VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/CT-VKSTC
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2020
|
CHỈ THỊ
CÔNG
TÁC CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2021
Năm 2021, năm
đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm kỳ Quốc hội
khóa XV, toàn ngành Kiểm sát nhân dân xác định mục tiêu trọng tâm là: Thực hiện
đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019
của Quốc hội về công tác tư pháp. Tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt
chẽ các hoạt động tư pháp, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai và bỏ lọt
tội phạm, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Sắp xếp, kiện toàn và nâng chất đội
ngũ công chức; đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học kiểm sát. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin, tăng cường các nguồn lực bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ trong tình hình mới. Để hoàn
thành mục tiêu trên, Viện trưởng VKSND tối cao chỉ thị
toàn Ngành tiếp tục thực hiện phương châm: “Đoàn kết, đổi
mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Thực chất, hiệu quả” và tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. VKSND các cấp phối hợp với cấp ủy,
tổ chức đảng tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại
hội đảng bộ các cấp, gắn với công tác
cải cách tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân. Xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành theo yêu cầu của Quốc hội Khóa XV; tiếp
tục thực hiện nghiêm các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 96
của Quốc hội và của Ngành.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong
quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác. Đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ; cải tiến lề lối làm việc, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật
trong thi hành công vụ. Xác định cụ thể và gắn trách nhiệm của cá nhân, tập thể
lãnh đạo trong thực hiện kế hoạch, chương trình công tác; thực hiện đạt và vượt
các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
2. Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống
oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát các cấp chỉ đạo tăng cường trách nhiệm công tố ngay từ
giai đoạn tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; yêu cầu tuân thủ các quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc hình
sự. Chủ động đề ra các yêu cầu điều tra, thu thập chứng cứ theo cả hướng buộc
tội và gỡ tội một cách khách quan, thận trọng; trên cơ sở đó để định hướng quá
trình điều tra làm rõ bản chất vụ, việc. Kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm
lãnh đạo, Kiểm sát viên để xảy ra oan, sai và bỏ lọt tội phạm; định kỳ, tổng
hợp thiếu sót, vi phạm trong hoạt động tố tụng để ban hành thông báo rút kinh
nghiệm.
Nâng cao chất lượng, kỹ năng tranh
tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự; yêu cầu thẩm
vấn làm rõ các vấn đề trước khi phát biểu quan điểm giải quyết; đối đáp có căn
cứ, đầy đủ các ý kiến của luật sư, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác;
kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tố tụng tại phiên tòa và bản án, quyết định của
Tòa án.
Phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án
cùng cấp thực hiện nghiêm Thông tư liên tịch về quản lý, giải quyết các vụ án,
vụ việc tạm đình chỉ; tổng rà soát và giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ điều tra, không để xảy ra oan,
sai, bỏ lọt tội phạm.
3. Tiếp tục thực hiện tốt vai trò,
trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, đảm bảo đúng tiến độ giải quyết các vụ án, vụ việc; tăng cường công
tác phối hợp nhằm thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các
vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ; tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ công
chức, Kiểm sát viên có chuyên môn giỏi, trách nhiệm và bản lĩnh, bảo đảm việc
xử lý, giải quyết các vụ việc này có tính pháp lý cao và tính chính trị sâu sắc.
4. Củng cố, kiện toàn Cơ quan điều
tra VKSND tối cao để thực hiện tốt nhiệm vụ chống làm oan, sai, bỏ lọt tội phạm
và chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống các cơ quan tư pháp. Rà soát, đánh
giá, phân loại và điều chuyển những công chức không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hỗ trợ điều tra gắn với ứng dụng
công nghệ thông tin, kỹ thuật số; tập trung phát hiện, xử lý tội phạm tham
nhũng trong hoạt động tư pháp, hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người
phạm tội, hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật. Các đơn vị trong toàn
Ngành phải kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin về tội phạm, phối hợp chặt chẽ
với Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong kiểm tra, xác minh, điều tra, giải
quyết các vụ, việc thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực công tác hoặc địa phương
mình. Thành lập Phòng Giám định tư pháp và khẩn trương đưa vào hoạt động để hỗ
trợ hoạt động của Cơ quan điều tra.
5. Quan tâm bảo vệ quyền con người
thông qua công tác kiểm sát giam giữ, thi hành án hình sự, bảo đảm hoạt động
giữ, giam, bắt buộc chữa bệnh và thi hành án hình sự đúng pháp luật; phát hiện
đầy đủ, kịp thời và ban hành kháng nghị, kiến nghị để xử lý nghiêm các vi phạm
pháp luật của các cơ quan tư pháp trong lĩnh vực này. Kiểm sát chặt chẽ việc
phân loại, xác minh điều kiện thi hành án dân sự và áp dụng các biện pháp cưỡng
chế thi hành án về quyền sử dụng đất, nhà ở, các tài sản có giá trị lớn, có yếu
tố nước ngoài, tài sản trong vụ án tham nhũng, kinh tế;
tổng hợp đầy đủ và kịp thời kiến nghị UBND, Chủ tịch UBND các cấp khắc phục
những vi phạm pháp luật trong thi hành án hành chính.
6. Toàn Ngành xác định công tác kiểm
sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự là nhiệm vụ trọng tâm, đột
phá trong năm 2021 và nhiệm kỳ tới. Yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp,
Thủ trưởng đơn vị phải lựa chọn, bố trí cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực,
trình độ và kinh nghiệm để thực hiện công tác này. Yêu cầu lãnh đạo, Kiểm sát
viên phải nhận thức đúng, thực hiện đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp
luật; thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình và hướng dẫn của VKSND tối cao;
nâng cao chất lượng bài phát biểu tại các phiên tòa, phiên họp; có kế hoạch
khắc phục những hạn chế, yếu kém của năm 2020, tập trung
nâng chất lượng kiểm sát giải quyết án hành chính, dân sự của
VKSND cấp tỉnh, cấp huyện.
Nâng số lượng, chất lượng bản kháng
nghị các loại án, nhất là án hành chính; kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện các
quy định tố tụng và bản án, quyết định, bảo đảm mọi vi
phạm pháp luật đều được phát hiện để kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục kịp
thời. Chất lượng kháng nghị được xác định trên cơ sở đánh giá của Viện kiểm sát
cấp trên. Chú trọng ban hành kiến nghị tổng hợp, nâng chất lượng kiến nghị phòng
ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Định kỳ, tổng hợp những thiếu sót, vi phạm
trong công tác nghiệp vụ để ban hành thông báo rút kinh nghiệm.
Quan tâm lựa chọn, quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm để có cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi phụ trách lĩnh
vực công tác này của Viện kiểm sát các cấp.
7. Tiếp tục thực hiện khâu đột phá là
công tác cán bộ, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ, toàn diện về
phương pháp, nội dung và các hình thức đào tạo; xây dựng hệ thống giáo trình
đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật những quy định pháp luật mới và yêu cầu của Ngành
về nhiệm vụ công tác kiểm sát trong giai đoạn hiện nay. Chú trọng tự học, tự
đào tạo tại đơn vị và đào tạo thông qua phân công công việc, luân chuyển, điều
động, biệt phái cán bộ. Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ pháp lý cao,
chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm sát; tăng cường phân công Kiểm sát viên VKSND tối
cao và Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao tham gia
giảng dạy đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn cho đội
ngũ cán bộ, Kiểm sát viên toàn Ngành.
Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết
Trung ương 4 (Khóa XI, Khóa XII) về xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị
(Khóa XII); thường xuyên giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản
lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ của Ngành. Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
nhất là trong nội bộ đơn vị; kịp thời nắm, xử lý thông tin về cán bộ vi phạm
đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định
của pháp luật, của Ngành đảm bảo giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong toàn Ngành.
8. Thực hiện tốt chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của
Ngành; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng, ban hành văn bản quy
định chi tiết thi hành các đạo luật về tư pháp; định kỳ, tổng hợp những vướng
mắc trong áp dụng pháp luật để nghiên cứu, giải đáp và kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền hướng dẫn, sửa đổi kịp thời.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm; thực hiện hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp
tác quốc tế. Đẩy mạnh đàm phán ký hiệp định tương trợ tư pháp nhằm thực hiện
tốt hơn việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, góp phần nâng
cao vị thế, vai trò của Viện kiểm sát Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng
theo hướng thực sự tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức trong Ngành
phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao; đề ra các hình thức thi đua phù hợp; bảo
đảm công tác khen thưởng phải thực chất, công bằng, kịp thời; sửa đổi các chỉ
tiêu thi đua làm triệt tiêu động lực phấn đấu, thi đua; khuyến khích việc chủ
động phát hiện, báo cáo kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm, tiêu cực trong
đơn vị của người đứng đầu trong các cấp kiểm sát.
Thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền
định hướng thông tin về vị trí, vai trò của VKSND trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp
và hội nhập quốc tế, xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát trong xây dựng, phát
triển đất nước.
9. Rà soát, đánh giá lại thực trạng
ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn Ngành để có cơ sở
đầu tư triển khai ứng dụng bảo đảm đồng bộ, liên thông nhàm nâng chất lượng công
tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và phục vụ công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu
thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong thực tiễn đang đặt ra. Kiện toàn tổ chức,
tuyển chọn công chức có năng lực, trình độ và nhiệt huyết cho Cục Thống kê tội
phạm và Công nghệ thông tin để tạo sự phát triển đột phá cho công tác này.
Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả nguồn ngân sách được cấp; bảo đảm chất lượng đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; tăng cường
kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn tài chính, đầu tư công trong Ngành. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng trụ sở Viện kiểm sát các cấp, nhất là những đơn vị đang
phải thuê trụ sở để sớm ổn định, thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ được giao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,
Viện kiểm sát Quân sự các cấp, Thủ trưởng đơn vị thuộc
VKSND tối cao, các Phó Viện trưởng VKSND tối cao được phân
công phụ trách các lĩnh vực chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả Chỉ
thị này. Giao Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra VKSND tối cao theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị./.
Nơi nhận:
- Tổng Bí thư, Chủ tịch
Nước; (để báo cáo)
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; (để báo
cáo)
- Ban Tổ chức TW, Ủy ban Kiểm
tra TW;
Ban Nội chính TW, Văn phòng TW Đảng;
- Ủy ban TWMTTQ Việt Nam;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Lãnh đạo VKSND tối cao;
- Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Kiểm sát viên VKSND tối cao;
- Viện kiểm sát Quân sự Trung ương;
- Viện trưởng VKSND cấp cao, cấp tỉnh;
- Viện trưởng VKSQS cấp Quân khu;
- Lưu: VT, PTMTH.
|
VIỆN TRƯỞNG
Lê Minh Trí
|