QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật số: …/…./QH15
|
|
DỰ THẢO LẦN 2
|
|
LUẬT
PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Phòng không nhân dân.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về nguyên tắc, chính sách, xây dựng,
huy động, hoạt động phòng không nhân dân; công tác quản lý tàu bay không người lái,
phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn, hiệu quả phòng không; quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân đối với phòng không nhân dân.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phòng
không nhân dân là hoạt động của toàn dân mà nòng cốt là bộ đội địa phương,
dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên nhằm chuẩn bị, ngăn ngừa và thực hành
đánh địch đột nhập, tiến công đường không.
2.
Thế trận phòng không nhân dân là
việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, công
trình phòng không và nguồn lực cần thiết trên từng địa bàn trong khu vực
phòng thủ và phạm vi cả nước để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng không nhân
dân.
3. Chướng
ngại vật phòng không là công trình xây dựng, vật cản tự nhiên có thể ảnh hưởng
đến hoạt động bình thường của các trận địa phòng không, đài, vọng quan sát
phòng không.
4. Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của
chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái
trên thiết bị bay đó.
5.
Phương tiện bay siêu nhẹ là các loại Flycam, khí cầu, mô hình bay
a)
Flycam là phương tiện bay có gắn camera được điều khiển từ xa để chụp
ảnh, quay video từ trên cao;
b)
Khí cầu là thiết bị bay mà lực nâng được tạo bởi chất khí chứa trong vỏ bọc của
nó, bao gồm khí cầu bay có người điều khiển và khí cầu bay không có người điều
khiển;
c)
Mô hình bay bao gồm các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách
các loại máy bay, được gắn động cơ, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương
trình lập sẵn; các loại dù bay, diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ
các loại diều bay dân gian.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không nhân dân
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý
nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sự
chỉ đạo, điều hành trực tiếp của chính quyền địa phương.
3. Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương;
có sự phân công, phân cấp, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức
và lực lượng trong hoạt động phòng không nhân dân.
4. Được chuẩn bị từ thời bình và triển khai
thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền khi có biểu hiện địch đột nhập,
tiến công đường không.
5. Xây dựng lực lượng phòng không nhân dân phải kết hợp
chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng,
an ninh và nằm trong thế trận khu vực phòng thủ.
6. Tổ chức hoạt động phòng không nhân dân thực hiện theo
hình thức kiêm nhiệm; bảo đảm hợp lý, kịp thời, hiệu quả, an toàn và phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước
về phòng không nhân dân
1. Thực hiện chính sách độc lập chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Xây dựng thế trận phòng không nhân dân liên hoàn, rộng
khắp, vững chắc cả trong nội địa, biên giới, trên biển, đảo; để phát hiện địch
sớm, thông báo, báo động kịp thời, phòng tránh hiệu quả; đánh địch từ xa đến gần,
trên các hướng.
3. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng
lực lượng phòng không nhân dân toàn dân, toàn diện, vững mạnh, Nhân dân là chủ
thể, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên làm nòng cốt.
4. Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
và cá nhân để thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân.
5. Ứng dụng thành tựu
khoa học và công nghệ trong thực hiện
nhiệm vụ phòng không nhân dân.
Điều 5. Nhiệm
vụ phòng không nhân dân
1.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động phòng không nhân dân.
2.
Xây dựng thế trận phòng không nhân dân trong thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng
khu vực phòng thủ.
3.
Tham gia quản lý vùng trời ở độ cao dưới 5000 mét, quản lý tàu bay không người
lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
4. Sẵn
sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu phòng không, khắc phục hậu quả
tiến công đường không của định.
5. Tổ
chức sơ tán, phân tán, phòng tránh, bảo vệ tài sản nhà nước, tính mạng và tài sản
của Nhân dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
6. Tổ
chức huấn luyện và diễn tập phòng không nhân dân.
7.
Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh và phòng không nhân dân.
8.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trọng
điểm phòng không nhân dân
1.
Trọng điểm phòng không nhân dân là khu vực có vị trí quan trọng chiến lược
về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc những nơi bố
trí các mục tiêu trọng yếu của quốc gia.
2.
Trọng điểm phòng không nhân dân, gồm:
a) Tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trọng điểm
phòng không nhân dân;
b)
Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là cấp huyện) trọng điểm phòng không nhân dân.
3.
Thẩm quyền quyết định trọng điểm phòng không nhân dân
a)
Tư lệnh quân khu đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cấp tỉnh trọng điểm
phòng không nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề xuất Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quyết định trọng điểm phòng không nhân dân đối với Thủ đô Hà Nội;
b)
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp
quyết định trọng điểm phòng không nhân dân cấp huyện.
Điều 7. Hành vi bị nghiêm cấm
1.
Trốn tránh, chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động, hoạt động và thực hiện
trách nhiệm tham gia lực lượng phòng không nhân dân theo quy định tại Luật này.
2. Huy động, sử dụng lực lượng phòng không nhân dân khi
chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền, không có trong kế hoạch hoặc sai mục
đích.
3. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng không
nhân dân để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
4.
Cung cấp thông tin, chỉ điểm, quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ làm lộ mục tiêu trận
địa, kế hoạch, trang bị kỹ thuật, các công trình chiến đấu và phá hoại, làm
thay đổi hiện trạng công trình phòng không nhân dân.
5.
Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động, thực hiện nhiệm vụ về phòng
không nhân dân.
Chương II
XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Mục 1. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PHÒNG
KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 8. Thành phần lực lượng phòng không nhân dân
1. Cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp.
2. Cơ quan chỉ huy phòng không nhân dân các cấp.
3. Lực lượng phòng không nhân dân.
Điều 9. Cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân
1.
Chính phủ chỉ đạo công tác phòng không nhân dân trên phạm vi cả nước; Bộ Quốc
phòng giúp Chính phủ chỉ đạo công tác phòng không nhân dân trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư lệnh quân khu chỉ đạo công tác phòng không
nhân dân trên địa bàn quân khu.
3.
Người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp chỉ
đạo hoạt động công tác phòng không nhân dân của cấp mình.
4.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 10. Cơ quan chỉ huy phòng không nhân dân
1. Cơ quan chỉ huy phòng không nhân dân, gồm:
a) Bộ Quốc phòng;
b) Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
c) Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp
tỉnh;
d) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
đ) Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; doanh nghiệp có
tổ chức tự vệ;
e) Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi chung là cấp xã).
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan chỉ huy phòng không nhân dân.
Điều 11. Lực lượng phòng không nhân dân
1. Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt được tổ chức từ
bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.
2. Lực lượng phòng không nhân dân huy động là lực lượng
được huy động từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân.
Điều 12. Tổ chức lực lượng phòng không nhân dân
1. Ở
cấp thôn tổ chức tối thiểu một tổ bắn mục tiêu bay thấp do lực lượng dân quân tại
chỗ đảm nhiệm.
2. Cấp
xã tổ chức tối thiểu một vọng quan sát phòng không, một tổ bắn mục tiêu bay thấp
do lực lượng dân quân tại chỗ đảm nhiệm.
3. Cấp
huyện:
a) Bộ
đội địa phương tổ chức tối thiểu một vọng quan sát phòng không, khẩu đội súng
máy phòng không, tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
b)
Trung đội dân quân tự vệ phòng không tổ chức các khẩu đội súng máy phòng không
và vọng quan sát phòng không;
c) Đối
với cấp huyện trọng điểm phòng không: Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm
b khoản này và tổ chức một tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay
siêu nhẹ ở cấp xã.
4. Cấp
tỉnh:
a) Bộ
đội địa phương tổ chức tối thiểu một đài quan sát phòng không, một khẩu đội
súng máy phòng không thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và tiểu đoàn phòng không địa
phương, tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
b) Lực
lượng dân quân tự vệ tổ chức các đại đội, trung đội pháo phòng không, súng máy
phòng không, vọng quan sát phòng không;
c) Đối
với cấp tỉnh trọng điểm phòng không: Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b
khoản này và tổ chức hai vọng quan sát xa phòng không trên hướng chủ yếu, tăng
cường một tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ ở cấp huyện
trọng điểm phòng không.
5.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ quy mô tổ chức lực lượng tự vệ của cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp mình để tổ chức tối thiểu một tổ kiêm nhiệm phòng
không nhân dân.
6.
Trong thời chiến, ngoài lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này thì:
a) Cấp
thôn huy động một tổ quan sát thông báo, báo động phòng không;
b) Cấp
xã huy động tối thiểu hai đội phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả do địch tiến
công đường không gây ra;
c) Cấp
huyện huy động tối thiểu một trung đội dân quân tự vệ phòng không, hai tổ kiêm
nhiệm phòng không nhân dân thuộc cơ quan, tổ chức;
d) Cấp
tỉnh huy động tối thiểu một đại đội dân quân tự vệ phòng không, một đại đội dự
bị động viên phòng không, tổ chức ba vọng quan sát xa phòng không trên các hướng;
đ)
Doanh nghiệp huy động tối thiểu một tổ quan sát, thông báo báo động phòng
không, bắn mục tiêu bay thấp bằng súng bộ binh và một đội phục vụ chiến đấu, khắc
phục hậu quả do địch tiến công đường không gây ra.
7.
Quân số một tổ tối thiểu là 05 người, quân số một đội tối thiểu là 10 người.
Mục 2. HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG
PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 13. Trường hợp huy động lực
lượng phòng không nhân dân
1. Khi đất nước có chiến tranh.
2. Khi ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
3. Khi cấp có thẩm quyền quyết định huy động lực lượng
phòng không nhân dân để huấn luyện, diễn tập và thực hiện các nhiệm vụ khác có
liên quan.
Điều 14. Thời hạn huy động lực
lượng phòng không nhân dân
1. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật này lực
lượng phòng không nhân dân huy động được thực hiện theo quy định của Luật Quốc
phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật lực lượng dự bị động viên về tình trạng chiến
tranh.
2. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật này lực
lượng phòng không nhân dân huy động không quá 30 ngày trong một lần huy động,
không quá 2 lần huy động trong một năm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật này lực
lượng phòng không nhân dân huy động không quá 7 ngày trong một lần huy động,
không quá 2 lần huy động trong một năm.
Điều 15. Độ tuổi huy động lực lượng
phòng không nhân dân
1. Thời bình độ tuổi huy động lực lượng phòng không nhân
dân, như sau:
a) Lực
lượng phòng không nhân dân nòng cốt thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên chức
quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật lực lượng dự bị động viên và các quy định
của pháp luật có liên quan;
b) Lực
lượng phòng không nhân dân huy động từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện
theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Lực
lượng phòng không nhân dân huy động từ Nhân dân là công dân nam từ đủ 18 tuổi đến
hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi. Trường hợp tình
nguyện tham gia có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với công dân nam, đến hết 45
tuổi đối với công dân nữ.
2. Thời chiến hoặc khi tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
độ tuổi huy động lực lượng phòng không nhân dân, như sau:
a) Lực
lượng phòng không nhân dân nòng cốt thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật
Quốc phòng, Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên chức quốc phòng, Luật
Dân quân tự vệ, Luật lực lượng dự bị động viên và các văn bản pháp luật khác có
liên quan về tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng;
b) Lực
lượng phòng không nhân dân huy động từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân
dân độ tuổi huy động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định nhưng
không quá 50 tuổi đối với công dân nam và 45 tuổi đối với công dân nữ. Trường hợp
còn sức khoẻ, còn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nếu tự nguyện thì tiếp tục được
kéo dài theo nguyện vọng của cá nhân.
Điều 16. Thẩm quyền huy động lực lượng phòng không nhân
dân
1.
Thẩm quyền huy động trong huấn luyện, diễn tập
a)
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp
huyện, cấp xã quyết định huy động lực lượng thuộc quyền tham gia thực hiện nhiệm
vụ phòng không nhân dân trong địa bàn quản lý sau khi nhận được sự nhất trí bằng
văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp;
b)
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quyết định huy động lực lượng thuộc
quyền tham gia kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo kế hoạch.
2.
Thẩm quyền huy động khi đất nước có chiến tranh hoặc khi ban bố tình trạng khẩn
cấp về quốc phòng
a)
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định huy động lực lượng thuộc quyền
tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo chỉ thị của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc mệnh lệnh
của Tư lệnh quân khu;
b)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quyết định huy động lực lượng
của địa phương, cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân
dân theo đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện,
cấp xã;
c)
Người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người chủ doanh nghiệp quyết định huy động lực
lượng thuộc quyền tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo đề nghị
của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Điều 17. Đăng ký, quản lý lực lượng huy động
1.
Đăng ký lực lượng huy động
a)
Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị
hành chính cấp xã thực hiện đăng ký lực lượng phòng không nhân dân huy động cho
công dân cư trú tại địa phương;
b)
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đăng ký lực lượng
phòng không nhân dân huy động cho công dân đang lao động, học tập, làm việc tại
cơ quan, tổ chức; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì
do người chỉ huy tự vệ hoặc người phụ trách công tác quốc phòng của cơ quan, tổ
chức đăng ký.
2.
Quản lý lực lượng huy động
a) Ủy
ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp
xã thực hiện quản lý lực lượng phòng không nhân dân huy động cư trú tại địa
phương;
b)
Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản
lý lực lượng phòng không nhân dân huy động đang lao động, học tập, làm việc tại
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
3.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký lực lượng phòng không nhân dân.
Điều 18. Trình tự tổ chức huy động lực lượng
phòng không nhân dân
1.
Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt thực hiện theo mệnh lệnh của chỉ huy
đơn vị bộ đội địa phương, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ và chỉ huy đơn vị dự bị
động viên đối với từng lực lượng thuộc quyền.
2.
Trình tự huy động lực lượng Phòng không nhân dân
a)
Xây dựng kế hoạch huy động
Ban
Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc
chỉ huy tự vệ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi không có Ban Chỉ huy
quân sự xây dựng Kế hoạch huy động, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, người chủ doanh nghiệp phê duyệt.
b)
Ban hành quyết định huy động
Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thông báo quyết định huy động lực lượng phòng
không nhân dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp đến cơ quan, tổ chức thuộc
quyền;
Ủy
ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp
xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển quyết định huy động lực lượng phòng
không nhân dân đến từng cá nhân của địa phương;
Chủ
doanh nghiệp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển quyết định
huy động lực lượng phòng không nhân dân đến từng cá nhân của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp.
c)
Tiếp nhận lực lượng được huy động
Cơ
quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tiếp nhận lực lượng phòng
không nhân dân được huy động, sắp xếp tổ chức biên chế, bố trí nơi ăn nghỉ
trong thời gian huy động thực hiện nhiệm vụ.
d)
Tổ chức sử dụng lực lượng huy động
Căn
cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng không nhân dân của địa phương, nhiệm vụ trên
giao, cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức sử dụng lực
lượng huy động phù hợp, hiệu quả.
3.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.
Chương III
HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 19. Nội
dung hoạt động phòng không nhân dân
1.
Nội dung hoạt động phòng không nhân dân thời
bình
a)
Tổ chức cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng không nhân dân;
b)
Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân;
c)
Xây dựng thế trận phòng không nhân dân;
d)
Tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân;
đ)
Tập huấn, bồi dưỡng về phòng không nhân dân;
e)
Huấn luyện phòng không nhân dân;
g)
Diễn tập phòng không nhân dân;
h)
Xây dựng công trình phòng không nhân dân;
i) Hợp tác quốc tế về phòng không nhân dân;
k) Tổ chức các
vọng quan sát, thông báo, báo động phòng không, lực lượng sẵn sàng đánh địch đột
nhập, tiến công đường không, tham gia quản lý vùng trời và tổ chức lực lượng
kiêm nhiệm phòng không nhân dân.
2. Nội
dung hoạt động phòng không nhân dân thời chiến thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều này và các nội dung sau:
a)
Trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không nhân dân;
b)
Quan sát diễn biến các trận tiến công đường không của địch;
c)
Ngụy trang, nghi binh, sơ tán, phân tán, phòng, tránh địch đột nhập, tiến công
đường không;
d)
Đánh địch đột nhập, tiến công đường không, vây bắt giặc lái và đánh địch mặt đất;
đ)
Phục vụ chiến đấu phòng không nhân dân, khắc phục hậu quả do địch tiến công đường
không gây ra.
Điều 20. Xây dựng kế hoạch
phòng không nhân dân
1.
Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng 5 năm một lần ở các quân khu, địa phương,
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh, bổ sung khi có thay đổi
quyết tâm tác chiến phòng thủ, cụ thể như sau:
a)
Kế hoạch phòng không nhân dân quân khu do Bộ Tham mưu quân khu xây dựng, trình
Tư lệnh quân khu phê duyệt;
b)
Kế hoạch phòng không nhân dân của địa phương do cơ quan quân sự địa phương xây
dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
c)
Kế hoạch phòng không nhân dân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp do Ban Chỉ huy
quân sự hoặc chỉ huy tự vệ đối với những nơi không có Ban Chỉ huy quân sự hoặc
người phụ trách công tác quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
xây dựng, gửi cơ quan quân sự địa phương cùng cấp thẩm định, trình người đứng đầu
cơ quan, tổ chức và chủ doanh nghiệp phê duyệt;
2.
Căn cứ xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân
a)
Đường lối, chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh
nhân dân trong khu vực phòng thủ;
b)
Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c)
Mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên;
d)
Vũ khí, khí tài được biên chế và khả năng huy động lực lượng phòng không nhân
dân của địa phương, cơ quan, đơn vị;
đ)
Dự báo, đánh giá tình hình khả năng tác chiến đường không của địch.
3.
Nội dung kế hoạch phòng không nhân dân, gồm:
a)
Đánh giá, kết luận tình hình;
b)
Nhiệm vụ phòng không nhân dân;
c)
Ý định thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân;
d)
Nhiệm vụ các thành phần liên quan;
đ)
Tổ chức chỉ đạo, điều hành; hiệp đồng bảo đảm; các mốc thời gian chính.
4. Bộ Quốc phòng hướng dẫn xây dựng, ban hành, thực hiện
kế hoạch phòng không nhân dân ở các cấp.
Điều 21. Xây dựng thế trận
phòng không nhân dân
1. Xây dựng thế trận phòng không nhân dân phải gắn với
quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và thế trận phòng thủ trong
khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện. Cơ quan quân sự địa phương chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan để xác định và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cùng cấp quyết định xây dựng thế trận phòng không nhân dân của địa phương.
2. Nội dung xây dựng thế
trận phòng không nhân dân, gồm:
a) Xây dựng các công trình phòng không nhân dân;
b) Xây dựng, thực hiện
các đề án, dự án về phòng không nhân dân;
c) Xác định, xây dựng
các khu vực sơ tán, phân tán, phòng tránh lực lượng, phương tiện ở từng cấp
trong khu vực trọng điểm phòng không nhân dân;
d) Xây dựng các phương án
bảo đảm phục vụ phòng không nhân dân trong căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu
của khu vực phòng thủ các cấp;
đ) Xây dựng, tạo lập thế trận phòng không liên hoàn, rộng
khắp, vững chắc có chiều sâu để đánh địch trên mọi hướng từ xa đến gần;
e) Xác định công trình lưỡng dụng, các công trình ngầm để
trưng dụng cho nhiệm vụ phòng không nhân dân khi cần thiết;
g) Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trên mặt trận đối
không.
Điều 22. Tuyên truyền, giáo dục về phòng không
nhân dân
1. Công dân được tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng không nhân dân; được
trang bị kiến thức về phòng không nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng không
nhân dân được đưa vào môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường,
chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Cơ quan, tổ chức, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền,
tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của người dân, nhằm giáo dục kiến thức
cơ bản và nâng cao nhận thức về phòng không nhân dân.
Điều 23. Tập huấn, bồi dưỡng về phòng không nhân
dân
1. Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt được tập huấn,
bồi dưỡng theo chương trình cho từng đối tượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; thời
gian tập huấn, bồi dưỡng không quá 5 ngày trên một năm.
2. Lực lượng phòng không nhân dân huy động được tập huấn,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng không nhân dân theo chương trình, kế hoạch
hoạt động phòng không nhân dân hằng năm của địa phương; thời gian tập huấn, bồi
dưỡng không quá 3 ngày trên một năm.
3. Các cơ quan, tổ chức theo chức năng nhiệm vụ phối hợp,
hiệp đồng với cơ quan quân sự địa phương để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ của ngành mình bảo đảm cho nhiệm vụ phòng không nhân dân.
4. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
phòng không nhân dân hằng năm do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo, chỉ
huy, quản lý phòng không nhân dân quyết định.
Điều 24. Huấn luyện phòng
không nhân dân
1. Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt được huấn luyện,
hội thi, hội thao theo mệnh lệnh, chỉ thị hằng năm của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh
quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và chương trình huấn luyện hằng năm của cơ
quan quân sự địa phương các cấp.
2. Lực lượng phòng không nhân dân huy động được tham gia
huấn luyện theo kế hoạch hoạt động phòng không nhân dân hằng năm của địa
phương; thời gian huấn luyện không quá 10 ngày trên một năm.
3. Bộ Quốc phòng ban hành chương trình, tài liệu huấn luyện
phòng không nhân dân cho các đối tượng.
Điều 25. Diễn tập phòng
không nhân dân
1. Cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân
cùng cấp tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ có nội dung phòng không nhân dân;
các bộ, ngành trung ương chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa
phương trên địa bàn thực hiện diễn tập các nội dung phòng không nhân dân theo kế
hoạch của địa phương.
2. Nội dung diễn tập phòng không nhân dân, gồm:
a)
Tổ chức các cuộc họp cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân triển khai nhiệm vụ
phòng không nhân dân thời chiến;
b)
Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không;
c)
Tổ chức ngụy trang, sơ tán, phân tán, phòng tránh;
d)
Tổ chức đánh địch đột nhập, tiến công đường không;
đ)
Tổ chức phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả do địch tiến công đường không gây
ra và vây bắt giặc lái, đánh địch mặt đất.
3. Bộ Quốc phòng ban hành quy trình diễn tập phòng không
nhân dân.
Điều 26. Xây dựng công trình phòng không nhân dân
1. Công trình phòng không nhân dân là công trình được xây
dựng, sử dụng cho mục đích phòng tránh, đánh địch đột nhập, tiến công đường
không.
2. Công trình phòng không nhân dân, gồm:
a) Hệ thống công sự, trận địa pháo phòng không, súng máy
phòng không;
b) Đài, vọng quan sát, trinh sát, thông báo, báo động
phòng không;
c) Công trình trú ẩn, công trình lưỡng dụng bảo đảm cho
nhiệm vụ sơ tán, phòng tránh khi địch tiến công đường không.
3. Việc xây dựng công trình phòng không nhân dân phải
theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với thế trận phòng thủ của cấp tỉnh, cấp huyện; bảo
đảm kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quy định của
pháp luật có liên quan.
4. Công trình phòng không nhân dân phải bảo đảm an toàn
phòng không theo quy định của Bộ Quốc phòng và các quy định chung về xây dựng
công trình, bảo đảm bí mật quân sự; các công trình xây dựng trên các tuyến biên
giới phải đảm bảo phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
5.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định xây dựng các công trình
phòng không nhân dân cho cấp mình, quy định vị trí sơ tán, phân tán các doanh
nghiệp trên địa bàn quản lý. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người chủ doanh
nghiệp xác định các khu vực, phương án sơ tán, phòng tránh cho người lao động
và nơi cất giữ tài sản khi có tình huống chiến tranh xảy ra.
Điều 27. Hợp tác quốc tế trong phòng không nhân dân
1.
Hợp tác quốc tế về phòng không nhân dân
được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
2.
Nội dung hợp tác quốc tế trong phòng không nhân dân, gồm:
a) Ký kết thoả thuận quốc tế về hoạt động có liên quan đến
phòng không nhân dân trên các tuyến biên giới;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về phòng
không nhân dân;
c) Phát triển đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ, đầu tư, xây dựng công trình phòng không nhân dân;
d) Phòng, chống vi phạm
pháp luật của tổ chức, cá nhân về sử
dụng tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ vào mục đích xuyên tạc,
chống phá Đảng, Nhà nước;
đ) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về phòng không nhân dân.
Chương IV
QUẢN LÝ TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI, PHƯƠNG TIỆN BAY SIÊU NHẸ
VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN, HIỆU QUẢ PHÒNG KHÔNG
Mục 1. QUẢN LÝ TÀU BAY
KHÔNG NGƯỜI LÁI, PHƯƠNG TIỆN BAY SIÊU NHẸ
Điều 28. Nhập khẩu, xuất
khẩu tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Doanh
nghiệm được phép mua bán, sản xuất tàu bay không người lái, phương tiện bay
siêu nhẹ thì được nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay không người lái, phương tiện bay
siêu nhẹ.
2.
Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu tàu
bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ sau khi có ý kiến thống nhất bằng
văn bản của Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng Tham mưu), trừ trường hợp phục vụ nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh.
3.
Việc ủy thách nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu
nhẹ chỉ được thực hiện giữa doanh nghiệp được phép mua bán, sản xuất tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
4.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 29. Thiết kế, mua
bán, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay không người lái, phương
tiện bay siêu nhẹ
1.
Việc thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận.
2.
Cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng
hoặc thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và phụ tùng
có liên quan tại Việt Nam phải có giấy phép do Bộ Quốc phòng cấp. Người đề nghị cấp giấy phép phải nộp lệ phí.
3.
Tổ chức, cá nhân nghiên cứu chế tạo tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi thử nghiệm thực tế tính năng bay phải báo
cáo và tuân thủ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4.
Chính phủ quy định chi tiết khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 30. Đăng ký, khai
thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu
nhẹ
a)
Tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phải đăng ký tại các cơ quan
chức năng của Bộ Công an trước khi đưa vào khai thác, sử dụng.
b)
Tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ của Quân đội, Công an đăng
ký theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
c) Thông tin đăng ký, chủ sở hữu tàu bay không người lái,
phương tiện bay siêu nhẹ phải được thông báo cho cơ quan quân sự địa phương các
cấp để phối hợp quản lý.
2. Khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện
bay siêu nhẹ
a)
Người trực tiếp điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
phải đủ 18 tuổi trở lên, được đào tạo kiến thức về hàng không và được cấp chứng
chỉ theo quy định của pháp luật, không sử dụng chất cấm theo quy định của pháp
luật;
b) Bộ
Quốc phòng (Bộ Tổng Tham mưu) cấp phép cho chuyến bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Bộ Công an cấp phép cho chuyến bay của tàu bay không người lái, phương tiện
bay siêu nhẹ do Bộ Công an quản lý.
Khi
cấp phép bay cho hoạt động bay trong khu vực cấm bay, hạn chế bay tại
cảng hàng không, sân bay và các khu vực khác có ảnh hưởng đến hoạt
động bay của tàu bay hàng không dân dụng, quân sự phải được sự thống nhất
của Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) và Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng
Tham mưu).
c)
Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, đơn vị bộ
đội biên phòng ở khu vực biên giới trực tiếp quản lý, giám sát, dự báo, thông
báo và hiệp đồng đối với hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện
bay siêu nhẹ trong phạm vi quản lý. Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia và
Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực có trách nhiệm trực tiếp quản lý, giám
sát, dự báo, thông báo, hiệp đồng bay đối với hoạt động bay.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 31. Đình chỉ chuyến
bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bị
đình chỉ chuyến bay trong các trường hợp sau:
a) Bay không đúng thời gian, độ cao, cự li theo quy định
của giấy phép bay;
b) Giấy phép bay đã hết hạn hoặc tổ chức bay trước thời hạn
quy định trong giấy phép, bay vượt quá giới hạn cho phép;
c) Trước khi tổ chức hoạt động bay không thông báo chuyến
bay cho Trung tâm quản lý điều hành bay khu vực để thông báo dự báo bay;
d) Không thực hiện quy định hiệp đồng bay với cơ quan quân
sự địa phương trong địa bàn có tổ chức hoạt động bay;
đ) Người điều khiển bay không có giấy chứng nhận hoặc giấy
phép đủ điều kiện bay; sử dụng các phương tiện bay không đúng theo đăng ký ban
đầu;
e) Vi phạm điều ước quốc
tế về quản lý biên giới mà Việt Nam và các nước có chung đường biên giới đã ký
kết.
2. Thẩm quyền ra lệnh đình chỉ chuyến bay
a) Bộ Quốc phòng được quyền đình chỉ tất cả các chuyến
bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong vùng trời Việt
Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;
b) Quân khu được quyền đình chỉ hoạt động bay đối với tàu
bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có độ cao hoạt động dưới 200 mét
trên phạm vi địa bàn quản lý;
c) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh được quyền đình chỉ hoạt động
bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có độ cao hoạt động
dưới 120 mét trên phạm vi địa bàn quản lý;
d) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, đơn vị bộ đội biên phòng ở khu vực biên giới được quyền đình chỉ hoạt động bay đối với tàu
bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có độ cao hoạt động dưới 50 mét
trên địa bàn quản lý.
Điều 32. Tạm giữ, bắt giữ,
chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bị tạm
giữ, bắt giữ, chế áp trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức hoạt động bay khi chưa được cấp phép bay hoặc
không có giấy phép bay, tổ chức bay trước hoặc bay sau thời gian quy định của
phép bay;
b) Bay vào khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay mà cơ
quan có thẩm quyền đã cảnh báo vẫn cố tình bay vào, trừ các chuyến bay công vụ;
c) Sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu
nhẹ nhằm mục đích tuyên tuyền, kích động, lôi kéo, xuyên tạc chống phá Đảng,
Nhà nước, Quân đội.
2. Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ, bắt giữ, chế áp tạm giữ, bắt
giữ, chế áp
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có quyền ra lệnh bắt giữ tàu
bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm theo quy định tại điểm b,
điểm c, khoản 1 Điều này;
b) Quân khu được quyền ra lệnh tạm giữ, bắt giữ, chế áp tàu
bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm trên địa bàn quân khu quản
lý;
c) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp
huyện được quyền ra lệnh tạm giữ, bắt giữ, chế áp tàu bay không người lái,
phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm trên địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện quản lý;
d) Bộ đội biên phòng
được quyền ra lệnh tạm giữ, bắt giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện
bay siêu nhẹ vi phạm trên địa bàn khu vực biên giới quản lý;
e) Tổ trưởng tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện
bay siêu nhẹ được quyền ra lệnh chế áp khi phát hiện các phương tiện bay đó vi
phạm.
Điều 33. Tổ chức thông
báo hiệp đồng bay, quản lý điều hành giám sát hoạt động bay
1. Tổ chức thông báo hiệp đồng bay
a)
Bộ Quốc phòng ban hành các nội dung thực hiện công tác thông báo, dự báo bay và
các quy định yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đình chỉ bay;
b)
Tổ chức, cá nhân khi thực hiện chuyến bay cho tàu bay không người lái, các
phương tiện bay siêu nhẹ phải chấp hành nghiêm quy định về thông báo, dự báo
bay; chịu trách nhiệm về các thông tin trong công tác thông báo, dự báo bay;
c)
Trung tâm Quản lý điều hành bay Quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay
khu vực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân là cơ quan tiếp nhận, quản lý
thông tin cấp phép bay, dự báo, thông báo hiệp đồng bay.
2.
Cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay
a)
Trung tâm Quản lý điều hành bay Quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay
khu vực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân là cơ quan quản lý điều hành
chung các hoạt động của tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
trong vùng trời Việt Nam.
b) Các quân khu và Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban Chỉ
huy quân sự cấp huyện, đồn Biên phòng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát khu vực
hoạt động bay, việc chấp hành các quy định về tổ chức bay đối với tàu bay không
người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ trong phạm vi quản lý.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. BẢO ĐẢM AN TOÀN,
HIỆU QUẢ PHÒNG KHÔNG
Điều 34. Quản lý, bảo vệ
trận địa phòng không, công trình phòng không
1. Giới hạn phạm vi bảo vệ và vành đai an toàn của các trận
địa phòng không thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật
Phòng thủ dân sự, Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự và
các quy định khác có liên quan.
2. Các công trình kinh tế, dân sinh, nhà ở khi xây dựng
phải tuân thủ quy định về phạm vi bảo vệ, vành đai an toàn, độ cao chướng ngại
vật phòng không của các trận địa phòng không, các vọng quan sát, đài quan sát
phòng không.
3. Quá trình sử dụng, hoạt động của các công trình không
làm hạn chế hoặc ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả vũ khí, khí tài trang bị
và phải bảo đảm an toàn phòng không.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 35. Quản lý chướng
ngại vật phòng không
1. Quản lý chướng ngại vật phòng không là việc thống kê,
đánh dấu, công bố, quản lý, cấp phép sử dụng khoảng không và xử lý các chướng
ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả vũ khí, khí tài trang bị phòng không.
2. Bộ Quốc phòng công bố công khai các bề mặt giới hạn
chướng ngại vật trong khu vực trận địa phòng không; khu vực giới hạn bảo đảm hoạt
động bình thường của các đài, trạm quan sát phòng không và danh mục chướng ngại
vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến hiệu quả vũ khí trang bị kỹ thuật
phòng không.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được xây dựng công
trình làm giảm hiệu quả và mất an toàn phòng không đối với các trận địa phòng
không.
Điều 36. Trách nhiệm của
địa phương, tổ chức, cá nhân đối với bảo đảm an toàn phòng không
1. Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghiêm quy định về
phạm vi bảo vệ, vành đai an toàn, độ cao chướng ngại vật phòng không của các trận
địa phòng không, các vọng quan sát, đài quan sát phòng không khi quy hoạch xây
dựng các công trình kinh tế dân sinh, nhà ở.
2. Các cơ quan có
thẩm quyền cấp phép xây dựng của địa phương phải chấp hành quy định về phạm vi bảo vệ, vành đai an
toàn, độ cao chướng ngại vật phòng không theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật
này.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư các công trình kinh
tế, dân sinh, nhà ở phải tuân thủ và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có
thẩm quyền cấp phép về việc thực hiện quy định về phạm vi bảo vệ, vành đai an
toàn, độ cao chướng ngại vật phòng không.
Điều 37. Tiêu chí bảo đảm
an toàn hiệu quả phòng không
1. Tiêu chí bảo đảm an toàn hiệu quả phòng không là các
thông số kỹ thuật để đánh giá độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng vũ khí, khí tài
trang bị phòng không.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chí bảo đảm an
toàn phòng không đối với từng loại vũ khí, khí tài trang bị phòng không và trận
địa phòng không giữa độ cao chướng ngại vật với trận địa phòng không, cự ly từ
trung tâm trận địa đến chướng ngại vật phòng không.
Chương V
QUYỀN,
NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG DÂN ĐỐI VỚI PHÒNG KHÔNG
NHÂN DÂN VÀ TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI, PHƯƠNG TIỆN BAY
SIÊU NHẸ
Điều 38. Quyền
và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với phòng không nhân dân
1.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền
a)
Tiếp cận thông tin về phòng không nhân dân do các cơ quan có thẩm quyền ban
hành;
b)
Được hoàn trả kinh phí hoặc bồi thường vật tư, phương tiện bị hư hỏng, bị mất
trong quá trình điều động, huy động làm nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quy
định của pháp luật;
c)
Tham gia xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân tại địa phương;
d) Được tham gia đầu tư xây dựng công trình phòng
không nhân dân và được khai thác lợi ích do việc đầu tư mang lại;
đ)
Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thực hiện nhiệm vụ hoặc địch tiến
công đường không gây ra theo quy định của pháp luật.
2. Cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ
a)
Tuyên truyền, vận động Nhân dân và thành viên cơ quan, tổ chức doanh nghiệp
mình chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về phòng không nhân dân;
b) Chấp hành đúng quyết định huy động thực hiện nhiệm
vụ phòng không nhân dân, hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền
trong việc thực hiện các biện pháp phòng tránh;
c)
Tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng không nhân dân của địa phương; xây dựng, dự kiến các phương án phòng, tránh địch
tiến công đường không; tham gia xây dựng, bảo vệ công trình phòng không nhân
dân.
Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với phòng
không nhân dân
1. Công dân có quyền
a) Được
thông tin các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân
dân theo quy định;
b)
Tham gia các nội dung hoạt động phòng không nhân dân trong diễn tập khu vực
phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện và diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã;
c)
Được hoàn trả kinh phí hoặc bồi thường vật tư, phương tiện bị hư hỏng, bị mất
trong quá trình điều động, huy động làm nhiệm vụ;
d)
Được hưởng tiền công lao động khi tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân
dân theo quyết định huy động của người có thẩm quyền;
đ)
Trong thời gian huy động, nếu bị thương, bị chết thì được xem xét, hưởng chế độ,
chính sách như đối với thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu
đãi người có công với cách mạng.
2.
Công dân có nghĩa vụ sau đây
a) Thực
hiện đầy đủ các nhiệm vụ phòng không nhân dân theo kế hoạch của địa phương, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp;
b) Chấp hành đúng quyết định điều động, huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho nhiệm vụ phòng không nhân dân;
c)
Thực hiện nghiêm sự hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong
việc thực hiện các biện pháp phòng tránh;
d)
Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về
phòng không nhân dân.
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân trong khai thác, sử dụng tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân có quyền:
a) Đề nghị cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận hoặc giấy
phép nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh, xuất,
nhập khẩu, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
theo quy định của Chính phủ;
b) Được tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
chuyên ngành hàng không, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện khai thác, sử dụng
tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân có nghĩa vụ:
a) Tuyên truyền, vận động
người dân và thành viên trong cơ quan, tổ chức chấp hành nghiêm quy định của
pháp luật về quản lý tàu bay không
người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
b) Đăng ký và có giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận
đủ điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu
nhẹ của cơ quan có thẩm quyền; trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay
siêu nhẹ do Quân đội, Công an quản lý;
c) Chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ trong nghiên cứu,
sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh, khai thác, sử dụng tàu
bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ;
d) Tuân thủ nghiêm các quy
định của pháp luật về sử dụng tần số vô tuyến điện; quá trình khai thác, sử dụng tàu bay không người lái,
phương tiện bay siêu nhẹ không làm gây nhiễu
ảnh hưởng đến an toàn bay và các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác;
đ) Không sử dụng tàu bay không người lái, phương tiên bay
siêu nhẹ vào các hoạt động trái pháp luật;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo đảm an toàn
trong tổ chức các hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, các phương tiện
bay siêu nhẹ.
Điều 41. Quyền, nghĩa vụ
của cơ quan quản lý nhà nước đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay
siêu nhẹ
1. Cơ quan quản lý nhà nước có quyền:
a) Đình chỉ, thu hồi chứng nhận hoặc giấy phép của cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân vi phạm về nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa,
bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh, xuất, nhập khẩu, khai thác, sử dụng tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không;
b) Quản lý, giám sát hoạt động bay, xử lý vi phạm đối với
hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
c) Sử dụng các biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hoá tàu bay
không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm quy chế, hoạt động bay.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có nghĩa vụ:
a) Cấp phép cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân
nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện
bay siêu nhẹ theo quy định của pháp luật;
b) Đăng ký, quản lý, cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép đối
với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cho cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan;
c)
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hàng không; cấp giấy chứng nhận cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
và những nội dung liên quan.
Chương VI
NGUỒN LỰC,
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ CHO PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 42. Nguồn lực bảo đảm
cho hoạt động phòng không nhân dân
1.
Nguồn tài chính cho hoạt động phòng không nhân dân, gồm:
a)
Ngân sách nhà nước;
b)
Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
c)
Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2.
Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng không nhân dân theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước:
a)
Ngân sách trung ương bảo đảm cho hoạt động phòng không nhân dân cấp trung ương,
các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
b)
Ngân sách địa phương đảm bảo cho hoạt động phòng không nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện.
3. Doanh nghiệp đảm bảo kinh phí cho lực lượng thực hiện nhiệm
vụ phòng không nhân dân tại doanh nghiệp.
Điều 43. Chế độ, chính sách đối với
người được huy động làm nhiệm vụ phòng không nhân dân
1.
Người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được huy động làm nhiệm vụ
phòng không nhân dân tại địa phương, cơ quan, tổ chức được hưởng nguyên lương
và các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo quy định
của pháp luật; được hỗ trợ tiền ăn khi làm nhiệm vụ.
2.
Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng không nhân
dân theo quy định của cấp có thẩm quyền không thuộc đối tượng hưởng lương từ
ngân sách nhà nước được chi trả tiền công lao động theo ngày huy động. Trường hợp
bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc suy giảm khả năng lao động trong thời gian thực
hiện nhiệm vụ, nếu tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ,
chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an
toàn vệ sinh lao động; nếu không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được
hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.
3.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 44. Bảo đảm trang bị cho lực lượng phòng không nhân
dân
1. Lực
lượng nòng cốt phòng không nhân dân được trang bị phương tiện kỹ thuật cho thực
hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ vùng trời, quan
sát, phát hiện, thông báo, báo động phòng không và phương tiện chế áp tàu bay
không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ.
2.
Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, quản lý phòng không nhân dân được trang bị phương tiện
bảo đảm cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng không nhân dân.
Chương VII
TRÁCH NHIỆM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
Điều 45. Trách nhiệm của
Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng không
nhân dân.
2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng không nhân dân, gồm:
a)
Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật về phòng không nhân dân;
b)
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, đề án, dự án, kế hoạch về phòng không
nhân dân;
c) Tổ
chức xây dựng lực lượng, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm
cho phòng không nhân dân;
d)
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức chuyên ngành về phòng
không nhân dân;
đ) Hợp
tác quốc tế về phòng không nhân dân;
e) Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, thi đua khen
thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng không nhân dân.
Điều 46. Trách nhiệm của
Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về phòng không nhân dân và có trách nhiệm:
1.
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản
quy phạm pháp luật về phòng không nhân dân.
2.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng chính sách, chương trình,
đề án, dự án, kế hoạch, nghiên cứu khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng
hoạt động phòng không nhân dân.
3.
Chủ trì xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
lực lượng nòng cốt phòng không nhân
dân
4.
Chủ trì bảo đảm trang bị cho lực lượng phòng
không nhân dân; hướng dẫn việc quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả vũ khí, khí
tài trang bị và các phương tiện, thiết bị của lực lượng phòng không nhân dân.
5.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan thẩm định việc xây
dựng các công trình phòng không nhân dân, các công trình lưỡng dụng để sẵn sàng
trưng dụng cho nhiệm vụ quốc phòng, quân sự.
6.
Chủ trì, phối hợp tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phòng không nhân dân.
7.
Phối hợp với bộ, ngành trung ương chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, cơ quan, tổ chức
liên quan thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
8.
Phối hợp với các bộ, ngành trung ương quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, nghiên cứu,
sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, các phương tiện bay
siêu nhẹ.
9.
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về tác chiến, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng,
hội thi, hội thao, diễn tập phòng không nhân dân.
10.
Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động bay
của tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định của
Chính phủ.
11.
Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong xây dựng, huy động, tổ chức hoạt
động phòng không nhân dân.
12.
Hướng dẫn đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức thực hiện phòng không nhân dân
và xây dựng thế trận, mô hình điểm về phòng không nhân dân.
Điều 47. Trách nhiệm của
bộ, ngành trung ương
Bộ,
ngành trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc
phòng thực hiện quản lý nhà nước về phòng không nhân dân và có trách nhiệm:
1.
Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng không nhân dân liên quan đến
ngành, lĩnh vực quản lý.
2.
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đề án, dự án, kế hoạch về phòng không nhân dân
theo nhiệm vụ được giao.
3.
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phòng không nhân dân.
4.
Thực hiện các nhiệm vụ khác về phòng không nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Trách nhiệm của chính
quyền địa phương các cấp
1.
Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm:
a)
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phê chuẩn đề án, dự án về phòng không nhân
dân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b)
Quyết định ngân sách bảo đảm cho hoạt động phòng không nhân dân của địa phương;
c)
Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và kết quả tổ chức, xây dựng hoạt động
phòng không nhân dân của địa phương.
2.
Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
quản lý nhà nước về phòng không nhân dân và có trách nhiệm:
a)
Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
về phòng không nhân dân, phê chuẩn, quyết định đề án, dự án về phòng không nhân
dân;
b)
Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền xây dựng, huy động lực lượng, tổ
chức hoạt động phòng không nhân dân; lập danh mục công trình trong thế trận
phòng không nhân dân;
c)
Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng
kết, thi đua, khen thưởng về phòng không nhân dân theo thẩm quyền;
d)
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phòng không nhân dân;
đ) Bảo đảm kinh phí cho lực lượng phòng không nhân dân
thuộc quyền; xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực phòng không nhân dân của địa
phương;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác về phòng không nhân dân
theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao;
g) Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành đoàn thể phối hợp
với cơ quan quân sự, công an cùng cấp trong việc giám sát, phát hiện, xử lý vi
phạm đối với tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động
trên địa bàn.
Điều 49. Trách nhiệm của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt
trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận
động thành viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng
không nhân dân và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng không nhân dân.
Điều 50. Trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1.
Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quy định của Luật này.
2.
Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng không nhân dân của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp mình theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp
huyện.
3.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động phòng không nhân dân của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp.
4. Phối hợp với chính quyền địa phương trong tổ chức, hoạt
động và bảo đảm chế độ chính sách cho hoạt động phòng không nhân dân.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 51. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của các luật có liên quan đến phòng không nhân dân
1. Bổ sung “tàu bay không người lái, các phương tiện bay
siêu nhẹ” vào danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV, Luật Đầu
tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
2. Bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 21, khoản 2 Điều 27,
điểm b khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, được sửa đổi,
bổ sung năm 2014.
Điều 52. Hiệu lực thi hành
Luật
này có hiệu lực thi hành từ ngày …. tháng …. năm …..
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày … tháng… năm ..….