BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
5969/BC-BNN-PC
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 12
năm 2012
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA BỘ NĂM 2012
Thực hiện Kế hoạch
số 1857/KH-BNN-PC ngày 19/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật của Bộ năm 2012
Căn cứ Quyết định số 2136/QĐ-BNN-PC
ngày 04/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập các
đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ năm 2012; Đoàn kiểm
tra của Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của
Bộ đã tiến hành kiểm tra tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Hải Phòng, Quảng
Ninh về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra tại một
số đơn vị thuộc Bộ gồm: Tổng cục Thủy lợi, Cục Trồng trọt, Cục Thú y.
I. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
1. Việc quán triệt các Chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác PBGDPL
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008-2012 (gọi tắt là
Chương trình 37); Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và vùng đồng bào dân tộc
thiểu số từ năm 2009-2012 (viết tắt là Đề án 554); Quyết định
06/2010/QĐ-TTg ngày 25/1/2010 xây dựng quản lý khai thác tủ
sách pháp luật; nhìn chung lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
các tỉnh đã chủ động tham mưu, trình lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh,
đã thành lập Ban Chỉ đạo có đủ thành phần và đúng cơ cấu như: Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng Ban Chỉ đạo, trong đó có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn là Phó ban thường trực và là đầu mối phối hợp với các đơn vị
khác như Sở Tư Pháp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Ban Dân tộc tỉnh; ban hành Quyết
định phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho giai đoạn
2009-2012 (như Quyết định 123/QĐ-UBND ngày 9/11/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; Quyết định số
1782/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương về việc ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chương trình
37; Quyết định số 1888/QĐ-UBND ngày 11/5/2009 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt kế hoạch thực hiện
Đề án "Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác TTPBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi
mới, phát triển của đất nước" từ năm 2008-2012; Sở Nông nghiệp Bình Dương
cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành QĐ 502/QĐ-UBND phê
duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 554 trên địa bàn
tỉnh và tham mưu thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Đề án 554; tỉnh Quảng Ninh không thành lập Ban chỉ đạo mới mà kiện toàn lại
trên cơ sở Ban chỉ đạo đã được thành lập theo Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày
12/5/2009 của tỉnh). Trên cơ sở đó, hàng năm các Sở Nông nghiệp cũng chủ động
xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trình phù hợp với điều kiện của ngành.
2. Đội ngũ cán bộ làm công
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của ngành.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của ngành từng bước được xây dựng,
củng cố và đã thu hút được một lực lượng đông đảo báo cáo viên, tuyên truyền
viên, cộng tác viên tham gia. Qua kiểm tra cho thấy:
TP. Hải Phòng: hiện có 01 báo cáo
viên cấp Thành phố, chuyên ngành luật; 39 báo cáo viên cơ sở kiêm nhiệm và chưa
được cấp giấy chúng nhận (trong đó có 04 chuyên ngành luật, còn lại là các
chuyên ngành khác.
Tỉnh Bình Dương: có 02 đồng chí lãnh
đạo là báo cáo viên cấp tỉnh (trong đó có 01 lãnh đạo Sở
và 01 lãnh đạo đơn vị).
Tỉnh Quảng Ninh: đội ngũ báo cáo viên
tiếp tục được kiện toàn với tổng số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh là 76 người;
224 báo cáo viên pháp luật cấp huyện; 712 tuyên truyền viên cấp xã cùng đông đảo
đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn
pháp luật, hòa giải viên...
3. Kết quả tuyên truyền
pháp luật thông qua các hình thức tuyên truyền:
- Tuyên truyền qua các lớp tập huấn:
nhìn chung, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật rất đa dạng và được vận dụng linh hoạt theo đặc điểm riêng phù hợp từng
vùng miền. Hình thức tuyên truyền qua các lớp tập huấn được hầu hết các tỉnh lựa chọn thực hiện và phát huy hiệu quả, cần được tiếp tục
duy trì trong những năm tiếp theo.
- Ngoài ra, những hình thức khác
tuyên truyền, phổ biến khác cũng được các tỉnh lựa chọn như: giao ban định kỳ;
lồng ghép với các chuyên đề kỹ thuật; trên các phương tiện thông tin đại chúng
như Đài phát thanh truyền hình Hải phòng, Báo Hải phòng, Báo An ninh Hải phòng,
trên các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật
cho nhân dân (khoảng trên 100 chuyên mục mỗi năm); xây dựng
các phóng sự về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau quả và 03 chuyên đề "Bạn nhà nông" về cây tiêu và cây cao su
ở tỉnh Bình Dương; loa truyền thanh cơ sở tại các xã, phường thị trấn.
- Biên soạn phát
hành tài liệu tuyên truyền pháp luật: dễ hiểu ngắn gọn dưới
dạng hỏi đáp - sách pháp luật bỏ túi, tờ rơi, tờ gấp, sổ
tay nghiệp vụ, băng, đĩa hình. Mỗi năm, Sở NN và PTNT Hải Phòng phát khoảng
35.000 tờ rơi với nội dung về ứng phó với bão lụt và động đất, sóng thần, phát 2.120 quyển sách, các pano, áp phích về động đất, sóng thần, các
đĩa video về bão lũ, những việc nên làm và không nên làm trong chăn nuôi, thú y, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, bảo vệ
và kiểm dịch thực vật...; Sở Bình Dương khoảng 10.500 tờ rơi; 270 poster;
45.800 tài liệu các loại...
Tủ sách pháp luật: hiện có khoảng trên 100 đầu sách với nhiều ấn phẩm như văn bản quy
phạm pháp luật, tạp chí pháp luật, sách tài liệu pháp lý. Kinh phí dành cho tủ
sách khoảng 1.000.000đ đến 3.000.000đ/ năm chủ yếu từ nguồn
chi từ ngân sách nhà nước
- Tuyên truyền qua các hội thi tìm hiểu
pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa hưởng ứng ngày pháp luật như pháp luật
lao động, hội thi công đoàn giỏi, khuyến nông viên giỏi...
thu hút đông đảo các cán bộ công chức tham gia đã có tác dụng
tuyên truyền tốt...
* Nội dung tuyên truyền:
Hầu hết các tỉnh được kiểm tra đã tập
trung tuyên truyền, phổ biến các Luật có liên quan đến người dân như: Luật lao
động, Luật Thủy sản; Luật phòng chống tham nhũng, Luật Đê điều Luật Hợp tác xã;
Đất đai, Hôn nhân gia đình, Bảo vệ môi trường, Phòng chống bạo lực, Phòng chống
buôn bán người, Luật bình đẳng giới, các văn bản pháp luật về chăn nuôi, thú y,
trồng trọt, bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng nông sản,
khai thác thủy sản, phòng chống cháy rừng, xây dựng nông thôn mới...
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Ưu điểm:
- Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể
đã có sự chuyển biến căn bản về nhận thức đối với vị trí, vai trò của công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định đây là một bộ phận của
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
- Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật dần dần đi vào nề nếp theo kế hoạch, chương trình cụ thể với nhiều hình thức,
biện pháp thực hiện phù hợp với từng đối tượng và điều kiện của từng địa bàn.
Ngày càng nhiều người dân, đối tượng chịu sự quản ký được tuyên truyền góp phần
đưa pháp luật vào cuộc sống.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật từng bước được xây dựng, củng cố và thu hút
đông đảo các báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tham gia.
- Các hình thức tuyên truyền ngày
càng phong phú, đa dạng và thiết thực với người dân như tuyên truyền miệng,
biên soạn tài liệu phổ biến dưới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật,
tư vấn pháp luật... Nhận thức của người dân cũng đã tăng lên, tình hình khiếu nại,
tố cáo trong các ngành cũng đã giảm hơn những năm trước, hạn
chế tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp...
- Kinh phí đầu tư cho công tác này
ngày càng tăng.
2. Những hạn chế, khó khăn
- Văn bản pháp luật còn thiếu cụ thể,
chưa rõ ràng, còn có sự trùng lắp, chồng chéo; nhiều văn bản thiếu tính khả
thi; tính ổn định của văn bản chưa cao thường xuyên sửa đổi, bổ sung; hoặc phải
chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp dưới, làm cho pháp luật chậm đi
vào cuộc sống.
- Một số đơn vị
tuy đã triển khai công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật nhưng chưa thường xuyên; nhận thức trách nhiệm của thủ trưởng đơn
vị chưa cao nên chưa tích cực chủ động trong tổ chức thực hiện.
- Ý thức chấp hành pháp luật của cán
bộ, các tầng lớp nhân dân ở nông thôn chưa đồng đều, tình trạng vi phạm pháp luật
còn phức tạp; đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng, đất
đai, giao thông, vệ sinh môi trường.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, không
được bố trí kinh phí riêng cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Các trang thiết
bị hỗ trợ cho công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa thu
hút, truyền tải cho người nghe một cách sinh động.
- Báo cáo viên pháp luật kiêm nhiệm
còn hạn chế về phương pháp, kỹ năng, chưa có chế độ đãi ngộ để động viên những người làm công tác tuyên truyền pháp luật. Đội ngũ cán bộ
làm công tác pháp chế tại các Sở vừa thiếu, lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ,
chủ yếu làm kiêm nhiệm nên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Mặc dù Nghị định 55
đã có hiệu lực hơn 1 năm nay, tuy niên, các Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hiện nay mới đang hình thành phòng Pháp chế - Thanh tra
hoặc bố trí cán bộ làm công tác pháp chế tại văn phòng Sở. Hiện tại mới có 9 Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập phòng Pháp chế theo Nghị định 55.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, nhất là các đối tượng đang tạm
trú, còn tiềm ẩn nhiều phức tạp về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường...
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN
NGHỊ
1. Kiến nghị
- Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng, nghiệp vụ đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật, các cộng tác viên ở cơ sở, các đơn
vị trực thuộc.
- Duy trì và đẩy mạnh các hình thức, cách làm có hiệu quả; nghiên cứu và triển khai các hình thức tuyên truyền mới mới phong phú, hấp dẫn và phù hợp với điều kiện thực tế của các đơn vị
và khu vực nông thôn, vùng xa, vùng hải đảo.
2. Giải pháp thực hiện
- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Quyết định về
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và thành phố; thực hiện tốt
kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố và của ngành.
- Xây dựng, hoàn thiện bộ tài liệu phục
vụ công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật; đào tạo nghiệp vụ đội
ngũ cán bộ làm công tác phổ biến pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên
truyền miệng, xây dựng các câu lạc bộ pháp luật tại vùng nông thôn; tổ chức cuộc
thi tìm hiểu pháp luật; cung cấp tài liệu pháp luật... Thí
điểm và nhân rộng các mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu
quả; lồng ghép với việc giáo dục trong trường học, trong phong trào thanh niên
và các hoạt động của các tổ chức đoàn thể, chính trị tại cơ sở...
- Chú trọng đào tạo đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên, đặc biệt đào tạo về kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên
truyền, có chính sách đầu tư trang thiết bị công nghệ
thông tin cho các tổ chức, cá nhân đội ngũ báo cáo viên nhằm sử dụng vào công tác tuyên truyền được hiệu quả.
- Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù
hợp với từng đối tượng, địa bàn, lựa chọn địa bàn trọng điểm để tuyên truyền,
chú trọng tuyên truyền các văn bản dưới luật, văn bản có liên quan trực tiếp đến
đời sống đại bộ phận người dân
- Lồng ghép công tác tuyên truyền với
hoạt động của các ngành, đoàn thể, quan tâm triển khai thực hiện tốt "Ngày
pháp luật" trong các cơ quan, ban ngành, đoàn thể.
Nơi nhận:
- Tổng cục Thủy lợi;
- Cục Trồng trọt;
- Cục Thú y;
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu (b/c);
- Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Dương;
- Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng;
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh;
- Lưu: VT, PC.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Trần Văn Quý
|