BỘ NGOẠI GIAO
******
Số : 52/2004/LPQT
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2004
|
Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực từ
ngày 30 tháng 6 năm 2004.
|
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ
NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Anh
|
HIỆP ĐỊNH
GIỮA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VỀ PHÂN
ĐỊNH LÃNH HẢI, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA HAI NƯỚC TRONG VỊNH
BẮC BỘ
Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi là “hai
Bên ký kết”).
Nhằm củng cố và phát
triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân
hai nước Việt Nam và Trung Quốc, giữ gìn và thúc đẩy sự ổn định và phát triển
của Vịnh Bắc Bộ;
Trên cơ sở các nguyên
tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm
lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi,
cùng tồn tại hòa bình;
Trên tinh thần thông
cảm, nhân nhượng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị và giải quyết một cách công
bằng, hợp lý vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ;
Đã thỏa thuận như sau :
Điều
1:
1. Hai
Bên ký kết căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc tế Luật Biển năm 1982, các
nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được công nhận, trên cơ sở suy xét
đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng, qua
thương lượng hữu nghị đã phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
2. Trong Hiệp định này,
Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc bởi bờ biển lãnh thổ đất
liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông bởi bờ biển bán đảo Lôi
Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và
giới hạn phía Nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài
cùng của mũi Oanh Ca - đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18o31’19”
Bắc, kinh tuyến 18o41’17” Đông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một
điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến16o57’40”
Bắc và kinh tuyến 107o08’42” Đông.
Hai Bên ký kết xác định
khu vực nói trên là phạm vi phân định của Hiệp định này.
Điều
2:
Hai Bên ký kết đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định
bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng, tọa độ địa lý của 21
điểm này như sau :
Điểm số 1: Vĩ độ 21o28’12”.5 Bắc
Kinh độ 108o06’04”.3 Đông
Điểm số 2: Vĩ độ 21o28’01”.7 Bắc
Kinh độ 108o06’01”.6 Đông
Điểm số 3: Vĩ độ 21o27’50”.5 Bắc
Kinh độ 108o05’57”.7 Đông
Điểm số 4: Vĩ độ 21o27’39”.5 Bắc
Kinh độ 108o05’51”.5 Đông
Điểm số 5: Vĩ độ 21o27’28”.2 Bắc
Kinh độ 108o05’39”.9 Đông
Điểm số 6: Vĩ độ 21o27’23”.1 Bắc
Kinh độ 108o05’38”.8 Đông
Điểm số 7: Vĩ độ 21o27’08”.2 Bắc
Kinh độ 108o05’43”.7 Đông
Điểm số 8: Vĩ độ 21o16’32” Bắc
Kinh độ 108o08’05” Đông
Điểm số 9: Vĩ độ 21o12’35” Bắc
Kinh độ 108o12’31” Đông
Điểm số 10: Vĩ độ 20o24’05” Bắc
Kinh độ 108o22’45” Đông
Điểm số 11: Vĩ độ 19o57’33” Bắc
Kinh độ 107o55’47” Đông
Điểm số 12: Vĩ độ 19o39’33” Bắc
Kinh độ 107o31’40” Đông
Điểm số 13: Vĩ độ 19o25’26” Bắc
Kinh độ 107o21’00” Đông
Điểm số 14: Vĩ độ 19o25’26” Bắc
Kinh độ 107o12’43” Đông
Điểm số 15: Vĩ độ 19o16’04” Bắc
Kinh độ 107o11’23” Đông
Điểm số 16: Vĩ độ 19o12’55” Bắc
Kinh độ 107o09’34” Đông
Điểm số 17: Vĩ độ 18o42’52” Bắc
Kinh độ 107o09’34” Đông
Điểm số 18: Vĩ độ 18o13’49” Bắc
Kinh độ 107o34’00” Đông
Điểm số 19: Vĩ độ 18o07’08” Bắc
Kinh độ 107o37’34” Đông
Điểm số 20: Vĩ độ 18o04’13” Bắc
Kinh độ 107o39’09” Đông
Điểm số 21: Vĩ độ 17o47’00” Bắc
Kinh độ 107o58’00” Đông
Điều 3:
1. Đường
phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định này là
biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
2. Mặt thẳng đứng đi
theo đường biên giời lãnh hãi của hai nước quy định tại khoản 1 Điều này phân
định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước.
3. Mọi sự thay đổi địa
hình đều không làm thay đổi đường biên giới lãnh hải hai nước từ điểm số 1 đến
điểm số 7 quy định tại khoản 1 Điều này, trừ khi hai Bên ký kết có thỏa thuận
khác.
Điều
4:
Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 quy định tại
Điều II của Hiệp định này là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
Điều
5:
Đường phân định lãnh hải của hai nước quy định tại Điều
II từ điểm số 1 đến điểm số 7 được thể hiện bằng đường mầu đen trên bản đồ
chuyên đề cửa sông Bắc Luân tỷ lệ : 10.000 do hai Bên ký kết cùng nhau thành
lập năm 2000. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của hai nước từ điểm số 7 đến điểm số 21 được thể hiện bằng đường mầu đen trên
Tổng đồ toàn diện Vịnh Bắc Bộ tỷ lệ 1: 500.0000 do hai Bên ký kết cùng nhau
thành lập năm 2000. Các đường phân định này đều là đường trắc địa.
Bản đồ chuyên đề cửa
sông Bắc Luân và Tổng đồ toàn diện Vịnh Bắc Bộ nói trên là bản đồ đính kèm Hiệp
định. Các bản đồ trên sử dụng hệ tọa độ ITRF-96. Các tọa độ địa lý của các điểm
quy định tại Điều II Hiệp định này đều được xác định trên các bản đồ nói trên.
Đường phân định quy định trong Hiệp định này được thể hiện trên các bản đồ kèm
theo Hiệp định chỉ nhằm mục đích minh họa.
Điều
6:
Hai Bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của mỗi Bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa trong Vịnh Bắc Bộ được xác định theo Hiệp định này.
Điều
7:
Trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn
nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định quy định tại Điều II
của Hiệp định này, hai Bên ký kết phải thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt
được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ khoáng sản
nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác.
Điều
8:
Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng
hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở Vịnh Bắc Bộ cũng như các
công việc hợp tác có liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh
vật ở vùng đặcquyền kinh tế hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
Điều
9:
Việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định này không gây bất kỳ ảnh hưởng
hoặc phương hại nào đến lập trường của mỗi Bên ký kết đối với các quy phạm luật
pháp quốc tế về luật Biển.
Điều
10:
Mọi tranh chấp giữa hai Bên ký kết liên quan đến việc giải
thích hoặc thực hiện Hiệp định này phải được giải quyết thông qua hiệp thương
và đàm phán hữu nghị.
Điều
11:
Hiệp định này phải được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu
lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn được
trao đổi tại Hà Nội.
Hiệp định này được ký
tại Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt
và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Nguyễn Dy Niên
|
ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN
NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Đường Gia Triền
|
Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam
– Trung Quốc năm 2000
Khu vực cửa sông Bắc
Luân
Sơ đồ phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc năm 2000