ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2014/CT-UBND
|
Phan
Rang - Tháp Chàm, ngày 10 tháng 10 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Luật Tiếp công dân được Quốc hội
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Ngày 26 tháng 6 năm 2014, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiếp công dân. Để triển khai thực hiện Luật Tiếp công dân, Nghị định của Chính
phủ về tiếp công dân trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Giám đốc các sở, ban, ngành;
thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức phổ biến, quán triệt
những nội dung cơ bản của Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định số
64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tiếp công dân đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền
quản lý và người dân trên địa bàn để biết và thực hiện đúng quy định. Việc
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục với nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp với từng đối
tượng;
b) Bố trí nơi tiếp công dân (trụ
sở, địa điểm tiếp công dân) thuận lợi, bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ việc tiếp
công dân tại cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý; ban hành nội
quy, quy chế tiếp công dân; thực hiện nghiêm túc lịch tiếp công dân; lựa chọn
và phân công cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân theo đúng
quy định của Luật Tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.
c) Trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các
ngành thuộc quyền quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Tiếp công dân
và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình;
d) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo
cáo định kỳ và đột xuất về công tác tiếp công dân gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Thanh tra tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) để tổng hợp, tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ và Chính phủ theo quy định.
2. Ngoài việc thực hiện các nhiệm
vụ nêu tại mục 1 Chỉ thị này, các cơ quan sau đây có trách nhiệm:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn tổ chức, bộ máy, bố trí cán bộ có phẩm chất,
năng lực, kinh nghiệm làm công tác tiếp công dân và chuẩn bị các điều kiện cần
thiết khác để tổ chức thi hành nghiêm túc Luật Tiếp công dân và Nghị định số
64/2014/NĐ-CP;
b) Thanh tra tỉnh:
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản
lý Nhà nước về công tác tiếp công dân; phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
hướng dẫn nghiệp vụ công tác tiếp công dân; tham mưu thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ với Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân
dân tỉnh về công tác tiếp công dân.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan thực hiện rà soát các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành để
tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản không còn phù hợp nhằm bảo đảm
thực hiện công tác tiếp công dân đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai
xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh trong phạm vi toàn tỉnh để kết nối với cơ sở dữ liệu của
Thanh tra Chính phủ;
c) Sở Tư pháp:
- Cơ quan thường trực Hội đồng
phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Tiếp công dân
và các văn bản pháp luật có liên quan bằng nhiều hình thức phù hợp để người dân
biết, thực hiện đúng quy định.
- Phối hợp với Thanh tra tỉnh và
các đơn vị liên quan thực hiện rà soát các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành để tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản không còn phù hợp nhằm
bảo đảm thực hiện công tác tiếp công dân đúng quy định của pháp luật;
d) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với
Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh, Ban Tiếp công dân huyện và các
chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân theo
quy định;
đ) Công an tỉnh chỉ đạo Công an
các địa phương tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự tại Trụ sở tiếp công dân
tỉnh, huyện và địa điểm tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn trực thuộc tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân
theo quy định của Luật Tiếp công dân, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc
Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định pháp luật. Giám sát trách
nhiệm về tiếp công dân và phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
trong việc thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
theo quy định.
4. Tổ chức thực hiện:
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành
sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành. Yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành;
thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ
thị này.
Giao Chánh Thanh tra tỉnh có trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực
hiện và tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Hữu Nghị
|