BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/BC-BTP
|
Hà Nội,
ngày 20 tháng 01 năm 2016
|
BÁO
CÁO
TỔNG
KẾT CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2015, NHIỆM KỲ 2011-2015; ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM KỲ
2016-2020 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CÔNG TÁC NĂM 2016
Từ
năm 2011, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, kinh tế phục hồi chậm hơn
dự báo. Khủng hoảng nợ công diễn ra trầm trọng ở nhiều quốc gia. Trong nước,
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu làm cho những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn;
thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn và yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội, tăng
cường quốc phòng an ninh ngày càng cao. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã
quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó,
tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đẩy
mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình
tăng trưởng; bảo đảm quốc phòng an ninh và ổn định chính trị xã hội; tăng cường
hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.
Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính
trị, toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta vừa kiên quyết đấu
tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững hoà bình, ổn định vừa phấn đấu đạt chỉ
tiêu cao nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm
2011-2015. Trên hầu hết các lĩnh vực đều đạt kết quả quan trọng, cơ bản thực
hiện được mục tiêu tổng quát đã đề ra, nhất là: kiềm chế được lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì
được tăng trưởng ở mức hợp lý và đạt tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối,
riêng năm 2015 tăng trưởng GDP ước đạt 6,68%, cao nhất trong vòng 8 năm qua; an
sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; cải
cách hành chính đạt những kết quả tích cực; công tác phòng chống tham nhũng,
lãng phí được chú trọng; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc
gia được giữ vững; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy
mạnh, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cùng với các bộ, ngành Trung ương và các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngành Tư pháp đã nỗ lực vượt khó, hoàn
thành các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng vào các thành tựu
chung về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của đất nước. Thực
hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 về Chương trình hành động của Chính
phủ nhiệm kỳ 2011-2015, Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình hành động của Ngành[1] và tổ chức triển khai toàn
diện trên các lĩnh vực công tác, đạt được nhiều kết quả nổi bật so với nhiệm kỳ
2007-2011. Riêng đối với năm 2015, thực hiện Nghị
quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm
2015, Bộ đã chủ động ban hành Chương trình hành động của Ngành[2] và tổ chức triển khai bài
bản, lập thành tích thiết thực kỷ niệm các ngày Lễ lớn của đất nước, của Ngành,
tập trung giải quyết nhiều “điểm nghẽn” trong công tác tư pháp, nhất là ở địa
phương; nhiều nhiệm vụ mới được triển khai thực hiện bước đầu phát huy hiệu quả;
vị trí, vai trò của công tác tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước tiếp tục được khẳng định; vị thế của Ngành từ Trung ương đến địa
phương ngày càng được củng cố, tăng cường.
Tổng kết công tác Tư pháp năm 2015, nhiệm
kỳ 2011-2015, toàn Ngành nghiêm túc đánh giá một cách toàn diện, chính xác,
khách quan những kết quả tích cực đã đạt được; ghi nhận những cách làm mới,
hiệu quả cần nhân rộng; làm rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém
trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các mặt công tác để đề ra định
hướng công tác Tư pháp nhiệm kỳ 2016-2020, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm
2016.
Phần thứ nhất
TÌNH
HÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2015, NHIỆM KỲ 2011-2015
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC
TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ
1. Triển khai thi
hành Hiến pháp năm 2013
1.1. Kết quả đạt được
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch của Chính
phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Bộ Tư pháp cùng với các Bộ,
ngành, địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, rà soát, xây dựng văn bản
triển khai thi hành Hiến pháp và đạt nhiều kết quả tích cực, cụ thể:
- Công tác
tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp được tăng cường dưới nhiều hình thức phong
phú; gắn với trách nhiệm tích cực, chủ động, tự giác học tập, tìm hiểu Hiến
pháp của công dân nhằm tôn vinh, nâng cao nhận thức về Hiến pháp, pháp
luật, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Bộ, ngành Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ tổ chức thành
công cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, với gần 5 triệu bài dự thi[3], trở thành
cuộc thi tìm hiểu pháp luật có số lượng người tham gia đông nhất, với thành
phần, đối tượng đa dạng nhất từ trước đến nay. Việc công bố kết quả, tổng kết và trao giải cuộc
thi đã được tổ chức vào Ngày Pháp luật năm 2015, được Thủ tướng Chính phủ nhận
xét là một sự kiện sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng lớn và có sức lan tỏa,
một phong trào sôi nổi, động viên, khích lệ đồng chí, đồng bào tích cực học
tập, tìm hiểu và thực hiện Hiến pháp. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đang chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học tổ chức hoạt
động nghiên cứu, bình luận khoa học về Hiến pháp năm 2013 và tổ chức biên soạn
thành sách phục vụ nhu cầu tìm hiểu sâu về tinh thần, nội dung Hiến pháp trong
quá trình thi hành.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ đối với kết quả rà soát VBQPPL[4],
trong năm 2015, các Bộ, cơ quan và địa phương đã tiếp tục cập nhật kết quả rà
soát, đồng thời căn cứ thẩm quyền được giao xây dựng chương trình, kế hoạch sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới những văn bản, quy định không còn phù hợp với
Hiến pháp. Đối với các quy định của luật, pháp lệnh không còn phù hợp với Hiến
pháp, trên cơ sở kết quả rà soát, các Bộ, cơ quan đã phối hợp với Bộ Tư pháp đề
xuất đưa vào đề nghị của Chính phủ và đã được Quốc hội thông qua về điều chỉnh
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 và dự kiến Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh năm 2016 với tổng số 33 luật, nghị quyết và 03 pháp lệnh. Đối
với việc rà soát VBQPPL về quyền con người, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về kết quả rà soát trong năm 2014 đối với VBQPPL liên quan đến
quy định về quyền con người tại Hiến pháp năm 2013[5], Bộ trưởng Bộ Tư pháp
đã ban hành Quyết định số 539/QĐ-BTP 26/3/2015 về Kế hoạch triển khai kết
quả rà soát và tích cực tổ chức thực hiện. Đến nay, việc tiếp tục rà soát
VBQPPL về quyền con người đang được thực hiện theo đúng Kế hoạch của Bộ Tư
pháp.
- Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ đã tham mưu giúp Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH thông qua và
cho ý kiến 26 luật, pháp lệnh, nghị quyết trực tiếp triển khai thi hành Hiến
pháp (tại kỳ họp thứ 9 và thứ 10, Quốc hội khóa XIII), nâng tổng số các luật,
pháp lệnh, nghị quyết triển khai thi hành Hiến pháp do Chính phủ trình lên tới 48/74
luật, pháp lệnh, nghị quyết. Để bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng các dự án
luật, pháp lệnh, Bộ Tư pháp đã tham mưu, giúp Chính phủ thực hiện một số giải
pháp như: (1) Tổ chức Phiên họp Chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật
(tháng 7/2015) để định hướng về quan điểm, mục tiêu, nội dung chủ yếu của một
số dự án luật, pháp lệnh; (2) tổ chức cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định các dự
án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp để tư vấn, giúp
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xem xét cho ý kiến đối với 13 dự án
luật quan trọng[6],
góp phần hoàn thiện bảo đảm chất lượng các luật trước khi trình Quốc hội.
Nhìn lại nhiệm kỳ
2011-2015, với
định hướng xuyên
suốt là tham mưu giúp
Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất
sửa đổi bổ sung và triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, ngành Tư pháp
đã hoàn
thành một
khối lượng lớn công việc như: (1) tổ chức việc tổng kết thi hành
Hiến pháp năm 1992; xây dựng Báo cáo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến
pháp năm 2013 và Báo cáo những nội dung cơ bản về sửa đổi Hiến pháp năm 2012;
(2) tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp; xây dựng Báo cáo của
Chính phủ về kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp và các
Báo cáo chuyên đề; (3) tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với 3
nhiệm vụ chính là tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp; rà soát VBQPPL, lập danh
mục đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp và
xây dựng các luật, pháp lệnh để triển khai thi hành Hiến pháp... Với việc thực
hiện các công việc nêu trên, Ngành Tư pháp đã tích cực góp phần để lần đầu tiên
Chính phủ và các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia một cách chủ động vào việc
nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; đồng thời thực hiện
tốt vai trò của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp, qua đó thiết
thực góp phần đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống.
1.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Một số nhiệm vụ triển khai thi hành
Hiến pháp thực hiện còn chậm so với Kế hoạch của Chính phủ, chẳng hạn như việc
xây dựng Bình luận về Hiến pháp, việc rà soát các VBQPPL cần sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với Hiến pháp.
- Việc xây dựng, thẩm định luật, pháp
lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp còn gặp nhiều khó khăn; một số dự
án luật quan trọng triển khai thi hành Hiến pháp chưa được chuẩn bị kỹ phải xin
lùi, rút (như Luật về hội lùi trình từ tháng 6 sang tháng 8/2015, Luật báo chí
lùi trình từ tháng 7 sang tháng 8/2015, Luật biểu tình lùi sang Chương trình
năm 2016).
b) Nguyên nhân
Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành,
cơ quan có liên quan trong triển khai thi hành Hiến pháp còn bất cập. Bên cạnh
đó, cũng có cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản chưa thật sự quyết tâm, quyết
liệt, đầu tư nguồn lực cho việc chuẩn bị văn bản.
- Việc triển khai thi hành Hiến pháp
được tiến hành khẩn trương với khối lượng công việc đồ sộ, phức tạp, nhất là
nhiệm vụ rà soát số lượng lớn VBQPPL do nhiều chủ thể ban hành, đòi hỏi phải
đầu tư nhiều thời gian, công sức.
- Số lượng các luật, pháp lệnh triển
khai thi hành Hiến pháp là rất lớn, trong khi vẫn còn có cách hiểu chưa thực sự
thống nhất về một số nội dung của Hiến pháp[7].
2. Công tác xây dựng,
thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL và pháp điển hệ
thống quy phạm pháp luật
2.1. Kết quả đạt được
a) Công tác xây dựng pháp
luật
- Trong năm 2015, Bộ Tư pháp, các Bộ,
cơ quan đã tích cực tham mưu giúp Chính phủ chủ trì, phối hợp xây dựng, chỉnh
lý, trình Quốc hội, UBTVQH thông qua 27 dự án. Trong số đó có 19 luật và
03 nghị quyết do Chính phủ trình nâng tổng số luật, pháp lệnh, nghị quyết do
Chính phủ trình được Quốc hội, UBTVQH khóa XIII thông qua trong nhiệm kỳ
2011-2015 lên 99 luật, pháp lệnh, nghị quyết, tăng 04 văn bản so với Chính phủ
nhiệm kỳ 2007-2011. Trong đó, có các luật, bộ luật rất quan trọng về tổ chức bộ
máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị, về hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
như: Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Bộ
luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật tố tụng
hành chính (sửa đổi)...
Riêng Bộ Tư pháp đã chủ trì xây dựng,
giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 03 luật, bộ luật và cho ý kiến đối với
02 luật khác, trong đó, lần đầu tiên trong vòng một năm đã tổ chức thành công
02 đợt lấy ý kiến Nhân dân, hoàn thiện trình Quốc hội thông qua dự án Bộ luật
dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi). Đặc biệt, với việc Quốc hội thông
qua Luật ban hành VBQPPL (hợp nhất) với những nội dung mới, quan trọng dựa trên
nền tảng là các nguyên tắc hiến định về tổ chức quyền lực nhà nước, về tính tối
thượng của Hiến pháp và pháp luật trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, không chỉ khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn xây dựng và
thi hành pháp luật thời gian qua, mà với vai trò là “luật về làm luật”, Luật
thiết lập một mặt bằng thể chế thống nhất cho hệ thống pháp luật quốc gia, củng
cố trật tự ban hành pháp luật của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, đồng thời mở ra không gian rộng lớn cho sự tham gia, phản biện và giám
sát của Nhân dân trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật của
đất nước hướng tới mục tiêu đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực
và hiệu quả; đồng thời, với việc không được quy định thủ tục hành chính trong
các VBQPPL của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng Kiểm toán Nhà nước,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt, trừ trường hợp được giao trong luật, Luật chắc chắn sẽ góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời kỳ hội nhập.
- Công
tác xây dựng, ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ được thực hiện nghiêm túc hơn, chất lượng được nâng cao hơn, việc điều
chỉnh tiến độ trình các văn bản đã từng bước được khắc phục. Trong năm 2015,
các Bộ, cơ quan đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành
theo thẩm quyền 1.003 văn bản (Biểu đồ số 01). Công tác xây dựng,
ban hành văn bản quy định chi tiết cũng được quan tâm, chỉ đạo sát sao, chất
lượng văn bản ngày càng được nâng lên với tổng số 120 văn bản (60 nghị định, 07
quyết định, 50 thông tư, 03 thông tư liên tịch)[8]
được ban hành trong năm 2015, tăng 14 văn bản so với năm 2014.
Riêng Bộ Tư pháp đã trình ban hành
hoặc ban hành theo thẩm quyền 38 văn bản; hoàn thành 09/09 văn bản quy định chi
tiết thi hành luật[9],
đạt tỷ lệ 100%. Chất lượng văn bản quy định chi tiết đã được nâng cao, cơ bản
không còn tình trạng văn bản quy định chi tiết không đúng với tinh thần và nội
dung của luật, pháp lệnh. Nội dung văn bản cơ bản phù hợp với tình hình kinh tế
- xã hội, tính khả thi, hợp lý của các quy định được đặc biệt coi trọng.
Biểu đồ số 01:
Kết quả trình Chính phủ, TTCP ban hành hoặc ban hành VBQPPL theo thẩm quyền của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ từ năm 2012-2015
- Tại
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2015 đã ban hành 3.241 VBQPPL,
giảm 10,8% so với năm 2014. Tính cả nhiệm kỳ 2011-2015, các địa phương (cấp
tỉnh) đã ban hành 17.021 VBQPPL (Biểu đồ số 2); việc ban hành VBQPPL cơ
bản bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy trình soạn thảo, đáp ứng kịp thời yêu
cầu chỉ đạo, điều hành các mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Biểu đồ số 02: Kết quả ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp
tỉnh từ năm 2012-2015
Cùng
với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành, địa phương giúp Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn thành tốt việc tổng
kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
b) Công tác thẩm định, kiểm
tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL
và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
- Công tác thẩm định VBQPPL tiếp tục
được chú trọng nâng cao chất lượng và gắn kết chặt chẽ hơn với công tác kiểm
tra VBQPPL, kiểm soát thủ tục hành chính. Năm 2015, ước tính toàn Ngành đã thẩm
định 9.529 văn bản (tăng 230 văn bản so với năm 2014; giảm 655 văn bản
so với năm 2012); trong đó, các Bộ, ngành đã thẩm định 1.335 văn bản,
tăng 183 văn bản so với năm 2014 (Bộ Tư pháp thẩm định 320 văn bản, Tổ chức
pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 1.015 văn bản); các địa phương (cấp
tỉnh và cấp huyện) đã thẩm định 8.194 văn bản (tăng 47 văn bản so với năm
2014). Nhìn chung, các ý kiến thẩm định dự thảo VBQPPL đã được các cơ quan soạn
thảo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình trước khi hoàn chỉnh và là cơ sở để cấp
có thẩm quyền xem xét, ban hành. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn ngành Tư
pháp đã tổ chức thẩm định 45.073 dự thảo VBQPPL. Nội dung thẩm định đã
được các Bộ, ngành, địa phương chú trọng tới tính dự báo của các chính sách,
đảm bảo tính khả thi trong việc ban hành văn bản để các quy định của pháp luật
thực sự đi vào cuộc sống, thiết lập được môi trường pháp lý bình đẳng, tạo
thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
- Công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL được
chú trọng tăng cường. Ước tính năm 2015 các Bộ, cơ quan, địa phương đã tiếp
nhận kiểm tra theo thẩm quyền 42.357 văn bản (giảm 6.775 văn bản so với
năm 2014 và giảm 4.012 văn bản so với năm 2011); qua kết quả kiểm tra 10 tháng
đầu năm, phát hiện 1.181 văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm quyền (giảm 373
văn bản so với 10 tháng đầu năm 2014)[10],
đã xử lý xong 442 văn bản. Công tác kiểm tra theo chuyên đề (nhất là trong các
lĩnh vực được xã hội quan tâm như đất đai, đầu tư, xây dựng, xử lý vi phạm hành
chính...), kiểm tra văn bản qua các nguồn thông tin liên tục được tăng cường,
qua đó phát hiện nội dung trái pháp luật của một số văn bản và kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền tự kiểm tra, xử lý kịp thời, được dư luận, báo chí đồng tình
ủng hộ[11].
Công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền tại một số Bộ, ngành (như Bộ Tài
chính, Bộ Công thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn...) ngày càng được triển khai bài bản; chú trọng
đến việc kiểm tra văn bản do Bộ, ngành khác ban hành có liên quan lĩnh vực quản
lý của Bộ, ngành mình (Bộ Tài chính).
Tại Bộ Tư pháp, tính đến hết năm 2015,
đã kiểm tra 2.391văn bản[12],
tăng 617 văn bản so với năm 2011 (1774 văn bản), nhưng giảm 1.496 văn bản so
với năm 2014 (3887 văn bản); qua kiểm tra, bước đầu phát hiện 44[13] văn bản sai về nội
dung, thẩm quyền (chiếm 1,84% tổng số văn bản được kiểm tra). Qua đó, Bộ đã chỉ
đạo tiến hành xem xét, xử lý và đến nay đã có 14 văn bản đã được xử lý xong,
các văn bản khác đang trong thời gian xử lý.
- Đối với công tác rà soát VBQPPL, năm
2015, ước tính toàn Ngành rà soát được 76.453 văn bản. Công tác xử lý
các văn bản đã hết hiệu lực, trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không
còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội được phát hiện thông qua
rà soát cũng đã được chú trọng thực hiện, với 12.253 văn bản được xử lý trong năm
2015. Việc rà soát, hệ thống hóa VBQPPL kỳ đầu thống nhất trên cả nước đã được
các Bộ, cơ quan, địa phương quan tâm triển khai thực hiện xong[14]. Việc công bố Danh mục VBQPPL
hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
của các Bộ, cơ quan được thực hiện đúng quy định, góp phần giúp cho hệ thống
pháp luật được minh bạch, dễ tiếp cận, tạo thuận lợi cho người dân, doanh
nghiệp và cơ quan nhà nước trong áp dụng.
- Được triển khai thực hiện từ năm
2012, đến nay, công tác hợp nhất VBQPPL, pháp điển hệ thống QPPL đang dần thể
hiện được vai trò quan trọng trong việc giúp cho hệ thống pháp luật dễ tiếp
cận, thuận lợi trong áp dụng. Đặc biệt, việc thực hiện Pháp lệnh hợp nhất VBQPPL
được các cơ quan nghiêm túc triển khai theo quy định (trong năm 2015, riêng Bộ
Tư pháp đã thực hiện hợp nhất và ký xác thực đối với 07 văn bản). Đối với công
tác pháp điển, về cơ bản các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã
đầy đủ; các Bộ, cơ quan đã quan tâm bố trí nhân sự kiêm nhiệm để triển khai
công tác này, nhờ đó việc tổ chức triển khai công tác này cơ bản thuận lợi.
Tính đến 31/12/2015, Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định đối với 16 đề mục của Bộ
Pháp điển[15].
Bộ Tư pháp thường xuyên tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn các
Bộ, ngành triển khai pháp điển, hợp nhất VBQPPL, giúp cho các Bộ, ngành thực
hiện thống nhất, đồng bộ các công tác này.
Như vậy, có thể thấy rằng trong nhiệm
kỳ 2011-2015, với những chuyển biến tích cực, thể hiện tư duy lập pháp mới
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và
vì Nhân dân, việc chuyển giao công tác theo dõi, đôn đốc việc ban hành văn bản
quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư
pháp (từ giữa năm 2013) và việc triển khai nền nếp công tác thẩm định, kiểm
tra, xử lý, rà soát VBQPPL cùng công tác hợp nhất, pháp điển VBQPPL xây dựng
pháp luật đã giúp cho hệ thống pháp luật Việt Nam được định hình một cách rõ
nét trên tất cả các lĩnh vực, làm nền tảng cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện
hệ thống pháp luật, từng bước chuyển hướng trọng tâm chiến lược từ xây dựng
sang tổ chức thi hành pháp luật trong thời gian tới, đáp ứng tốt hơn các nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Tình trạng xin lùi, xin rút các dự
án luật khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội chưa được khắc
phục triệt để.
- Tình trạng nợ đọng văn bản quy định
chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn phổ biến. Đến cuối năm 2015 còn nợ 33
văn bản (tăng 15 văn bản so với năm 2014); số lượng văn bản bảo đảm có hiệu
lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh rất ít, gây ảnh hưởng
không tốt đến công tác tổ chức triển khai thi hành luật, pháp lệnh, đến quyền,
lợi ích của các cơ quan, tổ chức cá nhân. Số lượng VBQPPL do các Bộ, ngành,
HĐND, UBND ban hành còn quá nhiều.
- Chất lượng thẩm định VBQPPL tuy đã
được cải thiện một bước, nhưng vẫn còn để lọt nội dung thiếu tính khả thi, chưa
hợp lý. Việc kiểm tra VBQPPL ở một số Bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn chậm và
chưa thường xuyên, nhiều văn bản đã ban hành nhưng chưa được kiểm tra, phát
hiện kịp thời sai sót. Việc xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật còn chậm
hoặc chưa đạt yêu cầu, có trường hợp gây bức xúc trong dư luận xã hội.
b) Nguyên nhân
- Lãnh đạo một số Bộ, cơ quan, địa
phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng, thẩm định,
kiểm tra, xử lý VBQPPL. Công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong
quá trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý VBQPPL chưa thực sự chặt chẽ,
kịp thời.
-
Trong nhiệm kỳ 2011-2015, nhất là từ khi triển khai thi hành Hiến pháp năm
2013, số lượng các luật, pháp lệnh do các Bộ, cơ quan phải chủ trì xây dựng là
rất lớn, đồng thời, số lượng văn bản quy định chi tiết phải xây dựng, ban hành
nhiều. Chẳng hạn, riêng năm 2015, cần ban hành tới 230 văn bản (tăng 24 văn bản
so với năm 2014). Nội dung của nhiều dự án, dự thảo văn bản quy định những vấn
đề mới, phức tạp([16]),
trong khi đó thời gian để xây dựng, ban hành văn bản là tương đối ngắn và việc
tuân thủ quy trình xây dựng, thẩm định VBQPPL còn chưa nghiêm, nhất là ở các
địa phương.
- Đội ngũ công chức làm công tác xây
dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát VBQPPL vẫn còn ít, tính chuyên nghiệp còn
chưa cao. Việc thành lập, củng cố và kiện toàn các tổ chức pháp chế ở một số
Bộ, cơ quan nhất là tại các địa phương còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.
3. Công tác kiểm soát
thủ tục hành chính
3.1. Kết quả đạt được
- Năm 2015, các Bộ, cơ quan đã hoàn
thành việc đơn giản hóa thêm 98 thủ tục hành chính (TTHC), nâng tổng
số TTHC đã hoàn thành thực thi trong nhiệm kỳ 2011-2015 lên 4.481/4.723
TTHC đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 Nghị quyết chuyên đề (đạt tỷ lệ
94,9%); ước tính đã đánh giá tác động đối với 2.087 TTHC, (tăng 61 TTHC
so với năm 2014); thẩm định 1.616 TTHC (giảm 1.032 TTHC so với năm 2014);
tham gia ý kiến đối với 1.850 TTHC; ban hành 2.139 quyết định
công bố TTHC để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC (tăng gấp đôi so
với năm 2014). Toàn Ngành cũng đã tiếp nhận và xử lý 2.098/2.436 phản
ánh kiến nghị về hành vi hành chính, quy định hành chính (đạt 86%). Riêng Bộ Tư
pháp, đã tham gia ý kiến đối với 796 TTHC, thẩm định 528 TTHC. Bộ
đã tổ chức kiểm tra tại 03 Bộ, cơ quan và 13 tỉnh để nắm bắt những khó khăn,
kịp thời hướng dẫn, đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong
công tác kiểm soát TTHC.
- Các
Bộ, cơ quan, địa phương đã tích cực triển khai Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục
hành chính trọng tâm năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Có 7/9 Bộ được giao rà soát, đơn giản hóa 13 nhóm thủ tục hành
chính trọng tâm đã hoàn thành hệ thống hóa thủ tục hành chính, quy định liên
quan; 2/9 Bộ khác đã hoàn thành nghiên cứu, đề xuất phương án đơn giản hóa
trình Thủ tướng Chính phủ[17];
19/24 Bộ, cơ quan đã ban hành quyết định công bố bộ thủ tục hành chính thuộc
phạm vi chức năng quản lý[18];
nhiều địa phương cũng đã hoàn thành công bố bộ TTHC đặc thù, còn 17 địa phương
đang thực hiện công bố[19].
- Việc
liên thông các TTHC được chú trọng nghiên cứu, triển khai. Bộ Tư pháp đã cùng
với Bộ Công an, Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT
ngày 15/5/2015 hướng dẫn liên thông thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường
trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Bộ cũng đã xây dựng, trình
Thủ tướng Chính phủ “Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế”. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đã
phê duyệt theo thẩm quyền Đề án Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận,
xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình,
kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền; hoàn thiện Hệ thống
quản lý, đánh giá công tác kiểm soát TTHC và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
Như vậy, mặc dù mới nhận chuyển giao
toàn bộ chức năng, nhiệm vụ và nhân lực từ Văn phòng Chính phủ, Văn phòng UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012, song công tác kiểm soát
TTHC được ngành Tư pháp triển khai cơ bản có hiệu quả, ngày càng có sự gắn kết
chặt chẽ với công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL và nhận được sự quan tâm của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội. Các
kết quả đạt được trong công tác kiểm soát TTHC đã góp phần tạo thuận lợi, giảm
chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp,
đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, góp phần cải thiện môi
trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia. Đặc biệt, với việc tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC,
giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013
– 2020 đã tạo tiền đề quan trọng tạo nên bước đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt
động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng đơn giản hóa TTHC, bảo đảm tốt hơn
quyền con người, quyền công dân, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Các TTHC không hợp lý, không hợp
pháp gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền, lợi ích hợp pháp
của người dân, doanh nghiệp vẫn còn nhiều nhưng chưa được phát hiện, cắt giảm
kịp thời.
- Một số nhiệm vụ được giao tại Kế
hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 chậm tiến độ, chưa bảo đảm chất
lượng.
- Việc công bố công khai, niêm yết
TTHC chưa được một số Bộ, ngành, địa phương thực hiện kịp thời, đầy đủ gây khó
khăn, vướng mắc cho không chỉ cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC mà còn
“làm khó” cho chính các cơ quan hành chính cấp cơ sở (nhất là các đơn vị cấp
huyện, xã) trong việc giải quyết và niêm yết TTHC.
b) Nguyên nhân
- Nhận thức của Lãnh đạo một số cơ
quan, đơn vị về công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC còn hạn chế, chưa quan
tâm, chỉ đạo sâu sát các nhiệm vụ có liên quan. Trách nhiệm phối hợp của một số
cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC chưa chặt chẽ; một
số Bộ, ngành chưa có sự phối hợp tích cực với Bộ Tư pháp trong triển khai đơn
giản hóa TTHC các lĩnh vực thuộc phạm vi
của Bộ, ngành mình.
- Trong quá trình triển khai thực
hiện, một số tổ chức Pháp chế, Sở Tư pháp còn chưa chủ động, quyết liệt trong
tham mưu triển khai và tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cải cách TTHC,
kiểm soát TTHC.
- Đội ngũ những người làm công tác
kiểm soát TTHC còn mỏng, chưa được kiện toàn đầy đủ. Một số cán bộ công chức
còn có biểu hiện nhũng nhiễu; hiện tượng yêu cầu thêm các giấy tờ ngoài thành
phần hồ sơ theo quy định còn tồn tại trong quá trình giải quyết TTHC.
4. Công tác quản lý
xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
4.1. Kết quả đạt được
a) Công tác quản lý xử lý vi phạm hành
chính
- Thực hiện Nghị quyết
số 77/2014/QH13, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã
tiến hành tạm thời giao trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội để quản lý,
cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn
định trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc, qua đó khắc phục, tháo gỡ một phần vướng mắc trong
việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh đó, Bộ Y
tế đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an ban hành
Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA quy định thẩm quyền, thủ tục
và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy, góp phần tháo gỡ được khó khăn,
vướng mắc lớn nhất trong quá trình triển khai áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Việc kiện toàn tổ chức, biên chế làm
công tác xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) bước đầu được các Bộ, cơ
quan, địa phương quan tâm thực hiện. Đa số các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã giao cho
Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý XLVPHC, bố
trí từ 01 đến 03 cán bộ thực hiện công tác này, một số Bộ ngành: Bộ Công an, Bộ
Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai tốt việc tổ
chức bộ máy, bố trí nhân sự chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý XLVPHC.
Tại địa phương, tính đến nay đã có có 44/63 tỉnh, thành phố thành lập được
Phòng chuyên môn trực thuộc Sở Tư pháp (Phòng QLXLVPHC&TDTHPL) để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ theo quy định[20] (tăng 41 địa phương so với năm 2014).
- Công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp
vụ, kiểm tra về XLVPHC tiếp tục được chú trọng thực hiện. Bộ Tư pháp đã tổ chức
17 hội nghị, hội thảo tập huấn về công tác thi hành pháp luật về XLVPHC; kiểm
tra công tác tại 04 Bộ, và 3 địa phương[21].
Một số Bộ, ngành, địa phương: Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Nghệ An, Sóc Trăng,
Lâm Đồng...
đã chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, kiểm tra công tác áp dụng pháp
luật về XLVPHC, giúp cho công tác này được thực hiện nghiêm minh, chặt chẽ, kịp
thời hơn.
- Công tác thống kê về XLVPHC bước đầu
đi vào nề nếp. Theo
báo cáo của 15/20[22]
Bộ, cơ quan ngang Bộ và 63/63 tỉnh, thành phố, trong năm 2015 có 9.445.474
vụ vi phạm hành chính bị phát hiện, đã ra 4.142.875 quyết định xử phạt với với
tổng số tiền hơn 7.338 tỷ đồng. Về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính, năm 2015 có 27.465 đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính; trong đó có 14.428 đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn; 13.036 đối tượng đề nghị áp dụng các biện pháp xử
lý hành chính do TAND quyết định. Qua kiểm tra, theo dõi cho thấy việc thực
hiện xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính cơ
bản được thực hiện theo quy định của pháp luật, chưa để xảy ra sai sót, bức xúc
lớn.
b) Công tác theo dõi thi hành pháp
luật
Năm 2015, Bộ Tư pháp đã cùng với các
Bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp
luật. Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế
hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương
mại, hàng giả và Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực
trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2015; tổ chức 04 Đoàn Kiểm tra liên ngành, tiến
hành kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tại địa phương[23]
và một số Đoàn Kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật (TDTHPL) tại Bộ,
ngành, địa phương[24].
Qua theo dõi cho thấy, hầu hết các Bộ, cơ quan, địa phương đều ban hành Kế
hoạch và tổ chức các hoạt động TDTHPL trong phạm vi quản lý nhà nước được giao,
trong đó có các lĩnh vực trọng tâm đã được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tư
pháp. Ngoài ra, một số địa phương (như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tĩnh,
Lâm Đồng, TP.Hồ Chí Minh, Long An, Hậu Giang...) đã tổ chức TDTHPL trong những
lĩnh vực nóng, có nhiều bức xúc ở địa phương như đất đai, đền bù giải phóng mặt
bằng.
Có thể thấy rằng, mặc dù đều là những
nhiệm vụ mới, còn gặp nhiều khó khăn song trong nhiệm kỳ 2011-2015, Bộ Tư pháp,
các Bộ, cơ quan, địa phương đã có nhiều nỗ lực triển khai công tác quản lý nhà
nước về XLVPHC theo Luật XLVPHC, Nghị quyết số 24/2012/QH13 về việc thi hành Luật, cũng như công tác theo dõi thi
hành pháp luật theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, bước đầu đạt
được kết quả tích cực, một mặt góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, mặt khác bảo vệ được tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân.
4.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung một
số VBQPPL phục vụ cho việc triển khai Luật XLVPHC, nhất là các văn bản liên
quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, trong đó có quy định về
áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc còn chậm;
tình trạng chồng chéo, chưa phù hợp trong một số nghị định về xử phạt vi phạm
hành chính chưa được giải quyết kịp thời.
- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên
chế, triển khai công tác quản lý về XLVPHC ở địa phương còn chậm, lúng túng.
Công tác thống kê, theo dõi tình hình XLVPHC chủ yếu thực hiện theo phương thức
thủ công. Một số Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đến công tác XLVPHC; một
số Bộ chưa có báo cáo thống kê số liệu.
- Hiệu quả triển khai
công tác TDTHPL ở một số Bộ, cơ quan, địa phương chưa cao, chưa phản ánh đúng
những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật tại địa
phương; chưa có nhiều đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
b) Nguyên nhân
- Quản lý nhà nước về XLVPHC là nhiệm
vụ mới, phức tạp, phạm vi rộng trong khi cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm
cho việc triển khai công tác này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về biên chế.
- Công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ
quan và địa phương trong công tác quản lý nhà nước về XLVPHC, nhất là trong xử
lý những vướng mắc phát sinh còn chưa thực sự nhịp nhàng, còn nhiều bất cập.
- Một số lãnh đạo Bộ, cơ quan, địa
phương chưa coi trọng vai trò công tác TDTHPL trong chỉ đạo, điều hành kinh tế
- xã hội. Thể chế về công tác TDTHPL chậm được hoàn thiện; phối hợp trong
TDTHPL chưa chặt chẽ. Số lượng, khối lượng nhiệm vụ trên các mặt công tác TDTHPL
lớn, rộng trên nhiều lĩnh vực, trong khi đó nguồn lực về bộ máy, cán bộ, kinh
phí để triển khai còn hạn chế.
5. Công tác thi hành
án dân sự
5.1. Kết quả đạt được
Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Chính phủ ban
hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thi hành án dân sự; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC
ngày 15/9/2015 hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản
thu, nộp ngân sách nhà nước và ban hành Thông tư số 08/2015/TT-BTP ngày
26/6/2015 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-BTP ngày
03/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự
(THADS). Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan THADS tiếp tục
được quan tâm; kỷ cương, kỷ luật hành chính được siết chặt và ngày càng đi vào
nền nếp; công tác biệt phái, điều động, luân chuyển công chức được quan tâm
thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Việc giải quyết các vụ án lớn, phức tạp,
các vụ án liên quan đến tín dụng, ngân hàng được chú trọng. Công tác phối hợp
liên ngành được đặc biệt quan tâm, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan ban hành các Quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự với
Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối
cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao...; trên cơ sở đó, nhiều địa phương đã
ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để triển khai thực hiện tại địa phương. Nhờ
đó, công tác THADS năm 2015 tiếp tục đạt kết quả tốt, cụ thể:
- Về việc, tổng số thụ
lý là 791.412 việc, tăng 12.114 việc (1,55%) so với năm
2014. Kết quả xác minh, phân loại có: 599.436 việc có điều kiện giải
quyết, chiếm tỷ lệ 75,74% (giảm 861 việc và giảm 1,29% về tỷ lệ so với
năm 2014). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 533.985 việc, đạt
tỷ lệ 89,08%, vượt 1,08% so với chỉ tiêu được Quốc hội giao (tăng
2.890 việc và tăng 0,61% về tỷ lệ so với năm 2014). Số
việc chuyển kỳ sau là 257.427 việc, tăng 9.224 việc so với số việc còn phải
giải quyết của năm 2014 chuyển sang năm 2015 và tăng 10.324 việc còn phải giải
quyết của năm 2010 chuyển sang năm 2011.
- Về tiền, tổng số tiền thụ lý
là 125.956 tỷ 77 triệu 210 nghìn đồng, tăng cao so với năm
2014 (tăng 30.847 tỷ 421 triệu 820 nghìn đồng, tương đương
tăng 32,43%). Kết quả xác minh, phân loại có: 56.342 tỷ 815 triệu
341 nghìn đồng có điều kiện giải quyết, chiếm tỷ lệ 44,73% (tăng 5.534
tỷ 836 triệu 938 nghìn đồng nhưng giảm 8,69% về tỷ lệ so với năm 2014). Trong
số có điều kiện, đã giải quyết xong 42.819 tỷ 191 triệu 766
nghìn đồng, đạt tỷ lệ 76%, còn thiếu 1% so với chỉ tiêu được Quốc hội giao
(tăng 3.837 tỷ 686 triệu 324 nghìn đồng nhưng giảm 0,72%
về tỷ lệ so với năm 2014). Số tiền chuyển kỳ sau là 83.136 tỷ 885 triệu 439
nghìn đồng, tăng 27.009 tỷ 735 triệu 491 nghìn đồng so với số tiền còn phải
giải quyết của năm 2014 chuyển sang năm 2015 và tăng 63.176 tỷ 981 triệu 242
nghìn đồng so với số tiền còn phải giải quyết của năm 2010 chuyển sang năm
2011.
Một số địa phương có kết quả thi hành
án đạt tỷ lệ khá cao, góp phần quan trọng vào kết quả chung của toàn quốc[25]; có 21 địa phương[26] hoàn thành cả 03 chỉ tiêu
của Bộ Tư pháp giao (chỉ tiêu thi hành án xong về việc, chỉ tiêu thi hành án
xong về tiền và chỉ tiêu giảm án chuyển kỳ sau).
- Công tác đôn đốc thi
hành án hành chính đã có nhiều chuyển biến trong nhiệm kỳ 2011-2015, nhất là
sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 25/5/2012, hầu
hết các vụ việc thi hành án hành chính đều được các cơ quan THADS kịp thời có
văn bản đôn đốc (năm 2013 đạt tỷ lệ 99,43%, năm 2014: 99,33%, năm 2015: 100%). Triển
khai Luật tố tụng hành chính, Nghị quyết số 56/2010/QH12 của Quốc hội và Chỉ
thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Nội vụ
bổ sung nguồn nhân lực cho các cơ quan THADS địa phương (bổ sung 01 biên chế
chuyên trách công tác này).
-
Thực
hiện Nghị
quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội, Bộ Tư pháp phối hợp một số Bộ, ngành liên
quan, Tỉnh ủy, HĐND, UBND một số tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định
Thừa phát lại tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài thành phố Hồ
Chí Minh. Đến nay, cả nước có 53 Văn phòng Thừa phát lại với 134
Thừa phát lại, tổng doanh thu là gần 136 tỷ đồng. Kết thúc thí
điểm, Bộ Tư pháp đã tổ chức tổng kết, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông
qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 về thực hiện chế định thừa phát
lại, trong đó ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định
Thừa phát lại và chính thức cho thực hiện chế định Thừa phát lại
trong phạm vi cả nước từ ngày 01/01/2016.
Biểu đồ số 03:
Kết quả thi hành án dân sự nhiệm kỳ 2011 - 2015
Nhìn vào Biểu đồ số 03 cho
thấy, kết quả THADS năm sau luôn đạt cao hơn năm trước. Có thể khẳng định, nhiệm
kỳ 2011-2015 là giai đoạn đi vào ổn định và phát triển bền vững của công tác
THADS trên tất cả các lĩnh vực công tác, từ việc hoàn thiện thể chế cho đến tổ
chức bộ máy được thành lập tập trung, thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương
tới địa phương; công tác cán bộ được coi trọng, tổ chức, đội ngũ cán bộ được
củng cố, kiện toàn cơ bản cả về số lượng và chất lượng, nhất là cán bộ quản lý
và chức danh pháp lý, những địa phương yếu kém đã được giải quyết dứt điểm;
công tác phối hợp được quan tâm, ngày càng hiệu quả; kỷ cương kỷ luật, cơ sở
vật chất được tăng cường đáng kể; kết quả thi hành án dân sự năm sau cao hơn
năm trước, ngày càng thực chất và bền vững, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu,
nhiệm vụ được Quốc hội giao. Những kết quả, đóng góp của các cơ quan THADS đã
góp phần quan trọng, tích cực vào việc đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và từng địa phương,
được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận. Việc tổ chức thí điểm thành
công chế định Thừa phát lại, được Quốc hội cho phép chính thức thực hiện, dự
báo sẽ góp phần quan trọng cho công tác xã hội hóa các nghề tư pháp, làm sáng
tỏ và đầy đủ hơn ý nghĩa của những nỗ lực cải cách trên cả ba lĩnh vực lập
pháp, hành pháp và tư pháp của đất nước ta.
5.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Mặc dù kết quả THADS năm 2015
vượt chỉ tiêu Quốc hội giao về việc (vượt 1,08%) nhưng vẫn chưa hoàn thành chỉ
tiêu Quốc hội giao về tiền (còn thiếu 01%); số việc, tiền phải thi hành chuyển
kỳ sau còn nhiều, nhất là về tiền (chiếm 32,53% về việc và 66 % về tiền so với
tổng số thụ lý); một số đơn vị có biểu hiện chạy theo thành tích trong thời
điểm cuối năm, số việc hoãn, trả đơn, ủy thác thi hành án chiếm số lượng lớn
với gần 51.000 việc và trên 20.751 tỷ đồng (chiếm 6,4% về việc và 16,5% về tiền
so với tổng số thụ lý).
- Công tác luân chuyển cán bộ, công
chức trong các cơ quan THADS vẫn chưa được như mong muốn. Kỷ cương, kỷ luật tại
một số đơn vị còn chưa nghiêm; số lượng công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật còn
nhiều như Gia Lai, An Giang...; vẫn còn có nơi để xảy ra việc nhũng nhiễu, gây
phiền hà cho các bên đương sự, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới hình ảnh cán bộ, công chức cũng như hình ảnh của các cơ quan
THADS[27].
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu,
hiện vẫn còn 534 đơn vị chưa có Kho vật chứng; có nơi vẫn còn phải đi thuê hoặc
chưa có trụ sở, nhất là những Chi cục ở vùng sâu, vùng xa, Chi cục mới được
thành lập; công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản; thực hiện chế độ kế
toán nghiệp vụ tại một số nơi còn nhiều tồn tại, hạn chế, thực hiện chưa
nghiêm.
- Công tác tuyên truyền về Thừa phát
lại ở cả Trung ương và địa phương còn chưa sâu rộng nên hiểu biết của người dân
và xã hội về Thừa phát lại còn hạn chế; thể chế về Thừa phát lại chưa hoàn
thiện; sự phối hợp của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương, ngay cả
của các cơ quan THADS đối với Văn phòng Thừa phát lại còn chưa chặt chẽ, có lúc
có việc chưa hiệu quả.
b) Nguyên nhân
- Đội ngũ cán bộ còn hạn chế, chưa đáp
ứng yêu cầu của tình hình mới; còn một bộ phận công chức chưa thật sự chủ động,
tích cực trong công việc, tư duy theo nếp cũ, chưa tận tuỵ phục vụ Nhân dân, cá
biệt có trường hợp còn có hành vi tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà cho các
bên đương sự, thậm chí là vi phạm pháp luật.
- Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm
tra chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, vẫn còn có những cuộc kiểm tra kết
luận mang tính chung chung, không chỉ rõ trách nhiệm phải xử lý kỷ luật đối với
sai phạm; cơ chế hậu kiểm, phúc tra việc thực hiện Kết luận kiểm tra của các
đơn vị được kiểm tra vẫn còn là một khâu yếu, chưa được quan tâm thực hiện.
- Công tác phối hợp với các đơn vị có
liên quan (Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an...), phối hợp với cấp ủy, chính quyền
địa phương trong công tác THADS có lúc có nơi còn thiếu chủ động, hiệu quả chưa
cao mặc dù đã có đầy đủ các văn bản hướng dẫn, quy chế phối hợp liên ngành.
- Số việc và tiền thụ lý ngày càng
nhiều, năm sau cao hơn năm trước (năm 2015 tăng 1,55% về việc và 32,43% về tiền
so với năm 2014 và cao nhất từ trước đến nay với gần 800.000 việc, số tiền xấp
xỉ 126.000 tỷ đồng) trong khi nền kinh tế còn khó khăn, thị trường bất động sản
chưa thực sự khởi sắc trở lại nên nhiều tài sản, nhất là bất động sản đã kê
biên, thẩm định giá nhưng rất khó bán, nhiều vụ việc phải định giá lại nhiều
lần vẫn không có người mua.
- Vẫn còn lượng án tương đối lớn về
giá trị thuộc diện chưa có điều kiện thi hành, tồn đọng trong nhiều năm không
thi hành được, phải tiến hành đôn đốc, xác minh theo định kỳ, mất nhiều thời
gian, công sức. Đặc biệt, những năm gần đây có nhiều vụ án hình sự liên quan
đến tham nhũng, thu hồi tài sản cho Nhà nước, giá trị phải thi hành lớn nhưng
khả năng thi hành thấp do tài sản của đương sự có giá trị rất nhỏ, không đủ bảo
đảm thi hành án như vụ Vinashin, vụ Vinalines, vụ Huỳnh Thị Huyền Như.
6. Quản lý nhà nước
về phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở
6.1. Kết quả đạt được
- Năm 2015, việc thực hiện Luật phổ
biến, giáo dục pháp luật, các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp
luật (PBGDPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành tiếp tục được quan tâm, chú
trọng, bám sát nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng an ninh của đất nước và từng địa phương; từng bước gắn kết chặt chẽ hơn
với công tác xây dựng, thực thi pháp luật, trong đó đã chú trọng phổ biến mục
tiêu, quan điểm, chính sách mới trong quá trình xây dựng luật gắn với những vấn
đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận để tạo đồng thuận trong
xã hội. Ngày Pháp luật năm 2015 được các Bộ, ngành, địa phương tổ chức đồng bộ,
rộng khắp, với nhiều hình thức phong phú như: Tư vấn pháp luật lưu động, phổ
biến, giáo dục pháp luật trực tiếp tại địa bàn vùng sâu, vùng xa (Sơn La, Nghệ
An, Hà Giang...); thu hút sự vào cuộc sâu của các cơ quan thông tấn báo chí
(như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt
Nam...). Theo ước tính, năm 2015 các Bộ, ngành, địa phương tổ chức 1.597.892
cuộc tuyên truyền pháp luật (TTPL), tăng gần 54% so với năm 2014) cho 80.984.919
lượt người (tăng 1.387.706 lượt so với năm 2014) – Biểu đồ số 04; phát
hành miễn phí 46.638.537 tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tổ
chức 15.585 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua đó góp phần tác động tích cực đến
ý thức pháp luật của người dân.
Biểu đồ số 04:
Số cuộc
tuyên truyền pháp luật và Số lượt người được tuyên truyền pháp luật từ năm
2012-2015
- Tiếp tục triển khai Luật hòa giải ở
cơ sở, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn kiến
thức pháp luật và nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên. Theo thống kê,
hiện cả nước có 134.873 Tổ Hòa giải (tăng 23.358 Tổ so với đầu nhiệm kỳ
- năm 2011); 762.794 Hòa giải viên (tăng 203.362 so với đầu nhiệm kỳ -
năm 2011); trong năm 2015 cả nước tiếp nhận 183.658 vụ việc hòa giải, số
vụ việc hoà giải thành ước đạt 143.665 vụ việc - đạt tỷ lệ hòa giải thành 78,22%
(tăng 1,22% so với năm 2014 và năm 2011) - Biểu đồ số 05. Một số địa
phương có tỷ lệ hoà giải thành cao (như Hà Nam - 96%, Hoà Bình - 93%, Bình Định
- 91,8%).
Biểu đồ số 05:
Số vụ việc tiếp nhận hoà giải và Số vụ việc hoà giải thành nhiệm kỳ 2011-2015
- Trong năm 2015, Bộ Tư pháp đã cùng
với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam ban hành Kế hoạch liên tịch số 856/KH-BTP-BVHTTDL-BTTUBTWMTTQVN ngày
23/3/2015 về việc phối hợp khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước; đồng thời hướng dẫn Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương rà soát, đánh giá tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy
ước, làm rõ hơn vị trí, vai trò của hương ước, quy ước trong quản lý xã hội. Bộ
Tư pháp cũng đã phối hợp với các địa phương (thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau,
Quảng Bình, Thái Bình và Điện Biên) tiếp tục triển khai làm thử việc đánh giá,
công nhận địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số
09/2013/QĐ-TTg, từ đó đề xuất các giải pháp lồng ghép tiêu chí tiếp cận pháp
luật vào Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nhiệm kỳ 2016-2020, gắn kết các
chủ trương, chính sách pháp luật về xây dựng nông thôn mới, xây dựng địa phương
đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới.
Có thể thấy rằng, nhiệm kỳ 2011-2015,
công tác quản lý nhà nước về PBGDPL và hòa giải ở cơ sở ngày càng được chú
trọng và tăng cường. Thể chế các lĩnh vực này đã được hoàn thiện với việc Quốc
hội thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và Luật hòa giải ở cơ sở và gần
10 văn bản quy định chi tiết thi hành[28]
đã tạo lập khuôn khổ pháp lý cho bước chuyển mới, căn bản trong các công tác
này. Điều kiện bảo đảm thực hiện công tác PBGDPL và Hòa giải ở cơ sở ngày càng
được quan tâm hơn. Đặc biệt, kể từ năm 2013, Ngày Pháp luật Việt Nam đã được
triển khai đồng bộ trên cả nước; thực sự trở thành sự kiện chính trị, pháp lý,
góp phần nâng cao ý thức của cán bộ, Nhân dân sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật. Công tác hoà giải ở cơ sở, nhất là từ khi có Luật hoà giải ở
cơ sở, đã góp phần quan trọng trong gắn kết cộng đồng dân cư, bảo đảm ổn định
trật tự an toàn cơ sở.
6.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Việc xây dựng, ban hành Kế hoạch
PBGDPL; Kế hoạch hoạt động của Hội đồng, Kế hoạch triển khai Chương trình, Đề
án về PBGDPL còn chậm[29];
chương trình, đề án về PBGDPL nhiều, mục tiêu lớn nhưng thiếu nguồn lực bảo
đảm, nhất là tại các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; tình trạng
trùng lắp, chồng chéo vẫn còn; chính sách xã hội hóa PBGDPL chưa được triển
khai rộng rãi; chưa thu hút được nhiều nguồn lực tham gia hỗ trợ, tài trợ[30]; công tác PBGDPL cho các
đối tượng đặc thù chưa được quan tâm đúng mức.
- Nội dung PBGDPL ở một số Bộ, ngành,
đoàn thể, địa phương còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa sát với
nhu cầu, chưa gắn với trách nhiệm học tập tìm hiểu pháp luật và hoạt động tập
huấn nghiệp vụ của cán bộ, công chức. Một số hình thức PBGDPL chưa phù hợp với
tính chất, đặc điểm của đối tượng đặc thù và nội dung cần phổ biến. Việc tuyên
truyền, giải thích một số chính sách, quy định mới chưa được quan tâm đúng mức,
thiếu kịp thời (như chính sách hưởng bảo hiểm xã
hội một lần đối với người lao động quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã
hội).
- Cách thức triển khai công tác PBGDPL
ở một số Bộ, cơ quan, địa phương chậm được đổi mới, thiếu linh hoạt, ít sáng
tạo; chưa khắc phục được tính hình thức trong hoạt động PBGDPL; hiệu quả chưa
cao nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức tôn trọng, chấp hành
pháp luật, chưa gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với thi hành và bảo vệ pháp
luật; việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác PBGDPL chưa được chú trọng đúng mức. Công tác phối hợp
trong công tác PBGDPL hiệu quả chưa cao; chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm
của Hội đồng phối hợp PBGDPL, các Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành Đề án vào các hoạt
động chung.
- Việc triển khai Luật hoà giải ở cơ
sở chưa đồng đều, một số địa phương có tỷ lệ hòa giải thành chưa cao như Bà Rịa
- Vũng Tàu (61,8%), Bình Phước (61,9%), Vĩnh Phúc (62%)...; chất lượng nguồn
nhân lực làm công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế.
b) Nguyên nhân
- Nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL,
hòa giải ở cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn
nghiệp vụ, một số chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của xã hội.
Nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp ngày càng nặng nề, yêu cầu cao, phức tạp.
- Công tác phối hợp giữa Bộ, cơ quan
trung ương với chính quyền các cấp chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời; hoạt động của
Hội đồng phối hợp PBGDPL ở một số địa phương còn chưa hiệu quả. Công tác quản
lý nhà nước về PBGDPL chưa được chú trọng đúng mức, chậm đổi mới.
- Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất bảo
đảm cho công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở ở một số địa phương còn khó khăn, nhất
là tại các tỉnh thuộc diện ngân sách Trung ương phải hỗ trợ. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác PBGDPL còn
nhiều hạn chế.
7. Công tác hộ tịch,
quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm,
bồi thường nhà nước
7.1. Kết quả đạt được
a) Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng
thực
- Về công tác hộ tịch:
Triển khai thi hành Luật hộ tịch, Bộ
Tư pháp đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi
hành Luật, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày
15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
hộ tịch; ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; phối
hợp với Bộ Tài chính hoàn thành các Thông tư quy định chi tiết để đảm
bảo có hiệu lực cùng thời điểm với Luật (vào ngày 01/01/2016). Trên
cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề án cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định
số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc; tích cực chuẩn bị để triển khai việc đăng ký, quản lý hộ
tịch điện tử bảo đảm thiết lập cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc; tiếp tục thực hiện Tuyên bố cấp Bộ trưởng khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương về đăng ký và thống kê hộ tịch và Khung hành động khu vực về
đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2015-2024. Bộ Tư pháp cũng đã phối
hợp với các địa phương và Bộ Ngoại giao tổ chức rà soát để chuẩn hóa đội
ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch theo yêu cầu của Luật. Từ ngày 01/01/2016, Bộ
Tư pháp đã thực hiện thí điểm tại 04 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh) việc kết nối dữ liệu khai sinh từ cơ quan đăng ký hộ
tịch với Trung tâm cấp số định danh của Bộ Công an để cấp số định danh cá nhân
cho trẻ em khi thực hiện đăng ký khai sinh.
Theo báo cáo của các địa phương, năm
2015 ước tính cả nước thực hiện đăng ký khai sinh, đăng ký lại việc sinh cho 2.490.094
trường hợp (tăng 15.717 trường hợp so với cùng kỳ năm 2014), trong đó, đăng
ký khai sinh mới cho 1.967.559 trường hợp (giảm 11.636 trường hợp so với
năm 2014), đăng ký lại 517.953 trường hợp (tăng 22.771 trường hợp so với năm
2014) và có 4.582 trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài; khai tử cho 512.489
trường hợp (tăng 10.454 trường hợp so với cùng kỳ năm 2014); đăng ký kết hôn
cho 775.093 cặp (giảm 32.452 cặp so với năm 2014), trong đó có 14.218 trường
hợp có yếu tố nước ngoài (tăng 432 trường hợp so với năm 2014). Nhìn vào biểu
đồ dưới đây (Biểu đồ số 06), có thể thấy rằng, số lượng việc đăng ký hộ
tịch ngày càng tăng, nhất là trong những năm cuối của nhiệm kỳ.
Biểu đồ số 06: Số lượng đăng
ký khai sinh, khai tử, kết hôn từ năm 2011-2015
- Công tác quốc tịch: Việc giải
quyết hồ sơ cho nhập, cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam bảo đảm đúng quy
định pháp luật; các Bộ, cơ quan đã phối hợp giải quyết kịp thời và ngày càng
đồng bộ hơn. Cơ sở dữ liệu quốc tịch cũng đã bước đầu được hình
thành, đáp ứng yêu cầu về tra cứu thông tin quốc tịch của các cơ quan
và địa phương, hướng đến việc thực hiện qua mạng điện tử trên toàn
quốc đối với các dịch vụ công trong lĩnh vực quốc tịch. Trong năm
2015, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chủ tich nước giải quyết 4.974 hồ sơ
xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam (giảm 1.524 hồ sơ so với năm
2014). Trả lời 2.673 trường hợp tra cứu quốc tịch theo đề nghị của các cơ quan.
Tính chung trong 5 năm qua, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chủ tịch nước
cho phép hơn 40.000 trường hợp xin nhập, trở lại và thôi quốc tịch
Việt Nam; trả lời tra cứu, xác minh hơn 15.000 trường hợp từ các cơ
quan và các Sở Tư pháp gửi về; đặc biệt, đã giải quyết cho 4.571
người không quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định Điều
22 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.
- Công tác chứng thực: Năm 2015,
thể chế công tác chứng thực tiếp tục được hoàn thiện với việc
Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao
từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp
đồng, giao dịch. Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính cũng đã liên tịch ban
hành Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực. Việc
hoàn thiện thể chế ở tầm luật nhằm giải quyết những bất cập đối với công tác
này đang được khẩn trương thực hiện, dự án Luật chứng thực đã được đưa
vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016. Việc
thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một
số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực
đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện TTHC bước đầu đã mang lại những hiệu
quả tích cực với số lượng bản sao chứng thực năm 2015 đã giảm đáng kể so
với năm 2014, góp phần đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa TTHC,
giảm bớt phiền hà, tốn kém cho người dân, tránh lãng phí cho xã hội trong quá
trình thực hiện TTHC, giảm áp lực, quá tải đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và
cấp xã trong công tác chứng thực. Ước cả năm 2015, trên toàn quốc thực hiện
được 7.939.620 việc chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch
(tăng 1.891.479 việc, tương đương tăng 31,27% so với năm 2014) và chứng thực 78.523.438
bản sao (giảm 942.824 bản sao so với năm 2014); tổng số lệ phí chứng thực thu
được hơn 480 tỷ đồng (tăng khoảng 41,5 tỷ đồng so với năm 2014).
Nhìn lại nhiệm kỳ 2011-2015, có thể
thấy rằng, với định hướng tiếp tục hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả quản
lý các hoạt động hành chính tư pháp, các lĩnh vực công tác hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực từng bước có chuyển biến, dần được hiện đại hóa và đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của người dân. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã dần đi
vào nền nếp, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý dân cư, quản lý xã
hội. Việc Quốc hội thông qua Luật hộ tịch - văn bản đầu tiên ở tầm luật điều
chỉnh lĩnh vực hộ tịch hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá trong công tác đăng ký,
quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung.
b) Công tác nuôi con nuôi
Năm 2015, ước tính, các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết 2.787 trường hợp nuôi con nuôi trong nước (giảm 137 trường
hợp so với năm 2014); 528 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
(tăng 30 trường hợp so với năm 2014) – Xem Biểu đồ số 07. Tính chung cả
nhiệm kỳ 2011-2015, đã giải quyết 13.187 trường hợp nuôi con nuôi trong
nước và 2.260 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; số lượng
các địa bàn các tỉnh, thành phố tham gia giải quyết việc nuôi con nuôi
nước ngoài đã được mở rộng (hiện nay tổng số có 47 tỉnh, thành
phố). Việc tuyên truyền về đăng ký nuôi con nuôi thực tế được đẩy mạnh.
Công tác tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc, khó khăn của địa
phương trong lĩnh vực nuôi con nuôi được quan tâm, hướng dẫn kịp thời.
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam được đổi mới. Vị trí của Cơ quan Trung ương
về con nuôi quốc tế của Việt Nam đã dần được quốc tế khẳng định.
Trong nhiệm kỳ 2011-2015, thể chế về
nuôi con nuôi tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo thực hiện có hiệu quả
Luật nuôi con nuôi năm 2010 và ngày càng gần hơn với những chuẩn mực
quốc tế về bảo vệ quyền của trẻ em. Việc Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp
tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế đã mở ra cơ hội hợp tác quốc tế mới, từ
song phương sang đa phương trong lĩnh vực mang tính nhân đạo sâu sắc này, đồng
thời tăng cường cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em khi được
giải quyết làm con nuôi người nước ngoài.
Biểu đồ số 07:
số lượng trẻ em được giải quyết làm con nuôi từ năm 2011-2015
c) Công tác lý lịch tư pháp
Công tác lý lịch tư pháp (LLTP)
tiếp tục được Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quan tâm triển khai thực hiện. Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 phê duyệt ''Đề án thí điểm cấp Phiếu LLTP qua
dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến'', triển khai thực hiện Đề
án, đến nay đã có 17/63 Sở Tư pháp thực hiện thí điểm cấp Phiếu LLTP
qua dịch vụ bưu chính; 50/63 Bưu điện tỉnh, thành phố ký kết hợp
đồng với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện dịch vụ chuyển phát hồ
sơ, kết quả cấp Phiếu LLTP[31];
việc triển khai Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ
liệu LLTP được các địa phương tích cực thực hiện. Cùng với đó, việc áp dụng
phương thức mới trong việc nhận hồ sơ yêu cầu, trả kết quả cấp Phiếu
LLTP thông qua mô hình “Kiềng 3 chân” (Trung tâm - Cục C53 - Sở
Tư pháp) tại Trung tâm LLTPQG và 30 Sở Tư pháp đã mang lại hiệu quả
tích cực, cơ bản tháo gỡ được “điểm nghẽn” về thời hạn cấp Phiếu,
được người dân đồng tình, ủng hộ; đã cấp gần 5 vạn Phiếu bảo đảm thời hạn theo
quy định.
Năm 2015, các Sở Tư pháp đã cấp được 306.818
Phiếu LLTP[32]
(tăng 6.710 phiếu so với năm 2014 và tăng hơn 2,3 lần so với năm 2011); Bộ Tư
pháp cấp 166 Phiếu LLTP của người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam. Theo
Biểu đồ số 08, số Phiếu LLTP được cấp tăng hàng năm, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của người dân và yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Biểu đồ số 08:
Số Phiếu LLTP đã cấp trong nhiệm kỳ 2011-2015
Nhìn lại nhiệm kỳ 2011-2015, việc triển
khai nhiệm vụ về LLTP
đã được thực hiện khá đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và đạt nhiều kết
quả, thể hiện ở số Phiếu cấp tăng dần qua mỗi năm. Thể chế về LLTP đã cơ bản
hoàn thiện; định hướng phát triển đã được xác định rõ trong Chiến lược phát
triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030[33];
tổ chức bộ máy làm công tác LLTP đã được kiện toàn từ Trung ương đến các Sở Tư
pháp; công tác chuyên môn ngày càng đi vào nền nếp với việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ; cơ sở dữ liệu LLTP đã
bước đầu được hình thành theo mô hình hai cấp; thủ tục cấp Phiếu được
cải cách mạnh mẽ; đặc biệt, giải pháp “Kiềng ba chân” và việc thực hiện thí
điểm cấp Phiếu qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu trực tuyến tạo tiền đề
để giải quyết cơ bản tình trạng chậm cấp Phiếu LLTP, phục vụ tốt hơn yêu cầu
của người dân.
d) Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm
Năm 2015, Bộ Tư pháp đã phối hợp
với các Bộ, ngành tập trung sửa đổi các thông tư, thông tư liên tịch về
lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người
yêu cầu đăng ký, khắc phục một số bất cập trong thực hiện thủ tục
thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, xóa bỏ quy định giới hạn phạm
vi thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, đồng thời đang
chuẩn bị triển khai phương án thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở
mức độ 4 đối với lĩnh vực này. Năm 2015, 03 Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản
đã tiếp nhận và giải quyết 383.010 đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp
thông tin (tăng 24,62% so với năm 2014). Số đơn đăng ký trực tuyến chiếm
44.2% tổng số đơn đăng ký.
Trong nhiệm kỳ 2011-2015, các quy
định về quy trình đăng ký, cung cấp thông tin đã được sửa đổi, bổ
sung theo hướng thuận tiện, khoa học và giảm chi phí, tạo được niềm
tin, uy tín đối với khách hàng về chất lượng phục vụ của cơ quan
đăng ký. Hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm đã mang lại
sự tiện tích, hiệu quả, là bước đột phá và điểm nhấn nổi bật
trong việc cung cấp các dịch vụ công của Bộ Tư pháp.
đ) Công tác bồi thường nhà nước
Năm 2015, việc hoàn thiện thể chế
trong công tác bồi thường tiếp tục được đẩy mạnh[34]; các hoạt động theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường được thực hiện thường xuyên;
công tác phối hợp quản lý nhà nước trong công tác bồi thường (nhất là trong
lĩnh vực tố tụng) được thực hiện hiệu quả hơn; việc rà soát, lập danh sách các
vụ việc bồi thường, trao đổi, thống nhất các giải pháp để hướng dẫn giải quyết
dứt điểm những vụ việc phức tạp được xã hội quan tâm[35], công tác giải đáp
vướng mắc về pháp luật và hỗ trợ thủ tục pháp lý cho người bị thiệt
hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường bảo đảm kịp thời; công tác giải
quyết bồi thường cũng đạt được kết quả đáng kể, đã thụ lý giải quyết
94
việc (trong đó có 44 việc thụ lý mới, tương đương với năm 2014), đã giải quyết
xong 41/94 việc (đạt tỉ lệ 43.6%) với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong
các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định về giải quyết bồi
thường đã có hiệu lực pháp luật là 16 tỷ 437 triệu 786 nghìn đồng (trong đó
riêng việc của ông Nguyễn Thanh Chấn, Bắc Giang, số tiền phải bồi thường là 7,2
tỷ đồng).
Nhìn chung, công tác quản lý về bồi
thường nhà nước được triển khai bước đầu có hiệu quả, hướng tới ngày càng bảo đảm tốt
hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đồng thời làm chuyển biến
sâu sắc ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong khi thi hành
công vụ, từng bước đưa một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đi vào
cuộc sống.
7.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ
tịch ở một số địa phương vẫn còn sai sót[36],
có trường hợp sai sót nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng giải
quyết thủ tục hành chính quá thời hạn theo quy định pháp luật vẫn còn tồn tại
trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch[37].
Tỷ lệ đăng ký khai tử thấp, số đăng ký quá hạn cao.
- Một số địa phương còn
lúng túng trong việc hướng dẫn người dân thực hiện công chứng, chứng thực hợp
đồng giao dịch theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; một bộ phận cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC
vẫn có tâm lý e ngại khi phải tự đối chiếu bản sao với bản chính, tự chịu trách
nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính; người dân vẫn có tâm lý
sợ mất bản chính và thói quen sử dụng bản sao có chứng thực đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên việc lạm dụng bản
sao có chứng thực khi giải quyết TTHC vẫn còn xảy ra. Một số văn bản có quy
định về việc nộp bản sao có chứng thực chưa được sửa đổi kịp thời theo Chỉ thị
số 17/CT-TTg.
- Công tác triển khai thi hành
Luật nuôi con nuôi và Công ước La Hay về con nuôi quốc tế còn chưa đồng
đều ở các địa phương. Một số quy định pháp luật trong lĩnh vực nuôi
con nuôi chưa thật sự sát với thực tiễn. Những vướng mắc trong việc sử
dụng lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài và huy động
nguồn hỗ trợ nhân đạo chưa được tháo gỡ một cách thật sự triệt để
và hiệu quả. Một số địa phương chưa chỉ định cơ sở nuôi dưỡng được giải
quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật nuôi con nuôi;
hiện tượng trẻ em bị bỏ rơi trong nhà chùa chưa đưa vào cơ sở nuôi dưỡng còn
phổ biến; số lượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là trẻ em khuyết tật, mắc
bệnh hiểm nghèo chưa tìm được mái ấm gia đình còn nhiều.
- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và
cấp Phiếu LLTP vẫn còn tồn tại những điểm còn hạn chế. Việc lập LLTP và cập
nhật thông tin LLTP bổ sung vào cơ sở dữ liệu tại một số Sở Tư pháp chưa được
thực hiện kịp thời và số lượng thông tin còn tồn đọng khá lớn[38]. Vẫn còn tình trạng sai
sót trong quá trình cập nhật, xử lý thông tin LLTP dẫn đến phải đính
chính, bổ sung[39].
Việc xây dựng, tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở dữ liệu
khác nhau chưa được thực hiện. Tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP
và lạm dụng quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 của cá nhân vẫn còn[40].
- Hoạt động giải quyết yêu cầu bồi
thường nhà nước ở một số Bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn lúng túng; tiến độ
giải quyết các yêu cầu về bồi thường, thực hiện thủ tục chi trả tiền bồi thường
còn rất chậm và gặp nhiều khó khăn.
b) Nguyên nhân
- Đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch,
chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước ở địa phương
còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, nhất là cán bộ Tư pháp-Hộ tịch ở cấp
xã. Trong đăng ký khai tử, việc thực hiện đang phụ thuộc nhiều vào ý thức tự
giác của người dân, pháp luật chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm nên còn
nhiều trường hợp không thực hiện đăng ký khai tử.
- Nhận thức của các cấp, các
ngành về công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, LLTP, bồi thường nhà
nước còn hạn chế. Cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết yêu cầu của
người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực cấp Phiếu LLTP, đăng ký giao dịch
bảo đảm, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước chưa được xây dựng hoặc hoạt động
thiếu nhịp nhàng, chặt chẽ, có công tác còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giải
quyết các kiến nghị của địa phương trong một số trường hợp còn chưa kịp thời.
Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm còn chưa được Bộ, ngành, địa phương
chú trọng thực hiện thường xuyên.
- Thể chế trong lĩnh vực đăng ký giao
dịch bảo đảm, LLTP, bồi thường nhà nước còn bất cập, chưa được sửa đổi kịp
thời.
- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện
tử trong các lĩnh vực hộ tịch, LLTP còn hạn chế và chưa đồng đều.
8. Quản lý nhà nước
về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý
8.1. Kết quả đạt được
a) Lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật:
Bộ Tư pháp đã
phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam, các cơ quan, tổ chức có liên quan
trong việc tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II; phê duyệt
Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam; kiện toàn Đảng đoàn Liên đoàn luật sư Việt
Nam...; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật cũng
được chú trọng, tăng cường[41].
Bộ Tư pháp đã cấp trên 1.000 Chứng chỉ hành nghề luật sư, 32 Giấy phép hành
nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài, 08 Giấy phép thành lập chi nhánh,
công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến nay, cả nước có 3.520 tổ
chức hành nghề luật sư (tăng 103 so với năm 2014, tăng 687 so với năm 2011) với
9.915 luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề (tăng 540 luật sư so với năm
2014 và tăng 2.714 so với năm 2011). Biểu đồ số 09 cho thấy, trong nhiệm
kỳ 2011-2015, số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đều tăng và tăng mạnh
ở các năm cuối nhiệm kỳ, bảo đảm đúng định hướng phát triển luật sư tại Chiến
lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. Ước tính năm 2015, các luật sư trong
nước tham gia 211.153 việc (tăng 14.447 việc so với cùng kỳ năm 2014),
nộp thuế gần 59,5 tỷ đồng.
Biểu đồ số 09:
Số lượng luật sư và tổ chức hành nghề LS nhiệm kỳ 2011-2015
b) Về lĩnh vực công chứng: Để quy định
chi tiết thi hành Luật công chứng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), Bộ Tư pháp
đã xây dựng, trình, ban hành 03/03 văn bản[42]
được giao, đạt 100%; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành 01 Thông tư liên tịch
về phí trong lĩnh vực công chứng. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã chú trọng
hướng dẫn các địa phương về việc chuyển giao thẩm quyền công chứng, chứng thực[43]; chỉ đạo, hướng dẫn thành
lập Hội công chứng viên ở các địa phương[44]
tiến tới thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; tổ chức kiểm tra việc
thực hiện Quy hoạch và tình hình tổ chức, hoạt động công chứng tại một số địa
phương[45],
kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện Luật và Quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng. Tính đến hết
năm 2015, cả nước có 895 tổ chức hành nghề công chứng (tăng 49 tổ chức
so với năm 2014 và tăng gần 78% so với năm 2011), trong đó có 145 Phòng
Công chứng và 750 Văn phòng công chứng, với tổng số công chứng viên là 2.063
(tăng 293 so với năm 2014 và tăng gần 2,2 lần so với năm 2011) - Xem Biểu đồ
số 10. Bên cạnh đó, đến nay đã thành lập được 13 Hội công chứng ở địa
phương[46].
Năm 2015, các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng được 4.497.971
hợp đồng, giao dịch (tăng khoảng 30% so với năm 2014), đóng góp cho Ngân sách
nhà nước hoặc nộp thuế gần 478 tỷ đồng (tăng gần 178 tỷ đồng so với năm
2014). Triển khai quy định của Luật công chứng (sửa đổi) và Nghị định số
29/2015/NĐ-CP, có địa phương (Lâm Đồng) đã chuyển đổi thành công Phòng công
chứng thành Văn phòng công chứng, làm cơ sở cho việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng trong thời gian tới.
Biểu đồ số 10:
Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng nhiệm kỳ 2011-2015
c) Lĩnh vực giám định tư pháp: Công tác
quản lý nhà nước về giám định tư pháp tiếp tục được tăng cường, Bộ Tư pháp đã
phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức thành công Phiên họp lần thứ tư Ban
chỉ đạo Đề án 258 cấp Trung ương; Bộ Tư pháp[47];
Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ cũng đã tổ chức Đoàn
kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện Đề án 258… Năm 2015, cả nước hiện có
4.855 người được bổ nhiệm là giám định viên chuyên trách và 967 giám định viên
theo vụ việc; đã thực hiện được 136.184 vụ việc giám định (giảm 10.175
vụ việc so với năm 2014), trong đó có 102.483 vụ việc theo trưng cầu của cơ
quan tiến hành tố tụng (chiếm hơn 75% tổng số vụ việc).
d) Lĩnh vực bán đấu giá tài sản: Tiếp tục thể chế
hóa chủ trương, quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng về
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách
hành chính, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW theo hướng từng bước hoàn thiện
cơ sở pháp lý cho hoạt động bổ trợ tư pháp, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động đấu
giá tài sản Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan xây dựng và trình Chính phủ dự án Luật đấu giá tài sản với định hướng
khắc phục những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản hiện nay, đảm
bảo tính công khai, minh bạch, khách quan; nâng cao chất lượng, tính chuyên
nghiệp, tăng cường trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá
viên, doanh nghiệp đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp tiếp tục triển khai
thực hiện Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai
đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”; công tác bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp
vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương cũng được thực hiện kịp thời[48]. Đến nay, cả nước có 370 Tổ
chức bán đấu giá chuyên nghiệp, với 1.475 Đấu giá viên (tăng hơn 2,7 lần so với
năm 2011). Năm 2015, các tổ chức bán đấu giá đã tổ chức đấu giá thành 18.821
cuộc (tăng 2.423 cuộc so với năm 2014), nộp ngân sách nhà nước hơn gần 369
tỷ đồng (tăng 76 tỷ đồng so với năm 2014).
đ) Lĩnh vực trọng tài thương mại: Triển khai
Luật trọng tài thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành: Bộ Tư pháp đã tổ
chức thành công Hội nghị sơ kết 04 năm thi hành Luật trọng tài thương mại và
đang chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tính đến
nay, cả nước có 14 Trung tâm trọng tài với 347 trọng tài viên. Số lượng vụ
tranh chấp giải quyết bằng trọng tài cũng tăng hơn so với trước. Riêng năm 2015
các tổ chức trọng tài đã giải quyết 1.255 vụ việc, tăng 389 vụ việc so
với năm 2014.
e) Lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản: Đây là lĩnh
vực mới, để triển
khai thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản, Bộ Tư pháp đã ban hành
Kế hoạch triển khai Nghị định, hướng dẫn các địa phương về việc triển khai thực
hiện Nghị định[49]; đến nay, Bộ Tư pháp đã cấp Chứng chỉ hành nghề
quản tài viên cho 482 trường hợp. Sự ra đời của
đội ngũ quản tài viên góp phần làm chuyên nghiệp hóa
việc quản lý, thanh lý, xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
g) Lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Công tác xây
dựng thể chế về trợ giúp pháp lý tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Bộ
Tư pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án đổi mới công tác
TGPL với nhiều định hướng quan trọng nhằm đưa hoạt động TGPL đi vào chiều sâu,
thực chất, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của hoạt động TGPL; trình Chính
phủ ban hành Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17/9/2015 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL. Năm 2015, các Trung tâm TGPL đã thực
hiện 140.007 vụ việc TGPL trên tổng số 144.800 vụ việc tiếp tiếp nhận
(tăng 35% so với năm 2014) cho 146.187 lượt người (tăng gần 11% so với
năm 2014), trong đó vụ việc tham gia tố tụng tăng 33% từ 7.611 vụ việc lên 10.148
vụ việc. Tính chung cả nhiệm kỳ 2011-2015, các Trung tâm TGPL nhà nước đã thực
hiện tổng số hơn 620.000 vụ việc tương ứng với hơn 652.000 lượt người, trong đó
có 577.098 vụ việc tư vấn pháp luật; 36.681 vụ việc tham gia tố tụng; 1.052 vụ
việc đại diện ngoài tố tụng; 707 vụ việc hòa giải và hơn 4.600 vụ việc khác.
Như vậy, trong suốt nhiệm kỳ
2011-2015, với nhận thức bổ trợ tư pháp là hoạt động quan trọng, góp phần bảo
vệ pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức,
công tác bổ trợ tư pháp được xác định là một trong công tác trọng tâm của Bộ,
ngành, trong đó việc hoàn thiện thể chế về lĩnh vực này được ưu tiên thực hiện[50]. So với nhiệm kỳ 2007-2011,
việc xã hội hóa, phát triển các nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đạt được
nhiều kết quả cụ thể theo đúng tinh thần cải cách tư pháp; số lượng luật sư
ngày càng được tăng cường, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp; việc thành lập
các tổ chức hành nghề công chứng, về cơ bản, theo đúng quy hoạch, lộ trình,
chất lượng dịch vụ được tăng cường. Hoạt động bổ trợ tư pháp đã góp phần quan
trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế.
8.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp trong và tinh thần tự giác tuân theo pháp luật hoạt động hành nghề của
một bộ phận luật sư chưa cao; chưa bầu được Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt
Nam.
- Việc hướng dẫn thực hiện thẩm quyền
công chứng, chứng thực còn lúng túng; việc phát triển các tổ chức hành nghề
công chứng của một số địa phương chưa thực hiện đúng theo quy hoạch, chủ yếu là
các tổ chức hành nghề công chứng nhỏ lẻ; vẫn còn sai sót trong quá trình tác
nghiệp, gây hậu quả, thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, có trường hợp Công chứng
viên bị truy tố.
- Tổ chức và hoạt động
của phần lớn doanh nghiệp bán đấu giá còn chưa chuyên nghiệp, có quy mô nhỏ;
việc thành lập Hội đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất trong một số trường
hợp còn chưa phù hợp với quy định của pháp luật; còn tồn tại tình trạng “quân
xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá, giá trị tài sản bán vượt mức giá khởi điểm
chưa cao.
- Việc triển khai Luật giám định tư
pháp còn gặp nhiều khó khăn; một số vướng mắc trong việc thực hiện giám định
phục vụ một số vụ án lớn liên quan đến tham nhũng chưa được giải quyết kịp
thời.
- Hệ
thống tổ chức TGPL nhà nước chưa phù hợp và hoạt động chưa hiệu quả so với yêu
cầu; công tác xã hội hóa hoạt động TGPL
còn hạn chế; hoạt động TGPL đang dần chuyển hướng trọng tâm vào các vụ việc tố
tụng, nhưng vẫn còn chậm. Kinh phí bố trí cho công tác TGPL về
giảm nghèo còn hạn hẹp, việc cấp phát chậm nên ngân sách nhà nước chưa đảm bảo
được kinh phí để thực hiện trong các Chương trình đã đề ra[51].
b) Nguyên nhân
- Vai trò tự quản của tổ
chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở một số nơi chưa được phát huy đầy đủ,
năng lực tự quản còn hạn chế; công tác phối hợp giữa tổ chức xã hội nghề nghiệp
của luật sư và cơ quan quản lý nhà nước còn chưa nhịp nhàng.
- Việc theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn
nghiệp vụ trong lĩnh vực công chứng còn bất cập; công tác kiểm tra chưa thường
xuyên, hiệu quả chưa cao.
- Pháp luật về bán đấu giá tài sản
hiện hành chưa đồng bộ, chưa thống nhất, nhất là về trình tự, thủ tục bán đấu
giá tài sản. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản
đôi lúc, đôi nơi còn buông lỏng; công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa thực
hiện thường xuyên; việc xử lý các vi phạm trong hoạt động bán đấu giá còn chưa
kịp thời.
- Nhận thức của một số cán bộ
các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan tiến hành tố tụng về công tác xã hội hóa
hoạt động giám định tư pháp này còn hạn chế, chưa đầy đủ; các tổ chức chuyên
môn, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực giám định còn có tâm lý e ngại trong
việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho hoạt động tố tụng.
- Nhận thức của một số cán bộ làm công
tác quản lý và thực hiện TGPL ở Trung ương và địa phương về công tác TGPL trong
giai đoạn mới còn chưa đầy đủ, thông suốt. Thể chế về TGPL còn nhiều bất cập; công
tác quản lý nhà nước về TGPL còn thiếu sự kết nối giữa Trung ương và địa
phương; hệ thống tổ chức TGPL nhà nước chưa phù hợp và hoạt động chưa hiệu quả
so với yêu cầu thực tiễn do chưa tính đến đặc thù vùng miền.
9. Công tác pháp luật
quốc tế, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật
9.1. Kết quả đạt được
a) Công tác pháp luật quốc tế
Thể chế cho công tác cấp ý kiến pháp
lý đã có bước hoàn thiện quan trọng với việc Chính phủ ban hành Nghị định số
51/2015/NĐ-CP ngày 26/5/2015 về cấp ý kiến pháp lý. Trong năm 2015, Bộ Tư pháp
đã đàm phán và cấp 47 ý kiến pháp lý cho các hiệp định vay nước ngoài
(giảm 23 ý kiến pháp lý so với năm 2014). Việc chủ trì và đại diện pháp lý cho
Chính phủ trong giải quyết tranh chấp quốc tế là nhiệm vụ mới được giao cho Bộ
Tư pháp từ năm 2013 nhưng đã liên tục đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tiếp
theo thắng lợi của 02 vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế (một vụ năm 2013 và một
vụ năm 2014), năm 2015 Chính phủ Việt Nam tiếp tục giành thắng lợi thêm vụ thứ
ba; hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
trong giải quyết 02 vụ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam. Bên
cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng hỗ trợ một số địa phương trong việc nâng cao năng lực
xử lý các vấn đề pháp luật quốc tế, giải quyết các tranh chấp do nhà đầu tư
nước ngoài kiện UBND cấp tỉnh; trực tiếp thẩm định 132 điều ước quốc tế;
góp ý 417 điều ước quốc tế, thỏa thuận
quốc tế; tham gia đàm phán, chỉnh lý nhiều hiệp định thương mại (như TPP, Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu...).
Về lĩnh vực tương trợ tư pháp: Bộ Tư
pháp đang chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm thi hành Công ước La Hay về tổng đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài
tư pháp khi Việt Nam chính thức gia nhập Công ước này. Trong năm 2015, Bộ Tư
pháp đã thực hiện 800 hồ sơ ủy
thác tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (giảm 121 hồ sơ
so với năm 2014); gửi 3.727 hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giải quyết (tăng 197 hồ sơ
so với năm 2014); tiếp nhận và chuyển 15 yêu cầu công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, Trọng tài nước
ngoài (tương đương với năm 2014). Bộ Tư pháp cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính
phủ kết quả tổng kết 20 năm thực thi Công ước Niu - ước năm 1958 về công nhận
và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở
đó, Bộ Tư pháp được giao là cơ quan đầu mối quốc gia trong thực hiện Công ước
này.
b) Công tác hợp tác quốc tế về tư pháp
và pháp luật
Năm 2015, thể chế cho công tác hợp tác
quốc tế về tư pháp và pháp luật tiếp tục được hoàn thiện với việc ban hành
Thông tư số 07/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP về quản lý hợp
tác quốc tế về pháp luật và nghiên cứu, xây dựng các Đề án, văn bản để triển
khai các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật [52]. Số lượng đàm phán, ký kết
các Thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật tăng hàng năm
(xem biểu đồ số 11).
Biểu đồ số 11: Tình hình ký kết, đàm phán Thỏa thuận quốc
tế của Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2011-2015
- Hợp tác đa phương toàn cầu tiếp tục
được đẩy mạnh thông qua việc hoàn thiện thủ tục trình Hồ sơ gia nhập/Đề án
nghiên cứu khả năng gia nhập các tổ chức quốc tế đa phương về pháp luật
(ALLCO, UNIDROIT, IDLO)[53],
tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức của Liên hợp quốc (UNDP, UNWOMEN,
UNODC, UNICEF…), Ngân hàng thế giới, IFC...
- Hợp tác đa phương khu vực tiếp tục
được chú trọng, đặc biệt đối với hợp tác ASEAN và Liên minh châu Âu với các
hoạt động cụ thể như: xây dựng và thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá
ASEAN của Bộ Tư pháp; tích cực tham gia các hoạt động tiến tới thành lập Cộng
đồng ASEAN vào cuối năm 2015; nghiên cứu xây dựng Sáng kiến mới của Việt Nam
trong ASEAN về “Thiết lập và triển khai Nhóm quan hệ đối tác pháp luật ASEAN”,
tham dự Hội nghị Bộ trưởng tư pháp các nước ASEAN (ALAWMM) lần thứ 9 và Hội
nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 16; xây dựng dự án mới
với EU về Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (Bộ trưởng Bộ Tư pháp
đã thay mặt Chính phủ ký kết Hiệp định tài chính về Dự án vào ngày 28/11/2015
nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ tại Liên minh Châu Âu).
- Hợp tác song phương: đã thúc đẩy
hiệu quả quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng có chung đường biên
giới, làm sâu sắc quan hệ hợp tác với Lào - Campuchia. Quan hệ hợp tác với các
nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã được nối lại và làm sâu sắc hơn (như Nga,
Séc, Slovakia, Azerbaijan, Hungary, Armenia). Cùng với đó, Bộ, ngành Tư
pháp cũng thúc đẩy các quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, đối tác
chiến lược, toàn diện như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Singapore; thiết lập
và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác mới như Luxambua, Xrilanca,
U-dơ-be-ki-xtan, Cata, Nam Phi, Angieri...
Nhiệm kỳ 2011-2015, công tác pháp luật
quốc tế ngày càng được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Bộ, ngành Tư pháp đã thể
hiện vai trò quan trọng trong việc bảo đảm về mặt pháp lý trong các lĩnh vực,
hoạt động có liên quan đến pháp luật quốc tế, qua đó nâng cao vị thế của Bộ,
Ngành; khuôn khổ pháp lý về việc phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế đã được hình thành; công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung
ương và địa phương đã dần đi vào nền nếp theo Quy chế phối hợp trong giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế[54],
đã góp phần làm nên thắng lợi liên tiếp của ba vụ tranh chấp trong thời gian
năm 2014 và năm 2015. Công tác hợp tác
quốc tế về tư pháp và pháp luật không ngừng được thúc đẩy trên cả ba bình diện
toàn cầu, khu vực và song phương, qua đó phục vụ, hỗ trợ tích cực cho các hoạt
động của Bộ, Ngành, đóng góp chung vào thành tựu đối ngoại của đất nước năm
2015 và nhiệm kỳ 2011-2015.
9.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên
nhân
9.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Tính chủ động, hiệu quả phòng ngừa
của các địa phương trong giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế chưa cao. Quản
lý nhà nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực.
Nhiều
yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự không
có kết quả, ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng và việc giải quyết các vụ việc dân
sự - thương mại; tỷ lệ không công nhận các quyết định của trọng tài nước ngoài
còn cao, nhất là các quyết định của trọng tài liên quan đến các doanh nghiệp
của Mỹ, Anh, Thụy Sỹ...
- Việc tổ chức triển
khai thực hiện các văn kiện hợp tác quốc tế tuy đã được quan tâm nhưng chưa được
rà soát, điều chỉnh, cụ thể hóa kịp thời thành các hoạt động hợp tác hàng năm
để khai thác, tranh thủ tối đa kết quả hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật
cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, Ngành trong bối cảnh chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế. Một số hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức chưa thực sự
hiệu quả, thậm chí có trường hợp chưa tuân thủ các quy định về đối ngoại; việc chia
sẻ thông tin, chế độ báo cáo về kết quả các chuyến công tác, kết quả hội nghị,
toạ đàm chưa kịp thời. Kết quả hỗ trợ trong hoạt động hợp tác quốc tế về pháp
luật chủ yếu mới tập trung ở các cơ quan Trung ương mà chưa vươn tới các địa
phương.
b) Nguyên nhân
- Một số địa phương chưa nắm được quy
định về cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Sự phối hợp
trong ủy thác tư pháp về dân sự giữa các
cơ quan còn nhiều khó khăn; cơ quan tố tụng chưa cân nhắc đến các quy định của
Công ước Niu – ước năm 1958 về Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài
nước ngoài khi ra các phán quyết không công nhận quyết định của trọng tài nước
ngoài.
- Nhân lực thực hiện quản lý nhà nước
trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật còn mỏng; một số cán bộ,
công chức làm công tác hợp tác quốc tế tại các đơn vị chưa nắm bắt đầy đủ quy
trình, nghiệp vụ trong triển khai các chương trình, dự án hợp tác.
10. Công tác xây dựng
Ngành; quản lý nhà nước về pháp chế; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học
pháp lý
10.1. Kết quả đạt được
a) Công tác xây dựng Ngành
Chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Bộ, ngành Tư pháp trong nhiệm kỳ 2011-2015 không ngừng được tăng cường,
mở rộng và làm sâu sắc thêm[55].
Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ và Thông tư liên tịch
số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ đã hệ thống
hóa, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, đánh
dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình củng cố[56], kiện toàn và hoàn thiện
chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành Tư pháp. Tính đến hết năm
2015, tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp có 37 đơn vị, tăng 09 đơn vị so năm 2009[57], trong đó một số đơn vị đã
được chuyển đổi mô hình hoạt động từ Vụ thành Cục để đáp ứng yêu cầu gắn xây
dựng thể chế với tổ chức thực thi pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công
tác quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.
Đối với các cơ quan tư pháp
địa phương, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp đã được kiện toàn theo
Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố
đã ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Tư pháp, các địa phương còn lại cũng đã cơ bản hoàn thành dự thảo
Quyết định để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định[58]. Đồng thời, căn cứ hướng
dẫn của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV, các địa phương cũng đã kịp
thời chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức của các Phòng Tư pháp cấp huyện và nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã. Trên
cơ sở các quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được ban hành, các Sở Tư
pháp, Phòng Tư pháp đang tiến hành sắp xếp, bố trí cán bộ, sửa đổi quy chế làm
việc.
b) Quản lý nhà nước về công
tác pháp chế
Việc phối hợp, quản lý nhà
nước trong công tác pháp chế được chú trọng tăng cường. Năm 2015, đã đẩy mạnh
phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Ủy ban Dân
tộc; Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn
2015-2020; phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp tổ chức các Hội nghị sinh
hoạt pháp chế thường niên (Bảo hiểm XHVN, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam...).
Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP,
ở Trung ương, tính đến năm 2015, tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ đều đã thành
lập Cục, Vụ Pháp chế; tổ chức pháp chế của các cơ quan thuộc Chính phủ cũng đã
được thành lập, củng cố, kiện toàn; ở nhiều Tổng cục và tương đương, Cục trực thuộc
Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng đã thành lập tổ chức pháp chế chuyên trách hoặc bố
trí cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế. Đến nay, có 5.759[59] người làm công tác
pháp chế (chuyên trách là 1.784 người, kiêm nhiệm là 3.975 người)
được biên chế tại các tổ chức pháp chế thuộc Bộ, ngành, hầu hết đều có trình độ
đại học luật trở lên. Ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố, đã
thành lập được 286 Phòng Pháp chế (trước năm 2011 có 40 Phòng Pháp chế
và có 70 Tổ công tác pháp chế), với số lượng là 2.059 người, trong đó có
1.071 người có trình độ đại học luật trở lên đạt hơn 52% (chuyên
trách là 1.312 người, kiêm nhiệm là 747 người).
c) Công tác cán bộ và đào tạo, bồi
dưỡng
Trong nhiệm kỳ 2011-2015,
đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tư pháp ngày càng lớn mạnh bước đầu cơ bản
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tính
đến nay, toàn Ngành có tổng số 39.750 cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, Bộ Tư pháp có 1.724 người[60],
các địa phương có 26.433 người (các Sở Tư pháp: 5.572, các Phòng Tư pháp:
3.186, cấp xã: 17.675 công chức Tư pháp – Hộ tịch, với gần 55% số xã có từ 02
công chức trở lên); các cơ quan THADS có 11.593 người (Xem Biểu đồ số 12).
Biểu đồ số 12: Số lượng cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp
Công tác quản lý cán bộ tiếp tục có sự
đổi mới và chuyển biến tích cực, theo chủ trương của Đảng về chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; triển khai
và thực hiện đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức[61]; chất lượng tuyển dụng công
chức, viên chức được chú trọng nâng cao. Công tác bổ nhiệm cán bộ có sự đổi mới
mang tính đột phá, tổ chức thí điểm thi tuyển Lãnh đạo cấp Vụ tạo sự cạnh tranh
lành mạnh, thu hút nhân tài vào các vị trí cán bộ chủ chốt của Bộ. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng được nâng tầm chiến lược[62];
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức của Bộ, ngành Tư pháp từ Trung ương đến cơ sở tiếp tục được nâng cao, từng bước đáp ứng tốt
hơn yêu cầu nhiệm vụ quản lý, thực thi pháp luật và tư pháp của Bộ, Ngành[63] (41,3% có trình độ trên đại
học, 51% trình độ đại học); đặc biệt, với việc về đích sớm 2 năm việc thực hiện
Quy hoạch thành lập mạng lưới các trường Trung cấp Luật, đã tạo điều kiện quan
trọng tăng cường đào tạo nguồn cán bộ pháp luật cho các địa phương, nhất là cán
bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trong những năm qua.
Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ
được thực hiện nghiêm túc, chất lượng, làm cơ sở quan trọng để Bộ Tư pháp làm
tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh, có trình độ và năng lực
thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành trong thời gian tới. Thực
hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, một số cán bộ lãnh
đạo Bộ, cấp Vụ được đưa vào diện quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, thể hiện sự
quan tâm, tín nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức của
Bộ, ngành Tư pháp.
Công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo
của Bộ ngày càng được đẩy mạnh. Hoạt động đào tạo của Trường Đại học Luật Hà
Nội có nhiều đổi mới[64],
Trường tích cực triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
Năm 2015, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức tốt nghiệp cho sinh viên chính
quy khóa (2011 - 2015) với tổng số 1.509 sinh viên; Học viện Tư pháp đã
tổ chức đào tạo 2.396 học viên[65],
bồi dưỡng các chức danh tư pháp, cán bộ pháp luật, bồi dưỡng ngạch và tiêu
chuẩn quản lý lãnh đạo cho 3.584 lượt học viên và công nhận tốt nghiệp
cho 402 học viên về nghiệp vụ công chứng, đấu giá; các Trường Trung cấp luật đã
tổ chức tuyển sinh 8.038 học viên[66],
cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tại các Trường Trung cấp luật được quan tâm
đầu tư. Đã tổ chức khánh thành giai đoạn 1 xây dựng Trường Trung cấp Luật Đồng
Hới, góp phần to lớn, phục vụ cho việc nâng cao điều kiện dạy và học cho nhà
trường, đồng thời mở ra khả năng hợp tác đào tạo cán bộ pháp luật cho CHDCND
Lào.
d) Công tác nghiên cứu khoa học pháp
lý
Với vai trò đầu mối giúp Chính
phủ tổ chức triển khai nhiệm vụ tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015 việc thi hành Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 22/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, bảo
đảm yêu cầu về chất lượng, tiến độ. Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã hoàn thành
Báo cáo[67]
và giúp Chính phủ xây dựng Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc tổng
kết thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW.
Trong năm 2015, Bộ Tư pháp
đã triển khai: 48 nhiệm vụ khoa học (25 nhiệm vụ chuyển tiếp; 23
nhiệm vụ giao mới triển khai trong năm 2015). Trong đó có: 03 đề tài cấp nhà
nước; 28 nhiệm vụ cấp bộ (bao gồm: 01 đề tài và 01 đề án thuộc chương trình; 25
đề tài; 01 đề án khảo sát, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thí điểm
thừa phát lại tại một số tỉnh/thành phố); 10 nhiệm vụ cấp cơ sở (08 đề tài; 01
đề án và 01 hội thảo). Tại các cơ sở đào tạo của Bộ, công tác nghiên cứu khoa
học pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh, phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy[68].
Nhiệm kỳ 2011-2015, công tác nghiên
cứu khoa học đã góp phần tích cực vào việc xây dựng các luận cứ lý luận và thực
tiễn phục vụ cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các dự án luật lớn
do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
(Bộ Luật dân sự (sửa đổi), Bộ Luật hình sự (sửa đổi), Luật ban hành VBQPPL (hợp
nhất), Luật trợ giúp pháp lý, Luật chứng thực, Luật hộ tịch...); góp ý hoàn
thiện những nội dung liên quan tới xây dựng Nhà nước pháp quyền, xác định định
hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII; giải đáp được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần
quan trọng vào việc triển khai nhiều nhiệm vụ quản lý của ngành trên các lĩnh
vực như thi hành án, hành chính tư pháp, trợ giúp pháp lý, tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật...
10.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Việc triển khai thực hiện Thông tư
liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV mới chỉ tập
trung vào việc ban hành kế hoạch thực hiện và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp mà chưa quan tâm toàn diện đến các vấn đề kiện
toàn về biên chế, cán bộ nên dẫn đến những khó khăn, lúng túng trong quá trình
sắp xếp cán bộ theo mô hình tổ chức mới. Đến nay, vẫn còn 6/63 địa phương đang
xây dựng dự thảo Quyết định[69].
- Trình độ, năng lực của
một số cán bộ, công chức, người lao động trong Ngành còn chưa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, đặc biệt là sự gắn kết giữa chuyên môn luật với các lĩnh vực khác của
kinh tế - xã hội.
- Việc kiện toàn tổ chức pháp chế ở
địa phương còn chậm; chính sách thu hút đội ngũ người làm công tác pháp chế
chậm được ban hành; tính chủ động trong việc triển khai các mặt công tác pháp
chế ở một số tổ chức pháp chế từ Trung ương đến địa phương còn chưa cao; vẫn
còn một số lãnh đạo Bộ, cơ quan, địa phương chưa coi trọng vị trí, vai trò công
tác pháp chế trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội dẫn đến việc bố trí chưa
đủ nguồn lực để triển khai thực hiện.
- Việc triển khai một
số Đề án về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn chậm so với yêu cầu đề ra,
nhất là việc
triển khai Đề án tổng thể "Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về
pháp luật" và Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo
các chức danh tư pháp” còn chậm. Việc xây dựng Pháp lệnh đào tạo một số chức
danh tư pháp gặp nhiều vướng mắc.
- Tuyển sinh đào tạo hệ trung cấp luật
còn gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình và phương pháp đào tạo tuy có
đổi mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Nội dung giảng dạy còn ít tính thực tiễn.
- Chất lượng của một số công trình
nghiên cứu khoa học còn yếu, chưa có các phát hiện có giá trị khoa học cao,
nghiên cứu hàn lâm còn ít; các giải pháp đưa ra trong nghiên cứu ứng dụng trong
một số trường hợp còn chung chung, khó biến ý tưởng thành các giải pháp ứng
dụng khả thi; chưa có giải pháp mang tính đột phá trong chuyển giao, quảng bá
nghiên cứu đến địa chỉ ứng dụng để phục vụ kịp thời nhiệm vụ xây dựng pháp luật
và quản lý ngành; việc thu hút các nhà khoa học trong và ngoài ngành, cũng như
cán bộ tư pháp ở địa phương tham gia vào nghiên cứu còn hạn chế.
b) Nguyên nhân
- Khó khăn về biên chế, cán bộ của các
cơ quan tư pháp nằm trong bối cảnh khó khăn chung của việc thực hiện quyết tâm
tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sự quan tâm của Lãnh đạo một số
Bộ, ngành và địa phương trong việc kiện toàn cán bộ pháp chế, tư pháp chưa kịp
thời; một số lãnh đạo địa phương chưa thực sự coi trọng vị trí, vai trò của
công tác pháp chế; rất ít cán bộ tư pháp trúng cử cấp ủy tại Đại hội Đảng bộ các cấp; nhận thức về vị trí, vai trò và
trách nhiệm của một số cơ quan, cán bộ tư pháp còn hạn chế nên chưa có sự đổi
mới, đề cao tính sáng tạo, tích cực trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Nguồn đầu vào để tuyển sinh đào tạo hệ
trung cấp luật ngày càng thu hẹp do sự cạnh tranh của các cơ sở đào tạo, các loại
hình đào tạo khác; chưa có đào tạo liên thông trung cấp – cao đẳng – đại học luật;
kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất của các Trường Trung cấp luật còn chưa
kịp thời, đầy đủ.
- Lực lượng nghiên cứu khoa học pháp
lý nhìn chung còn mỏng. Kinh phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn
hạn chế; chưa
có cơ chế phù hợp để thu hút, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành và các nhà
khoa học trẻ tài năng.
11. Công tác kế
hoạch, thống kê, ngân sách - tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản; thanh tra, kiểm
tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
11.1. Kết quả đạt được
a) Công tác kế hoạch, thống kê, ngân
sách - tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản
- Năm 2015 và nhiệm kỳ 2011-2015, công
tác xây dựng kế hoạch ngày càng đi vào nền nếp, được thực hiện đúng quy trình.
Hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đều ban hành Kế hoạch công tác năm, trình
Lãnh đạo Bộ phê duyệt, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ
trong năm. Trong năm 2015, Bộ Tư pháp đã tích cực nghiên cứu để sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số
nội dung về hoạt động thống kê của Ngành nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý
về thống kê để nâng cao chất lượng thông tin thống kê, phục vụ có hiệu quả yêu
cầu quản lý nhà nước của Bộ, ngành.
- Trong điều kiện cân đối kinh tế vĩ
mô còn gặp nhiều khó khăn, Bộ đã tích cực, chủ động trong việc lập và điều hành
dự toán kinh phí bám sát sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ thường xuyên cũng như các nhiệm vụ trọng
tâm cấp bách phát như tổng kết, xây dựng dự thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân
và tổ chức triển khai Hiến pháp, Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật dân sự (sửa
đổi)... Triển khai có hiệu quả 02 Đề án "Đầu tư xây dựng trụ sở, kho vật
chứng cho các cơ quan THADS, các cơ sở đào tạo và trụ sở làm việc cho các đơn
vị thuộc Bộ Tư pháp, theo nghị quyết số 49-NQ/TW, nhiệm kỳ 2011-2015” và "Đầu
tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cơ quan THADS giai đoạn 2011 -
2015” với việc hàng loạt dự án đầu tư xây dựng lớn được hoàn thành như: Dự án
Nhà A Trường Đại học Luật Hà Nội, Dự án Trụ sở Học viện Tư pháp, Dự án đầu tư
giai đoạn I của 04/05 Trường Trung cấp luật mới thành lập thuộc Bộ; Trụ sở Nhà
Xuất bản Tư pháp, Trụ sở Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ; hệ thống trụ sở, kho vật
chứng cơ quan THADS được tăng cường.
b) Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Tổ chức bộ máy thực hiện công tác
thanh tra của Bộ Tư pháp tiếp tục được mở rộng với việc bổ sung chức năng thanh
tra chuyên ngành cho Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và Cục Bổ trợ tư pháp;
các hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện một cách thường xuyên theo
kế hoạch hoặc đột xuất. Một số địa phương đã tiến hành
được nhiều công việc, thực hiện tốt kế hoạch công tác đã đề ra (như Hải Dương,
An Giang, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắc,
Bình Phước, Bình Dương, Tiền Giang, Cà Mau…).
Trong năm 2015, toàn ngành
Tư pháp đã triển khai 572 cuộc thanh tra, kiểm tra (83 cuộc thanh tra
hành chính, 444 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và 44 cuộc kiểm tra sau
thanh tra, 11 cuộc thanh tra xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo). Riêng Bộ Tư pháp
đã triển khai 28 đoàn thanh tra, kiểm tra (17 đoàn thanh tra theo
kế hoạch, 02 Tổ công tác thu thập thông tin liên quan để phục vụ công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; 05 đoàn thanh tra giải quyết khiếu
nại, tố cáo và 04 đoàn thanh tra đột xuất do phát hiện dấu hiệu vi phạm
pháp luật, theo yêu cầu quản lý nhà nước). Tính cả nhiệm kỳ 2011-2015, Bộ Tư
pháp đã tiến hành tổng số 134 cuộc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Kết quả, đã thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền là 1.423.985.256
đồng[70],
xử phạt vi phạm hành chính số tiền là: 383.750.000 đồng[71].
Công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện thường xuyên, đúng
quy định. Các đơn vị thuộc Bộ đã phân công cán bộ, công chức có năng lực,
chuyên môn phù hợp để thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của Luật tiếp
công dân; hàng tháng, Lãnh đạo Bộ đều tổ chức tiếp công dân theo lịch tiếp công
dân được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ. Năm 2015, Bộ Tư
pháp đã tiếp 467 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo (tăng 80 lượt - 21%
so với năm 2014) và tiếp nhận 2.221 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó
có 531 đơn thuộc thẩm quyền (tăng 137 đơn - 34% so với năm 2014), 1.690
đơn không thuộc thẩm quyền (tăng 51 đơn - 37,8% so với năm 2014). Bộ, ngành Tư
pháp cũng đã thực hiện nghiêm túc việc tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng,
chống tham nhũng.
11.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Công tác phân bổ, thực hiện dự toán
vẫn còn điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong năm; tình trạng chậm quyết toán một
số dự án hoàn thành theo quy định; thời gian thực hiện chủ trương đầu tư các dự
án trong kế hoạch đầu tư trung hạn (2017-2020) bị kéo dài.
- Việc gửi báo cáo thống kê của một số
cơ quan, địa phương còn chậm so với quy định; chất lượng báo cáo thống kê vẫn
chưa cao, tuy có cải thiện một bước nhưng nhìn chung nhiều báo cáo vẫn còn mắc
các lỗi bất hợp lý về nội dung số liệu nên phải đính chính, điều chỉnh nhiều
lần.
- Công tác thanh tra chậm được đổi mới
về phương thức hoạt động, một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao; một số địa phương
chưa thực hiện thường xuyên, chưa kịp thời trong bối cảnh xã hội hóa một số lĩnh vực công tác tư pháp đã và đang
được đẩy mạnh; xử phạt vi phạm hành chính, nhất
là đối với các tổ chức nghề nghiệp (luật sư, công chứng, đấu giá...) còn thấp.
Có trường hợp chưa làm hết trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
tình trạng chậm giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn chưa được khắc phục. Việc thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt
động thanh tra chuyên ngành được giao tại Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày
29/5/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp còn
chậm.
b) Nguyên nhân
- Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ
của một số đơn vị được xây dựng chưa sát, chậm xây dựng; một số thủ trưởng cơ
quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm về công tác thống kê; kỷ luật trong công tác
thống kê chưa cao...; kỹ năng thống kê số liệu của một số cán bộ làm công tác
tổng hợp số liệu của một số Sở Tư pháp địa phương, một số cơ quan, đơn vị, nhất
là việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, chủ yếu còn thực hiện thủ công.
- Nhiều nhiệm vụ mới phát sinh, nhưng
không được cấp bổ sung kinh phí, dẫn đến việc phải cân đối, điều chỉnh dự toán
nhiều lần. Luật đầu tư mới được ban hành, chưa có văn bản hướng dẫn; nhiều chủ
đầu tư không có chuyên môn về xây dựng nên việc tổ chức triển khai thực hiện dự
án còn lúng túng, chậm tiến độ.
- Năng lực của một số cán bộ làm công
tác thanh tra ở các cơ quan tư pháp vẫn còn hạn chế, đội ngũ cán bộ thanh tra
còn thiếu về số lượng. Nhiều vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp, cần có sự
thống nhất của nhiều ngành, nhiều cấp nên chưa bảo đảm được yêu cầu về mặt thời
gian.
12. Công tác chỉ đạo,
điều hành; thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản; ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính; thi đua khen
thưởng
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
Năm 2015 và cả nhiệm kỳ 2011-2015,
công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát với công tác chỉ
đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ và chính
quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các nhiệm vụ công tác tư pháp
đã được Chính phủ quan tâm chỉ đạo, quy định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP hàng
năm, tạo cơ sở quan trọng cho sự thống nhất chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp
một cách toàn diện và tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm từng năm. Các
Bộ, ngành, địa phương đã ban hành, phê duyệt kế hoạch công tác tư pháp/pháp chế
của cơ quan, địa phương; tiếp tục quan tâm kiện toàn tổ chức, bộ máy; thường
xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công tác. Trong năm 2015, công
tác chỉ đạo điều hành cũng tập trung vào các hoạt động hướng tới những ngày
lễ lớn của đất nước và đặc biệt là chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm
Ngày truyền thống ngành Tư pháp (xây dựng Phòng Truyền thống, Nhà chờ ở Khu di
tích của Bộ tại tỉnh Tuyên Quang, thi sáng tác bài hát truyền thống, logo về
Ngành, thi văn nghệ, hội thao Ngành...), qua đó góp phần giáo dục truyền thống,
vun đắp tình yêu Ngành, yêu nghề của cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động trong Ngành.
Công tác chỉ đạo, điều hành của các
Bộ, cơ quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với công tác tư
pháp được thực hiện quyết liệt hơn, khả năng "phản ứng chính sách" đã
có nhiều chuyển biến, đặc biệt trong công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp
luật, kiểm soát thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực liên quan đến
người dân, doanh nghiệp.
Để tăng cường công tác phối hợp trong
chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với các
Bộ, cơ quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đoàn Đại biểu
Quốc hội thông qua các buổi làm việc, các chuyến công tác, nhờ đó nhiều vướng
mắc, khó khăn trong công tác tư pháp, THADS đã được giải quyết tốt hơn, đạt
được sự đồng thuận cao hơn, đồng thời, đã thu hút nhiều hơn sự tham gia và
giám sát của xã hội đối với quá trình xây dựng và thi hành pháp luật thuộc phạm
vi quản lý của Bộ, Ngành.
Tiếp tục thực hiện chủ trương “Hướng
về cơ sở”, tập trung giải quyết các điểm nghẽn từ cơ sở, ngành Tư pháp đã tăng
cường tổ chức các chuyến công tác tại địa phương để kịp thời nắm bắt những bất
cập, vướng mắc chuyên môn ở cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn. Công tác hướng dẫn
chuyên môn, trả lời kiến nghị địa phương, pháp chế Bộ, ngành được quan tâm đẩy
mạnh. Trong năm 2015, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận 138 kiến nghị (trong đó, đợt sơ
kết 06 tháng công tác tư pháp tiếp nhận 67 kiến nghị, đợt tổng kết công tác năm
2015 tiếp nhận 71 kiến nghị); Bộ Tư pháp đã có văn bản tổng hợp trả lời đối với
100% số kiến nghị.
Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương công
vụ, toàn Ngành cũng đã tích cực triển khai thực hiện việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ban hành và thực hiện Chuẩn mực đạo đức cán
bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp. Toàn ngành Tư pháp đã nghiêm túc triển
khai Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 25/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc cán
bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp không uống rượu, bia trong ngày làm
việc, được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao.
b) Công tác thông tin, truyền thông,
báo chí, xuất bản
- Công tác báo chí, tạp chí, xuất bản
đã bám sát nhiệm vụ công tác của Bộ, Ngành, thường xuyên được đổi mới về nội
dung, hình thức của các ấn phẩm để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, bảo đảm thông
tin kịp thời, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
mọi tầng lớp nhân dân, định hướng tốt hơn cho dư luận xã hội.
Năm 2015, Báo Pháp luật Việt Nam đã xây dựng thêm
chuyên trang báo điện tử Truyền thông pháp luật Pháp luật+ (phapluatplus.vn); tổ chức sản
xuất các số phụ với nhiều ấn phẩm phong phú[72];
đặc
biệt, Báo đã tổ chức thành công “Chương trình Vinh danh Gương sáng Tư pháp” ghi
nhận, biểu dương những cán bộ tư pháp nỗ lực vượt khó, phấn đấu, hy sinh vì sự
nghiệp Tư pháp, góp phần đổi mới, phát huy sáng tạo, thực hiện tốt hơn nữa
nhiệm vụ được giao. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã biên tập, xuất bản, phát
hành 12 số tạp chí định kỳ, 12 số tạp chí chuyên đề, 08 số tạp chí chuyên sâu
và hoàn
thành sách về "Ngành Tư pháp - 70 năm xây dựng và phát triển", góp
phần thông tin sâu rộng về vị thế, vai trò công tác tư pháp trong sự nghiệp
cách mạng và xây dựng, phát triển đất nước.
Nhà xuất bản Tư pháp thực hiện tốt
công tác biên tập, không để xảy ra sai sót về nội dung đối với các xuất bản
phẩm; xuất bản, phát hành các loại sách, biểu mẫu, sổ hộ tịch, đáp ứng nhu cầu
của bạn đọc và các cơ quan nhà nước. Trong năm 2015, Nhà xuất bản Tư pháp
đã hoàn thành xuất bản 211 cuốn sách; triển khai in 3.705.000 tờ biểu mẫu, 25.885 cuốn sổ hộ tịch,
24.000
cuốn sổ thi hành án
dân sự...
- Chương trình "Dân hỏi - Bộ
trưởng trả lời" tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Tư pháp quan tâm, tham gia,
góp phần minh bạch, định hướng chính sách, tuyên truyền sâu rộng hơn về các quy
định pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ chính trị được giao của Bộ, ngành
Tư pháp.
- Công tác phát ngôn, cung cấp thông
tin cho báo chí tiếp tục được Bộ, các cơ quan, đơn vị trong Ngành thực hiện
tốt. Tại Bộ Tư pháp, việc ban hành thông cáo báo chí các VBQPPL do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành được duy trì hàng tháng; việc tổ chức họp báo định
kỳ và đột xuất được thực hiện đúng quy định, kịp thời cung cấp thông tin, mang
lại hiệu quả thiết thực, trong đó hướng trọng tâm, trọng điểm vào những vấn đề
thiết thực được báo chí, nhân dân, dư luận xã hội quan tâm, tuyên truyền các
chủ trương, chính sách pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện để thăm dò dư
luận; điểm tin báo chí hàng ngày, nắm bắt phản hồi của các cơ quan thông tấn,
báo chí, giúp Lãnh đạo Bộ điều phối, chỉ đạo sâu sát, kịp thời các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Bộ, Ngành.
c) Công tác ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính
- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin luôn được Bộ, ngành Tư pháp xác
định là giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ. Năm
2015, Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì, đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt
Trung tâm dữ liệu điện tử của Bộ; đáp ứng hơn 100.000 lượt truy cập Cổng thông
tin điện tử hàng ngày và hàng nghìn lượt truy cập của cán bộ, công chức trên
các phần mềm nghiệp vụ. Bộ, Ngành tiếp tục xây dựng, nâng cấp triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác
chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ người dân và doanh nghiệp, cụ thể như: Phần
mềm Quản lý văn bản, điều hành và hồ sơ lưu trữ; Hệ thống phần mềm Quản lý Lý
lịch tư pháp (được nâng cấp để đáp ứng việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trực
tuyến); Hệ thống phần mềm quản lý quốc tịch; Phần mềm Quản lý cán bộ và các
chức danh tư pháp; Phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật... Các
Trang thông tin trong một số lĩnh vực trọng tâm của Bộ được xây dựng và đưa vào
hoạt động: Trang thông tin Thanh tra; Trang thông tin thống kê; Cổng thông tin
điện tử pháp điển và đặc biệt, năm 2015, Bộ Tư pháp đã triển khai Trang thông
tin cho toàn bộ 63 Cục Thi hành án dân sự toàn quốc.
Cùng với việc đưa Cơ sở dữ liệu quốc
gia về pháp luật hoạt động chính thức, ngày 28/5/2015, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 52/2015/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp
luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, trong đó quy định về việc xây
dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác văn bản cũng như trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, hình thành
môi trường nhập dữ liệu và khai thác dữ liệu VBQPPL thống nhất từ trung ương tới
địa phương trên môi trường mạng. Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
đã cập nhật được trên 80.000 văn bản do cơ quan Trung ương và địa phương ban
hành, đáp
ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp;
phục vụ đắc lực cho các cơ quan nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành, kiểm
tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển VBQPPL, thi hành và bảo vệ pháp
luật.
Đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên
chức, các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Sở Tư
pháp (đơn vị, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng) đều được cấp hộp thư
điện tử phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ (khoảng 12.000 tài khoản).
Các cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành thường xuyên sử dụng hệ thống thư
điện tử để trao đổi công việc. Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp trong
những năm gần đây liên tiếp đứng đầu trong danh sách các Bộ, ngành của nước ta
về lượng truy cập trên toàn thế giới (theo xếp hạng của Alexa). Hệ thống Hội
nghị truyền hình, giao ban, tập huấn trực tuyến được áp dụng rộng rãi, hỗ trợ
đắc lực và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều
hành các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành, đặc biệt là phục vụ các
Hội nghị lớn của Ngành.
- Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cũng góp phần quan trọng trong
việc thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết
số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
quyết số 30c/NQ-CP, giai đoạn 2011- 2015, Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục quán triệt việc xác định cải cách hành chính là một
khâu đột phá, trong đó đã xác định CCHC là trách nhiệm chính trị của mỗi cán
bộ, công chức trước Đảng, trước nhân dân. Với vai trò là thành viên
Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã tích
cực tham gia, đề xuất nhiều sáng kiến, giải pháp có hiệu quả để
đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính nói chung và cải cách
thể chế, cải cách thủ tục hành chính nói riêng, trong đó ứng dụng công
nghệ thông tin là một trong những giải pháp
được chú trọng. Quy trình giải quyết công việc của ngành Tư pháp từng bước phát
huy hiệu quả nhờ sự cải tiến, đổi mới phương pháp xây dựng quy trình theo Hệ
thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
Với những kết quả đạt được, trong nhiệm
kỳ 2011-2015, Bộ Tư pháp luôn thuộc nhóm dẫn đầu trong Bảng xếp hạng mức
độ Ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Hạ tầng kỹ thuật
thông tin trong toàn Ngành được phát triển; các phần mềm ứng dụng chuyên
ngành được đẩy mạnh xây dựng và triển khai, bước đầu đã đáp ứng yêu
cầu hiện đại hóa hành chính của ngành và tạo thuận lợi cho người
dân, doanh nghiệp.
d) Công tác thi đua khen thưởng
Năm 2015, các Cụm, các Khu vực thi đua
của Ngành đã đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhất là thi đua lập thành tích
chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp. Xác định việc quan
tâm phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt,
việc tốt là biện pháp quan trọng tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào thi đua
của Ngành, nhân dịp tổ chức Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ
IV, toàn Ngành đã tổ chức các Hội nghị điển hình tiên tiến và Bộ
trưởng Bộ Tư pháp đã công nhận và tặng Bằng khen cho 103 tập thể và 122 cá
nhân là điển hình tiên tiến ngành Tư pháp giai đoạn 2010-2015. Năm 2015, Chủ
tịch nước tặng Huân chương lao động cho 04 tập thể, 07 cá nhân; Thủ tướng Chính
phủ tặng Bằng khen cho 05 cá nhân; đặc biệt, nhân kỷ niệm 70 năm ngày
truyền thống, ngành Tư pháp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh
hiệu Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Nhìn lại nhiệm kỳ 2011-2015 thấy
rằng, công
tác thi đua khen thưởng đã ngày càng thực chất, gắn với kết quả thực hiện kế
hoạch công tác tư pháp hàng năm và nhiệm vụ chuyên môn được giao. Việc xếp
hạng các Sở Tư pháp, Cục THADS hàng năm được thực hiện khách quan, chính xác, qua
đó, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền
địa phương tới công tác tư pháp, THADS ngày càng cao. Việc tổ chức phong
trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”
và “Cán bộ tư pháp tiếp tục đẩy mạnh Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua hàng năm đã mang lại nhiều
đóng góp tích cực, tạo động lực mạnh mẽ động viên từng cá nhân, đơn vị phát huy
truyền thống, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, nêu cao tính tích
cực, chủ động, sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các Cụm, các
Khu vực thi đua của Ngành ngày càng phát huy hiệu quả, phong trào thi đua đã
dần đi vào chiều sâu, ngày càng thực chất, tạo động lực thúc đẩy các tập thể,
cá nhân hoàn thành các nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch công tác được
giao.
12.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Chương trình, kế hoạch triển khai
công tác năm 2015 tại một số địa phương, đơn vị thuộc Bộ ban hành còn chậm so với
yêu cầu.
- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên
môn, trả lời kiến nghị của các đơn vị vẫn còn chậm, các địa phương kiến nghị
phải đề xuất nhiều lần, có trường hợp chưa bám sát nội dung kiến nghị. Nhiều
kiến nghị của Bộ, ngành địa phương còn lặp lại nhiều lần. Một số đơn vị tổ chức
các đoàn công tác địa phương còn chồng chéo về nội dung, việc tổ chức các hội
nghị, hội thảo còn tập trung nhiều vào những tháng cuối năm, đã ảnh hưởng không
nhỏ đến việc giải quyết công việc chung.
- Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Bộ, ngành
Tư pháp còn hạn chế nhất là phần mềm quản lý văn bản điều hành; việc nghiên
cứu, bổ sung các dịch vụ công trực tuyến còn chậm.
b) Nguyên nhân
- Công tác chỉ đạo, điều hành thực
hiện nhiệm vụ ở một số đơn vị chưa thực sự quyết liệt, chưa chú trọng vào khâu
xây dựng chương trình, kế hoạch công tác.
- Một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chưa
tập trung cao cho việc trả lời kiến nghị, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ. Một
số Bộ, ngành, địa phương chưa kịp thời cập nhật những hướng dẫn nghiệp vụ, trả
lời kiến nghị từ Bộ Tư pháp. Việc xây dựng kế hoạch đi công tác địa phương, tổ
chức các hội nghị, hội thảo chưa khoa học.
II . ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Về thực
hiện công tác tư pháp năm 2015
Năm 2015, toàn Ngành đã khẩn trương
triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát Chương trình, Kế hoạch
công tác, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ chính trị
của từng địa phương; một số mặt công tác có chuyển biến tích cực, đạt kết quả
cao: Toàn Ngành đã tham gia tích cực, có hiệu quả vào văn kiện trình đại hội
Đảng các cấp; đã tiếp tục phát huy tốt vai trò tham mưu, giúp Chính phủ, các
Bộ, ngành, địa phương triển khai thi hành Hiến pháp 2013; tổ chức thành công Cuộc
thi viết tìm hiểu Hiến pháp, thu hút sự tham gia rộng rãi của cán bộ, công chức
và Nhân dân; công tác xây dựng pháp luật nói chung, việc thực hiện chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh nói riêng có chuyển biến tích cực, nhiều bộ luật, luật
quan trọng đã được trình Quốc hội thông qua, được dư luận đánh giá cao, nhất là
đối với các đạo luật lớn như Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa
đổi), Luật ban hành VBQPPL; kết quả thi hành án dân sự đạt cao hơn so với năm
trước; thành công trong việc thí điểm chế định Thừa phát lại, được Quốc hội ghi
nhận và cho triển khai chính thức; công tác hành chính tư pháp tiếp tục đạt kết
quả tích cực, đã giải quyết một lượng lớn yêu cầu của người dân, chưa để xảy ra
sai sót, bức xúc lớn; công tác lý lịch tư pháp từng bước khắc phục được tình
trạng chậm cấp phiếu thông qua việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; việc phát triển đội ngũ luật sư,
xã hội hóa công chứng tiếp tục được đẩy mạnh, việc phát triển các nghề tư pháp
đạt nhiều kết quả tích cực với sự ra đời của đội ngũ quản tài viên; việc tham
gia với vai trò đại diện pháp lý cho Chính phủ giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế tiếp tục đạt một số kết quả quan trọng; quản lý nhà nước trong lĩnh vực
hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật được tăng cường; cơ sở dữ liệu quốc gia
về VBQPPL được vận hành chính thức, phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, bảo
đảm quyền được thông tin và tiếp cận thông tin pháp luật của người dân, doanh
nghiệp;
Bộ, ngành Tư
pháp đã hoàn thành nhiệm vụ giúp Ban Cán sự Đảng Chính phủ tổng kết công tác
cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2011-2015 và tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số
48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020; toàn Ngành cũng đã tham gia tích cực vào các
hoạt động nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngành và Đại hội thi đua
yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV, qua đó góp phần giáo dục truyền thống, vun
đắp tình yêu Ngành, yêu nghề của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
trong Ngành.
Những kết quả nêu trên đã khẳng định
tốt hơn vai trò của các cơ quan tư pháp, pháp chế, góp phần vào thành tựu chung
của địa phương, của đất nước về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Có được những kết quả nêu trên, trước hết là
ngành Tư pháp tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành Trung ương, cấp ủy và
chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và sự ủng hộ
của Nhân dân; sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động toàn Ngành trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác tư pháp năm 2015 vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Mặc dù các Bộ, cơ quan đã
có nhiều cố gắng và ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng, ban hành văn bản
quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh nhưng số lượng văn bản nợ đọng vẫn còn;
hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa cao; việc thi hành các vụ án
lớn, liên quan đến thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó
khăn; việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn chậm, việc
thực thi thủ tục hành chính chưa nghiêm; việc rà soát, sửa đổi, giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính còn
chưa được như yêu cầu; việc kiện toàn biên chế, cán bộ theo Thông tư liên tịch
số 23/2014/TTLT-BTP-BNV còn gặp nhiều khó khăn; việc triển khai một số quy định
mới trong lĩnh vực công chứng, chứng thực, xử lý vi phạm hành chính còn lúng
túng; việc ứng dụng công nghệ thông tin
chưa đạt kết quả như mong muốn... Những hạn chế nêu trên cần nghiêm túc kiểm
điểm, đánh giá đúng nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để kịp thời khắc
phục.
2. Nhìn lại
nhiệm kỳ 2011-2015
Đánh giá việc thực hiện công tác tư
pháp nhiệm kỳ 2011-2015, có thể thấy rằng, đặt trong điều kiện chung của đất
nước còn nhiều khó khăn, nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự
Lãnh đạo của Đảng, sự điều hành sát sao, kịp thời, quyết liệt, sáng tạo của
Chính phủ, với những nỗ lực, quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động, ngành Tư pháp đã tiến hành triển khai đồng bộ nhiều mặt
công tác, bám sát ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, toàn ngành Tư pháp đã có sự
trưởng thành, gắn bó hơn với nhiệm vụ chung của đất nước, phối kết hợp tốt hơn,
chủ động hơn với các Bộ, ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương, kết
quả công tác đã có những đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của đất nước
và từng địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an
ninh, tăng cường vị thế đối ngoại của đất nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, người dân.
Có thể nói rằng, vị trí, vai trò của công tác tư pháp trong đời sống chính trị,
kinh tế, xã hội của đất nước đã tiếp tục được khẳng định rõ nét hơn; vị thế
Ngành từ Trung ương đến địa phương được củng cố và tăng cường vượt bậc. Khái
quát một số kết quả chính như sau:
a) Đã tham mưu cho Chính phủ trong
việc tổ chức tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, tham gia tích cực trong xây dựng
và chủ trì tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp mới - bản Hiến pháp của thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Phát huy tốt vai trò là cơ quan
tham mưu tin cậy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương và
chính quyền địa phương trong việc hoạch định chính sách, pháp luật; xây dựng và
hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Việc hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực
quản lý của Ngành đạt được nhiều kết quả, hầu hết các lĩnh vực đều có luật điều
chỉnh.
c) Hệ thống cơ quan THADS tiếp tục
được kiện toàn và ngày càng phát triển bền vững. Công tác phối hợp, nhất là
phối hợp liên ngành trong công tác THADS được chú trọng và phát huy hiệu quả.
Kết quả THADS cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu được Quốc hội giao. Thừa phát lại
được mở rộng thí điểm và thành công, được Quốc hội ghi nhận, cho triển khai
chính thức.
d) Công tác xây dựng Ngành tiếp tục
được đẩy mạnh. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp ngày càng được mở
rộng, nhất là ở các lĩnh vực mới, nhiều thử thách như kiểm soát thủ tục hành
chính; quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; theo dõi, đôn đốc việc ban
hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh; đại diện pháp lý cho Chính phủ
trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, thi hành án hành chính... Công tác
đào tạo pháp luật có những bước phát triển quan trọng, nhất là đã về đích sớm 02
năm trong việc thành lập mạng lưới các trường trung cấp luật, đáp ứng nhu cầu
đào tạo nhân lực cho Ngành và xã hội; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành
và đang từng bước triển khai các Đề án xây dựng Trường Đại học luật Hà Nội
thành trường trọng điểm; Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn
đào tạo các chức danh tư pháp.
e) Chủ trương xã hội hóa công tác bổ trợ tư pháp được triển khai
quyết liệt, theo đúng tinh thần cải cách tư pháp và đạt nhiều kết quả nổi bật
so với nhiệm kỳ trước. Việc phát triển các nghề tư pháp như luật sư, công chứng
viên, đấu giá viên, quản tài viên và các tổ chức hành nghề trong các lĩnh vực
này đạt nhiều kết quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ pháp lý của người dân,
doanh nghiệp. Công chứng Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên minh công
chứng quốc tế. Thể chế trong các lĩnh vực này cũng dần được hoàn thiện.
f) Quản lý nhà nước đối với công tác
hành chính tư pháp được tăng cường và từng bước được đổi mới theo hướng hiện
đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
người dân. Việc Quốc hội thông qua Luật hộ tịch là một bước đột phá quan trọng,
tạo tiền đề cho việc quản lý dân cư, quản lý xã hội trong giai đoạn mới, đồng
thời bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
g) Quản lý nhà nước về PBGDPL và hòa
giải ở cơ sở được chú trọng và tăng cường hơn; thể chế, chính sách về PBGDPL,
hòa giải ở cơ sở được hoàn thiện, tạo cú hích cho sự chuyển biến về chất trong
các lĩnh vực công tác này. Đặc biệt, kể từ năm 2013, Ngày Pháp luật Việt Nam đã
được triển khai đồng bộ trên cả nước; thực sự trở thành sự kiện chính trị -
pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
của người dân.
h) Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác
quốc tế về tư pháp và pháp luật đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ Tư pháp
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong bảo đảm yêu cầu pháp lý phục vụ
hội nhập sâu rộng của đất nước; việc đại diện pháp lý cho Chính phủ giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế bước đầu đạt nhiều kết quả. Hợp tác trong lĩnh vực tư
pháp và pháp luật được đẩy mạnh trên cả 3 phương diện (song phương, đa phương
và đa phương khu vực), trong đó đã củng cố, nối lại và làm sâu sắc thêm các mối
quan hệ hợp tác truyền thống và mở rộng quan hệ hợp tác mới với các nước và các
tổ chức quốc tế, phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả nổi bật, trong
nhiệm kỳ 2011-2015, công tác tư pháp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; một số
định hướng của nhiệm kỳ 2011-2015 chưa đạt được kết quả như mong muốn; thậm chí,
có những hạn chế trong nhiều năm liền, kể cả từ nhiệm kỳ trước, nhưng chưa khắc
phục hiệu quả, cụ thể là: Năng lực xây dựng và thực thi pháp luật chưa cao, hệ
thống pháp luật thiếu đồng bộ, một số VBQPPL chưa phù hợp với thực tiễn, tính
ổn định chưa cao, nhiều chính sách còn chồng chéo, tình trạng chậm ban hành VBQPPL,
nhất là văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn phổ biến; hiệu
quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn thấp, pháp luật chậm đi
vào cuộc sống; thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực vẫn còn phiền hà, việc
công bố, công khai TTHC vẫn còn chậm, việc thực thi TTHC chưa nghiêm, gây bức
xúc cho người dân, doanh nghiệp; tình trạng vi phạm trong công tác THADS còn
nhiều; việc triển khai một số nhiệm vụ mới của Ngành (quản lý xử lý vi phạm
hành chính, theo dõi thi hành pháp luật) còn lúng túng, nhất là ở các địa
phương; công tác hành chính tư pháp còn chậm được đổi mới; công tác nghiên cứu
khoa học pháp lý chưa thực sự đi vào chiều sâu, việc xây dựng Chiến lược phát
triển ngành Tư pháp còn chậm; ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của Ngành chưa đạt kết quả như mong muốn.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại,
hạn chế trong nhiệm kỳ 2011-2015 nêu trên là: Về khách quan, khối
lượng công việc, nhiệm vụ mới bổ sung cho Ngành tăng nhiều, mức độ phức tạp,
yêu cầu chất lượng công việc ngày càng cao, trong khi đó tổ chức, biên chế,
chất lượng nguồn nhân lực, kinh phí để triển khai chưa theo kịp yêu cầu công
việc, đặc biệt là biên chế cho các cơ quan tư pháp địa phương, tổ chức pháp
chế; Về chủ quan, sự quan tâm của một số Bộ, ngành và UBND các
cấp đối với công tác tư pháp, pháp chế chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra; việc
đề xuất kế hoạch công tác đối với một số nhiệm vụ, trong một số lĩnh vực chưa
sát với thực tế; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với nhau, giữa Trung ương và
địa phương còn nhiều hạn chế; công tác chỉ đạo, điều hành có lúc, có việc chưa
chủ động; sự tham mưu của một số tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp cho Lãnh đạo các
Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương chưa kịp thời, đầy đủ, cá biệt có
trường hợp chưa theo đúng trọng tâm, trọng điểm.
3. Bài học
kinh nghiệm nhiệm kỳ 2011-2015
Thứ nhất, phải biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quan tâm, ủng hộ của các
cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động, tích cực trong
thực hiện nhiệm vụ, kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo về những khó khăn,
vướng mắc hoặc những vấn đề mới.
Thứ hai, xác định đúng công việc trọng tâm, trọng điểm, bám sát kế
hoạch, nhiệm vụ chính trị của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương, nhất là các
nhiệm vụ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; có giải pháp phù hợp,
khả thi và tập trung nguồn lực để thực hiện.
Thứ ba, quan tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế, nâng cao kiến thức kinh tế, xã
hội, khắc phục tư duy pháp lý thuần tuý; chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch
và điều hành theo kế hoạch; đặc biệt coi trọng công tác tổ chức, cán bộ, nhất
là việc kiện toàn người đứng đầu đủ tâm, tầm và tài.
Thứ tư, sâu sát, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, dám chịu trách nhiệm,
đương đầu và vượt qua khó khăn; hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, lắng nghe ý
kiến phản ánh từ cơ sở, từ xã hội; kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh
trong thực tiễn triển khai hoạt động tư pháp.
Thứ năm, chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra; thực hiện cải cách
thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông
tin; đầu tư nhân lực có chất lượng cao; quy chế hóa cơ chế phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương, cơ quan
tại địa phương; chủ động thiết lập, thường xuyên duy trì, sử dụng hiệu quả quan
hệ phối hợp công tác trong và ngoài Ngành.
Phần thứ hai
ĐỊNH
HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHIỆM KỲ 2016-2020; NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC NĂM
2016
I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHIỆM
KỲ 2016-2020
1. Tiếp tục phát huy
vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong việc tham mưu giúp Quốc hội, Chính phủ, các
Bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ nội dung, tinh thần Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; các quy định của Hiến pháp năm 2013 với trọng
tâm là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp tục
thực hiện có hiệu quả Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Kết
luận của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược này và Luật ban
hành VBQPPL năm 2015, phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ xây
dựng hệ thống pháp luật Việt Nam đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh
bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Nghiên
cứu, đề xuất bổ sung, phát triển Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật phù hợp với tình hình mới. Chủ động xây dựng, hoàn thiện thể chế về
tổ chức và hoạt động của Ngành.
2. Tham mưu cho Chính
phủ, chính quyền các cấp thực hiện bước chuyển hướng chiến lược sang giai đoạn
hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm gắn kết giữa
công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Tổ chức thi hành hiệu quả Bộ
luật dân sự, Bộ luật hình sự, bảo đảm đồng bộ với việc triển khai các bộ luật,
luật về tố tụng để đưa các chính sách mới mang tính cải cách về bảo vệ,
bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường
đi vào cuộc sống.
Phấn đấu giảm cơ bản và tiến tới chấm dứt tình trạng trạng nợ đọng văn bản quy
định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm
pháp luật. Tăng
cường công tác tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, sử dụng
có hiệu quả các công cụ phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi thi hành pháp luật. Đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ
và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng pháp luật làm phương
tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, coi đây là khâu đầu
tiên và có vai trò quan trọng trong tổ chức thi hành pháp luật. Từng bước hoàn thiện các quy định kiểm soát hành vi
thực thi công vụ, nhất là với những người có vị trí nắm giữ và thực thi
quyền lực nhà nước trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp; tập
trung hoàn thiện, trình Quốc hội Luật ban hành quyết định hành chính. Tích cực
tham gia nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng cơ chế bảo vệ hiến pháp theo tinh
thần Hiến pháp năm 2013.
3. Tiếp tục hoàn thiện
thể chế về THADS, hành chính, tạo chuyển biến cơ bản, bền vững, thực chất công
tác THADS, hành chính; phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu được giao; hàng năm
giảm ít nhất 5% lượng án tồn đọng. Tập trung giải quyết các vụ việc trọng điểm,
phức tạp, kéo dài, giải quyết đúng thời hạn các vụ việc khiếu nại, tố cáo của
công dân. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, khắc phục cơ bản những tồn tại,
hạn chế, nhất là đối với công tác phân loại án, công tác thống kê THADS. Tiếp
tục củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, nhất là cán bộ quản lý đủ về số
lượng, bảo đảm về chất lượng; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan
THADS, nhất là kho vật chứng. Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, phối
hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương
trong THADS.
4. Nâng cao chất lượng
các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp như công chứng, bán đấu giá tài
sản, giám định tư pháp, trợ giúp pháp lý, thừa phát lại, quản lý, thanh lý tài
sản, đồng thời triển khai thực hiện tốt các chiến lược, quy hoạch, đề án trong
các lĩnh vực này, bảo đảm sự phát triển bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, bảo đảm sự vận hành thông suốt của cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đẩy mạnh việc xã hội hóa các lĩnh
vực này theo tinh thần Chiến lược cải cách tư pháp, phấn đấu đến năm 2020 hình
thành được mạng lưới dịch vụ pháp lý rộng khắp, thuận tiện, tin cậy cho người
dân, doanh nghiệp. Thành lập Hội công chứng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và hoàn thành các thủ tục thành lập
Hiệp hội công chứng toàn quốc. Tăng cường quản lý nhà nước kết hợp với
phát huy vai trò tự quản của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
5. Tăng cường hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan tư pháp và pháp chế, trong đó tập trung vào những lĩnh vực như hộ tịch,
chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, giao dịch bảo đảm, xử lý vi
phạm hành chính, kiểm soát TTHC; đưa các lĩnh vực công tác tư pháp thực sự đến
gần với người dân, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Từng bước hiện đại
hóa các lĩnh vực công tác này với trọng tâm là xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử gắn với việc tổ chức thực hiện Đề án Tổng thể đơn giản hóa
thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan
đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020. Nghiên cứu xây dựng Luật đăng ký
tài sản, phấn đấu đến năm 2020 hình thành hệ thống đăng ký tài sản công khai,
minh bạch, dễ tiếp cận.
6. Phát huy vai trò,
hiệu quả tham gia của ngành Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phát
sinh trong hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, nhất
là hiệp định TPP, Việt Nam – EU, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu cũng như
quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia phù hợp với
luật pháp quốc tế. Tiếp tục triển khai, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả cơ chế
giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định thương mại TPP và Việt Nam -
EU. Nghiên cứu, đề xuất vận dụng các quy định linh hoạt trong các cam kết quốc
tế nhằm bảo đảm hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Chủ động, tích
cực thực hiện hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp
phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước phục vụ hiệu quả cho quá
trình cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền; rà
soát, đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận
hợp tác đã ký.
7. Đổi mới tổ chức bộ
máy và tiếp tục kiện toàn nhân lực ngành Tư pháp phù hợp với Chiến lược phát
triển Ngành đến năm 2035 và Đề án vị trí việc làm được phê duyệt, bảo đảm sự
gắn kết giữa xây dựng pháp luật với thực thi pháp luật, có sự phân cấp, phân
quyền hợp lý giữa Trung ương và địa phương, phát triển một số ngành dọc (như
trợ giúp pháp lý, hộ tịch), phấn đấu đến năm 2020 khắc phục cơ bản mâu thuẫn
giữa việc tăng cường chức năng, nhiệm vụ với số lượng, đặc biệt là chất lượng
đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp và pháp luật. Tăng cường đào tạo, đào tạo
lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ tư pháp cơ sở, bảo đảm am hiểu
pháp luật, tinh thông về kỹ năng, nghiệp vụ. Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng
Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật
vào năm 2020; từng bước mở rộng quy mô đào tạo cử nhân luật với nguồn tuyển
sinh là người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác. Phấn đấu hoàn thành việc
xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp vào
năm 2020 và thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo chung nguồn 3 chức danh thẩm phán,
kiểm sát viên và luật sư.
8. Đẩy mạnh cải cách
hành chính gắn với tinh giản biên chế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ có hiệu quả hoạt động chỉ
đạo, điều hành công tác tư pháp, pháp chế, thi hành án dân sự, trọng tâm là cải
cách thủ tục hành chính, bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân,
doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đối với những lĩnh
vực quản lý của Bộ, Ngành theo tinh thần, nội dung Nghị quyết số 36a/NQ-CP của
Chính phủ về Chính phủ điện tử. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn với
phòng chống vi phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu trong toàn Ngành; khắc phục triệt để
thói quen tùy tiện, bệnh quan liêu, tham nhũng, gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức trong sạch, vững mạnh, tuân thủ kỷ cương, kỷ luật công vụ, sống và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2016
1. Nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2016
1.1. Tổ chức học tập, quán
triệt và xây dựng Chương trình, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII và các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhiệm
kỳ 2016-2020, trong đó chú trọng vào các vấn đề liên quan đến cải cách tư
pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành
pháp luật.
1.2. Công tác xây
dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL và pháp điển
hệ thống quy phạm pháp luật
- Xây dựng trình Quốc hội thông qua
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, điều chỉnh Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2016. Tập trung phối hợp chỉnh lý, hoàn thiện các
dự án Luật tiếp cận thông tin, Luật đấu giá tài sản; chủ trì xây dựng và
hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, các dự án Luật trợ giúp pháp lý
(sửa đổi), Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi), Luật chứng
thực, Luật lý lịch tư pháp (sửa đổi). Kịp thời xây dựng, trình Chính phủ
ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết thi hành
các luật, pháp lệnh, nghị quyết có hiệu lực trong các năm 2016, 2017 như: Luật
ban hành VBQPPL, Bộ luật dân sự (sửa đổi), Nghị quyết của Quốc hội về Thừa phát
lại..., đồng thời tăng cường đôn đốc các Bộ, ngành việc xây dựng văn bản quy
định chi tiết các luật, pháp lệnh.
- Tổ chức thi hành hiệu quả Luật ban
hành VBQPPL năm 2015; chú trọng những điểm mới của Luật, nhất là quy định đột
phá trong khâu thẩm định, phân tích chính sách pháp luật để bảo đảm tính khả
thi của dự án, dự thảo VBQPPL. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định VBQPPL, ưu
tiên bố trí đủ nhân lực, nguồn lực đảm bảo thẩm định đối với các dự thảo văn
bản quy phạm pháp cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, liên quan đến hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân. Chủ động phát huy công cụ công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm
quyền, nhất là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp
lệnh và kiểm tra văn bản theo các nguồn thông tin. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc
và theo dõi việc xử lý các văn bản trái pháp luật của các Bộ, ngành và địa
phương.
- Tổ chức thực hiện rà
soát thường xuyên VBQPPL và theo một số chuyên đề, lĩnh vực phục vụ yêu cầu
quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, trọng tâm là các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ Tư pháp mà Quốc hội vừa thông qua luật (bộ luật) trong năm
2015 và dự kiến thông qua luật (bộ luật) trong năm 2016. Tiếp tục triển khai có
hiệu quả Pháp lệnh hợp nhất VBQPPL và Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL; đồng
thời, nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các pháp lệnh này,
bảo đảm phù hợp với Luật ban hành VBQPPL và phù hợp với thực tiễn triển khai
các pháp lệnh.
1.3. Công tác quản lý xử lý vi phạm
hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
- Ban hành đầy đủ, kịp thời sửa đổi,
bổ sung các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm
hành chính, đảm bảo thống nhất, khả thi; kịp thời rà soát, nghiên cứu, hoàn
thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc (rút ngắn thời hạn, đơn giản hóa thủ tục lập hồ sơ). Tập trung
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhất là đối với đối tượng là người chưa
thành niên; tích cực tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; từng bước triển khai thực
hiện đầy đủ, chất lượng các nội dung của nhiệm vụ quản lý công tác thi hành
pháp luật xử lý vi phạm hành chính ở các Bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc.
- Hoàn thiện thể chế về công tác theo
dõi thi hành pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, toàn diện, nâng cao hiệu
quả công tác theo dõi thi hành pháp luật. Xây dựng và triển khai Kế hoạch theo
dõi thi hành pháp luật năm 2016 đáp ứng yêu cầu quản lý, tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương. Đẩy mạnh hướng dẫn, đôn
đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật nói chung và công tác thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm
liên ngành theo hướng lựa chọn lĩnh vực phức tạp, có nhiều khó khăn, vướng mắc,
bất cập trong thực tiễn thi hành, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và
cuộc sống của người dân, đang là điểm nóng trong dư luận xã hội, được các đại
biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.
1.4. Công tác kiểm soát thủ tục hành
chính
- Đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC, cắt giảm
chi phí tuân thủ TTHC trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, văn hóa, xã
hội, trong đó ưu tiên các TTHC phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện
kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC ngay từ khâu dự thảo VBQPPL, góp
phần nâng cao chất lượng thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu
trong công tác cải cách TTHC theo đúng Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ.
- Tăng cường công khai, minh bạch TTHC,
trong đó chú trọng việc công bố TTHC thuộc phạm vi quản lý hoặc thẩm quyền
giải quyết của các Bộ, ngành, địa phương.
- Triển khai thiết lập và đưa vào
vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về
quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các
cấp chính quyền. Tiếp tục tổ chức thực hiện có kết quả Đề án
Tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu
liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020. Xây dựng Đề án đơn giản
hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nghiên
cứu, nhân rộng mô hình hay, cách làm mới trong thực hiện cải cách TTHC trên
phạm vi toàn quốc.
- Tập trung cải cách TTHC trong nội bộ
cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, dịch vụ công và các thủ tục hành
chính liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; triển khai thực
hiện đầy đủ, đồng bộ và có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương.
1.5. Công tác thi hành án dân sự
- Tiếp tục triển khai thực
hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS, chú trọng xây dựng
đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này và bảo đảm đồng bộ với các bộ
luật, luật mới được Quốc hội thông qua liên quan đến công tác THADS.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, đặc biệt là chỉ tiêu thi hành xong
về việc, về tiền và các chỉ tiêu khác được Quốc hội giao theo Nghị quyết của
Quốc hội về công tác tư pháp. Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi
hành các vụ án lớn, liên quan đến thu hồi tài sản cho Nhà nước, đặc biệt là
trong các vụ án tham nhũng. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính
và triển khai thực hiện tốt Luật tố tụng hành chính (sửa đổi).
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức
bộ máy, đội ngũ công chức làm công tác THADS đủ về số lượng, bảo đảm về chất
lượng gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015
của Bộ Chính trị, Nghị định số 108/2015/NĐ-CP về tinh giản biên chế đội ngũ cán
bộ, công chức; xây dựng và triển khai thực hiện Đề án về đào tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức các cơ quan THADS giai đoạn 2017-2020 và Đề án rà soát, đào
tạo đội ngũ công chức trẻ có năng lực, trình độ, tạo nguồn bổ nhiệm Phó Cục
trưởng Cục THADS.
- Nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, nhất là tại các cơ quan THADS địa phương, hạn chế xảy ra các trường
hợp khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp. Chủ động xử lý kịp thời, đúng
pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp,
kéo dài.
- Tổ chức thực hiện các đề án
đã được phê duyệt về xây dựng trụ sở, kho vật chứng và đầu tư trang thiết bị,
phương tiện làm việc cho các cơ quan THADS, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ xây
dựng kho vật chứng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo
điều hành và trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức thực hiện tốt Kế
hoạch hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS
(19/7/1946 - 19/7/2016).
- Tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc
hội. Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng Luật về thừa phát lại.
1.6. Công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định số
09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ
sở và tổ chức triển khai thực hiện. Tăng cường phối hợp với các ngành, đoàn thể
trong việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phối hợp PBGDPL đã
ký kết. Tiếp tục rà soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
pháp luật các cấp. Tổ chức triển khai hiệu quả Ngày Pháp luật năm 2016.
- Tập trung phổ biến các luật mới được
Quốc hội ban hành, nhất là các luật về tổ
chức bộ máy như Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức
chính quyền địa phương; Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện Kiểm
sát nhân dân, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân; các luật, bộ luật nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
XHCN, bảo vệ quyền con người, quyền công dân như Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ
luật hình sự (sửa đổi); các luật, bộ luật về tố tụng...; tổ chức giới
thiệu, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật mà
dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng, cũng như các điều ước quốc tế mà
nước ta là thành viên. Nghiên cứu, đổi mới cách thức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông
tin, sử dụng phương tiện truyền thông, mạng xã hội vào công tác này.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật hòa
giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tổ chức tốt Hội thi hòa giải viên
giỏi toàn quốc lần thứ III. Đề xuất sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản mới
điều chỉnh về công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước tại cơ sở.
1.7. Công tác hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi
thường nhà nước
- Tập trung triển khai
thực hiện Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành và thí điểm trên
diện rộng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của Luật. Tiếp tục
triển khai các đề án, kế hoạch liên quan đến giải quyết vấn đề người di cư tự
do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước Việt Nam – Lào; vấn
đề quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân cho người di cư tự do từ
Campuchia về nước và người gốc Việt ở Campuchia; vấn đề quốc tịch, hộ tịch của
trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên lãnh
thổ Việt Nam. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về hộ tịch,
chứng thực tại các địa phương. Xây dựng dự án Luật chứng thực bảo đảm đúng tiến
độ, chất lượng.
- Tổng kết 5 năm thi hành Luật nuôi
con nuôi và 4 năm triển khai thực hiện Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ
em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Triển khai thực
hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi và Đề án hỗ trợ trẻ em
Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài tìm về cội nguồn.
- Tổng kết 5 năm thi
hành Luật lý lịch tư pháp và đề xuất hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực
này. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án thí điểm cấp Phiếu lý
lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực
tuyến, nghiên cứu, đề xuất việc thực hiện chính thức trên phạm vi
toàn quốc. Đẩy mạnh việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
lý lịch tư pháp, bảo đảm kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ
sở dữ liệu chuyên ngành khác liên quan.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế
trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm phù hợp với Bộ luật dân sự (sửa
đổi).
Kịp thời giải quyết những khó khăn trong thực hiện thủ tục thế chấp và giải
chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai
và các quyền tài sản có liên quan. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đổi
mới tổ chức và hoạt động các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản. Triển khai
áp dụng đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ
công cấp độ 4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng dự án Luật đăng ký
tài sản và Đề án thí điểm đăng ký trực tuyến giao dịch bảo
đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Tổ chức tổng kết 05
năm thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, làm cơ sở cho việc xây
dựng dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) đã được Quốc hội
đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016. Chỉ đạo giải quyết
các vụ việc bồi thường còn tồn đọng, đặc biệt là những vụ việc được dư luận
quan tâm. Tăng cường công tác hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động
giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và xem xét, thực hiện trách
nhiệm hoàn trả; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý.
1.8. Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp
pháp lý
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, Chiến lược phát triển nghề luật
sư đến năm 2020 và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để thực hiện các quy
định của các luật, bộ luật tố tụng có liên quan đến luật sư và hành nghề luật
sư; chú trọng công tác phát triển đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu pháp luật quốc
tế, thành thạo ngoại ngữ, có thể hoạt động trên trường quốc tế để bảo vệ quyền
và lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và công dân Việt Nam trong quá trình
giao lưu, hội nhập quốc tế. Phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các cơ
quan có thẩm quyền kiện toàn Đảng đoàn liên đoàn luật sư Việt Nam và nhân sự
Lãnh đạo Liên đoàn nhiệm kỳ II.
- Triển khai có hiệu quả Luật công
chứng và Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm
2020; tổ chức thực hiện tốt việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng
công chứng, thành lập Hội công chứng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và hoàn thành các thủ tục thành lập Hiệp
hội công chứng toàn quốc. Chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra chuyên
ngành trong tổ chức và hoạt động hành nghề công
chứng.
- Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Đề
án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; tập trung tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật giám định tư pháp và văn bản
quy định chi tiết thi hành, nhất là những vấn đề còn tồn tại trong việc giám
định phục vụ giải quyết án kinh tế, tham nhũng.
- Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành
và tổ chức thực hiện Nghị định về hòa giải thương mại; chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để triển khai thực hiện Luật đấu giá tài sản; tổ chức thực hiện tốt
Nghị định số 22/2015/NĐ-CP về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài
sản.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý; tăng cường kiểm tra, theo dõi,
giám sát chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; tập trung xây dựng Luật trợ giúp
pháp lý (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, tiến độ.
1.9. Công tác pháp luật quốc tế, hợp
tác quốc tế về tư pháp và pháp luật
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm
định điều ước quốc tế, góp ý thỏa thuận
quốc tế; chuẩn hóa công tác cấp ý kiến pháp lý theo quy
định của Nghị định số 51/2015/NĐ-CP. Tiếp tục thực hiện có
hiệu quả vai trò làm đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải
quyết các vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế nhằm đảm bảo tối đa
quyền và lợi ích của Nhà nước. Phát huy hơn nữa vai trò đầu mối
thực thi và hoàn thiện báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước quốc
tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Tiếp tục thực hiện
hiệu quả Luật tương trợ tư pháp; đẩy mạnh việc rà soát các Hiệp
định tương trợ tư pháp đã ký kết với các nước để đề xuất sửa đổi,
bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác này. Thực hiện đánh giá tác
động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đối với hệ thống pháp luật
Việt Nam và đề xuất phương án hoàn thiện hệ thống pháp luật để
thực hiện hiệu quả các hiệp định này.
- Tiếp tục triển khai thi hành hiệu
quả Nghị định số 113/2014/NĐ-CP về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, nâng
cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp
luật. Đẩy mạnh có trọng điểm các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật trên cả
ba bình diện toàn cầu, khu vực và song phương theo các định hướng đã được xác
định tại Đề án định hướng tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế về pháp luật giai
đoạn 2013 – 2016. Chú trọng triển khai các nhiệm vụ hợp tác về pháp luật với
các nước ASEAN trong bối cảnh hình thành cộng đồng ASEAN; hoàn thành các thủ
tục gia nhập các thiết chế quốc tế đa phương về hợp tác pháp luật và tư pháp
như Tổ chức quốc tế về phát triển luật (IDLO), Tổ chức tư vấn pháp luật Á - Phi
(AALCO), Tổ chức nhất thể hóa pháp luật tư (UNIDROIT).
1.10. Công tác xây dựng Ngành, quản lý nhà nước về pháp
chế; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học pháp lý
-
Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể kiện toàn tổ chức bộ máy và
nhân lực ngành Tư pháp và danh mục mạng lưới dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp; ban hành Thông tư
quy định tiêu chuẩn Giám đốc Sở Tư pháp. Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương theo các nội
dung sửa đổi Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để sửa đổi Nghị định số 22/2013/NĐ-CP.
-
Tiếp tục thực hiện tốt công tác cán bộ, nhất là việc quy hoạch, bổ nhiệm lãnh
đạo cấp Vụ, cấp Phòng các đơn vị thuộc Bộ. Đẩy mạnh công tác luân chuyển,
chuyển đổi vị trí công tác đối với các bộ, công chức, viên chức các đơn vị
thuộc Bộ và giữa Bộ với các địa phương. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án
vị trí việc làm và Đề án tinh giản biên chế của Bộ Tư pháp giai đoạn 2015-2021.
Kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị thuộc Bộ và của địa phương theo
phân cấp.
-
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội
thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật và Đề án xây dựng Học viện Tư pháp
thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp. Chú trọng việc đào tạo, đào
tạo lại và bồi dưỡng cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp, nhất là cán bộ tư
pháp cơ sở bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Luật hộ tịch. Ban
hành và thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong việc đưa cán bộ, giảng viên và học
viên của các cơ sở đào tạo thuộc Bộ đi thực tế tại UBND cấp xã, Phòng Tư pháp
cấp huyện và cơ quan THADS.
-
Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc kiện toàn tổ chức, cán bộ pháp chế tại các
Bộ, ngành, địa phương. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trình Chính phủ dự thảo
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
- Triển khai thực hiện các Kết luận
của Bộ Chính trị sau tổng kết Nghị quyết số 48 và Nghị quyết số 49 của Bộ
Chính trị về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và nghiên cứu, đề xuất việc
phát triển các nghị quyết này bảo đảm phù hợp với tình hình mới. Hoàn thiện
Chiến lược phát triển ngành Tư pháp đến năm 2035. Bám sát thực tiễn, các nhiệm
vụ trọng tâm của Ngành để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành các nhiệm vụ khoa
học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành, tăng
cường năng lực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; đa dạng hóa các hoạt động nghiên cứu khoa học dưới hình
thức tọa đàm, sinh hoạt khoa học và các hình thức phù hợp khác.
1.11. Công tác kế hoạch, thống kê, ngân
sách - tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản; thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
- Nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp để nâng cao chất lượng xây dựng các kế hoạch công tác của Bộ, Ngành. Ban
hành Thông tư thay thế Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của ngành Tư
pháp và triển khai xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tư pháp.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quản
lý ngân sách - tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm đáp ứng tốt việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ, Ngành, đồng thời bảo đảm triệt để tiết kiệm,
đúng chế độ quy định. Xây dựng phương án tiết kiệm, cắt giảm tối đa các
khoản kinh phí hội nghị, hội thảo, các hoạt động phô trương, lãng phí không cần
thiết; cân đối để bố trí nguồn tăng lương theo Nghị quyết của Quốc hội. Tăng
cường công tác kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý ngân sách - tài sản và xây
dựng cơ bản. Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây
dựng của Bộ.
- Tăng cường hơn nữa các hoạt
động thanh tra chuyên ngành, nhất là trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành
chính tư pháp trên cơ sở phát huy vai trò của Thanh tra các Sở Tư pháp, đồng
thời đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra sau thanh tra. Chú trọng công tác
thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham
nhũng tại các đơn vị. Thực hiện tốt Luật tiếp công dân và các văn bản hướng
dẫn thi hành; tăng cường tuyên truyền, quán triệt Luật thanh tra, Luật khiếu nại,
Luật tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.
1.12. Công tác thông tin, truyền
thông, báo chí, xuất bản; ứng dụng công nghệ
thông tin, cải cách hành chính; thi đua khen thưởng
-
Tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức các ấn phẩm sách, báo, tạp chí, phục vụ
tốt các nhiệm vụ chính trị của Bộ, Ngành và nhu cầu của bạn đọc với mục tiêu
nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, gắn với các sự kiện lớn của đất
nước, của Bộ, Ngành; đồng thời, tăng cường phát triển các ấn phẩm
phụ để phát triển theo hướng phân khúc thị trường bạn đọc. Xây dựng và thực
hiện Đề án Chung tay xóa nghèo pháp luật, chuyên đề tuyên truyền pháp luật về
biên giới, biển đảo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
-
Tiếp tục thực hiện tốt công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, điểm
tin báo chí phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành; tổ chức tốt các buổi họp báo
định kỳ, đột xuất để thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động của Bộ,
Ngành.
- Tổ chức triển khai
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của
Chính phủ về Chính phủ điện tử. Nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc
gia về văn bản pháp luật; Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận xử lý
phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ
tục hành chính tại các cấp chính quyền và Thí điểm
thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch. Triển
khai thực hiện việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4 trong đăng ký giao
dịch bảo đảm và mức độ 3 trong cấp phiếu lý lịch tư pháp. Nâng cấp,
phát triển Cổng thông tin điện tử Thi hành án dân sự.
-
Ban hành mới các quy trình ISO trong hoạt động của cơ quan Bộ Tư pháp nhằm
triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số
19/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản
lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ
quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước.
-
Tiếp tục hoàn thiện các quy chế nội bộ liên quan đến công tác thi đua, khen
thưởng như Quy chế về tổ chức và hoạt động các Cụm, Khu vực thi đua thuộc ngành
Tư pháp; Quy chế xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp tư pháp...; thực hiện
nghiêm túc việc chấm điểm thi đua và xếp hạng Sở Tư pháp, Cục THADS và đề
xuất việc chấm điểm thi đua và xếp hạng các đơn vị thuộc Bộ. Đẩy mạnh các phong
trào thi đua trong toàn Ngành.
2. Giải pháp chủ yếu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác
tư pháp năm 2016, ngành Tư pháp xác định một số giải pháp chủ yếu sau đây:
2.1. Xây dựng các chương
trình, kế hoạch công tác cụ thể, có tính khả thi cao, bám sát các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, chương trình
công tác của Ngành, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến
việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 theo Nghị quyết số
98/2015/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; các nội dung
cần thể chế hóa trong văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII.
2.2. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ
đạo, điều hành và giải quyết công việc chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường sử
dụng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện trong tổ chức các cuộc họp, hội
thảo, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
2.3. Tăng cường kỷ cương,
kỷ luật hành chính, cải tiến lề lối làm việc; tăng cường hiệu quả các cuộc họp,
giảm số lượng cuộc họp; khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm
các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu trong khi giải quyết yêu cầu
của người dân, nhất là trong các lĩnh vực THADS, hộ tịch, lý lịch tư pháp tại
địa phương.
2.4. Đẩy mạnh việc
kiện toàn bộ máy, nhân lực, tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức,
viên chức của Ngành, nhất là bộ máy, công chức làm công tác pháp chế của các
Bộ, cơ quan, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, công chức Tư pháp - Hộ tịch
cấp xã và công chức tư pháp ở những lĩnh vực mới quản lý của Ngành, bảo đảm
phát huy hiệu quả công tác tư pháp trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao.
2.5. Tăng cường công tác
phối hợp với Bộ, cơ quan và cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều
hành công tác tư pháp từ Trung ương đến địa phương; kịp thời báo cáo, xin ý
kiến chỉ đạo của cấp trên để có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.6. Phát huy hiệu
quả các công cụ quản lý kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và thi đua – khen
thưởng, bảo đảm linh hoạt, kịp thời. Chỉ đạo tổ chức tốt các phòng trào thi đua
– khen thưởng bảo đảm gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
của từng cơ quan, đơn vị.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2016
1. Tập trung phổ biến,
quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất là chủ trương,
chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ nội dung, tinh thần của Nghị quyết.
Thực hiện tốt chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó tập trung xây
dựng các dự án Luật để tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về bảo
vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân như Luật trách nhiệm bồi thường Nhà
nước (sửa đổi), Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật chứng thực và Luật lý
lịch tư pháp (sửa đổi); phối hợp chỉnh lý, hoàn thiện các dự án Luật tiếp cận
thông tin, Luật đấu giá tài sản, Luật ban hành quyết định hành chính. Đổi mới
và nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định VBQPPL, gắn kết với công tác
kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra VBQPPL và theo dõi thi hành pháp luật,
trong đó chú trọng việc đánh giá tác động của các chính sách, đảm bảo kiểm soát
chặt chẽ tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của VBQPPL. Tăng cường theo dõi, đôn
đốc, giám sát việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành luật, pháp lệnh.
2. Triển khai thi hành
kịp thời, có hiệu quả các luật có hiệu lực trong năm 2016; tập trung quyết liệt,
bảo đảm thực hiện tốt những quy định mới của Luật ban hành VBQPPL. Chuẩn bị các
điều kiện cần thiết để thực hiện tốt Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật hình sự 2015
và Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật này bảo đảm đồng bộ với
việc triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự
2015, Luật tố tụng hành chính 2015; thực hiện các biện pháp thiết thực, cụ thể
nhằm đưa các chính sách mới mang tính cải cách trong các bộ luật này, nhất là
các quy định về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thúc đẩy phát
triển kinh tế thị trường đi vào cuộc sống. Nghiên cứu xây dựng dự án Luật đăng
ký tài sản.
3. Đổi mới phương thức
và tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các bộ
luật, luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua. Chủ động thông tin, tuyên
truyền chủ trương, chính sách mới, các vấn đề dư luận quan tâm trong quá trình
xây dựng dự thảo VBQPPL; kịp thời cập nhật văn bản quy phạm pháp luật vào Cơ sở
dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, đảm bảo cung cấp thông tin pháp luật công
khai, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tiếp
cận, khai thác, sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và
lợi ích hợp pháp của mình. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án phổ
biến pháp luật cho các đối tượng đồng bào ở vùng sâu, vùng xa gắn với việc thực
hiện các chương trình giảm nghèo và việc thực hiện chính sách dân tộc phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức tốt Hội thi hòa giải viên
giỏi toàn quốc lần thứ III.
4. Triển khai thực hiện
đồng bộ, có hiệu quả Luật hộ tịch, Luật căn cước công dân theo hướng hiện
đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, trong đó tập
trung triển khai thực hiện thí điểm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá
nhân, gắn với việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và đẩy nhanh tiến độ
thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân,
tiến tới xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện
đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.
5. Nâng cao chất lượng
công tác thi hành án dân sự, hành chính, bảo đảm sự phát triển bền vững, phấn
đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu được giao trong Nghị quyết của Quốc hội về công
tác tư pháp, trong đó tập trung giảm lượng án tồn đọng xuống dưới 200.000 vụ
việc. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đổi mới, linh hoạt,
sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, đảm bảo thông suốt từ Trung ương tới địa
phương; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm kịp
thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
6. Tập trung triển khai
hiệu quả hơn nữa Luật xử lý vi phạm hành chính; tiến hành rà soát các quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với Bộ luật hình sự (sửa đổi), đồng
thời, tổng hợp kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi để đề
xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số
77/2014/QH13 của Quốc hội liên quan đến việc đưa người nghiện ma túy không có
nơi cư trú ổn định vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc; tập trung theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật
liên quan đến các biện pháp xử lý hành chính. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia
về xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật gắn với kiểm tra VBQPPL và KSTTHC, trong đó tập trung vào lĩnh vực
nhà ở xã hội, người có công.
7. Đổi mới mạnh mẽ việc
giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng tập trung, trực
tiếp giải quyết công việc, có sự giám sát chặt chẽ của cấp có thẩm quyền, sự
phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện
đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức trực tiếp giải
quyết thủ tục hành chính. Thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ
tục hành chính cho cá nhân, tổ chức qua dịch vụ bưu điện để giảm thiểu tiêu
cực, nhũng nhiễu, tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại cho
người dân. Tiếp tục triển khai Kế hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015) và
các nội dung theo chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ liên quan đến TTHC trong các lĩnh vực thuế, hải quan, đầu tư, đất đai,
xây dựng, tiếp cận điện năng, an sinh xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
liên quan khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Thông tư liên tịch hướng dẫn thực
hiện liên thông các thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất và thuế.
8. Tiếp tục đẩy mạnh xã
hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, trong đó tập trung thực hiện việc chuyển đổi
mô hình hoạt động các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng theo quy định của
Luật công chứng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội chỉnh lý, hoàn
thiện, sớm trình Quốc hội thông qua dự án Luật đấu giá tài sản và chuẩn bị các
điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện tốt Luật này sau khi Quốc hội thông
qua. Phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc kiện toàn chức danh
Lãnh đạo Liên đoàn, đảm bảo hoạt động của Liên đoàn ngày càng hiệu quả, ổn
định. Tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý trên phạm vi cả nước. Tổ chức
triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chế định thừa phát lại
tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nghiên cứu đề xuất việc xây dựng
Luật Thừa phát lại.
9. Xử lý kịp thời các
vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết và
thực hiện điều ước quốc tế, trong đó khẩn trương rà soát, đề xuất hoàn thiện hệ
thống pháp luật, đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định
thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP). Tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực giải
quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước, các cơ chế
giải quyết tranh chấp thương mại, nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Tăng cường các hoạt động
hợp tác đa phương trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật; nghiên cứu xác định nhu
cầu hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong đó ưu tiên các hoạt động hợp tác với
các nước Lào, Campuchia.
10. Chuẩn bị và thực hiện
tốt việc chuyển giao cán bộ lãnh đạo của các cơ quan tư pháp, pháp chế sau Đại
hội Đảng XII và bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đảm bảo tính ổn
định, liên tục trong tổ chức và công việc. Nâng cao hơn
nữa kỷ cương, kỷ luật công vụ trong toàn Ngành; tập trung kiểm tra,
thanh tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, các tổ
chức hành nghề tư pháp nhũng nhiễu, gây phiền hà, vi phạm pháp luật. Tăng cường
đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp và pháp
luật, nhất là cán bộ tư pháp cấp huyện và cán bộ, công chức làm công tác hộ
tịch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan liên quan chỉnh lý, hoàn thiện Pháp lệnh đào tạo các chức danh tư pháp.
Triển khai có kết quả Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường
trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật và Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành
trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp.
11. Từng bước hiện đại
hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
gắn với cải tiến chế độ báo cáo, thống kê trong các lĩnh vực quản lý của Bộ; đảm
bảo hết năm 2016, 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3,
tiến tới thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến hoặc qua đường bưu
điện (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4) trong các lĩnh vực đăng ký giao dịch
bảo đảm, lý lịch tư pháp, quốc tịch theo tinh thần, nội dung Nghị quyết số
36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng
các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo Tổ
chức pháp chế các Bộ, ngành, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch
triển khai thực hiện Phần thứ hai của Báo cáo này, trong đó bám sát các định
hướng công tác nhiệm kỳ 2016-2020, nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm
2016, đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể của Bộ, ngành, địa phương mình để
đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, sát thực, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các
cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phê duyệt ngay trong tháng 01/2016 để tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo thực hiện bảo đảm tiến độ,
chất lượng các chương trình, kế hoạch đã đề ra, báo cáo kết quả thực hiện với Bộ
trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục THADS các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu nêu trên, trong đó tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm của
Ngành. Tổng Cục trưởng Tổng Cục THADS chỉ đạo các cơ quan THADS triển khai tốt
các nhiệm vụ được giao./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư (để báo cáo);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó TTCP Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo);
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn Phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, STP, Cục THADS các
tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Lưu: VT, TH.
|
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
|