BỘ NỘI
VỤ
BAN THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1122/BTĐKT-VI
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011
|
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM THI ĐUA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
ƯƠNG VÀ KHỐI THI ĐUA CÁC BỘ, BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ TRUNG ƯƠNG
- Căn cứ Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21
tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào
thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến;
- Căn cứ Chỉ thị số 725/CT-TTg, ngày
17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát động đợt thi đua thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch 5 năm
(2011-2015) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
Thực hiện chủ trương của Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng Trung ương về việc thành lập các cụm, khối thi đua để tổ chức
các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước; Ban Thi
đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn tổ chức hoạt động của các cụm, khối thi
đua như sau:
A. TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁC CỤM, KHỐI THI ĐUA
I. Tổ chức của các
cụm, khối thi đua:
1. Cụm thi đua các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có cụm trưởng, cụm phó; Khối thi đua các Bộ, ban, ngành, đoàn
thể trung ương có khối trưởng, khối phó. Cụm trưởng, khối trưởng, cụm phó, khối
phó do các đơn vị trong cụm, khối bầu luân phiên trong dịp tổng kết năm. Cụm
trưởng, cụm phó, khối trưởng, khối phó mới, tổ chức Điều hành hoạt động của cụm,
khối ngay sau khi được bầu.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ (Phòng, Ban) Thi đua - Khen thưởng các Bộ,
ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty nhà nước của
đơn vị làm cụm trưởng, khối trưởng, cụm phó, khối phó là bộ phận thường trực
giúp việc cụm trưởng, khối trưởng, cụm phó, khối phó.
II. Trách nhiệm của
các cụm, khối thi đua:
1. Trách nhiệm của cụm trưởng, khối
trưởng:
Cụm trưởng, khối trưởng chịu trách
nhiệm trước Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về
hoạt động của cụm, khối thi đua; cụm trưởng, khối trưởng có nhiệm vụ:
a. Xây dựng Chương trình, kế hoạch hoạt
động nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong các đơn vị của cụm, khối;
b. Căn cứ nhiệm vụ chính trị, chỉ
tiêu kế hoạch được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương giao hàng năm để tổ chức cho các đơn vị thành viên
xây dựng, cụ thể hóa các tiêu chí thi đua, thống nhất
thang điểm phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của từng cụm, khối, đảm bảo
về nội dung các tiêu chí thi đua chủ yếu đã được quy định;
c. Tổ chức cho các đơn vị thành viên
trong cụm, khối ký kết giao ước thi đua, tổ chức phối hợp giữa các đơn vị thành
viên trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác thế mạnh của mỗi Bộ,
ngành, địa phương. Định kỳ tổ chức hội thảo để các đơn vị thành viên trao đổi về
nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác thi đua, khen thưởng, bàn các biện pháp tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc và tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến;
d. Chủ trì bình
chọn suy tôn và đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương
xem xét trình Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị
tiêu biểu;
đ. Tổ chức sơ kết 6 tháng và tổng kết
năm.
2. Trách nhiệm của cụm phó, khối phó:
a. Phối hợp với cụm trưởng, khối trưởng
xây dựng Chương trình, kế hoạch và tổ chức Điều hành hoạt động của cụm, khối
thi đua;
b. Thay mặt cụm trưởng, khối trưởng
giải quyết công việc khi cụm trưởng, khối trưởng ủy quyền;
3. Trách nhiệm của các đơn vị thành
viên trong cụm, khối thi đua:
a. Căn cứ nhiệm vụ chính trị, chỉ
tiêu kế hoạch được giao và phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng
hàng năm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương để xây dựng nội dung các tiêu chí thi đua, tổ chức phát động các phong trào thi đua, thực hiện
công tác khen thưởng sát với tình hình thực tế của đơn vị;
b. Triển khai thực hiện các nội dung
đã ký kết giao ước thi đua. Tham gia đầy đủ các hoạt động của cụm, khối thi
đua; định kỳ báo cáo 6 tháng và cả năm; tự chấm điểm thi đua của bộ, ngành, địa
phương mình theo các nội dung và tiêu chí đã ký kết và gửi báo cáo kết quả cho
khối trưởng, cụm trưởng theo đúng quy định.
4. Trách nhiệm của bộ phận thường trực
giúp việc cụm trưởng, khối trưởng:
a. Dự thảo kế hoạch, Chương trình
công tác, chuẩn bị nội dung và các Điều kiện hoạt động của cụm, khối thi đua
tham mưu, chủ trì các hoạt động của cụm, khối thi đua;
b. Phối hợp với Vụ, Phòng, Ban Thi
đua - Khen thưởng của các đơn vị thành viên trong cụm, khối và các vụ chuyên
môn của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để đánh giá tình hình phong trào
thi đua và hoạt động của cụm, khối thi đua; tổng hợp điểm theo hệ thống các
tiêu chí thi đua của các đơn vị thành viên; tổ chức trao đổi, thảo luận thống
nhất và báo cáo cụm trưởng, khối trưởng.
III. Chế độ làm việc và nội dung
sinh hoạt của cụm, khối thi đua:
1. Tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm:
Việc sơ kết 6 tháng đầu năm do cụm
trưởng, cụm phó, khối trưởng, khối phố chủ trì.
- Thành Phần:
+ Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương là cụm
trưởng, khối trưởng, cụm phó, khối phó;
+ Đại diện lãnh đạo các Vụ, Phòng,
Ban Thi đua - Khen thưởng (đối với Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương), Ban
Thi đua - Khen thưởng (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) của
các đơn vị thành viên.
- Nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện
các chỉ tiêu thi đua đã đăng ký đầu năm; trao đổi kinh nghiệm, học tập các điển
hình tiên tiến và bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của cụm,
khối thi đua.
- Thời gian hoàn thành vào tháng 7
hàng năm.
2. Tổng kết hoạt động của cụm, khối
thi đua:
Việc tổng kết hoạt động của cụm, khối
do cụm trưởng, khối trưởng chủ trì.
- Thành Phần:
+ Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa
phương là đơn vị thành viên của cụm, khối thi đua;
+ Đại diện lãnh đạo các Vụ, Phòng,
Ban Thi đua - Khen thưởng (đối với Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương), Ban
Thi đua - Khen thưởng (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) của
các đơn vị thành viên.
- Nội dung: Đánh giá kết quả hoạt động
của cụm, khối thi đua và của các đơn vị thành viên trong năm, bàn biện pháp triển
khai nhiệm vụ năm tới; bình chọn, suy tôn các đơn vị tiêu
biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ; ký kết giao ước
thi đua, bầu cụm trưởng, khối trưởng, cụm phó, khối phó mới.
- Thời gian hoàn thành vào tháng 3
năm sau.
3. Trong năm, khi cần thiết các cụm,
khối thực hiện việc kiểm tra từ 01 đến 02 đơn vị thành viên để rút kinh nghiệm
chỉ đạo chung.
4. Thực hiện chế độ thông tin sơ kết
6 tháng và tổng kết năm báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
B. NỘI DUNG CÁC
TIÊU CHÍ THI ĐUA CHỦ YẾU
Tổng số điểm chấm thi đua là 1.000 điểm.
Trong đó:
- Điểm thực hiện 4 nội dung thi đua
chủ yếu (Mục I, II, III, IV) tối đa là 970 điểm.
- Điểm thưởng cho
việc hoàn thành vượt mức các tiêu chí thi đua tối đa là 30 điểm.
Cụ thể như sau:
I. Kết quả phong
trào thi đua với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị (điểm tối đa 550 điểm).
1. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương:
a. Thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế (Tốc độ tăng trưởng GDP; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu;
tổng thu ngân sách trên địa bàn và các vấn đề khác);
b. Thực hiện các chỉ tiêu về văn hóa
xã hội (Giảm tỷ lệ hộ nghèo; giảm tỷ suất sinh; số lao động được giải quyết việc
làm; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế,
phòng chống tệ nạn xã hội, môi trường và các vấn đề khác);
c. Thực hiện các giải pháp chủ yếu ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo đảm an sinh xã hội
(theo Nghị quyết hàng năm của Chính phủ);
d. Đảm bảo về quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội;
đ. Thực hiện cải cách hành chính.
2. Đối với Bộ, ban, ngành, đoàn
thể Trung ương:
2.1. Đối với các
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
a. Nghiên cứu, xây dựng luật, pháp lệnh
và các văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch được Chính phủ giao hàng năm;
b. Nghiên cứu tham mưu, hoạch định
các chủ trương, Mục tiêu, Chương trình quốc gia phát triển kinh tế ngành và các
chính sách của ngành và lĩnh vực;
c. Thực hiện các giải pháp chủ yếu ổn
định kinh tế vĩ mô tăng trưởng kinh tế bền vững và đảm bảo
an sinh xã hội (theo Nghị quyết hàng năm của Chính phủ);
d. Mức độ tăng trưởng GDP chung (áp dụng
đối với bộ, ngành kinh tế);
đ. Công tác nghiên cứu khoa học, bồi
dưỡng và đào tạo cán bộ;
e. Đảm bảo về quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội;
f. Thực hiện cải cách hành chính.
2.2. Đối với các Tập đoàn kinh tế và
Tổng Công ty nhà nước:
a. Các chỉ tiêu về kinh tế (Tốc độ
tăng trưởng GDP; tổng doanh thu; năng suất lao động; lợi nhuận; nộp ngân sách
và các chỉ tiêu khác);
b. Thực hiện các giải pháp chủ yếu ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo đảm an sinh xã hội
(theo Nghị quyết hàng năm của Chính phủ);
c. Thực hiện các chính sách xã hội,
giải quyết việc làm;
d. Đảm bảo về quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội;
đ. Thực hiện cải cách hành chính.
2.3. Đối với các Ban, ngành, mặt trận
tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.
a. Công tác nghiên cứu, tham mưu hoạch
định các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b. Công tác tham gia thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước, tham gia và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các
chế độ, chính sách;
c. Tổ chức vận động quần chúng và tổ
chức các phong trào thi đua thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước;
d. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học;
đ. Tham gia xây dựng, củng cố quốc
phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
e. Thực hiện cải cách hành chính.
II. Thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước (điểm tối đa 100 điểm).
1. Tổ chức học tập, quán triệt các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Tổ chức triển khai và kết quả thực
hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo
tinh thần Chỉ thị 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị (Xây dựng kế hoạch;
tổ chức triển khai; kết quả thực hiện cuộc vận động và có các điển hình học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh).
3. Xây dựng Chương trình hành động và
triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; Thông tư liên tịch Bộ Nội vụ và Thanh tra
Chính phủ quy định khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo,
phát hiện hành vi tham nhũng.
III. Xây dựng hệ thống chính
trị, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng chính quyền, đoàn thể quần
chúng vững mạnh (điểm tối đa 120 điểm):
1. Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng
trong sạch, vững mạnh, xây dựng tổ chức các đoàn thể, quần chúng vững mạnh.
2. Xây dựng tổ chức chính quyền có hiệu
lực, hiệu quả.
3. Triển khai thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở theo Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị.
4. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo theo quy định.
IV. Tổ chức triển
khai và thực hiện tốt các chủ trương, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng (điểm
tối đa 200 điểm):
1. Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ
đạo về thi đua khen thưởng để triển khai và thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương; các Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị,
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Triển khai, thực hiện Luật Thi
đua, Khen thưởng, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Thi đua, Khen thưởng, cụ thể:
- Ban hành Thông tư hoặc Quy chế Thi
đua, Khen thưởng của Bộ, ngành, địa phương.
- Xây dựng kế hoạch, Chương trình công tác năm về thi đua, khen thưởng.
- Tổ chức phát động các phong trào
thi đua yêu nước (Thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt, thi đua theo chuyên đề).
- Thực hiện việc xét tặng các danh hiệu
thi đua và các hình thức khen thưởng theo đúng quy định của Luật Thi đua, Khen
thưởng, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Có kế hoạch, Chương trình cụ thể
triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
do Thủ tướng Chính phủ phát động đạt hiệu quả.
4. Có Quy chế hoạt động của Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng Bộ, ngành, địa phương, có kế hoạch phân công các thành
viên Hội đồng theo dõi và tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ.
5. Triển khai và thực hiện các quy định
về tổ chức, bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen
thưởng.
6. Công tác thanh tra, kiểm tra giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
7. Tổ chức bồi dưỡng tập huấn nghiệp
vụ cho cán bộ về thi đua, khen thưởng.
8. Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và
nhân rộng các điển hình tiên tiến.
9. Chỉ đạo điểm về tổ chức phong trào
thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng ở đơn vị cấp trên cơ sở và cấp cơ sở.
10. Thực hiện chế độ thông tin báo
cáo.
(Các nội dung nêu trên phải được thể
chế hóa bằng các văn bản cụ thể của Bộ, ngành, địa phương)
V. Điểm thưởng (điểm
tối đa 30 điểm):
Thưởng cho các nội dung: Thực hiện vượt
mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực
hiện tốt chủ trương cải cách hành chính và những nội dung
sáng tạo trong tổ chức các phong trào thi đua.
C. BÌNH XÉT THI ĐUA
1. Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ
chính trị, chỉ tiêu, kế hoạch được giao (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được Hội đồng nhân dân thông
qua) các đơn vị thành viên của cụm, khối thi đua tự chấm điểm trên cơ sở các
tiêu chí giao ước thi đua, thang điểm và phương pháp chấm điểm đã được cụm, khối
thống nhất và ký kết thực hiện trong năm.
2. Trước khi mở Hội nghị tổng kết, bộ
phận thường trực giúp việc của cụm trưởng, khối trưởng có trách nhiệm rà soát bảng
điểm của từng đơn vị, đề xuất, trao đổi với các đơn vị
thành viên về những nội dung cần Điều chỉnh trong bảng điểm của từng đơn vị; cụm
trưởng, cụm phó, khối trưởng, khối phó thống nhất đánh giá việc thực hiện các
tiêu chí thi đua để báo cáo với các thành viên trong Hội
nghị tổng kết.
3. Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương
là thành viên chính thức đại diện cho đơn vị thảo luận nhận xét đánh giá hoạt động
của cụm, khối và từng đơn vị thành viên. Căn cứ vào kết quả tổng hợp chấm điểm của
các đơn vị thành viên trong cụm, khối thi đua và ý kiến của Ban Thi đua - Khen
thưởng Trung ương, lãnh đạo các đơn vị bỏ phiếu kín suy tôn đơn vị tiêu biểu của
cụm, khối thi đua và công bố kết quả kiểm phiếu công khai tại phiên họp (Trường
hợp đại diện lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương vắng không tham dự phiên họp tổng kết
năm đơn vị đó sẽ mất quyền bỏ phiếu).
4. Quy định số lượng đơn vị được bình
chọn, suy tôn như sau:
- Cụm, khối có 5 đơn vị: chọn 1 giải
nhất, 1 giải nhì.
- Cụm, khối có từ 6 đến 8 đơn vị: chọn
1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba.
- Cụm, khối có từ 9 đến 11 đơn vị: chọn
1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba.
- Cụm, khối có từ 12 đơn vị trở lên:
chọn 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba.
5. Trình tự bỏ phiếu được tiến hành
như sau:
a. Nguyên tắc chung: Thực hiện theo
phương thức bỏ phiếu kín.
b. Thảo luận thống nhất danh sách các
đơn vị thành viên được chọn để đưa vào danh sách bầu (đơn vị Cụm trưởng, Khối
trưởng giới thiệu các thành viên thảo luận và thống nhất bằng biểu quyết giơ
tay) bao gồm: các đơn vị tham dự bầu chọn giải nhất, giải nhì, giải ba (nếu
có).
c. Tiến hành bỏ phiếu kín và công bố
kết quả chọn giải nhất (những đơn vị không trúng giải nhất sẽ được bổ sung vào
danh sách bầu chọn giải nhì).
- Tiến hành bỏ phiếu kín và công bố kết
quả chọn giải nhì (những đơn vị không trúng giải nhì sẽ được bổ sung vào danh
sách bầu chọn giải ba).
- Tiến hành bỏ phiếu kín và công bố kết
quả bầu chọn giải ba (nếu có).
d. Công bố, thông qua kết quả danh
sách các đơn vị được cụm, khối suy tôn giải nhất, giải nhì, giải ba.
Đề nghị các cụm, khối suy tôn những
đơn vị được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ không vượt quá số lượng quy định.
Kết quả xét chọn, suy tôn do cụm trưởng,
khối trưởng gửi báo cáo về thường trực Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng Trung ương (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương).
D. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Cụm trưởng, Khối trưởng có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức cho các thành viên
trong cụm, khối hoạt động theo các nội dung của hướng dẫn này.
2. Căn cứ vào những nội dung tiêu chí
thi đua chủ yếu nêu trên, các cụm, khối thi đua cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm,
tính chất hoạt động của cụm, khối thi đua và của từng đơn vị thành viên. Việc cụ
thể hóa nội dung và phân chia thang, bảng điểm không được vượt
quá tổng số điểm đã quy định cho môi tiêu chí thi đua chủ
yếu và phải được dân chủ thảo luận, được các
thành viên trong cụm, khối thi đua nhất trí làm căn cứ chấm
điểm và bình xét thi đua hàng năm.
3. Không xét thi đua đối với những Bộ,
ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương không đăng ký và ký kết giao ước
thi đua hàng năm của cụm, khối hoặc những đơn vị có các vụ
việc tiêu cực, tham nhũng, có sai phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chưa xét thi đua đối với
những đơn vị có dấu hiệu sai phạm đang chờ các cơ quan có
thẩm quyền kết luận.
4. Quy định về một số nội dung trừ điểm
như sau:
- Các Bộ, ngành, địa phương trong năm
khi trình khen thưởng, nếu các cấp thẩm quyền không xét duyệt hoặc trả lại do có
các trường hợp đề nghị khen không đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng
và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổng số điểm trừ về nội dung này không quá
20 điểm.
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chưa triển khai thực hiện đúng tinh thần Thông tư số 01/2010/TT-BNV ngày
16/4/2010 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tổ chức bộ máy Ban Thi đua - Khen thưởng
thuộc Sở Nội vụ trừ 10 điểm.
- Cấp huyện (quận) không có cán bộ
chuyên trách thi đua, khen thưởng, mỗi huyện (quận) trừ 3 điểm,
- Bộ, ngành, địa phương chưa ban hành
Thông tư hoặc Quy chế Thi đua, Khen thưởng trừ 30 điểm.
5. Căn cứ kết quả bình xét, suy tôn của
các cụm, khối thi đua; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp báo cáo
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương xem xét, cho ý kiến trước
khi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi
đua của Chính phủ cho các đơn vị tiêu biểu, xuất sắc.
Trên đây là hướng dẫn chung về tổ chức
hoạt động của cụm, khối thi đua. Căn cứ văn bản hướng dẫn này và căn cứ tình
hình, đặc điểm của từng cụm, khối để cụ thể hóa các tiêu chí và thang bảng điểm
cho phù hợp, làm căn cứ bình xét, suy tôn tặng Cờ Thi đua của Chính phủ hàng năm, đảm bảo dân chủ, công khai và đúng quy định. Trong quá trình thực
hiện có vướng mắc phản ánh kịp thời về Ban Thi đua - khen
thưởng Trung ương để tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung,
hoàn chỉnh.
Văn bản hướng dẫn này thay thế văn bản
số 1349/BTĐKT-VI ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung
ương.
(Kèm theo bảng danh sách các đơn vị
thành viên của cụm, khối thi đua. Đối với các cụm, khối thi đua thay đổi, bổ
sung đơn vị thành viên hoặc chia tách cụm, khối được thực hiện từ năm 2012)./.
Nơi nhận:
- TTg CP, Chủ tịch HĐ
TĐKT TW (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án ND tối cao, Viện KSND tối cao;
- MTTQ VN và cơ quan TW của các đoàn thể;
- Tập đoàn kinh tế và TCty nhà nước (TCty 91);
- Các đ/c thành viên HĐ TĐKT TW;
- Vụ TĐKT (Phòng, Ban) các Bộ, ngành, đoàn thể TW;
- Ban TĐKT (Sở Nội vụ) các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW:
+ Trưởng ban, Phó Trưởng ban;
+ Các Vụ, đơn vị thuộc Ban;
- Lưu: VT, VI.
|
TRƯỞNG BAN
THỨ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Trần Thị Hà
|