này cần phải được kiểm tra
chặt chẽ).
Với học viên có trình độ học vấn còn hạn chế, đặc
biệt đối với vùng dân tộc thiểu số, trong khi chưa có tài liệu riêng, có thể soạn
những ý cơ bản trong bài thành những câu hỏi đơn giản rồi giảng, đối thoại với
người học.
V. THỜI GIAN
- Giảng 5 bài (mỗi bài 01 buổi, riêng bài 2 giảng
02 buổi): 03 ngày.
- Trao đổi thảo luận: 0,5 ngày.
- Tham quan, báo cáo bổ sung: 0,5 ngày.
- Hệ thống, giải đáp thắc mắc: 0,5 ngày.
- Viết thu hoạch, tổng kết: 0,5 ngày.
VI. VỀ TÀI LIỆU
- Tài liệu học tập chính thức:
05 bài trong cuốn “Tài liệu học tập lý luận chính
trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp đảng”, xuất bản năm 2011.
- Tài liệu tham khảo cần đọc:
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011).
+ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (sửa đổi bổ sung).
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng.
VII. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chương trình học tập lý luận chính trị cho học viên
lớp đối tượng kết nạp Đảng được thực hiện thống nhất trong cả nước theo Hướng
dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực
thuộc Trung ương cần hướng dẫn thực hiện chương trình sát với tình hình địa
phương, đơn vị; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên của các
trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Cấp ủy trực tiếp chỉ đạo việc mở lớp. Ban Tuyên
giáo huyện, quận… chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức, Văn phòng cấp ủy và Trung
tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức mở lớp. Sau mỗi
lớp học, Trung tâm cùng với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức và Văn phòng cấp ủy
đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, báo cáo cấp ủy huyện, quận và Ban Tuyên giáo
tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Ban Tuyên giáo phối hợp với Ban Tổ chức huyện,
quận… tiếp tục theo dõi học viên đã học xong chương trình trong hoạt động thực
tiễn; tổ chức kiểm tra nhận thức về Đảng trước khi kết nạp; theo dõi tỷ lệ
người được kết nạp so với tổng số người được bồi dưỡng; tổ chức rút kinh nghiệm
việc mở lớp thực hiện chương trình.
Việc cấp giấy chứng nhận cho mỗi học viên sau khóa
học được thực hiện theo quy định hiện hành./.
Nơi nhận:
- Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy, đảng
ủy trực thuộc TW(68);
- Lãnh đạo Ban (để B/c);
- Các Vụ, đơn vị trong Ban ;
- Lưu Vụ LLCT (03 bản).
- HC, văn thư.
|
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Phạm Văn Linh
|