BỘ CÔNG AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 03/HD-BCA-A81
|
Hà Nội, ngày 18 tháng
03 năm 2011
|
HƯỚNG DẪN
TỔNG
KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC NĂM 2000 TRONG CÁC BỘ,
BAN, NGÀNH TRUNG ƯƠNG, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Pháp lệnh Bảo vệ bí
mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông
qua ngày 28 tháng 12 năm 2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2001
(sau đây gọi là Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000). Sau 10 năm thực
hiện Pháp lệnh đã đạt được những kết quả quan trọng giữ gìn bí mật nhà nước,
bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế nhưng còn bộc lộ nhiều sơ hở,
thiếu sót dẫn đến lộ, lọt bí mật nhà nước ở các cấp, các ngành, trên nhiều lĩnh
vực, gây thiệt hại không nhỏ về chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh, quốc
phòng…
Trước yêu cầu, nhiệm
vụ mới về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy
mạnh hội nhập quốc tế, quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng, nhu cầu trao
đổi thông tin ngày càng tăng và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng điều
kiện này gia tăng thâm nhập, thu thập bí mật nhà nước, chúng ta cần nghiêm túc
tổng kết, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước từ năm 2000
đến nay.
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và ý kiến của Thủ
tướng Chính phủ tại Công văn số 5724/VPCP-TCCV ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Văn
phòng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan
tổng kết, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000,
Bộ Công an hướng dẫn cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đánh giá thực
trạng tình hình công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo Pháp lệnh Bảo vệ bí mật
nhà nước năm 2000 trong 10 năm qua, chỉ ra những mặt đã làm được, chưa làm
được, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó đẩy mạnh công tác
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các vụ lộ, lọt bí mật nhà nước; khắc phục
những sơ hở, thiếu sót, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường công tác bảo vệ
bí mật nhà nước hiện nay, góp phần tích cực trong công tác đảm bảo an ninh quốc
gia trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Rút ra được các
luận cứ khoa học làm cơ sở đề xuất xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí
mật nhà nước, trọng tâm là xây dựng Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thay thế Pháp
lệnh hiện hành.
II. THỜI GIAN, PHẠM
VI TỔNG KẾT
1. Thời gian tổng kết
từ năm 2000 đến 2010 (10 năm).
2. Phạm vi tổng kết:
Trong toàn quốc.
III. NỘI DUNG TỔNG
KẾT:
Gồm
3 phần (có Đề cương tổng kết kèm theo)
Phần I. Kết quả việc
triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000
Phần II. Thực trạng
tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước trong 10 năm qua
Phần III: Đánh giá
tổng quát, dự báo tình hình và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tăng
cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước thời gian tới
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ Hướng dẫn này
đề nghị các Bộ, ban, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ
bí mật nhà nước năm 2000 (2000 - 2010) trong phạm vi bộ, ban, ngành và địa
phương mình và gửi Báo cáo tổng kết về Bộ Công an trước ngày 20 tháng 04 năm
2011 để tập hợp báo cáo Chính phủ./.
Nơi nhận:
-
VPCP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao;
- Tòa Án nhân dân Tối cao;
- Mặt trận Tổ quốc VN và các Đoàn thể ở TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, BCA (A81), (N 150 bản).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
THƯỢNG TƯỚNG
Nguyễn Văn Hưởng
|
ĐỀ CƯƠNG
TỔNG
KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC NĂM 2000 (2000 - 2010)
TRONG CÁC BỘ, BAN, NGÀNH TRUNG ƯƠNG, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Hướng dẫn số 03/HD-BCA-A81 ngày 18 tháng 03 năm 2011 của Bộ Công
an)
I. Kết quả việc triển
khai thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000
1. Công tác tuyên
truyền, quán triệt nội dung Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và các
văn bản hướng dẫn thi hành tại đơn vị, địa phương.
Các hình thức quán
triệt Pháp lệnh năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến từng đơn vị, cán
bộ bằng các hình thức như mở hội nghị triển khai, tập huấn, sơ kết, tổng kết;
tổ chức các cuộc thi tìm hiểu…
2. Kết quả thực hiện Pháp
lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành của các
bộ, ban, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Việc xây dựng Danh
mục bí mật nhà nước và rà soát, sửa đổi, bổ sung, giải mật danh mục bí mật nhà
nước.
- Việc xây dựng Quy
chế bảo vệ bí mật nhà nước
- Việc xây dựng văn
bản xác định độ mật của từng loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tại các
bộ, ban, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Việc thành lập Hội
đồng thẩm định danh mục bí mật nhà nước; Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ
bí mật nhà nước.
- Các văn bản chỉ đạo
của các bộ, ban, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương đối với công tác bảo vệ bí mật nhà nước
- Việc xác định khu
vực cấm, địa điểm cấm
- Việc đầu tư trang
thiết bị phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước
- Việc bố trí cán bộ
làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước
- Việc thực hiện chế
độ báo cáo sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước
- Việc thanh tra, kiểm
tra bảo vệ bí mật nhà nước
II. Thực trạng tình
hình lộ, lọt bí mật nhà nước trong 10 năm qua
1. Tình hình các vụ
lộ, lọt bí mật nhà nước (2000 - 2010)
- Các phương thức,
thủ đoạn mà các thế lực thù địch dùng để thu thập tài liệu bí mật nhà nước.
- Thống kê cụ thể các
vụ lộ, lọt bí mật nhà nước:
+ Số lượng các vụ lộ,
lọt
+ Loại tài liệu lộ,
lọt độ mật của các tài liệu
- Các hình thức lộ,
lọt bí mật nhà nước
- Nguyên nhân lộ, lọt
bí mật nhà nước
+ Nguyên nhân khách
quan
+ Nguyên nhân chủ
quan
- Hậu quả việc lộ,
lọt bí mật nhà nước
2. Công tác xử lý,
khắc phục hậu quả các vụ lộ, lọt bí mật nhà nước
2.1. Xử lý
2.2. Khắc phục hậu
quả
Ghi chú: Các Bộ, ban,
ngành Trung ương, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thực hiện thống kê đầy đủ theo 03 Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo và nêu chi tiết các
vụ lộ, lọt bí mật nhà nước có tính chất điển hình trong Báo cáo tổng kết.
III. Đánh giá tổng
quát, dự báo tình hình và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường
công tác bảo vệ bí mật nhà nước thời gian tới
1. Đánh giá tổng quát
1.1. Ưu điểm
1.2. Hạn chế, tồn tại
1.3. Nguyên nhân
1.4. Bài học kinh
nghiệm
2. Dự báo tình hình
3. Phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong thời gian
tới
4. Kiến nghị, đề xuất.