CHỈ THỊ
VỀ CHẤN CHỈNH VỀ VIỆC
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
Thực hiện Chỉ thị 27/2007/CT-TTg ngày 29 tháng 11
năm 2007 của Thủ tướng Thủ tướng về chấn chỉnh việc thực hiện chế độ thông tin,
báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhằm nâng cao chất
lượng thông tin, báo cáo, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đáp
ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành trong tình hình mới, Uỷ
ban nhân dân Tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các
sở, ngành Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành phố có trách nhiệm:
a) Chấn chỉnh và nâng cao
hơn nữa về vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện công
tác thông tin, báo cáo thuộc phạm vi quản lý của sở, ngành, địa phương; tăng
cường công tác phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin với các sở, ngành và địa
phương khác; bảo đảm thông tin thông suốt, kịp thời, phục vụ có hiệu quả hoạt
động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
b) Củng cố, tăng cường cán bộ chuyên trách làm công
tác thông tin, báo cáo, tổ chức tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ thu thập,
xử lý thông tin, biên tập báo cáo; trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết
cho bộ phận thông tin, báo cáo;
c) Chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo
quy định hiện hành; coi kết quả chấp hành chế độ thông tin, báo cáo là một tiêu
chí đánh giá chất lượng công tác của cá nhân, tổ chức; kiểm điểm xử lý nghiêm
cá nhân, tổ chức không chấp hành hoặc thực hiện không nghiêm túc chế độ thông
tin, báo cáo theo quy định;
d) Thực hiện chế độ người phát ngôn, định kỳ cung
cấp thông tin về hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cho người dân, doanh
nghiệp và các cơ quan thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức, bảo đảm cung
cấp thông tin chính xác, kịp thời theo đúng Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày
28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác thông tin, báo cáo; sử dụng văn bản điện tử để từng bước thay thế văn bản
giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin; cải tiến và chuẩn hoá quy
trình công việc liên quan đến các hoạt động nội bộ, giao dịch với các cơ quan
hành chính nhà nước và các cá nhân, tổ chức trên mạng. Thực hiện kết nối mạng
máy tính của các ngành và địa phương với Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh để gửi,
trao đổi, xử lý văn bản theo yêu cầu tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10
tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước;
e) Cung cấp đầy đủ thông tin trên Trang tin điện
tử, mạng tin học diện rộng của cơ quan hành chính nhà nước về các văn bản quy phạm
pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần xin ý kiến của cá nhân, tổ
chức; thông tin chỉ đạo điều hành và chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương phụ trách;
g) Tổ chức chuyên mục tiếp nhận ý kiến đóng góp của
cá nhân, tổ chức về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trên Trang tin điện
tử của ngành, địa phương và Ủy ban nhân dân tỉnh;
h) Thực hiện công bố danh mục, lộ trình các dịch
vụ hành chính công trên Trang tin điện tử và có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện
các dịch vụ hành chính công do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp;
i) Có kế hoạch, lộ trình cụ thể thực hiện việc số
hoá, lưu trữ, cập nhật và chia sẻ dữ liệu thông tin, báo cáo qua mạng điện tử
của sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố (trừ các thông tin, báo cáo mật) để mọi
tổ chức, cá nhân có thể khai thác, sử dụng;
k) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Tỉnh về việc lập và gửi các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên
đề theo đúng nội dung và thời hạn yêu cầu. Nội dung các báo cáo gửi Uỷ ban nhân
dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh phải bảo đảm yêu cầu: kịp thời, đầy đủ,
chính xác; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn (nếu có) và phải được duyệt, ký
đúng thẩm quyền.
2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh có trách
nhiệm:
a) Giúp Uỷ ban nhân dân Tỉnh rà soát các quy định
về chế độ thông tin, báo cáo nêu tại Quyết định số 162/TTg ngày 12 tháng 12 năm
1992, Chỉ thị số 218/TTg ngày 07 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ và
các văn bản khác có liên quan, đề xuất với Uỷ ban nhân dân Tỉnh có văn bản kiến
nghị Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cải tiến, đổi mới công tác thông tin,
báo cáo phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
b) Chấn chỉnh và tăng cường công tác thông tin, báo
cáo tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh, bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời cho
Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh; định kỳ hàng quý kiểm tra,
tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh tình hình thực hiện công tác
thông tin, báo cáo của các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố; nêu rõ những
đơn vị làm tốt và những sở, ngành, huyện, thị, thành phố thực hiện không nghiêm
túc công tác thông tin, báo cáo hoặc thông tin, báo cáo không đầy đủ, thiếu
chính xác;
c) Khẩn trương ổn định tổ chức bộ máy, bố trí đủ
cán bộ có năng lực và tâm huyết triển khai mạnh mẽ các giải pháp phát triển Cổng
thông tin điện tử của Tỉnh theo hướng ngày càng chuyên nghiệp; nâng cấp, chuẩn
hoá hệ thống thông tin, báo cáo điện tử qua Mạng tin học diện rộng của Tỉnh,
đồng thời phát triển các ứng dụng truyền thông đa phương tiện phục vụ công tác
quản lý, chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Tỉnh;
3. Xứ lý về thông tin báo cáo:
a) Đối với những trường hợp cấp bách, khẩn trương
mà không thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, ngành mình thì phải thực
hiện ngay việc thông tin, báo cáo lên cấp trên, người có thẩm quyền giải quyết.
b) Việc thông tin, báo cáo phải trung thực, khách
quan và chính xác; cần phải kiểm điểm xử lý nghiêm đối với cá nhân, tổ chức
không chấp hành báo cáo, báo cáo không đúng sự thật hoặc thực hiện không nghiêm
túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành Tỉnh, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể
từ ngày ký.
Văn phòng Uỷ ban nhân dân
Tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này./