ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/CT-UBND
|
Lào Cai, ngày 20 tháng 04 năm 2018
|
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Trong thời gian qua, hoạt động thanh
tra trên địa bàn tỉnh đã được triển khai và tổ chức thực hiện đạt những kết quả
tích cực. Qua thanh tra đã phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong công tác
quản lý tài chính, tài sản, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; phát hiện những bất
cập trong cơ chế, chính sách.v.v. đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước
hoặc xử lý hành chính đối với các khoản kinh phí sai quy định và kiến nghị xử
lý các tập thể, cá nhân sai phạm. Tuy nhiên qua theo dõi, việc thực hiện các
kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra có việc, có nơi chưa kiên quyết; một
số đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời
hoặc trì hoãn trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau
thanh tra... Việc thu hồi tiền, tài sản sai phạm qua thanh tra chưa triệt để,
việc xử lý đối với các tập thể, cá nhân sai phạm vẫn chưa nghiêm, gây khó khăn
cho công tác quản lý, điều hành của các cấp, các ngành.
Để tiếp tục quán
triệt và thực hiện nghiêm túc Luật Thanh tra; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày
22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thanh tra; Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định
về thực hiện kết luận thanh tra; Kết luận số 418-KL/TU ngày 06/12/2017 của Ban
thường vụ Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan,
đơn vị thuộc tỉnh, các tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện tốt một số nhiệm
vụ sau đây:
1. Ngay sau khi nhận được kết luận
thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra,
yêu cầu thủ trưởng cơ quan là đối tượng thanh tra; thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện, tổ chức thực hiện kịp thời, đúng
thời hạn và đầy đủ các nghĩa vụ đã được xác định rõ tại kết luận thanh tra hoặc
các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là
đối tượng thanh tra và thủ trưởng cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Kịp thời chỉ đạo, yêu cầu cơ quan,
đơn vị, tập thể, cá nhân có sai phạm phải tổ chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
đã được xác định rõ tại kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến
nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
- Trong phạm vi thẩm quyền xử lý kịp
thời các vi phạm về kinh tế, hành chính; tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách
nhiệm, đề xuất hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân và trách nhiệm của
người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm; nghiêm túc xử lý kỷ luật hoặc đề nghị
cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi
vi phạm; kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản
lý, chấm dứt hành vi vi phạm, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
- Báo cáo kết quả thực hiện bằng văn
bản với cơ quan đã ban hành kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra
đảm bảo thời gian ghi trong kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
3. Khi có kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền, thủ trưởng cơ quan quản lý cấp
trên của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm
tra đơn vị cấp dưới thực hiện nghiêm túc các nội dung kết luận thanh tra, quyết
định xử lý của người ra quyết định thanh tra; thực hiện việc kiểm điểm trách
nhiệm và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền
khi có sai phạm. Trường hợp phát hiện đơn vị thuộc quyền quản lý không thực
hiện hoặc đã quá thời gian quy định mà vẫn chưa thực hiện thì có trách nhiệm
đôn đốc, nhắc nhở, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để thực hiện kịp thời
các kiến nghị xử lý;
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra mà
có hành vi sau đây thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,
xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 41, Luật Thanh tra; Điều 5,
Điều 53, Điều 54 Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011; Nghị định số
33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ; Luật về xử lý vi phạm hành chính;
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của pháp luật có
liên quan, cụ thể:
a. Không chỉ đạo tập thể, cá nhân có
sai phạm kiểm điểm trách nhiệm để xử lý kỷ luật theo thông báo xử lý của cơ
quan có thẩm quyền;
b. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối
tượng thanh tra, đã kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật, nhưng cấp có thẩm
quyền xử lý kỷ luật (theo phân cấp quản lý cán bộ) không kịp thời xem xét,
không ban hành quyết định kỷ luật trong thời hạn quy định;
c. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền xử lý kỷ luật không tương xứng với mức độ sai phạm của người vi phạm.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cá
nhân không thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về kinh tế của người ra
quyết định thanh tra hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tùy theo mức
độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:
a. Đối với các khoản phải thu hồi là
tiền, thì các cơ quan thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra có văn bản
đề nghị Kho bạc Nhà nước phối hợp thu hồi hoặc đề nghị các tổ chức tín dụng,
nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản theo
quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư liên tịch số
07/2015/TTLT-TTCP-NHNN ngày 25/11/2015 giữa Thanh tra Chính Phủ và Ngân hàng
nhà nước Việt Nam, hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra;
Trường hợp đơn vị, cá nhân bị xử lý
không có tiền trong tài khoản để trích nộp, quá thời hạn quy định vẫn không
chấp hành quyết định thu hồi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
b. Đối với tài sản khác (nhà, đất,
xe, thiết bị...) bị tạm giữ, người ra quyết định thanh tra có văn bản đề nghị
các tổ chức tín dụng, tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan, tổ chức liên
quan đến việc đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản phối hợp áp dụng các biện
pháp theo quy định trong thời gian chờ ý kiến xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
c. Ngoài các hình thức xử lý nêu
trên, tùy theo mức độ vi phạm, các cơ quan thanh tra, người ra quyết định thanh
tra hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền thực hiện các biện pháp xử lý khác như thu hồi giấy phép kinh doanh, thu
hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ tham gia đấu thầu có thời hạn theo quy định
của Luật đấu thầu;
d. Trường hợp các đơn vị, cá nhân sai
phạm và mức độ sai phạm là nghiêm trọng nhưng đơn vị, cá nhân thực hiện nghiêm
túc việc nộp lại các khoản tiền và tài sản bị thất thoát, thì cơ quan thanh tra
hoặc người ra quyết định thanh tra xem đó là hành vi tích cực khắc phục hậu
quả, để xem xét tình tiết giảm nhẹ trong việc kiến nghị hoặc xử lý trách nhiệm.
5. Đối với các sai phạm gây hậu quả
nghiêm trọng, các cơ quan thanh tra, người ra quyết định thanh tra đã quyết
định chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định, thì đối tượng
thanh tra và cơ quan quản lý cấp trên của đối tượng thanh tra có trách nhiệm
phối hợp với cơ quan thanh tra, Đoàn thanh tra chuyển giao tài liệu theo đúng
quy định của pháp luật.
6. Đối với các tổ chức, đơn vị hoạt
động theo Luật doanh nghiệp có hành vi vi phạm, ngoài việc xử lý về tài chính
nêu trên, người ra quyết định thanh tra hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp
dụng các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thu
hồi giấy phép kinh doanh, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ tham gia đấu
thầu theo quy định của pháp luật và thông báo trên các phương tiện, thông tin
đại chúng.
7. Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức
thanh tra trên địa bàn tỉnh chủ động tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan quản lý
Nhà nước cùng cấp tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết
luận thanh tra. Rà soát các kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra
chưa được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện có khó khăn, để có giải pháp tháo gỡ
nhằm tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao nhất.
8. Tổ chức thực hiện
a. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và một
năm yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp báo cáo kết quả
thực hiện các Kết luận thanh tra gửi về Thanh tra tỉnh để
tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Giao Thanh tra tỉnh hướng dẫn
mẫu đề cương báo
cáo để áp dụng thống nhất).
b. Chính quyền các cấp, các ngành đưa
nội dung kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra vào tiêu chí thi đua hàng năm để đánh giá, xếp loại đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý (Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối
hợp với Thanh tra tỉnh hướng dẫn cụ thể tiêu chí này để áp dụng thống nhất)
c. Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh./.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký
ban hành ./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- TT.Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBKT Tỉnh ủy;
- Ban Nội chính TU;
- Các sở, ban,
ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Ngân hàng NN chi nhánh tỉnh Lào
Cai;
- Kho bạc NN chi nhánh tỉnh Lào
Cai;
- Đảng ủy Khối DN tỉnh;
- Hiệp hội DN tỉnh;
- Lãnh đạo
VP;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Ban BTVPUBND tỉnh;
- Phòng TCHC;
- Lưu: VT, TH1,4, NC1.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Xuân Phong
|