Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 10/CT-UBND 2018 tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước Tiền Giang

Số hiệu: 10/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Phạm Anh Tuấn
Ngày ban hành: 26/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Tiền Giang, ngày 26 tháng 4 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định; nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân về các quy định trong lĩnh vực tài nguyên nước từng bước được nâng lên, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và công tác bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn còn một số tổ chức, cá nhân nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên nước; chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước; bộ máy tổ chức, năng lực quản lý tài nguyên nước chưa đáp ứng được yêu cầu, có nơi còn xem nhẹ công tác quản lý tài nguyên nước, nhất là ở cấp cơ sở; cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật phục vụ công tác quản lý còn thiếu, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu, rộng.

Để khắc phục hạn chế bất cập nêu trên, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và góp phần bảo vệ môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:

1. Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành để nhân dân nhận thức, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội; nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân, các tổ chức, đoàn thể trong việc giám sát hoạt động thi công các công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước có hiệu quả;

b) Thực hiện quản lý việc cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất và đăng ký khai thác nước dưới đất đảm bảo đúng theo Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước; các quyết định, kế hoạch, đề án, phương án, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh về tài nguyên nước;

c) Khuyến cáo cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân tận dụng tối đa nguồn nước mặt, đối với nước dưới đất chỉ nên sử dụng cho vùng khan hiếm nước mặt; ưu tiên khai thác nước dưới đất có chất lượng nước tốt để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, chế biến lương thực, thực phẩm.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

b) Chủ trì, triển khai, hướng dẫn tổ chức đăng ký, quản lý việc khai thác nước dưới đất đối với các công trình khai thác nước có lưu lượng <10m3/ngày đêm trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định hiện hành;

c) Chủ trì, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, các thủ tục hành chính do địa phương ban hành hoặc công bố có liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thay thế cho phù hợp với Luật Tài nguyên nước và các quy định, hướng dẫn của Trung ương;

d) Tăng cường việc giám sát, theo dõi những công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất, đặc biệt phải kiểm tra chặt chẽ quy trình kỹ thuật đối với những giếng khoan công nghiệp khai thác với lưu lượng lớn;

đ) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện, cấp xã về công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước;

e) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể, các ngành, các cấp và cơ quan báo, đài trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về tài nguyên nước để các tổ chức và cá nhân trong tỉnh biết, chấp hành; cung cấp thông tin, tham gia cùng các đoàn giám sát, tạo điều kiện trong công tác giám sát, phản biện xã hội về tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước;

g) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh tính và thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân theo quy định;

h) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các địa phương vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình đầu tư hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi biogas trước khi xả thải ra môi trường; tổ chức vận động nhân dân thu gom, chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đúng quy định không làm ô nhiễm nguồn nước;

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và địa phương thực hiện tốt quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn: khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt nông thôn;

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tài nguyên nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước; thực hiện các biện pháp giảm thiểu đưa các chất độc hại vào nguồn nước nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cấp nước, người sử dụng nước trong hoạt động cấp nước và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đơn vị cấp nước sinh hoạt nông thôn lập hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đúng theo quy định; không xem xét cho các tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn (có bổ sung khoan thêm giếng) khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định về khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước;

e) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt nông thôn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

4. Sở Y tế

a) Chỉ đạo các cơ sở y tế trong phạm vi quản lý xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, duy trì quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn khi xả ra môi trường; các cơ sở y tế có công trình khai thác nước, hệ thống xử lý nước thải riêng phải có giấy phép hoạt động theo quy định;

b) Tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất theo quy định chất lượng nước cấp dùng cho ăn uống và sinh hoạt tại tất cả các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các chủ cơ sở cung cấp nước có chất lượng nước không đạt quy chuẩn theo quy định phải đầu tư hệ thống xử lý nước cấp; đồng thời phối hợp với địa phương công bố rộng rãi thông tin về chất lượng nước của các trạm cấp nước không đạt chất lượng;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với các chủ cơ sở cung cấp nước có chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt không đạt quy chuẩn theo quy định và thẩm quyền.

5. Sở Xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện các quy định, quy chuẩn môi trường hiện hành trong việc lựa chọn địa điểm, thiết kế xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo không ảnh hưởng đến các tầng chứa nước, các nguồn nước mặt.

b) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch nghĩa trang phải chú ý đến vấn đề xả nước thải vào nguồn nước để không làm ảnh hưởng đến môi trường và các tầng chứa nước.

6. Công an tỉnh

a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường chủ động phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp, các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phát hiện kịp thời thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường;

b) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan, công an các huyện, thành phố, thị xã tăng cường các biện pháp nắm tình hình, phát hiện kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường theo đúng quy định.

7. Cục Thuế tỉnh

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành tỉnh có liên quan tổ chức thực hiện việc thu đúng, thu đủ thuế tài nguyên nước theo quy định hiện hành;

b) Thường xuyên rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp, không khả thi trong chính sách thu thuế liên quan đến tài nguyên nước ở địa phương;

c) Tiếp nhận quyết định phê duyệt cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp quyền khai thác tài nguyên nước và tiến hành ra thông báo, quản lý thu, nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định.

8. Các sở, ban, ngành khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong ngành, cấp mình quản lý.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

a) Tăng cường quản lý chặt chẽ việc thu gom, xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải của các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu du lịch và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quản lý;

b) Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình đầu tư hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi biogas trước khi xả thải ra môi trường; tổ chức vận động thu gom, xử lý vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, không vệ sinh dụng cụ bón phân, bình phun thuốc trên sông, rạch, kênh mương nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước;

c) Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật tài nguyên nước; các cơ sở cung cấp nước không tự kiểm tra xét nghiệm chất lượng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt định kỳ;

d) Điều tra, thống kê các giếng khoan đang sử dụng và các giếng khoan không sử dụng; đối với giếng khoan không còn sử dụng, yêu cầu chủ quản lý giếng phải thực hiện trám lấp theo quy định và gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thống kê và trám lấp giếng khoan theo quy định;

đ) Tổ chức tiếp nhận, đăng ký, cập nhật danh sách và theo dõi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

e) Chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với công trình cấp nước nông thôn; tổ chức xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các quy định trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn quản lý theo quy định.

10. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

a) Chỉ được hợp đồng với đơn vị thi công có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất tiến hành thi công các công trình thăm dò khai thác nước dưới đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đối với trường hợp phải xin phép hoặc xác nhận đăng ký đối với trường hợp phải đăng ký khai thác.

b) Có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước thì phải áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải phát sinh tại cơ sở đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận và chỉ được xả vào nguồn tiếp nhận khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho cấp phép theo quy định đối với trường hợp xả nước thải phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

c) Chỉ được khai thác nước dưới đất, sử dụng nước mặt, nước biển khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đối với trường hợp phải xin phép hoặc xác nhận đăng ký đối với trường hợp phải đăng ký khai thác (trừ những trường hợp không phải xin cấp giấy phép theo quy định).

d) Về đăng ký khai thác nước dưới đất: đối với công trình giếng khoan chuẩn bị thi công mới chỉ được đăng ký khai thác nước dưới đất ở độ sâu thuộc 04 tầng chứa nước Holocen, Pleistocen trên, Pleistocen giữa - trên, Pleistocen dưới.

đ) Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đã được cấp giấy phép hoặc được xác nhận đăng ký thì phải thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của giấy phép hoặc nội dung Tờ khai đăng ký.

e) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật Tài nguyên nước.

g) Thực hiện việc khoan điều tra, khảo sát, thăm dò và khoan khai thác nước dưới đất phải có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

h) Việc khai thác nước dưới đất: khi đầu tư mới trạm cấp nước hoặc mở rộng phạm vi trạm cấp nước có bổ sung thêm giếng khoan để phục vụ yêu cầu sinh hoạt nông thôn phải có dự án cấp nước gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; để phục vụ yêu cầu dịch vụ công cộng và kinh doanh phải có phương án cụ thể gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

11. Đề nghị Báo Ấp Bắc và yêu cầu Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh các huyện, thị xã, thành phố, hệ thống truyền thông cơ sở: dành nhiều thời lượng phát sóng, phát thanh, tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước. Nêu gương những tổ chức, cá nhân chấp hành, thực hiện tốt, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể phối hợp với các ngành, các cấp để tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tự giác thực hiện và tăng cường giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất đảm bảo đúng với quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động giám sát, phản biện xã hội về tài nguyên nước.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Anh Tuấn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 10/CT-UBND ngày 26/04/2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.310

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.209.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!