Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 72/BC-UBND 2020 kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy Hồ Chí Minh 2015 2022

Số hiệu: 72/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thành Phong
Ngày ban hành: 04/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 5 năm 2020

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY; QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Công văn số 1143/BNV-TCBC ngày 06 tháng 3 năm 2020 của Bộ Nội vụ về việc báo cáo kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là biên chế viên chức) và hợp đồng lao động giai đoạn 2015 - 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo như sau:

I. VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Về tổ chức hành chính

a) Tổng hợp số lượng các tổ chức hành chính ở thành phố tại 03 thời điểm: ngày 30 tháng 4 năm 2015 (thời điểm bắt đầu triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW), ngày 31 tháng 10 năm 2017 (thời điểm bắt đầu triển khai Nghị quyết số 18,19-NQ/TW) và ngày 29 tháng 02 năm 2020. Cụ thể như sau:

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây gọi tắt là sở):

+ Tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 có 20 sở.

+ Tại thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 có 20 sở.

+ Tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 có 20 sở.

+ Dự kiến sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong giai đoạn 2020 - 2021, giữ nguyên 20 sở.

Ngày 05 tháng 12 năm 2018, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 5954/BNV-TCBC yêu cầu trong thời gian chờ Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện. Do đó, tại Công văn số 89/UBND-VX ngày 08 tháng 01 năm 2019, thành phố đã chỉ đạo tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện. Vì vậy, dự kiến trong giai đoạn 2020 - 2021, thành phố giữ nguyên 20 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và sẽ thực hiện sắp xếp theo quy định mới được ban hành.

- Văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của sở:

+ Tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 có 216 tổ chức thuộc sở, gồm: 197 phòng, 15 chi cục, 04 Ban và tương đương (Ban Tiếp Công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới thành phố thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Tôn giáo và Ban Thi đua Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ).

+ Tại thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 có 200 tổ chức thuộc sở, gồm: 183 phòng, 13 chi cục[1], 04 Ban và tương đương (Ban Tiếp Công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới thành phố thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Tôn giáo và Ban Thi đua Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ).

+ Tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 có 189 tổ chức thuộc sở, gồm: 173 phòng, 12[2] chi cục, 04 Ban và tương đương (Ban Tiếp Công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới thành phố thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Tôn giáo và Ban Thi đua Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ).

+ Dự kiến sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong giai đoạn 2020 - 2021, giảm 01 tổ chức, gồm: 01 phòng, 0 chi cục, cụ thể: Dự kiến Sở Nội vụ sắp xếp giảm 01 phòng, từ 07 phòng còn 06 phòng.

- Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc sở:

+ Tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 có 73 phòng.

+ Tại thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 có 57 phòng.

+ Tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 có 49 phòng.

+ Dự kiến sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong giai đoạn 2020 - 2021, giảm 01 phòng thuộc chi cục, cụ thể dự kiến giảm 01 phòng Chi cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính từ 04 phòng còn 03 phòng.

- Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:

+ Tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 có 13 tổ chức, gồm: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố, Văn phòng Tiếp Công dân thành phố, Ủy ban Phòng chống AIDS (Văn phòng Thường trực), Ban An toàn giao thông thành phố (Văn phòng), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố, Ban Đổi mới Quản lý Doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc.

+ Tại thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 có 12 tổ chức, gồm: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố, Ban An toàn giao thông thành phố (Văn phòng), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố, Ban Đổi mới Quản lý Doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố.

+ Tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 có 11 tổ chức, gồm: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố, Ban An toàn giao thông thành phố (Văn phòng), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố, Ban Đổi mới Quản lý Doanh nghiệp, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố.

+ Dự kiến sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong giai đoạn 2020 - 2021 đối với 04 tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, gồm: Ban An toàn giao thông thành phố (Văn phòng Thường trực), Ban Quản lý Khu đô thị mới Tây Bắc thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

- Văn phòng, phòng, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:

+ Tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 có 61 tổ chức thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, gồm: 61 phòng.

+ Tại thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 có 57 tổ chức thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, gồm: 57 phòng.

+ Tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 có 51 tổ chức thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, gồm: 51 phòng.

+ Dự kiến sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong giai đoạn 2020 - 2021, giảm 18[3] tổ chức thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.

b) Tổng hợp các tổ chức hành chính ở quận - huyện thuộc thành phố (sau đây gọi tắt là cấp huyện) tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015, ngày 31 tháng 10 năm 2017 và ngày 29 tháng 02 năm 2020. Cụ thể như sau:

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (gọi tắt là phòng cấp huyện):

+ Tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 có 288 phòng (12 phòng/quận - huyện).

+ Tại thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 có 288 phòng (12 phòng/quận - huyện).

+ Tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 có 288 phòng (12 phòng/quận - huyện).

+ Dự kiến sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong giai đoạn 2020 - 2021, giữ nguyên 12 phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và thực hiện sắp xếp theo quy định khi có văn bản mới ban hành.

- Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có): không có.

+ Tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 có 0 tổ chức.

+ Tại thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 có 0 tổ chức.

+ Tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 có 0 tổ chức.

+ Dự kiến sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong giai đoạn 2020 - 2021, giảm 0 tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Báo cáo chi tiết theo Phụ lục số 1c (kèm theo).

2. Về đơn vị sự nghiệp công lập

a) Tổng hợp số lượng đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm cả các Ban quản lý dự án) chi tiết theo mức tự chủ về tài chính, vị trí pháp lý của đơn vị sự nghiệp công lập và theo ngành, lĩnh vực sự nghiệp tại 03 thời điểm: Ngày 30 tháng 4 năm 2015, ngày 31 tháng 10 năm 2017 và ngày 29 tháng 02 năm 2020. Trong đó:

STT

Nội dung chi tiết

Thời điểm ngày 30/4/2015

Thời điểm ngày 31/10/2017

Thời điểm ngày 29/02/2020

1.

Theo mức tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

1820

1821

1811

1.1

Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

238

171

147

1.2

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

1443

1488

1462

1.3

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên

129

140

176

1.4

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

10

22

26

2.

Theo vị trí pháp lý của đơn vị sự nghiệp công lập

1820

1821

1811

2.1

Thuộc Ủy ban nhân dân thành phố

12

13

13

2.2

Thuộc cơ quan chuyên môn (và tổ chức tương đương) thuộc Ủy ban nhân dân thành phố

355

330

320

2.3

Thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

1453

1478

1478

3.

Theo ngành, lĩnh vực

1820

1821

1811

3.1

Giáo dục và Đào tạo

1318

1333

1345

3.2

Giáo dục nghề nghiệp

83

86

90

3.3

Y tế

96

93

81

3.4

Khoa học và công nghệ

12

11

12

3.5

Văn hóa, thể dục, thể thao

86

85

80

3.6

Thông tin và truyền thông

10

11

13

3.7

Sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác

215

202

190

Báo cáo chi tiết theo Phụ lục số 2c (kèm theo).

b) Dự kiến việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của địa phương trong giai đoạn 2020 - 2021

Dự kiến việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố trong giai đoạn 2020 - 2021 theo Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố, trong đó:

- Dự kiến Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông sẽ sáp nhập với Trung tâm Tin học thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thành Trung tâm Điều hành chỉ huy tích hợp Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.

- Dự kiến sáp nhập 2 Tạp chí Khám phá và Tạp chí Thế giới Vi tính vào Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

- Sáp nhập 03 đơn vị (Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao, Đài Truyền thanh huyện) thành 01 đơn vị (Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện) hoặc sáp nhập 02 đơn vị (Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thể dục Thể thao) thành 01 đơn vị (Trung tâm Văn hóa và Thể thao quận).

- Ngoài ra, đẩy mạnh việc chuyển một số đơn vị sang mức độ tự chủ tài chính cao hơn, trong đó dự kiến chuyển 01 đơn vị từ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang tự bảo đảm chi thường xuyên (Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) và 01 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sang tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

3. Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy và khó khăn, vướng mắc

a) Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy đối với tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp

- Về tổ chức hành chính

+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: Giữ nguyên số lượng 20 sở.

+ Văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của sở: So sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015, đã giảm 27 tổ chức; so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017, đã giảm 16 tổ chức.

+ Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc sở: So sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015, đã giảm 24 tổ chức; so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017, đã giảm 08 tổ chức.

+ Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: So sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015, đã giảm 02 tổ chức; so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017, đã giảm 01 tổ chức.

+ Văn phòng, phòng, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: So sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015, đã giảm 10 tổ chức; so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017, đã giảm 06 tổ chức.

+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện: Giữ nguyên 12 phòng/quận - huyện so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017.

+ Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện: Không có.

Nhìn chung thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP , thành phố đã sắp xếp tổ chức theo các Thông tư hướng dẫn chuyên ngành của Bộ ngành Trung ương đã giảm số phòng của các sở. Thông qua rà soát chức năng, nhiệm vụ để rà soát giảm các tổ chức cơ quan hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, từ đó giảm các tổ chức bên trong các tổ chức này.

- Về đơn vị sự nghiệp công lập

+ Theo mức tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 lần lượt giảm 91 và 24 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi thường xuyên so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 tăng 19 đơn vị nhưng so sánh thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 giảm 26 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 tăng lần lượt là 47 và 36 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 tăng lần lượt là 16 và 04 đơn vị.

+ Theo vị trí pháp lý: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 tăng 01 đơn vị và giữ nguyên so với thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn và tổ chức tương đương thuộc Ủy ban nhân dân thành phố so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 giảm lần lượt là 35 và 10 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 tăng 25 đơn vị và giữ nguyên so với thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017.

+ Theo ngành, lĩnh vực sự nghiệp: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 tăng lần lượt là 27 và 12 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 tăng lần lượt là 07 và 04 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Y tế so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 giảm lần lượt là 15 và 12 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 giữ nguyên nhưng tăng 01 đơn vị so với thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 giảm lần lượt là 06 và 05 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 tăng lần lượt là 03 và 02 đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Sự nghiệp Kinh tế và Sự nghiệp khác so sánh thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2015 và thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017 giảm lần lượt là 25 và 12 đơn vị.

Nhìn chung, tổng số lượng đơn vị sự nghiệp công lập có giảm so với 02 thời điểm là do sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành.

- Theo mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, có thể thấy tăng dần mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua việc giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và tăng số đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên phù hợp với chủ trương xã hội hóa dịch vụ công của nhà nước.

- Theo địa vị pháp lý:

+ Tăng 01 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố do sắp xếp lại các Ban Quản lý dự án theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; thông qua sắp xếp đã giảm đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân thành phố cho phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành.

+ Tăng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do mức độ tăng dân số cơ học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Theo ngành lĩnh vực:

+ Giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Y tế do sắp xếp tổ chức bộ máy;

+ Tăng số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, Giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thực tế của người dân trên địa bàn thành phố.

b) Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân.

- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện đã cơ bản sắp xếp ổn định theo quy định hiện hành nhất là khi có văn bản của Bộ Nội vụ theo chỉ đạo của Chính phủ tạm dừng sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cho đến khi có Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP. Từ đó, chưa có cơ sở sắp xếp tinh gọn hơn.

Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã cho phép sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập ở một số lĩnh vực nhưng văn bản pháp luật chưa thay đổi nên thành phố chưa có cơ sở pháp lý để chủ động thực hiện. Do đó, ảnh hưởng đến tỷ lệ giảm đơn vị sự nghiệp công lập tại thành phố.

- Việc sắp xếp giảm đơn vị sự nghiệp công lập gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với khối Giáo dục và đào tạo do thực tế cần tăng trường, tăng lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Mặt khác, việc đẩy mạnh mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện tốt ở lĩnh vực Y tế do có đủ điều kiện, trong khi ở lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo do vướng về kinh phí nên chưa thực hiện được.

- Việc sắp xếp tổ chức bộ máy có liên quan đến việc bố trí nhân sự, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nên cần phải cân nhắc, tính toán thật kỹ. Đây cũng là một trong các nguyên nhân thành phố quan tâm, cân nhắc dẫn đến việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố còn chậm.

II. VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC, BIÊN CHẾ VIÊN CHỨC VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Biên chế công chức, biên chế viên chức và hợp đồng lao động

a) Biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính

- Trên cơ sở số lượng biên chế công chức được Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố giao năm 2015, năm 2017 và năm 2020 cụ thể như sau:

+ Năm 2015: Giao 12.333 biên chế công chức;

+ Năm 2017: Giao 11.745 biên chế công chức;

+ Năm 2020: Giao 10.405 biên chế công chức.

- Số công chức có mặt tại thời điểm 29 tháng 02 năm 2020 là 9.399 người; số biên chế công chức chưa sử dụng là 1.006 biên chế.

Báo cáo chi tiết theo Phụ lục số 3c (kèm theo).

b) Biên chế viên chức

- Trên cơ sở số lượng người làm việc được Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố giao năm 2015, năm 2017 và năm 2020 (không tính biên chế viên chức giao cho các Hội đặc thù):

+ Năm 2015: Giao 113.191 biên chế viên chức;

+ Năm 2017: Giao 113.066 biên chế viên chức;

+ Năm 2020: Giao 99.691 biên chế viên chức.

- Số viên chức có mặt tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 là 83.364 biên chế viên chức (nếu tính luôn cả đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì số viên chức có mặt tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 là 109.194 người); số biên chế viên chức chưa sử dụng là 15.755 biên chế.

Báo cáo chi tiết theo Phụ lục số 4c (kèm theo).

c) Hợp đồng lao động

- Số hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ) được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao năm 2015, năm 2017 và năm 2020:

+ Năm 2015: Giao 11.607 hợp đồng lao động;

+ Năm 2017: Giao 11.682 hợp đồng lao động;

+ Năm 2020: Giao 12.015 hợp đồng lao động.

(Trường hợp không giao thì tổng hợp số có mặt tại từng thời điểm).

- Số hợp đồng lao động có mặt tại thời điểm ngày 29 tháng 02 năm 2020 là 11.639 người; số hợp đồng lao động chưa sử dụng là 376 hợp đồng.

Báo cáo chi tiết theo Phụ lục số 5c (kèm theo).

2. Những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng biên chế công chức, biên chế viên chức và hợp đồng lao động

- Thành phố sử dụng vượt nhiều biên chế so với số biên chế được Bộ Nội vụ giao vì nhiều năm liền thành phố không được tăng biên chế so với yêu cầu nhiệm vụ và tốc độ tăng dân số của thành phố. Điều này gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Ngoài ra, việc Bộ Nội vụ giao Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP đối với cơ quan hành chính giảm nhiều nên gây khó khăn trong quá trình quản lý, sử dụng.

- Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xác định không được ký hợp đồng làm công việc chuyên môn tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần chi thường xuyên, đơn vị được giao một phần biên chế viên chức và một phần thực hiện ký hợp đồng nên quy định như trên sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ.

- Việc thực hiện tinh giản biên chế tỷ lệ còn thấp vì khi các cơ quan, đơn vị đề xuất danh sách hầu hết không thuộc đối tượng quy định. Các cơ quan, đơn vị có nhiều nỗ lực nhưng thành phố gặp nhiều khó khăn vì phần lớn cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và ngày càng chuẩn hóa.

- Việc thực hiện định mức số lượng người làm việc theo quy định của Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý, không đảm bảo công tác an ninh trật tự người cai nghiện ma túy.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Chính phủ

- Sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP , Nghị định số 37/2014/NĐ-CP để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Sớm thông qua Đề án thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện; Đề án thí điểm tổ chức lại Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện thành Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện để thành phố có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

- Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế là đầu tàu động lực có sức thu hút và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng cả nước; với quy mô dân số gần 09 triệu dân, đòi hỏi phải có bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước theo yêu cầu. Hiện nay, khối lượng công việc đối với công chức hành chính đang bị quá tải: Nếu không tính khách vãng lai, 01 công chức phục vụ khoảng 690 người dân, nếu tính cả khách vãng lai, 01 công chức phục vụ khoảng 1.117 người dân trên địa bàn thành phố. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Bộ Nội vụ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao biên chế công chức phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Các Bộ ngành Trung ương

Các Bộ ngành Trung ương ban hành hoặc tham mưu Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa và phù hợp với chủ trương sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương giúp có cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện.

3. Bộ Nội vụ

- Hiện nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã được ban hành và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2020. Trong đó, Luật quy định xếp loại chất lượng công chức theo các mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét, tham mưu Chính phủ sửa đổi điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế sao cho phù hợp với quy định hiện hành.

- Hướng dẫn việc tuyển dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo một phần chi thường xuyên khi đơn vị không được ký hợp đồng làm công tác chuyên môn.

- Giao bổ sung cho thành phố số lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP cho phù hợp với số lao động hợp đồng lao động năm 2015 sau khi trừ 10% tinh giản biên chế theo quy định.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, điều chỉnh các nội dung sau:

- Về định mức số lượng cấp phó cơ sở cai nghiện ma túy công lập

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH quy định: “Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có dưới 100 học viên thì có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc; cơ sở cai nghiện ma túy công lập có từ 100 học viên trở lên thì có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc”.

Đề nghị điều chỉnh như sau: “Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có dưới 100 học viên thì có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc; cơ sở cai nghiện ma túy công lập có từ 100 học viên trở lên thì có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc vì: Ban Giám đốc đơn vị nếu chỉ có 02 người sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Bên cạnh đó, địa bàn quản lý của các cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố rất rộng và trải dài ở một số xã. Do vậy, để đảm bảo công tác quản lý đất đai, cơ sở vật chất, an ninh trật tự, lao động sản xuất, quản lý giáo dục học viên của đơn vị được xuyên suốt, chặt chẽ cần 03 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc. Mỗi Phó Giám đốc được phân công phụ trách một lĩnh vực công tác, cụ thể: 01 Phó Giám đốc phụ trách hoạt động tư vấn, giáo dục, dạy nghề - y tế - quản lý học viên; 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác tổ chức - hành chính - kế toán; 01 Phó Giám đốc phụ trách lao động, sản xuất, phục vụ đời sống. Việc phân công mỗi Phó Giám đốc phụ trách một lĩnh vực sẽ thuận lợi cho Giám đốc trong công tác kiểm tra, giám sát, tránh chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo công tác quản lý điều hành hoạt động đơn vị được xuyên suốt khi Giám đốc vắng mặt, đồng thời choàng gánh cho nhau khi thành viên Ban Giám đốc tham gia hội họp, học tập, nghỉ phép, đi công tác.

- Về định mức số lượng cấp phó khu, đội thuộc cơ sở cai nghiện ma túy công lập Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH quy định: “Cơ sở cai nghiện ma túy có dưới 100 học viên thì các phòng chuyên môn có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng; cơ sở cai nghiện ma túy có từ 100 học viên trở lên thì các phòng chuyên môn có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng; cơ sở cai nghiện ma túy có thể thành lập khu, đội thì có Trưởng khu, 01 Phó Trưởng khu, Đội trưởng, 01 Phó Đội trưởng và các nhân viên theo quy định”.

Đề nghị điều chỉnh như sau: “Cơ sở cai nghiện ma túy có dưới 100 học viên thì các phòng chuyên môn có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng; cơ sở cai nghiện ma túy có từ 100 học viên trở lên thì các phòng chuyên môn có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng; cơ sở cai nghiện ma túy có thể thành lập khu, đội thì có Trưởng khu, 02 Phó Trưởng khu, Đội trưởng, 02 Phó Đội trưởng và các nhân viên theo quy định” vì: Hiện nay, tại các khu, đội quản lý thường xuyên từ 250 đến 300 học viên, được chia thành 10 tổ, mỗi tổ quản lý không quá 30 học viên. Bên cạnh đó, đối tượng quản lý sử dụng ma túy đá hoặc ma túy tổng hợp nhiều ảnh hưởng đến thần kinh, gây loạn thần nên công tác quản lý, giáo dục học viên cai nghiện rất phức tạp. Mặt khác, Đội trưởng và Phó Đội trưởng phải đảm bảo có 01 cán bộ quản lý trực 24/24 và thực hiện chế độ nghỉ phép, xuống ca, hội họp, đi học để nâng cao trình độ. Do đó, nếu chỉ có 01 Phó Trưởng khu, 01 Phó Đội trưởng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân công phụ trách, điều hành thực hiện các nhiệm vụ được giao như quản lý, giáo dục, giải quyết việc làm cho học viên và công tác đảm bảo an ninh trật tự tại đội, khu.

- Về định mức số lượng người quản lý học viên của cơ sở cai nghiện ma túy công lập

Điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH quy định: “Cơ sở cai nghiện ma túy có trên 500 học viên: 01 (một) người quản lý ít nhất 09 học viên bắt buộc và 01 (một) người quản lý ít nhất 11 học viên tự nguyện

Đề nghị điều chỉnh như sau: “Cơ sở cai nghiện ma túy có trên 500 học viên: 01 (một) người quản lý ít nhất 07 học viên bắt buộc và 01 (một) người quản lý ít nhất 09 học viên tự nguyện vì hiện nay, đối tượng cai nghiện ma túy có độ tuổi ngày càng trẻ, đi cai nghiện nhiều lần, thường xuyên sử dụng ma túy đá hoặc ma túy tổng hợp nên có tư tưởng, diễn biến tâm lý rất phức tạp, không ổn định, nếu giảm số lượng cán bộ quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, giáo dục học viên cai nghiện. Bên cạnh đó, trước đây áp dụng thực hiện điểm c khoản 3 mục IV Thông tư liên tịch số 21/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức biên chế của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội quy định: “Trung tâm có từ 500 đối tượng trở lên, định mức được xác định 01 biên chế quản lý từ 08 - 09 đối tượng” đã tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tốt công tác quản lý học viên, ổn định tình hình an ninh trật tự của các đơn vị cai nghiện ma túy trong thời gian qua. Mặt khác, cơ sở cai nghiện ma túy số 1 ngoài quản lý trụ sở làm việc tại xã Đắk R’Tih huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông còn quản lý cơ sở tại xã Kiến Thành và xã Quảng Tân; Cơ sở cai nghiện ma túy số 3 ngoài quản lý trụ sở làm việc tại xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương còn quản lý cơ sở vật chất tại xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Do đó, cần bố trí nhiều nhân sự để quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo công tác quản lý, giáo dục học viên và giữ gìn an ninh trật tự tại đơn vị.

- Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 25/2018/TT-BLĐTBXH quy định: “Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập cơ sở xã hội để tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng định mức số lượng người làm việc theo khoản 3 Điều 7 Thông tư này”.

Đề nghị điều chỉnh như sau: “Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập cơ sở xã hội để tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về định mức số lượng người làm việc” nhằm tạo sự chủ động cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quyết định về định mức số lượng người làm việc phù hợp với từng địa phương và từng cơ sở xã hội.

Trên đây là Báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và hợp đồng lao động giai đoạn 2015 - 2020 (đính kèm các Phụ lục 1c, 2c, 3c, 4c, 5c)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Sở Nội vụ (3b);
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Phòng VX, TH;
- Lưu: VT, (VX/Đn).12.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Phong

 

 



[1] Giảm Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm do được tổ chức lại để thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố; giảm Chi cục Lâm nghiệp do chuyển chức năng quản lý nhà nước về rừng sang Chi cục Kiểm lâm và tổ chức lại thành Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bình Chánh - Củ Chi.

[2] Gim Chi cục Quản lý thị trường được chuyển về Bộ Công Thương (Tổng cục Quản lý thị trường) đ thành lập Cục Quản lý thị trường Thành phố.

[3] Giảm 18 phòng: 01 phòng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, 01 phòng Văn phòng Thường trực Ban An toàn giao thông, 07 phòng Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm, 05 phòng Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc thành phố, 04 Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam thành phố.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 72/BC-UBND ngày 04/05/2020 về kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và hợp đồng lao động giai đoạn 2015-2020 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.947

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.208.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!