Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/2013/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Cao Văn Trọng
Ngày ban hành: 04/03/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2013/CT-UBND

Bến Tre, ngày 04 tháng 3 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã từng bước được tăng cường và có những chuyển biến nhất định, việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản đã được các ngành, các cấp quan tâm hơn, việc cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân được tuân thủ theo quy hoạch và các quy định pháp luật về khoáng sản.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, tình hình khai thác khoáng sản cát lòng sông trái phép còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, nhiều loại phương tiện có công suất lớn khai thác trái phép, gần bờ vào ban đêm gây bức xúc trong nhân dân và thời gian gần đây, các xã ven biển thuộc các huyện Bình Đại và Thạnh Phú phát sinh việc khai thác, vận chuyển sa khoáng trái phép làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh - trật tự tại địa phương.

Nguyên nhân, do chính quyền một số địa phương trong tỉnh chưa có các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa được chặt chẽ, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra, chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, kiên quyết lập lại trật tự, kỷ cương trong khai thác khoáng sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Tổ chức thực hiện nghiêm chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật tại địa phương; xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản thuộc địa bàn quản lý.

b) Thành lập và duy trì hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành, chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền xử lý lập đầy đủ thủ tục trình cấp trên có thẩm quyền xử lý theo quy định.

c) Có cơ chế thực hiện sự giám sát của nhân dân trong công tác quản lý, khai thác của các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản cát lòng sông trên địa bàn quản lý, đảm bảo mọi hoạt động khai thác phải được thực hiện theo đúng pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.

d) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ nguồn khoáng sản thuộc địa bàn quản lý.

Đối với những địa bàn thường xuyên xảy ra hoạt động khai thác khoáng cát trái phép thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và bố trí lực lượng trực kiểm tra, kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật. Bố trí lực lượng, bến bãi để tạm giữ các phương tiện vi phạm trong thời gian chờ các cơ quan chức năng xử lý; tiến hành điều tra, thống kê các chủ phương tiện khai thác cát lòng sông trên địa bàn quản lý tuyên truyền, vận động các chủ phương tiện tham gia vào các hợp tác xã và cam kết không khai thác cát trái phép; thiết lập và công khai đường dây nóng để nhận thông tin phản ánh của nhân dân và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp khai thác cát trái phép.

2. Công an tỉnh:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra trên các tuyến sông, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, vận chuyển cát lòng sông, trật tự an toàn giao thông đường thuỷ. Đối với các khu vực tình hình khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, cần phải tăng cường kiểm soát thì lực lượng công an sử dụng biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, tạm giữ phương tiện vi phạm, phối hợp với ngành chức năng xử lý nhằm ổn định tình hình.

b) Kiểm tra đối với các phương tiện đang vận chuyển cát lòng sông hoặc đã vận chuyển về tập kết tại các bến bãi mà chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được chứng từ, hoá đơn hợp pháp về nguồn gốc cát thì tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

Định kỳ quý, 6 tháng, năm Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về Uỷ ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Tiến hành kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã được cấp phép hoạt động khoáng sản, hướng dẫn, chấn chỉnh kịp thời các thủ tục sau cấp phép theo quy định pháp luật. Đối với các trường hợp đã được cấp phép khai thác nhưng không tiến hành khai thác hoặc không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép theo Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 58 Luật khoáng sản.

Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong hoạt động khoáng sản; đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh không thực hiện theo đúng nội dung giấy phép và các nội dung cam kết về bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Giám sát chặt chẽ các đơn vị khai thác khoáng sản trong việc thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như: Các chế độ về giám sát môi trường, giám sát sạt lở đường bờ, thả phao phân luồng, đo vẽ địa hình đáy sông định kỳ theo đúng quy định. Đối với các mỏ đã được cấp phép khai thác nhưng trong quá trình khai thác không đảm bảo về môi trường, bị sạt lở nghiêm trọng thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép và yêu cầu phục hồi môi trường theo quy định pháp luật.

b) Lập danh sách các doanh nghiệp, các hợp tác xã đã được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản cát, đăng trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường để nhân dân tham gia giám sát. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các ngành thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, kiên quyết lập lại trật tự trong khai thác khoáng sản cát trên địa bàn toàn tỉnh.

Đối với tuyến sông thuộc khu vực giáp ranh giữa các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú, Châu Thành và Bình Đại chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với các tỉnh giáp ranh trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát trái phép tại chỗ theo quy định.

c) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của nhân dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; tập huấn hướng dẫn Đoàn kiểm tra liên huyện, thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra về công tác khoáng sản.

d) Chủ trì cùng các ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường quản lý các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở các tuyến sông giáp ranh với các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sạt lở, gây bức xúc đối với dư luận xã hội; xử lý triệt để các trường hợp khai thác cát trái phép, kinh doanh bến bãi, vận chuyển, tập kết cát trái phép hoặc không có nguồn gốc hợp pháp.

4. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác cát định vị, thả phao phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông theo đúng hồ sơ khai thác khoáng sản cát lòng sông đã cấp và quy định pháp luật hiện hành.

5. Sở Công Thương: Chủ trì phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra các công trình xây dựng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh kinh doanh, sử dụng cát lòng sông tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được chứng từ, hoá đơn hợp pháp về nguồn gốc khoáng sản cát lòng sông, thì tiến hành truy thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

Tăng cường công tác tuần tra các khu vực ven biển, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, vận chuyển sa khoáng trái phép tại các khu vực ven biển, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định pháp luật.

7. Sở Tài chính:

Lập dự toán ngân sách, bố trí nguồn kinh phí hàng năm để đảm bảo hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh. Hướng dẫn sử dụng từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính về khai thác khoáng sản để đảm bảo hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành các huyện, thành phố.

Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước kiểm tra hồ sơ quyết toán các công trình, dự án sử dụng cát lòng sông để san lấp mặt bằng, cần xác định rõ nguồn gốc cung cấp, các chứng từ hoá đơn hợp pháp. Đối với các công trình, dự án sử dụng cát lòng sông để san lấp mặt bằng không xác định rõ nguồn gốc cung cấp, các chứng từ hoá đơn hợp pháp, báo cáo đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm theo pháp luật.

8. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khai thác khoáng sản:

Có trách nhiệm bảo vệ khu vực mỏ đã được cấp phép khai thác, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, công khai các khu vực mỏ được cấp phép khai thác, thông báo với chính quyền địa phương về kế hoạch, số lượng phương tiện, thời gian, vị trí khai thác theo đúng giấy phép và thực hiện đầy đủ các chế độ giám sát theo đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh:

Tăng cường củng cố các hợp tác xã khai thác cát, tư vấn hỗ trợ các hợp tác xã nâng cao chất lượng hoạt động, có giải pháp vận động các chủ phương tiện khai thác cát tham gia vào các hợp tác xã nhằm giảm tình trạng khai thác cát trái phép; hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông đường thuỷ.

10. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi:

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản.

Giám đốc các sở, ban ngành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ và nội dung Chỉ thị này thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của các tổ chức và cá nhân về tình hình khai thác cát trái phép và tiến hành xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường để tiếp tục chỉ đạo.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế những nội dung văn bản trước đây trái với nội dung Chỉ thị này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Văn Trọng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 02/2013/CT-UBND ngày 04/03/2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.385

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.105.155
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!