Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng chống tham nhũng

Số hiệu: 59/2013/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 59/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13;

Theo đề nghị của Tổng thanh tra Chính phủ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về các hành vi tham nhũng; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng; chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng; chế độ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tố cáo hành vi tham nhũng; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và một số quy định khác của Luật phòng, chống tham nhũng.

Điều 2. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng

Các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng được xác định theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999.

Điều 3. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng

Các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng được xác định như sau:

1. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;

đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;

g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;

b) Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật;

c) Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

3. Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu.

4. Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình để triển khai nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc không thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm pháp luật của người khác;

b) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai lệch kết quả các hoạt động trên.

Chương 2.

CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

MỤC 1. BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI, MINH BẠCH

Điều 4. Bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc ban hành danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

1. Danh mục bí mật nhà nước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước không được bao gồm những nội dung bắt buộc phải công khai theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 26a, 26b, 26c, 26d, 27, 28, 29, 30 và Điều 46a Luật phòng, chống tham nhũng.

2. Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch của Luật phòng, chống tham nhũng trong việc lập, ban hành các danh mục bí mật nhà nước.

Điều 5. Áp dụng hình thức công khai trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

1. Căn cứ vào nội dung, đối tượng của thông tin được công khai và mục đích của việc công khai thông tin, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn hình thức công khai theo quy định tại Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc áp dụng hình thức công khai và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm các quy định về áp dụng hình thức công khai theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về hình thức công khai thì phải áp dụng hình thức công khai đó. Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng một hoặc một số hình thức công khai theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng.

MỤC 2. CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật phòng, chống tham nhũng;

b) Được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối hoặc chưa cung cấp thông tin;

c) Khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:

a) Yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu có ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;

b) Thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;

c) Không được lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;

d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:

a) Được biết lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;

b) Từ chối cung cấp các thông tin thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ, thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai, thông tin không liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;

c) Yêu cầu người được cung cấp thông tin sử dụng thông tin đó hợp pháp và bảo đảm tính chính xác khi sử dụng thông tin đó.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;

b) Trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin biết trong trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được;

c) Hướng dẫn tiếp cận thông tin được yêu cầu trong trường hợp thông tin đó đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai;

d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.

Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin; chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 9. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu.

2. Văn bản hoặc thông điệp dữ liệu yêu cầu cung cấp thông tin được chuyển trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua giao dịch điện tử cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu.

Điều 10. Thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin phải tiến hành một trong các hoạt động sau:

1. Thực hiện việc cung cấp thông tin khi nội dung thông tin được yêu cầu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Thuộc phạm vi công khai theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;

b) Thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu;

c) Chưa được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai.

2. Trả lời bằng văn bản về việc không cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu trong trường hợp nội dung thông tin được yêu cầu không đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do.

3. Nếu thông tin được yêu cầu đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai thì trong văn bản trả lời phải có hướng dẫn cách thức tiếp cận thông tin đó.

Điều 11. Bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại.

2. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Điều 12. Xử lý hành vi vi phạm các quy định về yêu cầu cung cấp thông tin

1. Người được yêu cầu cung cấp thông tin mà không thực hiện đúng các nghĩa vụ về cung cấp thông tin theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc sử dụng trái pháp luật thông tin được cung cấp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

TẠM ĐÌNH CHỈ, TẠM THỜI CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG TÁC KHÁC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THAM NHŨNG

MỤC 1. THẨM QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ, TẠM THỜI CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG TÁC KHÁC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 13. Nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý khi có căn cứ được quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Trường hợp pháp luật khác hoặc điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó hoặc theo điều lệ của tổ chức đó.

Điều 14. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương và cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

7. Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với Thứ trưởng và các chức vụ tương đương, cán bộ, công chức, viên chức do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước

1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với công chức, viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.

2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

MỤC 2. CĂN CỨ TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC, TẠM THỜI CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG TÁC KHÁC; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỊ TẠM ĐÌNH CHỈ, TẠM THỜI CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG TÁC KHÁC

Điều 16. Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

1. Việc quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và đồng thời người đó có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.

2. Căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng bao gồm các trường hợp sau đây:

a) Khi có văn bản yêu cầu của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

b) Qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;

c) Qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;

d) Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc thi hành công vụ.

3. Cán bộ, công chức, viên chức được coi là có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người đó có một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật;

b) Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;

c) Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

1. Người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có quyền sau:

a) Yêu cầu cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cung cấp thông tin, tài liệu để làm rõ căn cứ cho việc ra quyết định tạm chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác;

b) Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.

2. Người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ sau:

a) Gửi quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đến cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác và cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc;

b) Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không xác định được người đó có hành vi tham nhũng;

c) Thông báo công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức;

d) Khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không xác định được người đó có hành vi tham nhũng.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

1. Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có quyền sau:

a) Nhận quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác;

b) Nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận về việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;

c) Đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác xem xét lại quyết định khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

d) Đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có kết luận về hành vi tham nhũng hoặc sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng;

đ) Đề nghị người có thẩm quyền khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình và bồi thường khi có thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

2. Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có nghĩa vụ sau:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác của người có thẩm quyền;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;

c) Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị tiếp nhận trong thời gian tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI HẠN TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC, TẠM THỜI CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG TÁC KHÁC; HỦY BỎ VÀ CÔNG KHAI QUYẾT ĐỊNH HỦY BỎ VIỆC TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC, TẠM THỜI CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG TÁC KHÁC

Điều 19. Ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có căn cứ được quy định tại Điều 16 Nghị định này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Việc lựa chọn áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ của từng vụ việc cụ thể và yêu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

3. Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phải ghi rõ họ và tên của cán bộ, công chức, viên chức; thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; lý do tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; hiệu lực thi hành.

4. Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức phải được ký tên, đóng dấu của cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì quyết định này còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đến làm việc.

5. Trong trường hợp pháp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó.

Điều 20. Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức tối đa là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Điều 21. Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức không có hành vi tham nhũng hoặc kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không có kết luận về hành vi tham nhũng thì người đã ra quyết định phải hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được gửi cho cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi tiếp nhận người chuyển vị trí công tác đến làm việc; cơ quan, tổ chức, cá nhân đã yêu cầu tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Điều 22. Công khai quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

Người ra quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có trách nhiệm công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về quyết định đó bằng một trong các hình thức sau đây:

1. Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác làm việc với thành phần gồm: Người ra quyết định hủy bỏ; cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đã tiếp nhận người chuyển vị trí công tác khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân đã yêu cầu tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác và các cán bộ, công chức, viên chức nơi người đó làm việc;

2. Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đó làm việc trong thời hạn 15 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết;

3. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Người ra quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công khai; trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử thì phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử đó.

Điều 23. Trình tự, thủ tục, thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức là thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức là thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và theo điều lệ, quy định của tổ chức đó.

MỤC 4. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH; BỒI THƯỜNG, KHÔI PHỤC LẠI QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỊ TẠM ĐÌNH CHỈ, TẠM THỜI CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG TÁC KHÁC

Điều 24. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác

Cán bộ, công chức, viên chức trong thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được giữ nguyên chế độ, chính sách và các quyền, lợi ích hợp pháp khác như ở vị trí công tác ban đầu.

Điều 25. Khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc không có kết luận về hành vi tham nhũng

Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc không có kết luận về hành vi tham nhũng; được xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác theo quy định của pháp luật.

Chương 4.

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

MỤC 1. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 26. Trách nhiệm báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là bộ, ngành, địa phương) có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành, địa phương. Báo cáo này được gửi cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng, duy trì hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Điều 27. Nội dung báo cáo với Chính phủ

Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ các nội dung sau đây:

1. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến phòng, chống tham nhũng do bộ, ngành, địa phương ban hành theo thẩm quyền;

2. Tình hình tham nhũng, nguyên nhân, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương.

Điều 28. Nội dung báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có các nội dung sau đây:

1. Tình hình tham nhũng, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước;

2. Đánh giá, nguyên nhân, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Điều 29. Hình thức thông tin, báo cáo

Việc thông tin, báo cáo được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:

1. Văn bản hành chính;

2. Thông điệp dữ liệu.

Điều 30. Thời điểm báo cáo

1. Định kỳ ba tháng, sáu tháng, bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

2. Định kỳ sáu tháng, một năm, Chính phủ báo cáo với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

3. Chính phủ báo cáo đột xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi có yêu cầu.

Điều 31. Cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng cho bộ, ngành, địa phương

1. Khi cần thiết, bộ, ngành, địa phương đề nghị Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin để phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương mình.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin của bộ, ngành, địa phương. Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề nghị biết và nêu rõ lý do.

3. Việc trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện thông qua các hình thức được quy định tại Điều 29 Nghị định này.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về các thông tin, dữ liệu được báo cáo và về việc vi phạm nghĩa vụ thông tin, báo cáo.

Điều 33. Chế độ thông tin, báo cáo tại bộ, ngành, địa phương

1. Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào Nghị định này quy định chi tiết chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành, địa phương mình.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định tại Nghị định này.

MỤC 2. TRAO ĐỔI THÔNG TIN GIỮA THANH TRA CHÍNH PHỦ VỚI BỘ CÔNG AN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC

Điều 34. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước

1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trong việc định kỳ trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử, kiểm toán.

2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

3. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước ban hành Thông tư liên tịch quy định về việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu giữa Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.

Điều 35. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với các tổ chức khác về công tác phòng, chống tham nhũng

1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động của các tổ chức đó.

2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Điều 36. Trao đổi thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Thông tư liên tịch được quy định tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định này có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí ở địa phương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

Điều 37. Công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng

1. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng ba hằng năm.

2. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng ba hằng năm.

3. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng tư hằng năm.

MỤC 3. HỆ THỐNG DỮ LIỆU CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 38. Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng

1. Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng là tập hợp thông tin, dữ liệu, báo cáo được thu thập, xử lý có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Thông tin, dữ liệu, báo cáo của hệ thống dữ liệu chung theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thu thập, xử lý kịp thời, chính xác, khoa học để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình tham nhũng, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 39. Xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng

1. Việc xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng bao gồm:

a) Tiếp nhận, thống kê, tổng hợp, xử lý, lưu trữ các thông tin, dữ liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, địa phương về tình hình phòng, chống tham nhũng;

b) Bảo đảm sự trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu thông suốt giữa các cơ quan có trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng;

c) Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

Chương 5.

CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

MỤC 1. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 40. Nội dung kiểm tra

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để xem xét, đánh giá và có biện pháp nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình.

Điều 41. Căn cứ tiến hành kiểm tra

Việc kiểm tra được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

1. Kế hoạch kiểm tra hằng năm đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt;

2. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 42. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra

1. Khi có một trong những căn cứ kiểm tra quy định tại Điều 41 Nghị định này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kiểm tra và gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra.

2. Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau:

a) Căn cứ kiểm tra;

b) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra;

c) Nội dung kiểm tra;

d) Thời hạn tiến hành kiểm tra.

3. Quyết định kiểm tra phải được công bố chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định kiểm tra. Việc công bố quyết định kiểm tra phải được tiến hành tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nơi làm việc của cá nhân được kiểm tra và được lập thành văn bản.

4. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra là 10 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.

5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, sau khi xem xét báo cáo kết quả kiểm tra của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra và giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra.

6. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung sau:

a) Kết luận về việc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra;

b) Kết luận về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, trong đó phải có kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra hoặc cá nhân được kiểm tra;

c) Yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra về các biện pháp phải thi hành nhằm bảo đảm việc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

d) Biện pháp xử lý cụ thể đối với hành vi vi phạm (nếu có).

7. Kết luận kiểm tra phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra và được công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành kiểm tra và trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nơi làm việc của cá nhân được kiểm tra.

Điều 43. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm:

1. Chấp hành quyết định kiểm tra;

2. Hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;

3. Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra; quyết định, kết luận của người ra quyết định kiểm tra.

MỤC 2. THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 44. Nội dung thanh tra

1. Xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm:

a) Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;

c) Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức;

d) Minh bạch tài sản, thu nhập;

đ) Các quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Xem xét, kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 45. Căn cứ tiến hành thanh tra

Việc thanh tra được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

1. Kế hoạch thanh tra hằng năm đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp phê duyệt;

2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp;

3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

4. Yêu cầu của việc giải quyết tố cáo về tham nhũng.

Điều 46. Thẩm quyền thanh tra

1. Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập.

3. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

4. Thanh tra của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là Thanh tra sở) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.

5. Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

6. Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 47. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm:

1. Phê duyệt kế hoạch thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp;

2. Chỉ đạo, tạo điều kiện về kinh phí và cán bộ để cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp tiến hành hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

3. Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện các kiến nghị của cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra hành vi vi phạm các quy định về hoạt động thanh tra.

Điều 48. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm

1. Hằng năm, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra hằng năm.

3. Thủ trưởng cơ quan quản lý phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm theo đúng thời hạn được quy định trong pháp luật về thanh tra.

Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra

1. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 50. Kết luận thanh tra

1. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau:

a) Kết luận về các nội dung được thanh tra;

b) Kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra trong tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

c) Kiến nghị các biện pháp để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra;

d) Kiến nghị xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này.

2. Trong trường hợp hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì người ra kết luận thanh tra kiến nghị và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm.

Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Chương 6.

TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG

MỤC 1. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, THỤ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG

Điều 52. Thiết lập, công khai các hình thức tiếp nhận tố cáo

Cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo có nghĩa vụ thiết lập, công khai số điện thoại, hộp thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận tố cáo về hành vi tham nhũng.

Điều 53. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền thụ lý, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng

1. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này.

2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày tiếp nhận tố cáo, cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước phải chuyển hồ sơ tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo; trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền của mình thì thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo khi có yêu cầu.

Điều 54. Các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng

1. Công dân tố cáo hành vi tham nhũng bằng các hình thức sau:

a) Tố cáo trực tiếp;

b) Gửi đơn tố cáo;

c) Tố cáo qua điện thoại;

d) Tố cáo qua mạng thông tin điện tử.

2. Người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có.

3. Những tố cáo về hành vi tham nhũng mà người tố cáo mạo tên, nội dung tố cáo không rõ ràng, thiếu căn cứ, những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới thì không được xem xét, giải quyết.

Điều 55. Thủ tục tiếp nhận theo các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng

1. Khi công dân tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ người tố cáo, khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận. Thời điểm tiếp nhận tố cáo tính từ ngày người tố cáo ký xác nhận vào bản nội dung tố cáo.

2. Tiếp nhận tố cáo hành vi tham nhũng theo hình thức gửi đơn tố cáo:

a) Trường hợp đơn tố cáo được gửi theo đường bưu điện thì thời điểm tiếp nhận tố cáo là ngày nhận được đơn tố cáo;

b) Trường hợp đơn tố cáo được gửi trực tiếp thì người tiếp nhận phải làm giấy biên nhận; thời điểm tiếp nhận đơn tố cáo là ngày ghi trên giấy biên nhận.

3. Ngay sau khi nhận được tố cáo qua điện thoại, bằng thông điệp dữ liệu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải tiến hành xác minh lại họ tên, địa chỉ của người tố cáo theo thông tin người tố cáo cung cấp, áp dụng theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

4. Đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 56. Thủ tục thụ lý, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng

1. Thủ tục thụ lý, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này.

2. Kết luận về nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải được công bố công khai và được gửi cho cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp và gửi cho người tố cáo khi có yêu cầu.

3. Trong trường hợp kết luận nội dung tố cáo không đúng sự thật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải công khai kết luận đó và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật.

Điều 57. Xử lý các vi phạm về tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo

1. Người có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo không tiếp nhận tố cáo, cố tình trì hoãn hoặc không chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Người có trách nhiệm giải quyết tố cáo không thụ lý tố cáo, không giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật; nếu cố tình làm trái các quy định về tố cáo và xử lý tố cáo của Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật về tố cáo vì động cơ cá nhân thì bị coi là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng và bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

MỤC 2. BẢO VỆ, KHEN THƯỞNG NGƯỜI TỐ CÁO

Điều 58. Bảo vệ người tố cáo

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tố cáo. Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Điều 59. Khen thưởng trong công tác phòng, chống tham nhũng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng thì được khen thưởng về vật chất và tinh thần. Khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo tham nhũng được thực hiện theo pháp luật về tố cáo và khen thưởng.

2. Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng

a) Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng được thành lập để khen thưởng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

b) Quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng được lấy từ ngân sách nhà nước, trích từ tài sản được thu hồi từ các vụ, việc tham nhũng và đóng góp của tổ chức, cá nhân.

c) Việc quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương 7.

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN

Điều 60. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

1. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, ban hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm:

a) Tổ chức, chỉ đạo việc công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của mình ban hành;

b) Căn cứ các chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của mình ban hành, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xây dựng, ban hành, công khai và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, ban hành, công khai và hướng dẫn thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, ban hành, công khai và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Điều 61. Xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

1. Người có hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người chỉ đạo, người cho phép, người đề xuất sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn thì tùy theo mức độ trách nhiệm phải bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá; người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá.

3. Người chỉ đạo, người cho phép, người đề xuất thực hiện định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật thấp hơn mức quy định vì vụ lợi thì tùy theo mức độ trách nhiệm phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng thấp hơn; người hưởng lợi từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật thấp hơn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được hưởng lợi.

4. Trong trường hợp hành vi vi phạm chế độ, định mức, tiêu chuẩn gây thiệt hại, thất thoát về tài sản hoặc bắt buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả thì người có hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc chi phí khắc phục hậu quả.

Chương 8.

NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 62. Đổi mới phương thức thanh toán và quản lý hoạt động thu, chi bằng tiền mặt đối với cán bộ, công chức, viên chức

1. Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ tiến tới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 3 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng và các giao dịch khác sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án nhằm quản lý thu nhập, chi tiêu của cán bộ, công chức, viên chức bằng tài khoản cá nhân.

Điều 63. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

1. Các dự án hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng được quy định tại Khoản 1 Điều 90 Luật phòng, chống tham nhũng phải lấy ý kiến của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kết quả hoạt động của các dự án này phải được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi tới Thanh tra Chính phủ để đưa vào hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 38 Nghị định này.

Chương 9.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 64. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 7 năm 2013, thay thế Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.

Điều 65. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, V.I (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 59/2013/ND-CP

Hanoi, June 17, 2013

 

DECREE

ELABORATING SOME ARTICLE OF ANTI-CORRUPTION LAW

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to Anti-corruption Law No. 55/2005/QH11 amended in the Law No. 01/2007/QH12 and the Law No. 27/2012/QH13;

At the request of the Inspector-General;

The Government issues a Decree elaborating some Article of Anti-corruption Law,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree specifies some articles of Anti-corruption Law applicable to bribery, the openness and transparency of activities of agencies, organizations, and units (hereinafter referred to as organizations); the procedure and duration of suspension and temporary reassignment; the salaries, benefits, other entitlements and interests, the compensation, restoration of the lawful rights and interests of officials and civil servants (hereinafter referred to as officials) after competent authorities conclude they are not involved in corruption; the regime for information provision and reporting about anti-corruption; the regime for inspecting the adherence to the laws on anti-corruption; denunciation of corruption; the formulation and implementation of regimes, limits, standards, and other Regulation of Anti-corruption Law.

Article 2. Identification of corruption defined in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 3 of Anti-corruption Law

Acts of corruption specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 3 Article of Anti-corruption Law are identified in accordance with the Criminal Code 1999.

Article 3. Identification of acts of corruption defined in Clauses 9, 10, 11 and 12 Article 3 of Anti-corruption Law

The acts of corruption defined in Clauses 8, 9, 10, 11 and 12 Article 3 of Anti-corruption Law are identified as follows:

1. Giving bribes and brokering bribes committed by people in positions of powers to do self-seeking works of an organization, including:

a) Giving and brokering bribes to have benefits from preferential policies provided for the organization;

b) Giving and brokering bribes to be given priority in budget allocation;

c) Giving and brokering bribes to have projects given to the organization or have projects approved;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Giving or brokering bribes to have targets of organization and personnel approved;

e) Giving or brokering bribes to dodge inspections, investigations, audits, or to falsify their audits;

g) Giving and brokering bribes to have other benefits provided for the organization.

2. Self-seeking abuse of power to illegally use state property for personal benefits, including:

a) Using state property for personal affairs;

b) Leasing or lending state property illegally;

c) Using state property against the limitations and standards.

3. Self-seeking harassment is authoritative and imperious acts that cause difficulties and annoyance when performing duties in order to force other organizations and individuals to pay unprescribed fees, or other acts for the benefits of the harassing person.

4. Self-seeking failure to perform duties is deliberate failure to perform assigned tasks or duties or failure to comply with the authority, order, procedure, and time limit related to their tasks and duties to serve their personal affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Abuse of powers to conceal or alleviate violations committed by other people.

b) Abuse of powers to obstruct inspections, audits, investigations, prosecutions, adjudication, judgment implementation, or to their result.

Chapter 2.

OPENESS AND TRANSPERACY OF ACTIVITIES OF UNITS

SECTION 1. ASSURANCE OF OPENESS AND TRANSPERACY

Article 4. Assurance of openness and transparency of the promulgation of lists of state secrets made by competent authorities

1. The lists of state secrets promulgated by competent authorities according to the laws on state secrets must not include the information that must be disclosed according to Articles 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 26a, 26b, 26c, 26d, 27, 28, 29, 30 and 46a of Anti-corruption Law.

2. The Ministry of Public Security and competent authorities shall ensure the openness and transparency of Anti-corruption Law when compiling and promulgating lists of state secrets.

Article 5. Application of openness and transparency of activities of organizations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The head of the organization shall direct the disclosure and take responsibility for the violations against the laws on disclosure according to law.

3. Use the methods of disclosure required by law, if any.  Moreover, the head of the organization shall employ one of the methods of disclosure specified in Points b, c, d, dd, and e Clause 1 Article 12 of Anti-corruption Law.

SECTION 2. INFORMATION PROVISION AT THE REQUEST OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

Article 6. Rights and obligations of organizations and individuals that request information provision

1. The organizations and individuals that request information provision are entitled to:

a) Request the provision of information about the operation of the organization according to Article 31 and Article 32 of Anti-corruption Law;

b) Receive the information requested or written refusal to provide information;

c) File complaints against the failure to provide information in accordance with law.

2. The organizations and individuals that request information provision are obliged to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Exercise the right to request information in accordance with Anti-corruption Law and this Decree;

c) Not take advantage of the right to request information to cause disorder or commit illegal acts that cause damage to other organizations and individuals;

d) Comply with lawful settlements of complaints against information provision.

Article 7. Rights and obligations of organizations and individuals requested to provide information  

1. The organizations and individuals that are requested to provide information (hereinafter referred to as information providers) are entitled to:

a) Know the reasons for information provision;

b) Refuse to provide information classified as state secret and other contents specified by the Government, the information that is already published on the media, the information not related to the operation of the information provider;

c) Request the information recipient to use such information legally and ensure the accuracy when using such information.

2. Information providers are obliged to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide written responses and reasons for not providing information to the requesters;

c) Provide guidance to access the information requested if it is already published;

d) Comply with lawful settlements of complaints against information provision.

Article 8. Responsibility of the head of the organization for the provision of information on request

The head of the organization shall organize and direct the information provision; take responsibility for the violations against the law on obligations to provide information according to Anti-corruption Law, this Decree, and other laws.

Article 9. Methods of request for information

1. The request of information shall be made in writing or data messages.

2. Such documents or data messages shall be sent directly, by post, or via electronic transaction to the information provider.

Article 10. Complying with requests for information provision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Provide information if its contents satisfy the conditions below:

a) The information can be published according to Anti-corruption Law and this Decree;

b) The information is related to the information provider; 

c) The information has not been published.

2. Send written refusal to provide information for the requester if such information does not meet the conditions in Clause 1 of this Article and provide explanation.

3. If the information requested has been published, the written response must provide instruction to access information.

Article 11. Assurance of the rights to request information provision

1. Information requesters may file complaints when there are grounds for presuming that the information provision is insufficient or illegal.

2. The complaints and settlement of complaints shall comply with the laws on complaints.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The information provider that fails to fulfill the obligations to provide information according to Anti-corruption Law and this Decree shall be penalized depending on the nature and seriousness of the violations.

2. The people that abuse their rights to request information provision to cause trouble or illegally use the information provided to infringe the lawful rights and interests of other organizations and individuals shall be disciplined, carry administrative penalties, or face criminal prosecution according to law.

Chapter 3.

SUSPENDING AND REASSIGNING OFFICIALS THAT COMMIT VIOLATIONS AGAINST THE LAWS ON CORRUPTION

SECTION 1. AUTHORITY TO SUSPEND AND REASSIGN OFFICIALS

Article 13. Determination of authority to suspend and reassign officials

Heads of the organizations that are entitled to designate, recruit, and manage officials shall decide or request competent persons to decide to suspend or temporarily reassign the officials under their management until evidence specified in Article 16 of this Decree is provided.

If the authority to make decisions on suspension and temporary reassignment is specified in other laws or charters of political organizations or socio-political organizations, such laws or charters shall apply.

Article 14. Authority to make decisions on suspension and temporary reassignment in state agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Presidents of the People’s Committees of districts and provincial cities (hereinafter referred to as districts) shall decide the suspension of Presidents of the People’s Committees of communes, decide the suspension and temporary reassignment of the heads and deputies of departments of People’s Committees of districts, the officials they appointed and under their management.

3. Heads of departments of provincial People’s Committee shall decide the suspension and temporary reassignment of the heads and deputies of the units affiliated to them, and the officials that they appointed and are under their management.

4. Presidents of the provincial People’s Committees shall decide the suspension of Presidents and Deputy President of People’s Committees of districts, decide the suspension and temporary reassignment of the heads and deputies of departments of provincial People’s Committees, the officials that they appointed and are under their management.

5. Directors of Ministry Departments and the equivalent shall decide or request competent persons to decide the suspension and temporary reassignment of the heads and deputies of units affiliated to Ministry Departments and the equivalent, and the officials that they appoint and are under their management.

6. Ministries, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies shall decide or request competent persons to decide the suspension and temporary reassignment of the heads and deputies of the units affiliated to Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and the officials that they appointed and are under their management.

7. The Prime Minister shall decide the suspension of Presidents and Deputy President of provincial People’s Committees, request the National Assembly to approve the decision to suspend the Deputy Prime Ministers, Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies; or, while the National Assembly is not convened, request the President to decide the suspension of the Deputy Prime Ministers, Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies; decide the suspension and temporary reassignment of Deputy Ministers, equivalent positions, and officials appointed by the Prime Minister.

Article 15. Authority to make decisions on suspension and temporary reassignment state-owned enterprises and public service providers

1. Heads of competent authorities that manage public service providers and state-owned enterprise shall decide the suspension and temporary reassignment of the officials they appoint.

2. Heads of public service providers and state-owned enterprise shall decide the suspension and temporary reassignment of officials that they recruit, appoint, and are under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Basis for suspension and temporary reassignment

1. The suspension and temporary reassignment of officials shall be decided when there are grounds for presuming that they commit violations related to corruption and might obstruct the investigation if they keep working.

2. The grounds for presuming that an official commits violations related to corruption include:

a) A written request is made by the State Inspectorate, State Audit Agency, investigation agency, or the Procuracy;

b) Officials are found involved in corruption after investigation;

c) Officials are found involved in corruption after internal inspection;

d) Officials are found committing violations related to the management and use of state budget and property during the operation.

3. Officials are considered obstructing the investigation when they commit one of the following acts:

a) Refusing to provide information and documents, or the information and documents provided are insufficient or false;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Removing the seals of documents without permission, destroying documents, evidence, or information; hiding property related to the violations;

d) Abusing powers and influence of them or of other people to conceal the violations and obstruct the investigation.

Article 17. Rights and obligations of persons that decide the suspension and temporary reassignment

1. The person that decides the suspension and temporary reassignment of officials (hereinafter referred to as decision maker) is entitled to:

a) Request the State Inspectorate, State Audit Agency, investigation agency, and the Procuracy to provide information and documents to support the decision on suspension or temporary reassignment;

b) Request the suspended or reassigned official to cooperate in corruption investigation.

2. The decision maker is obliged to:

a) Send the decisions on suspension or temporary reassignment to the suspended or reassigned official and the organization to which the temporarily reassigned official is moved (hereinafter referred to as the new workplace).

b) Annul the decision on suspension or temporary reassignment after the competent authority concludes that the official not involved in corruption, or when the period of suspension or temporary assignment is over without proof of corruption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Restore the lawful rights and interests of the official after the competent authority concludes that he or she is not involved in corruption, or when the period of suspension or temporary assignment is over without proof of corruption.

Article 18. Rights and obligations of suspended and reassigned officials

1. Article 18. Suspended or reassigned officials are entitled to:

a) Receive the decisions on suspension and temporary reassignment;

b) Be informed about conclusion of competent authorities about the corruption investigation.

c) Request the decision maker to reconsider the decision when there are grounds for presuming that it infringes their lawful rights and interests.

d) Request the decision maker to annul the decision on suspension or temporary reassignment after the competent authority concludes that they are not involved in corruption or the period of suspension or temporary assignment is over without proof of corruption.

c) Request competent persons to restore the lawful rights and interests and pay compensation for the damage cause by illegal acts when making the decision on suspension or temporary reassignment.

2. Suspended or reassigned officials are obliged to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide information and documents; cooperate with competent authorities in corruption investigation;

c) Comply with the regulations of the new workplace during the reassignment period.

SECTION 3. PROCEDURE AND DURATION OF SUSPENSION AND TEMPORARY REASSIGNMENT; ANNULMENT AND ANNOUNCEMENT OF THE ANNULMENT OF DECISIONS ON SUSPENSION AND TEMPORARY REASSIGNMENT

Article 19. Making the decision on suspension or temporary reassignment

1. Within 05 working days from the day the evidence in Article 16 of this Decree is provided, the head of the organization shall decide or request the HR manager to decide the suspension and temporary reassignment.

2. The suspension and temporary reassignment shall be decided by the head or the HR manager based on each task and the need for them in the organization.

3. The decision on suspension or temporary reassignment must specify the full name of the official, the duration of suspension or temporary reassignment; the reasons for suspension or temporary reassignment; rights and obligations of the suspended or reassigned official; and the effect.

4. The decision on suspension or temporary reassignment must be signed and sealed by the organization.  When an official is temporarily reassigned, this decision shall be sent to the head of the new workplace.

5. If the procedure for suspension or temporary reassignment is defined differently in other laws, such laws shall apply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The maximum duration of suspension or temporary reassignment is 90 days from the day on which the decision on suspension or temporary reassignment is made.

Article 21. Annulling the decision on suspension or temporary reassignment

1. Within 05 days from the day the competent authority concludes that the official is not involved in corruption, or from the end of the suspension or temporary reassignment period after which corruption is not proved, the decision on suspension or temporary reassignment must be annulled.

2. The decision to cancel the suspension or temporary reassignment shall be sent to the suspended or reassigned official, the new workplace, and the organization or individual that requests the suspension or temporary reassignment.

Article 22. Announcing the decision to cancel the suspension or temporary reassignment

The person that makes the decision to cancel the suspension or temporary reassignment shall announce it before all personnel in one of the following manners:

1. Announcing it in a meeting of the organization where the suspended or reassigned official works; this meeting shall be attended by: the person that decides the cancellation; the suspended or reassigned official; the new workplace, the organization or individual that request the suspension or temporary reassignment, and the personnel of the organization where the official works.

2. Posting it at the organization where the suspended or reassigned official works for 15 consecutive days;

3. Announce it on the media, including: the radio, television, newspapers, and online news. The person that decides the cancellation of the suspension or temporary reassignment may choose one of the media above to make the announcement; if the organization has a website, this decision must be posted on that website.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The procedure and time limit for making the decision on suspension or temporary reassignment of officials that are members of political organizations or socio-political organizations shall comply with Anti-corruption Law, this Decree, and the charters of those organizations.

SECTION 4. POLICIES, COMPENSATION, RESTORATION OF THE LAWFUL RIGHTS AND INTERESTS OF SUSPENDED OFFICALS

Article 24. Policies during the suspension or temporary reassignment 

Suspended officials shall have their lawful rights and interests retained during the suspension or temporary reassignment.

Article 25. Restoration of the lawful rights and interests of those persons after the competent authority concludes that they are not involved in corruption or the period of suspension or temporary assignment is over without proof of corruption

Suspended and reassigned officials shall return to their original positions after competent authorities conclude that they are not involved in corruption, be offer apologies openly, and receive compensation for the damaged caused by illegal acts when making decisions on suspension or temporary reassignment in accordance with law.

Chapter 4.

ANTI-CORRUPTION INFORMATION AND REPORTING REGIME

SECTION 1. ANTI-CORRUPTION INFORMATION AND REPORTING REGIME

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, provincial People’s Committees (hereinafter referred to as the Ministries, agencies and local governments) shall report their anti-corruption works to the Government. Those reports shall be sent to Government Inspectorate to formulate and maintain the anti-corruption information system.

2. Government Inspectorate shall assist the Government in making annual reports on anti-corruption nationwide.

Article 27. Contents of reports sent to the Government

The Ministries, agencies and local governments shall report the following contents to the Government:

1. The legislative documents and other documents related to anti-corruption they promulgated;

2. The developments of corruptions, causes, results of their anti-corruption works.

Article 28. Contents of reports sent by the Government to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly

Reports sent by the Government to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly shall contain:

1. The developments of corruptions, results of their anti-corruption works nationwide;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 29. Manners of informing and reporting

Information and reports shall be made in one of the following manners:

1. Administrative documents;

2. Data messages

Article 30. Reporting time

1. Ministries, agencies and local governments shall send reports every three months and six months according to Clause 1 Article 26 of this Decree.

2. The Government shall send reports to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly according to Article 28 of this Decree every six months and every year.

3. The Government shall send unscheduled reports to Standing Committee of the National Assembly at its request.

Article 31. Provision of information about anti-corruption for the Ministries, agencies and local governments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Government Inspectorate shall provide information within 10 days from the day on which the request is received. If the information requested is complicated and related to multiple sectors, the deadline may be extended but the extension must not exceed 20 days; the failure to provide information must be notified and explained in writing.

3. The information between Government Inspectorate and the Ministries, agencies and local governments shall be exchanged in the manners specified in Article 29 of this Decree.

Article 32. Responsibility of Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, and Presidents of the provincial People’s Committees

1. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the provincial-level People’s Committees shall direct, supervise, and inspect the compliance with the regime for information exchange and reporting anti-corruption works under their management.

2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the provincial-level People’s Committees are responsible for the information reported and the obligation to report and provide information.

Article 33. Provision of information about anti-corruption for the Ministries, agencies and local governments

1. Based on this Decree, Ministries, agencies and local governments shall elaborate the regime for reporting and information provision.

2. Government Inspectorate shall instruct the Ministries, agencies and local governments to comply with the regime for reporting and information provision in this Decree.

SECTION 2. INFORMATION EXCHANGE BETWEEN GOVERNMENT INSPECTORATE AND THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY, THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY, THE SUPREME PEOPLE’S COURT, STATE AUDIT AGENCY, AND OTHER ORGANIZATION.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Government Inspectorate shall cooperate with the Ministry of Public Security, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, and State audit in periodically exchanging information, documents, and experience of fighting corruption in inspection, investigation, prosecution, adjudication, and audit. 

2. The exchange of information and documents about anti-corruption works Government Inspectorate and the Ministry of Public Security, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, State Audit Agency must be responsive and accurate.

3. Government Inspectorate shall cooperate with the Ministry of Public Security, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, and State audit in promulgating Joint Circulars on exchange of information and documents between Government Inspectorate and the Ministry of Public Security, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, and State Audit Agency.

Article 35. Exchange of information about anti-corruption between Government Inspectorate and other organizations

1. Government Inspectorate shall cooperate with Vietnamese Fatherland Front and its member organizations, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, associations of enterprises, professional associations, and press agencies in exchanging information and documents about anti-corruption.

2. The exchange of information and documents mentioned in Clause 1 of this Article must be responsive and accurate.

Article 36. Exchange of information about local anti-corruption works

Based on the Joint Circular in Clause 3 Article 34 of this Decree, Provincial People’s Committees shall cooperate with the People’s Procuracies and People’s Courts at the same level, provincial Vietnamese Fatherland Front, associations of enterprises, professional associations, and local press agencies in exchanging and providing information and documents about local anti-corruption works.

Article 37. Publication of annual reports on anti-corruption

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Annual reports on anti-corruption of People’s Committees must be published by Presidents of the People’s Committees on the last working day of March at the latest.

3. Annual reports on anti-corruption of the Government must be published by the Prime Minister on the last working day of April at the latest.

SECTION 3. ANTI-CORRUPTION DATA SYSTEM

Article 38. Anti-corruption data system

1. The anti-corruption data system is a collection of information, data and reports that are related to anti-corruption works

2. Information, data, and reports in the system must be collected and processed responsively, accurately, and scientifically to serve the examination, assessment, and forecast about corruption; complete polices and laws on anti-corruption; contribute to the effectiveness of corruption fighting.

Article 39. Developing and managing the anti-corruption data system

1. The development and management of anti-corruption data system in includes:

a) Receiving, summarizing, processing, and storing information, data and reports on anti-corruption;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Summarizing, assessing, and forecasting corruption.

2. Government Inspectorate shall develop and manage the anti-corruption data system.

Chapter 5.

INSPECTION OF COMPLIANCE WITH LAWS ON ANTI-CORRUPTION

SECTION 1. INTERNAL INSPECTION

Article 40. Inspection contents

Internal inspections shall be carried out regularly by the organization to assess and take measures for ensuring compliance with the laws on anti-corruption of the organizations and individuals under its management.

Article 41. Basis for inspection

The inspection shall be carried out when:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. There are signs of violations against the laws on anti-corruption.

Article 42. Procedure for inspection

1. In one of the events mentioned in Article 41 of this Decree, the head of the competent organization shall make a decision to inspect and send it to the inspected organization or individual.

2. The decision to inspect shall contain:

a) The basis for inspection;

b) Full name, position, and workplace of the chief inspectors and members of the inspectorate;

c) Inspection contents;

d) Time of inspection.

3. The decision to inspect must be announce within 05 days from its date of issue. The announcement decision to inspect shall be made at the workplace of the inspected individual, and shall be made in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Within 10 days from the end of the inspection, after examining the inspection result report made by the chief inspector or inspectors and explanation of the inspected organization or individual, the person that makes the decision to inspect shall draw a conclusion.

6. The conclusion shall contain:

a) The conclusion about the compliance of the inspected organization or individual with Anti-corruption Law, its guiding documents, and relevant laws on anti-corruption;

b) The conclusion about the responsibility of the inspected organization or individual, which specify the responsibility of the head of the inspected organization or individual;

c) Measures to be taken by the inspected organization or individual for ensuring the compliance with Anti-corruption Law, its guiding documents, and relevant laws on anti-corruption;

d) Penalties for violations (if any).

7. The conclusion shall be sent to the inspected organization or individual and publicly posted at the office of the inspecting agency and the inspected organization or the workplace of the inspected individual.

Article 43. Responsibility of inspected organization or individual

The inspected organization or individual is obliged to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Cooperate, provide adequate and accurate information and documents at the request of the inspector;

3. Comply with the request, decision, and conclusion of the inspector.

SECTION 2. EXTERNAL INSPECTION

Article 44. Inspection contents

1. Consider and assess the compliance with laws on anti-corruption of organizations, including:

a) The openness and transparency of activities of organizations;

b) The formulation and implementation of policies, limits, and standards;

c) Code of conduct, the rules professional ethics, and reassignments of officials;

d) The openness of property and incomes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Examination and conclusion of the head of the organization about the compliance with laws on anti-corruption of organizations.

Article 45. Basis for inspection

The inspection shall be carried out when:

1. The annual inspection plan is approved by the head of a managing authority at the same level;

2. It is requested by the head of a managing authority at the same level;

3. There are signs of violations against the laws on anti-corruption.

4. It is necessary for settling denunciations of corruption.

Article 46. Authority to inspect

1. Government Inspectorate shall inspect the compliance with the laws on anti-corruption of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, provincial People’s Committees, and state-owned enterprises of which the establishment is decided by the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Inspectorates of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial inspectorates) shall inspect the compliance with the laws on anti-corruption departments of provincial People’s Committees, district-level People’s Committee, and state-owned enterprises of which the establishment is decided by Presidents of the provincial-level People’s Committees.

4. Inspectorates of departments of provincial People’s Committees shall inspect the compliance with the laws on anti-corruption of the organizations and individuals under the management of such departments.

5. Inspectorates of districts and cities affiliated to provinces (hereinafter referred to as inspectorates of districts) shall inspect the compliance with the laws on anti-corruption departments of People’s Committees of districts and communes.

6. Inspector-General shall instruct State Inspectorates in inspecting the compliance with the laws on anti-corruption.

Article 47. Responsibility of managing authorities for inspecting the compliance with the laws on anti-corruption

Heads of managing authorities shall:

1. Approve inspection plans made by State Inspectorates at the same levels;

2. Provide funding and human resources for inspecting authorities at the same level to carry out inspections;

3. Request organizations to adopt the suggestions offered by State Inspectorates concerning the compliance with the laws on anti-corruption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 48. Making annual inspection plans

1. Every year, Government Inspectorate shall instruct the Ministries, agencies and local governments to make plans for inspecting the compliance with laws on anti-corruption.

2. State Inspectorates shall assists heads of managing authorities at the same level to draft annual inspection plans.

3. Heads of managing authorities shall approve annual inspection plans within the time limits in the laws on inspections.

Article 49. Tasks and powers of the person that make decisions on inspections, the chief inspector, and inspectors; procedure for inspection

1. Tasks and powers of the person that make decisions on inspections, the chief inspector, and inspectors shall comply with the laws on inspection.

2. The procedure and deadline for inspection shall comply with the laws on inspection.

Article 50. Inspection conclusion

1. The conclusion shall contain:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Conclusion about the responsibility of the head of the inspected organization for the assurance of compliance with laws on anti-corruption of organizations;

c) Suggested measures for eliminating the errors compliance with the laws on anti-corruption.

d) Suggested penalties for the violations against the laws on anti-corruption according to Clause 1 Article 44 of this Decree.

2. The violations suspected of crimes shall be transferred to the Procuracy to serve the criminal prosecution.

Article 51. Rights and obligations of inspected organizations and individuals

Rights and obligations of inspected organizations and individuals shall comply with the laws on inspection.

Chapter 6.

DENOUNCING CORRUPTION

SECTION 1. AUTHORITY AND PROCEDURE FOR RECEIVING AND SETTLING DENUNCIATION OF CORRUPTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The police and State Inspectorates assigned to settle denunciations shall provide the phone numbers, email address, and addresses where denunciations of corruption are received.

Article 53. Responsibility to receive and settle denunciations of corruption

1. The responsibility to receive and settle denunciations of corruption shall comply with Denunciation Law, Anti-corruption Law, and this Decree.

2. Within 05 days from the day on which an denunciation is received, the police or State Inspectorates shall send the denunciation dossier to a competent agency or person, and send a written notification to the denouncer; settle the denunciation if it is within the area of competence and send written notifications to the accuser at their request.

Article 54. Methods of denouncing corruption

1. Citizens shall denounce corruption in one of the following manners:

a) Direct denunciation;

b) Written denunciation;

c) Denouncing by phone;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The denouncer shall specify the full name, address, denunciation, provide information and documents related to the denunciation.

3. The denunciations of corruption that are made under a false names, or the contents of which are not clear or groundless, the denunciations that are remade without new evidence shall not be processed.

Article 55. Methods of denouncing corruption

1. When a citizen makes a direct denunciation, the recipient shall record the denunciation contents, full name, address of the denouncer, and record the spoken denunciation if necessary. The denunciation record must be checked, confirm and signed by the denouncer. The date of denunciation is the day on which the denouncer signs the denunciation record.

2. Written denunciations:

a) If the written denunciation is sent by post, the denunciation date is the day on which the written denunciation is received;

b) If the denunciation is submitted directly, the recipient shall make a note of receipt. The denunciation date is the date written on the note of receipt.

3. After receiving a denunciation by phone or data messages, the recipient shall verify the full name and address of the denouncer and take measures for detecting and preventing corruption.

4. For the denunciations with unknown denouncers that are clear and provide concrete evidence and grounds for investigation, the information shall be examined to serve anti-corruption works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The procedure for receiving and settling denunciations of corruption shall comply with Accusation Law, Anti-corruption Law, and this Decree.

2. The conclusion about a denunciation shall be publicly announced, sent to the police department, to State Inspectorate at the same level, and to the denouncer at their request.

3. When a denunciation is proved untrue, the organization or individual assigned to settle denunciations shall announce it and question or request a competent agency or person to question the person that makes the false denunciation.

Article 57. Penalties for violations committed when receiving and settling denunciations

1. When a person assigned to receive denunciations refuses to receive denunciations, deliberately delay or refuses to send it to competent agencies or person, he or she shall be disciplined or face criminal prosecution, depending on the nature and

2. When a person assigned to settle denunciations refuses to settle denunciations shall be disciplined; a person that deliberately violates the regulations on denunciation and denunciation settlement of Anti-corruption Law, this Decree, and the laws on denunciations to serve personal motives shall be considered self-seeking according to Clause 11 Article 3 of Anti-corruption Law, be disciplined or face criminal prosecution according to law.

SECTION 2. PROTECTING AND COMMENDING DENOUNCERS

Article 58. Protecting denouncers

Competent organizations and individuals shall take measures for protecting denouncers The protection of denouncer shall comply with the laws on denunciations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Organizations and individuals that have accomplishments such as preventing, discovering, or handling corruption shall receive commendation. The commendations comply with the laws on denunciations.

2. Anti-corruption commendation funds

a) The anti-corruption commendation fund shall be established to commend organizations and individuals that contribute to anti-corruption works.

b) The anti-corruption commendation fund shall be funded by the State budget, extracted from the property confiscated from corruption and contributions of other organizations and individuals.

c) The anti-corruption commendation funds shall be management and used by Government Inspectorate in accordance with the laws on the State budget.

Chapter 7.

FORMULATION AND IMPLEMENTATION OF REGIMES, LIMITS AND STANDARDS

Article 60. Formulation and implementation of regimes, limits and standards

1. Heads of agencies in charge of the formulation and promulgation of regimes, limits and standards shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide guidance for other organizations and units in formulating, promulgating, announcing, and implementing the regimes, limits and standards applicable to such organizations and units based on the regimes, limits, and standards promulgated by the organizations under their management;

c) Take responsibility before law for the violations of regulations on the formulation, promulgation, announcement of regimes, limits, and standards according to Anti-corruption Law, this Decree, and other laws on regimes, limits, and standards.

2. Heads of the organizations shall organize and supervise the formulation, promulgation, and announcement of regimes, limits and standards applicable to the organizations under their management.

Article 61. Penalties for violations against the regulations on regimes, limits and standards

1. People that violate the regulations on regimes, limits and standards shall be disciplined or face criminal prosecution depending on the nature and seriousness of the violations.

2. The people that order, authorize, or suggest the violations of regimes, limits and standards shall pay compensation for the excess value; 

3. The people that order, authorize, or suggest the self-seeking employment of economic-technical standards that are lower than the norms shall pay compensation for the value below standards ; beneficiarise of the employment of such lower economic-technical standards shall pay compensation for the value they benefit from.

4. If the violations of regimes, limits, and standards cause damage or loss of property, or remedial measures must be tanken, the violators defined in Clause 2 and Clause 3 of this Article shall pay compensation for the damage or the cost of remedial measures.

Chapter 8.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 62. Innovation of payment and management of receipts and expenditures in cash applicable to officials

1. The Government shall adopt financial solutions and technologies so that all payments for the persons in positions of powers defined in Points a, b, and c Clause 3 Article 1 of Anti-corruption Law and other transactions using the State budget are made via accounts.

2. The Minister of Finance shall cooperate with the Governor of the State bank of Vietnam and the Minister of Internal Affairs in producing solutions for managing incomes and expenditures of officials using personal accounts.

Article 63. International cooperation in anti-corruption

1. The projects on international cooperation in anti-corruption defined in Clause 1 Article 90 of Anti-corruption Law must be advised by Government Inspectorate, the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice, and the Ministry of Foreign Affairs, before being submitted to competent authorities for approval.

2. The results of such projects shall be reported to the Prime Minister and sent to the Prime Minister to be imported to the anti-corruption data system specified in Article 38 of this Decree.

Chapter 9.

IMPLEMENTATION

Article 64. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 65. Responsibility for the implementation

Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, the organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No.59/2013/ND-CP of June 17, 2013, elaborating some article of Anti-corruption Law

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.470

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.49.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!