Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2804/BC-UBPL13 Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Ủy ban Pháp luật Người ký: Phan Trung Lý
Ngày ban hành: 14/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI KHÓA XIII
ỦY BAN PHÁP LUẬT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2804/BC-UBPL13

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2014

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội,

Thực hiện Chương trình giám sát năm 2014, Ủy ban pháp luật của Quốc hội (UBPL) đã ban hành Nghị quyết số 2201/NQ-UBPL13 ngày 02/01/2014 thành lập Đoàn giám sát do đồng chí Phan Trung Lý - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm UBPL làm Trưởng Đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước, thời gian từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2013.

Mục đích của việc giám sát là để nhận xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đó, đưa ra kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức, thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đoàn giám sát đã tổ chức nghe đại diện Chính phủ trình bày Báo cáo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước (số liệu tính từ ngày 15/8/2010 đến ngày 15/8/2013 của Thanh tra Chính phủ); tổ chức nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân1; đồng thời, tổ chức một số đoàn công tác trực tiếp giám sát tại 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương2 (UBND cấp tỉnh), cơ quan tiếp công dân của Trung ương tại các tỉnh phía Nam, làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương. Dưới đây, UBPL xin báo cáo kết quả giám sát như sau:

I. NHẬN XÉT CHUNG

UBPL nhận thấy, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh đã có nhiều cố gắng chuẩn bị báo cáo và tài liệu phục vụ cho giám sát và đã giải trình, báo cáo bổ sung làm rõ các vấn đề mà Đoàn giám sát yêu cầu. Báo cáo của Chính phủ về cơ bản đã phản ánh sát thực tình hình khiếu nại, tố cáo trong 03 năm (2011-2013); nêu ra được những nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu nại, tố cáo; đánh giá đúng mức việc tổ chức thực hiện và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; phân định rõ việc khiếu nại và việc tố cáo; chú trọng đề cập đến công tác thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như kết quả giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Báo cáo cũng đã phân tích, đánh giá được những chuyển biến tích cực cũng như hạn chế, yếu kém trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đưa ra được nhiều số liệu và địa chỉ cụ thể của bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt hoặc còn hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời Báo cáo cũng nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác này.

Tuy nhiên, UBPL thấy rằng Báo cáo của Chính phủ cần tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc hơn nữa về các vấn đề như: nguyên nhân của thực trạng khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua; nguyên nhân tình hình khiếu nại, tố cáo đông người ngày càng gia tăng; nguyên nhân những tồn tại, yếu kém trong công tác tiếp công dân chậm được khắc phục; nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chưa thực sự gắn việc tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; trong giải quyết khiếu nại, tố cáo còn có nhiều sai sót về nội dung, không đúng thẩm quyền, thủ tục; những tồn tại, yếu kém nêu trên là do chính sách, pháp luật còn bất cập hay do tinh thần trách nhiệm và năng lực của cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành và của người đứng đầu còn hạn chế. Chính phủ cũng cần rà soát, chỉnh lý Báo cáo nhằm bảo đảm tính chính xác về số liệu và bổ sung kết quả giải quyết đơn thư do đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức khác chuyển đến; đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể hơn nữa, bảo đảm tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

II. VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Tình hình triển khai việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo: Trong những năm qua, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật khiếu nại, Luật tố cáo và Luật tiếp công dân; đồng thời ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật3.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tập trung thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và ban hành Quyết định số 312/QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, UBND các cấp triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội “Về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai”.

Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm quản lý; đồng thời, xác định nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Những hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, tạo chuyển biến nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

Về công tác chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp đổi mới công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo:

- Hàng quý, Chính phủ nghe Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo tình hình và kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó đề ra biện pháp chỉ đạo, giải quyết kịp thời để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong quản lý nhà nước nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo. Đối với các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp; vụ việc có ý kiến khác nhau, Thủ tướng, Phó Thủ tướng phụ trách công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã trực tiếp chủ trì nhiều cuộc họp để nghe báo cáo tình hình và có ý kiến chỉ đạo giải quyết, xử lý dứt điểm4.

- Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm bắt và xử lý các tình huống phức tạp phát sinh trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo5; tổ chức nhiều hội nghị triển khai và sơ kết đánh giá công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo6; đồng thời tập trung rà soát và phối hợp để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

2. Tình hình khiếu nại, tố cáo

Trong thời gian từ ngày 01/01/2011 đến hết năm 2013, ở nước ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng7... Do đó, việc khiếu nại, tố cáo ngoài tình hình như các năm trước còn có những đặc thù nhất định. Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 389.063 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, trong đó:

Về khiếu nại, phát sinh 327.706 lượt đơn khiếu nại với 170.257 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung khiếu nại chủ yếu trong lĩnh vực đất đai8 chiếm 74,76% số đơn khiếu nại; còn lại là các khiếu nại trong các lĩnh vực khác.

Về tố cáo, phát sinh 61.357 lượt đơn tố cáo với 27.108 vụ việc. Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỉ lệ 84,24%, chủ yếu tố cáo cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, cố ý làm trái chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi; thiếu trách nhiệm, lãng phí, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội...

- Năm 2011, có giảm về số lượt người và số lượng đơn thư nhưng số vụ việc, số đoàn đông người tăng so với năm 2010, đặc biệt là trước thời điểm bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND khiếu nại, tố cáo tăng đột biến.

- Năm 2012, giảm về số lượt người, số lượng đơn thư và số vụ việc khiếu nại, tố cáo so với năm 2011, nhưng số lượt đoàn đông người tăng và tính chất mức độ có thời điểm gay gắt hơn.

- Năm 2013, số lượng đơn thư giảm nhiều, trong đó số vụ việc giảm (30,42%) so với năm 2012, nhưng lại tăng số lượt khiếu nại, tố cáo đông người.

UBPL nhận thấy, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp9, xảy ra trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo năm trước chưa giải quyết xong lại phát sinh khiếu nại, tố cáo mới; một số địa phương khiếu nại, tố cáo giảm nhiều nhưng ở địa phương khác lại tăng mạnh; khiếu kiện đông người tiếp tục tăng, còn nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài10, người khiếu kiện có thái độ bức xúc, gay gắt, vượt cấp lên trung ương11 gây mất trật tự nơi công cộng; khiếu kiện liên quan đến tôn giáo ở một số địa phương tăng.

Ngoài ra, UBPL cho rằng, Báo cáo của Chính phủ cần làm rõ nội dung sau khi Luật khiếu nại, Luật tố cáo được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2012 thì có tác động như thế nào đối với tình hình tăng, giảm đơn thư khiếu nại, tố cáo?, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm nhiều trong năm 2013 là do có 2 luật mới hay vì lý do nào khác?, tại sao khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai vẫn gia tăng sau khi đã có Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội?, tại sao tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người vẫn không được khắc phục?... Có làm rõ được những nội dung này thì mới đưa ra được những kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo

3.1. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 536.789 đơn thư các loại, trong đó, đã xử lý 310.720/389.063 đơn khiếu nại, tố cáo (227.248 đơn khiếu nại; 83.472 đơn tố cáo), với 170.257 vụ việc khiếu nại, 27.108 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước12.

Nhìn chung, công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn, thư được quan tâm, đã ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý đơn thư. Việc theo dõi kết quả giải quyết sau khi chuyển đơn có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, đơn vị xử lý đơn, thư còn chậm trễ, vi phạm về trình tự, thủ tục.

3.2. Kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo

Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 167.654/197.365 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 84,83%13. Cụ thể:

- Về khiếu nại: Giải quyết 144.707/170.257 vụ, đạt tỷ lệ 85%. Trong đó:

+ Thanh tra Chính phủ kết luận báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết 175/299 vụ việc khiếu nại14.

+ Các bộ, ngành đã giải quyết 19.782/23.638 vụ, đạt tỷ lệ 83,7%.

+ Các địa phương đã giải quyết 124.750/146.320 vụ, đạt tỷ lệ 85,3%.

Phân tích từ kết quả giải quyết 107.890 vụ việc khiếu nại cho thấy: có 41.288 vụ đúng và có đúng, có sai (38,3%); 66.602 vụ khiếu nại sai (61,7%).

- Về tố cáo: Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 22.947/27.108 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 84.7%. Trong đó:

+ Thanh tra Chính phủ giải quyết 02 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao;

+ Các bộ, ngành đã giải quyết 9.443/11.812 vụ việc, đạt tỷ lệ 79,9%;

+ Các địa phương đã giải quyết 13.502/15.294 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,3%.

Phân tích kết quả giải quyết 21.674 vụ việc tố cáo cho thấy: có 9.564 tố cáo đúng và có đúng, có sai (44,1%); 12.110 tố cáo sai (55,9%).

Nhìn chung, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nhiều cấp, ngành, địa phương quan tâm và chỉ đạo thực hiện nên đã tạo được những chuyển biến tích cực, tỉ lệ vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết cao15. Tuy nhiên, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo còn có những hạn chế nhất định; một số bộ, ngành, địa phương xử lý đơn, thư còn chậm và để xảy ra sai sót; việc theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo sau khi chuyển đơn còn nhiều hạn chế.

Phân tích từ kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thì có khoảng 39,25% khiếu nại, tố cáo đúng và có đúng, có sai; 60,75% khiếu nại, tố cáo sai; qua đó cho thấy trình độ, năng lực còn hạn chế của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đã ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính không đúng... mà bị dân khiếu nại, tố cáo.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 03 năm qua có liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, trong báo cáo của các cấp, các ngành, các địa phương cũng chưa phân tích rõ bao nhiêu vụ khiếu nại, tố cáo được giải quyết lần đầu? bao nhiêu vụ việc được giải quyết lần 2 và còn tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án và kết quả xét xử ra sao?; đồng thời, chưa làm rõ được thực trạng giải quyết đơn, thư thì địa phương đã chuyển lên Trung ương bao nhiêu vụ và ngược lại? giải pháp để giải quyết vấn đề này như thế nào?, đây là những nội dung quan trọng, qua đó đánh giá được đúng chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra, trong các báo cáo cũng chưa phân tích công tác này theo từng giai đoạn, chưa có đánh giá cụ thể kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trước và sau khi Luật khiếu nại, Luật tố cáo có hiệu lực thì có gì chuyển biến; tác động của các quy định mới về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào đến kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo?; các báo cáo cũng chưa đề cập đến việc chấp hành thời hạn giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; số đơn, thư khiếu nại thuộc thẩm quyền chậm được giải quyết là bao nhiêu?; đồng thời, các báo cáo cũng chưa đề cập rõ việc người ra quyết định hành chính sai mà người dân khiếu nại hoặc có hành vi trái pháp luật mà người dân tố cáo bị xử lý như thế nào?. Làm rõ được các vấn đề này mới góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.3. Kết quả giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều tích cực trong việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, nên đã giải quyết dứt điểm được nhiều vụ việc16, nhất là các vụ khiếu kiện về đất đai phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, UBPL đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần làm rõ, vì sao một số vụ việc đã được giải quyết nhưng công dân không đồng ý lại tiếp tục khiếu nại, tố cáo17; đã vận dụng chính sách có lợi cho người dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?. Đồng thời, đề nghị Chính phủ cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, có giải pháp quyết liệt giải quyết dứt điểm các vụ việc, không để tình trạng chính quyền đã có quyết định xử lý (không chỉ dừng lại ở việc ra quyết định “chấm dứt thụ lý khiếu nại theo quy định”) nhưng người dân không đồng ý vẫn tiếp tục khiếu nại vượt cấp, kéo dài.

3.4. Kết quả thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo

Qua các báo cáo thấy rằng, bên cạnh những điểm tích cực thì việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các bộ, ngành và địa phương vẫn còn nhiều hạn chế; một số địa phương việc thi hành còn chậm, thiếu quyết liệt hoặc số lượng chưa thi hành còn cao; qua đó dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần quyết liệt chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở đẩy mạnh công tác thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo để đảm bảo quyền, lợi ích của người dân và cũng là biện pháp hạn chế việc khiếu nại, tố cáo.

4. Công tác tiếp công dân

4.1. Tổ chức tiếp công dân

Theo Báo cáo của Chính phủ, đến nay cả nước có khoảng 50 địa phương đã tổ chức bộ máy tiếp công dân theo Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Một số loại mô hình tổ chức cụ thể như sau:

- Mô hình Trụ sở tiếp công dân được tổ chức như một cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, như: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam18.

- Mô hình Trụ sở tiếp công dân thuộc Văn phòng UBND tỉnh, do 01 Phó Chánh Văn phòng đứng đầu được tổ chức ở hầu hết các địa phương19, Phòng (Ban) tiếp công dân được thành lập để chủ trì, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân.

- Riêng thành phố Hà Nội thành lập Ban tiếp công dân của UBND thành phố nhưng trực thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND thành phố20.

- Ngoài ra, tại một số địa phương Trụ sở tiếp công dân chưa được tổ chức theo Quyết định số 858/QĐ-TTg, có nơi Phòng tiếp công dân làm nhiệm vụ thường trực tại Trụ sở tiếp công dân thuộc Thanh tra tỉnh như tỉnh Quảng Trị, tỉnh Lào Cai.

Về biên chế đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân trong cả nước hiện có tổng số 7.263 cán bộ, công chức chuyên trách, trong đó: tại các bộ, ngành là 2.366 cán bộ, công chức (484 thanh tra viên, chiếm 20,4%); tại các tỉnh, thành phố là 4.897 cán bộ, công chức (1.274 thanh tra viên, chiếm 26%). UBPL cho rằng, số liệu này cần có sự đánh giá về chất lượng, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm công việc của những người này, đánh giá tính hiệu quả để rà soát, sắp xếp lại cho hợp lý.

4.2. Kết quả tiếp công dân

Trong thời gian qua các cơ quan hành chính nhà nước tiếp 1.083.140 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; có 12.886 lượt đoàn đông người.

Nhìn chung, công tác tiếp công dân trong 3 năm qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc phối hợp trong công tác tiếp dân chặt chẽ, kịp thời hơn, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp.

Tuy nhiên, qua giám sát thực tế, UBPL cho rằng chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân chưa cao (nhất là cấp cơ sở)21; việc triển khai Đề án đổi mới công tác tiếp công dân còn chậm; một số địa phương chưa quan tâm đúng mức trong việc đầu tư cơ sở vật chất và bố trí cán bộ có phẩm chất, trình độ, năng lực cho Trụ sở tiếp công dân; vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương lãnh đạo chưa trực tiếp tiếp công dân theo quy định.

Báo cáo của Chính phủ chưa nêu rõ kết quả tiếp công dân trong từng năm, việc tăng, giảm như thế nào về số lượt công dân khiếu nại, tố cáo và số lượt đoàn đông người tại các địa phương và trung ương; nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân tại các buổi tiếp công dân là gì?. Nếu xác định được những nội dung này mới đánh giá được tình hình công dân trực tiếp đi khiếu nại, tố cáo và phản ánh được chính xác chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân.

4.3. Kết quả thanh tra trách nhiệm trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan hành chính nhà nước

Theo Báo cáo của Chính phủ, trong 3 năm (2011-2013) Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 11.545 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 28.264 tổ chức, đơn vị22. Qua đó, đã chỉ ra những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm, kiến nghị biện pháp chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ chưa làm rõ vì sao kết quả thanh tra trách nhiệm của năm 2011 và năm 2012 lại chiếm 4/5 tổng số cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong 3 năm. Ngoài ra, qua Báo cáo của Chính phủ, UBPL nhận thấy số đơn vị có vi phạm trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của năm 2013 còn cao (996/5.805 cơ quan, đơn vị, tổ chức bị thanh tra) nhưng việc xử lý các đối tượng này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm. Vì vậy, để công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả, UBPL đề nghị Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo; nguyên nhân kết quả, tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

5.1. Nguyên nhân khách quan

- Giai đoạn trước khi Luật khiếu nại, Luật tố cáo được ban hành và có hiệu lực thì hệ thống pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện Luật khiếu nại và Luật tố cáo (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012) cũng cần có thời gian nhất định để tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức và nhân dân nắm bắt, thực hiện.

Cơ chế, chính sách liên quan đến quyền lợi của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa nhất quán, có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường so với giá trị thực tế; một số dự án thu hồi đất sản xuất của dân nhưng không được sử dụng hợp lý, đất bỏ hoang, lãng phí, trong khi nông dân thiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại23.

- Trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với đất đai, thành lập nông trường, lâm trường, tập đoàn, Hợp tác xã, thực hiện giao khoán đến giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng còn có những vấn đề tồn tại dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo và một số chính sách nhà ở trong việc mua bán, cho mượn, ở nhờ giữa các bên không có giấy tờ rõ ràng, hồ sơ bị thất lạc nên phát sinh tranh chấp24...

- Do việc giải quyết liên quan đến chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, chế độ an sinh xã hội ở nước ta là rất lớn, trong khi tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách do thời gian quá lâu nên bị thất lạc hoặc không đầy đủ, rõ ràng cũng như hướng dẫn của cơ quan chức năng chưa kịp thời, cụ thể cũng làm phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo ở lĩnh vực này.

5.2. Nguyên nhân chủ quan

- Về phía các cơ quan nhà nước:

+ Công tác quản lý nhà nước25, nhất là trong lĩnh vực đất đai còn nhiều yếu kém, có nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai chưa được xử lý nghiêm minh, kịp thời.

+ Công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi, nắm tình hình, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực chưa thường xuyên, nhất là những vấn đề bức xúc của nhân dân; nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết đúng pháp luật và đã có hiệu lực, nhưng việc thực hiện chưa kịp thời, không triệt để.

+ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số Bộ, ngành ở trung ương còn chưa thống nhất về chủ trương trong một số vụ việc cụ thể, nhất là việc áp dụng các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết có sự khác nhau giữa thời điểm Luật đang có hiệu lực thi hành với Luật mới. Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật đất đai đã quy định thời hạn, thời hiệu thụ lý giải quyết khiếu nại cũng như điều kiện để thụ lý nhưng trên thực tế khi chỉ đạo, giải quyết khiếu nại không thực hiện theo các quy định của luật, không thực hiện thẩm quyền được giao mà lại có văn bản yêu cầu địa phương phải xem xét, giải quyết lại. Tuy nhiên, số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo được xem xét lại rất ít nên công dân lại tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên cấp trên. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại lòng vòng, kéo dài, không có điểm dừng.

+ Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; trình tự, thủ tục giải quyết còn thiếu sót, còn nhiều vụ việc không tổ chức đối thoại với người khiếu kiện, không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, có trường hợp việc giải quyết không kịp thời, thiếu trách nhiệm dẫn đến người dân manh động, “tự giải quyết” theo cách của mình dẫn đến vi phạm pháp luật.

+ Một số địa phương có lúc chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, vận động, thuyết phục, cũng như việc tổ chức đối thoại, thương lượng, hòa giải với nhân dân; chưa tập trung giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo từ cơ sở; chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo lần đầu chưa cao; chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

Một số địa phương chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, còn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác cải cách hành chính còn chậm nên có những việc để chậm trễ hoặc làm chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến người khiếu nại thêm bức xúc.

- Về phía cán bộ, công chức thực thi công vụ: Cán bộ, công chức tại một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tiếp công dân; trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ và thiếu khách quan, công tâm trong thực thi công vụ.

- Về phía người dân đi khiếu nại, tố cáo: Do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, một số cá nhân khiếu nại cầu may; một số phần tử cơ hội, phản động lợi dụng lôi kéo, kích động người dân khiếu nại, tố cáo chiếm trụ sở nơi tiếp công dân, gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương26.

UBPL nhận thấy, những nguyên nhân gây ra khiếu nại, tố cáo đều không mới, tồn tại từ nhiều năm nay nhưng chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả.

6. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trong các báo cáo của Chính phủ, bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 03 năm (2011-2013). UBPL nhận thấy, những khó khăn, vướng mắc này đã được thể hiện tại nhiều điểm của các nội dung khác, chẳng hạn như tại nội dung về tình hình triển khai thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; nội dung về nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo... Vì vậy, trong các buổi làm việc, UBPL đã trao đổi và ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh (xem Phụ lục 1).

III. KIẾN NGHỊ

UBPL nhận thấy, những năm tiếp theo nước ta có nhiều sự kiện chính trị quan trọng27, tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn gặp nhiều thách thức và có tác động đến tình hình khiếu nại, tố cáo; do đó, UBPL cơ bản tán thành với chủ trương, phương hướng, các giải pháp, kiến nghị được nêu trong các báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương28, đồng thời kiến nghị một số vấn đề sau đây:

- Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp tăng cường công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung vào các địa bàn, lĩnh vực còn tồn tại nhiều khiếu nại, tố cáo; tổ chức giám sát một số vụ việc nổi cộm, bức xúc được xã hội quan tâm.

- Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác thi hành các quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, Luật đất đai; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng kết để phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đồng thời kịp thời chuẩn bị trình Quốc hội ban hành Luật biểu tình theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII làm cơ sở để công dân thực hiện quyền được ghi nhận trong Hiến pháp; là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xử lý những trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, dân chủ, nhân quyền vi phạm pháp luật, gây rối an ninh, trật tự công cộng.

- Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý liên quan đến lĩnh vực có nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, lĩnh vực thực hiện chính sách an sinh, xã hội... nhằm hạn chế việc phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo ở các lĩnh vực này; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; cần đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc tiếp công dân, đối thoại với công dân, giải quyết kịp thời ngay tại cấp cơ sở.

- Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo trong những năm tới để chủ động xây dựng, đề ra biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp; tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị; triển khai thi hành Luật đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân; thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội và Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, đặc biệt chú trọng các biện pháp hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân; làm rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với cán bộ, công chức sai phạm, thiếu trách nhiệm. Bên cạnh đó, cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước.

- Thanh tra Chính phủ tăng cường công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo; kịp thời kiểm tra, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP và 2100/KH-TTCP; chủ động rà soát các vụ việc khác có khả năng phát sinh khiếu nại đông người, xây dựng phương án chủ động giải quyết không để phát sinh các điểm nóng. Xử lý kịp thời, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân do đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chuyển đến và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên đây là Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước. UBPL xin báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Thành viên UBPL (để b/c);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND cấp tỉnh;
- Lưu: HC, PL.
- Số e-pas: 80737.

TM. ỦY BAN PHÁP LUẬT
CHỦ NHIỆM




Phan Trung Lý

 

PHỤ LỤC 1

TẬP HỢP NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CỦA CHÍNH PHỦ, BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

I. Khó khăn, vướng mắc của Chính phủ (theo Báo cáo số 464/BC-CP ngày 04/11/2014 của Chính phủ)

- Chính sách, pháp luật về đất đai thay đổi thường xuyên; giá đất bồi thường, định mức hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất còn bất cập, thường thấp hơn thực tế. Có những trường hợp công dân có bị thiệt thòi về quyền lợi nhưng thiếu cơ chế để giải quyết; nếu giải quyết quyền lợi cho dân thì địa phương, cơ quan giải quyết và cán bộ sẽ vi phạm pháp luật nên không dám vận dụng trong giải quyết.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong một thời gian dài bị buông lỏng, nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai không được xử lý nghiêm minh, kịp thời; việc đo đạc, cắm mốc giới, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm và có nhiều sai sót. Do đó làm ảnh hưởng đến việc xác định các căn cứ khi giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Những tồn tại có tính lịch sử như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất đai trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông lâm trường, không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách khi thu hồi đất, chưa bồi thường thiệt hại thực tế hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại đòi lại đất hoặc đòi bồi thường thiệt hại đất đã thu hồi trước đây.

- Qua triển khai thực hiện Luật khiếu nại đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện quyền khiếu nại1; Luật tố cáo đã bổ sung nhiều nội dung mới cơ bản và quan trọng2, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và của luật sư, trợ giúp viên pháp lý3; thẩm quyền giải quyết khiếu nại4; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại5; thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại6, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết khiếu nại7; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật8; về thẩm quyền, thời hạn giải quyết tố cáo9; công khai kết luận nội dung tố cáo10. Bên cạnh đó, có tình trạng người khiếu nại chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại khi không đạt được mục đích nhưng pháp luật chưa quy định rõ việc giải quyết; có những trường hợp vi phạm trong quá trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng còn thiếu quy định của pháp luật để xử lý.

- Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế. Thực tế, ở cấp huyện cán bộ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, trong khi đó, người ra quyết định giải quyết là Chủ tịch UBND huyện lại có rất nhiều công việc, thời gian và công sức dành cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được nhiều dẫn đến nhiều vụ việc không được giải quyết kịp thời, chất lượng không cao, thậm chí có sai sót, vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

II. Khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành

1. Bộ Xây dựng

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo (cụ thể là Luật khiếu nại 2011) có nhiều bất cập khi áp dụng trong giải quyết khiếu nại về nhà đất tồn đọng. Ví dụ như: về thời hiệu khiếu nại, đối với nhà đất tồn đọng thì các quyết định hành chính, hành vi hành chính đều được ban hành hoặc xảy ra từ nhiều chục năm về trước (miền Bắc từ những năm 1960, miền Nam từ năm 1975), nếu áp dụng đúng Luật khiếu nại, thì các khiếu nại này đều không được thụ lý giải quyết. Hoặc như về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, theo Luật khiếu nại thì người dân có thể kiện ra Tòa Hành chính bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Trong khi đó, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 lại quy định: quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, như vậy, đối với nhà đất tồn đọng, thì sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, đương sự không được quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nữa...

Hoặc như đối với công tác tiếp dân, theo quy định của Luật khiếu nại thì: “Cán bộ tiếp dân có quyền từ chối tiếp trong trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về vụ việc đã được kiểm tra, xem xét và đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã được trả lời đầy đủ”. Nhưng trong thực tế thì rất nhiều trường hợp Bộ đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, có trường hợp đã thông báo chấm dứt giải quyết, nhưng đương sự vẫn liên tục đến phòng tiếp dân của Bộ và khiếu nại rất gay gắt mà cán bộ tiếp dân không thể từ chối tiếp được.

- Trên tinh thần “không xem xét lại”; “không thừa nhận việc đòi lại” của Nghị quyết số 23/2003/QH11, thì cho đến nay hầu hết các dạng khiếu nại về nhà đất tồn đọng có thể coi là đã có quy phạm pháp luật để giải quyết. Tuy nhiên, vẫn còn những dạng khiếu nại cho đến nay chưa có quy định giải quyết hoặc có quy định nhưng chồng chéo, không rõ ràng hoặc gây cách hiểu khác nhau nên chưa giải quyết được, cụ thể như:

(1) Trường hợp nhà nước “mua lại” hoặc “thanh lý” nhà đất của những người thuộc diện phải thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất nhưng chưa thanh toán tiền hoặc mới thanh toán một phần cho chủ sở hữu

(2) Trường hợp người xuất cảnh hoặc đăng ký xuất cảnh (kể cả xuất cảnh theo phương án ii) giao nhà đất cho nhà nước quản lý nhưng họ không xuất cảnh được hoặc đã trở về định cư tại Việt Nam trước ngày Nghị quyết 23 có hiệu lực

(3) Đối với trường hợp nhà đất của người không thuộc diện phải thực hiện các chính sách quy định tại điều 2 của Nghị quyết 23 có nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý (bằng văn bản) nhưng bên mượn, bên thuê, bên ở nhờ, bên được ủy quyền quản lý nhà đã tự ý giao nhà cho nhà nước hoặc tự ý đưa vào tài sản cố định của đơn vị mình

(4) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành văn bản trả lại nhà đất, nhưng đến ngày Nghị quyết 23 có hiệu lực, văn bản trả nhà đất đó chưa được thực hiện và chưa bị thu hồi bởi cơ quan có thẩm quyền

(5) Về vấn đề hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định tại Nghị quyết 755 của UBTVQH

(6) Trường hợp người tham gia hoạt động cách mạng có nhà đất bị nhà nước quản lý diện vắng chủ (theo thống kê của các địa phương có 9 trường hợp khiếu nại

(7) Một số vấn đề còn có cách hiểu khác nhau, như: hành vi quản lý, bố trí sử dụng nhà đất của nhà nước có thể được hiểu là diễn ra trước 01/7/1991 hoặc tới khi Nghị quyết 23 có hiệu lực (ngày 01/7/2004) hoặc tới khi Nghị quyết 755 có hiệu lực (ngày 02/4/2005)...

Năm 2010, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó có kiến nghị bổ sung quy định giải quyết đối với các trường nêu trên, nhưng cho đến nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa có ý kiến về vấn đề này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Về đối tượng áp dụng:

Điều 3, Luật khiếu nại 2011 về “Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại” quy định: “Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Tuy nhiên, thực tế khá phổ biến là nhiều các tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp đơn xác lập quyền SHCN tại Việt Nam không có văn phòng đại diện hoặc trụ sở kinh doanh tại Việt Nam. Họ thực hiện các thủ tục khiếu nại đối với việc từ chối bảo hộ các đối tượng đăng ký tại Cục SHTT thông qua các đại diện SHCN. Trong khi các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trong lĩnh vực này không có các quy định riêng về trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại đối với người nộp đơn nước ngoài, cần phải áp dụng các quy định của luật quốc gia để các đối tượng này có thể thực hiện quyền khiếu nại như người nộp đơn trong nước. Điều này phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, giới hạn về đối tượng áp dụng Luật khiếu nại cần phải ở “tại Việt Nam” theo quy định tại Điều 3 Luật khiếu nại đặt ra câu hỏi: Việc khiếu nại về xác lập quyền SHCN của các chủ thể quyền/người nộp đơn nước ngoài không có trụ sở tại Việt Nam sẽ được áp dụng theo trình tự thủ tục giải quyết như thế nào?

Do đó, Bộ KH&CN đề nghị cần có sự hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, nếu không sẽ không thể có cơ sở pháp lý để giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của nhóm đối tượng này.

- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng:

Điều 23 Luật khiếu nại quy định Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết “khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết”. Tuy nhiên, Luật không có quy định Bộ trưởng có thẩm quyền yêu cầu cấp dưới phải giải quyết và/hoặc chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và/hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Chính phủ cũng không làm rõ vấn đề này trong dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều Luật khiếu nại đang lấy ý kiến của thành viên Chính phủ.

Như vậy, nếu người nộp đơn đăng ký đối tượng SHCN khiếu nại tiếp lên Bộ trưởng do khiếu nại lần đầu tại Cục SHTT không được giải quyết theo đúng thời hạn, theo quy định trên thì Bộ trưởng sẽ phải giải quyết và không có căn cứ pháp lý để yêu cầu/chỉ đạo Cục SHTT phải ra quyết định giải quyết vụ việc như đã từng được quy định trong khoản 4 Điều 6 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ. Việc quy định như Điều 23 của Luật khiếu nại sẽ tạo ra áp lực rất lớn cho việc giải quyết khiếu nại tại Bộ KH&CN.

- Về khiếu nại liên quan đến quyết định xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra:

Hiện nay theo quy định của Luật thanh tra, Luật xử lý vi phạm hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra được ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo Luật khiếu nại thì quyết định này có thể bị khiếu nại. Theo nguyên tắc thì người khiếu nại phải gửi đơn đến người đã ra quyết định hành chính, ở đây là Trưởng đoàn thanh tra, tuy nhiên Trưởng đoàn thanh tra chỉ là chức danh tạm thời (thời vụ), sau khi kết thúc cuộc thanh tra thì sẽ không còn là Trưởng đoàn thanh tra, nên không còn cơ sở pháp lý để Trưởng đoàn thanh tra giải quyết khiếu nại. Người ra quyết định thanh tra cũng không thể giải quyết khiếu nại này (vì không được quy định trong luật).

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Luật bảo hiểm xã hội qua quá trình 08 năm thực hiện đã bộc lộ không ít vấn đề không phù hợp với thực tiễn, nhiều quy định dễ bị lạm dụng gây thất thoát quỹ bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và phát sinh khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, cần sớm được bổ sung, sửa đổi.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Điều 21 Luật tố cáo quy định thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày. Tuy nhiên, thực tế có nhiều vụ việc tố cáo có nội dung phức tạp, phải xác minh tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhiều địa phương, do đó, việc giải quyết tố cáo theo đúng thời hạn quy định gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần phải có quy định cụ thể về thời hạn giải quyết tố cáo, đặc biệt nới rộng thời hạn giải quyết tố cáo đối với những vụ việc tố cáo phức tạp, liên quan nhiều cấp, ngành, đảm bảo việc giải quyết tố cáo phù hợp hơn với thực tiễn.

- Điều 22 Luật tố cáo quy định người giải quyết tố cáo có thể giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo. Để giữ bí mật thông tin của người tố cáo, Luật quy định văn bản giao xác minh không có nội dung về họ, tên, địa chỉ của người tố cáo. Tuy nhiên, Luật cũng quy định người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo. Như vậy gây khó khăn cho người được giao xác minh do không biết về người tố cáo để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

- Điểm b, c khoản 2 Điều 27 Luật tố cáo quy định “Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo; Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 18 của Luật này”. Tuy nhiên trên thực tế rất khó xác định được “người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật” nếu như không xác minh, xem xét cụ thể vụ việc đó. Mặt khác, Điều 27 cũng quy định chỉ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp phải xác định được vụ việc đó được giải quyết đúng pháp luật hoặc là không đúng pháp luật là khó khả thi trên thực tế. Do đó, cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng quy định cụ thể mức độ xem xét vụ việc như thế nào để xác định được vụ việc đó đã được giải quyết đúng hay không đúng pháp luật, quy định thời hạn mang tính linh động hơn.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Về đối tượng khởi kiện: Tại điểm b khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính thì quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính. Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 31 Luật khiếu nại quy định quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: “Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại”. Như vậy, trong trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết lần đầu có nội dung giữ nguyên quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, sau đó người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này và có đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án sẽ trả lại đơn, trường hợp này sẽ gây ra không ít khó khăn cho công dân cũng như cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ việc.

- Về thời hạn giải quyết khiếu nại: Điều 28 và 37 Luật khiếu nại quy định thời hạn giải quyết khiếu nại; khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại quy định “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”.

Hiện nay, việc thẩm tra, xác minh và đề xuất biện pháp giải quyết khiếu nại thường được giao cho cơ quan thanh tra của các đơn vị thực hiện, tuy nhiên, khoản 1 Điều 45 Luật thanh tra 2010 quy định “Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày”.

Như vậy, khi tiến hành thẩm tra, xác minh giải quyết vụ việc khiếu nại, cơ quan thanh tra sẽ thực hiện quy định của luật nào để không bị vi phạm quy định về thời hạn giải quyết.

- Về thẩm quyền giải quyết tố cáo: theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật tố cáo: “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết”. Tuy nhiên, Luật tố cáo hiện hành không quy định rõ việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo xác định tại thời điểm tố cáo hay tại thời điểm người bị tố cáo thực hiện hành vi bị tố cáo nên gây khó khăn khi xác định thẩm quyền giải quyết, chẳng hạn trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chuyển cơ quan, đơn vị công tác thì cơ quan trước đây hay cơ quan mới chuyển đến xử lý...

III. Khó khăn, vướng mắc của các địa phương

1. Khó khăn, vướng mắc liên quan đến Luật khiếu nại

- Về thời hạn có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại:

Điều 44 quy định quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Quy định này là chưa thống nhất với Điều 104 Luật tố tụng hành chính: thời hạn để khởi kiện vụ án hành chính là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính (tỉnh Yên Bái, Hậu Giang,..).

- Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần hai:

Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 7, Điều 18, Điều 19, Điều 21 thì khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn mà không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Tuy nhiên, đoạn 2 khoản 1 Điều 33 quy định: “Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, …”. Quy định này gây khó khăn trong quá trình thực hiện, vì khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì không thể có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu để gửi kèm đơn khiếu nại lần hai. Mặt khác, việc giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đối với khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng không được giải quyết là giải quyết lần đầu hay giải quyết lần hai cũng chưa được quy định rõ.

- Về gửi quyết định giải quyết khiếu nại: điểm d khoản 1 Điều 13 quy định người bị khiếu nại có quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là chưa đủ, bởi trong một số trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cũng cần gửi cho người bị khiếu nại. Do đó đề nghị bổ sung vào điểm này quyền của người bị khiếu nại nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đồng thời bổ sung Điều 32 quy định gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cho người bị khiếu nại.

Điều 32 không quy định việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người bị khiếu nại (trong thực tế có nhiều vụ việc người giải quyết khiếu nại lần đầu và người bị khiếu nại là 2 chủ thể khác nhau), tuy nhiên Điều này cũng quy định việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cho người có quyền, nghĩa vụ liên quan nên trường hợp người bị khiếu nại không phải là người giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể hiểu người bị khiếu nại là người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Đề nghị Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thêm nội dung này.

- Đề nghị quy định đối thoại là thủ tục bắt buộc trong quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu, vì việc đối thoại trong giai đoạn giải quyết khiếu nại lần đầu có thể hạn chế việc tiếp tục khiếu nại lần hai.

Luật khiếu nại hiện hành đã quy định về việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không phải là quy trình bắt buộc mà chỉ trong trường hợp cần thiết. Quy định này là nhằm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại được thuận lợi, nhanh chóng đối với những vụ việc khiếu nại không phức tạp.

- Điều 33 quy định thời hiệu khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, Điều 44 về hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày ban hành. Như vậy, cách tính thời hiệu tại 2 điều này là không giống nhau.

- Khoản 2 Điều 69 Luật khiếu nại 2011 quy định đối với khiếu nại đã được thụ lý, giải quyết trước ngày Luật này có hiệu lực thì giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo cũ, nhưng trong Luật cũ không quy định việc giải quyết đối với quyết định đã có hiệu lực (tỉnh Tây Ninh);

- Việc quy định đối thoại, thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại trong Luật khiếu nại là không khả thi (tỉnh Ninh Thuận; Đăk-Nông; Đăk-Lắk);

- Tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật khiếu nại quy định người giải quyết khiếu nại lần 2 tổ chức đối thoại, nhưng tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Thông tư 07 ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ lại quy định người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại là không thống nhất.

- Điều 33 Luật khiếu nại quy định quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai nếu đã hết thời hạn mà khiếu nại lần đầu chưa được giải quyết, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn việc xác định khiếu nại lần 1; lần 2; chưa có hướng dẫn xác định trường hợp chuyển từ khiếu nại sang tố cáo; chưa có hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh theo Điều 264 Luật tố tụng hành chính là giải quyết khiếu nại hay giải quyết tranh chấp đất đai (tỉnh Quảng Ngãi).

- Vướng mắc trong việc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không được tự mình sửa lại quyết định đã giải quyết khi phát hiện có sai sót, không phù hợp pháp luật (Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết Luật khiếu nại 2011) (tỉnh Hậu Giang).

- Vướng mắc về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo khi cấp dưới để quá hạn không giải quyết (quy định tại điều 33 Luật khiếu nại)

Điều 33 Luật khiếu nại quy định người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 nếu đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay vẫn không có hướng dẫn rõ việc thụ lý, giải quyết trong trường hợp này là giải quyết lần đầu hay lần 2. Thực tế thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn chưa thụ lý giải quyết vụ việc nào theo quy định này. Trường hợp phát hiện cấp dưới chậm giải quyết thì Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ban hành nhắc nhở, đôn đốc (tỉnh Bắc Kạn).

- Vấn đề thực hiện quy định về nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung:

Trước đây quy định dù là cùng nội dung nhưng khi khiếu nại mỗi người phải viết một đơn khiếu nại riêng. Đây là quy định không cần thiết như khoản 3, Điều 31 Luật khiếu nại 2011 vì: Trong thực tế trong số những người cùng khiếu nại về cùng 1 nội dung có người muốn rút khiếu nại, có người muốn khiếu nại tiếp, có người vì điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình muốn yêu cầu cao hơn hoặc thấp hơn, đòi hỏi nhiều hơn hoặc ít hơn... (tỉnh Lào Cai).

- Vấn đề thời hạn giải quyết khiếu nại:

Quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại trong Luật khiếu nại năm 2011 là chưa phù hợp, đặc biệt là đối với các tỉnh có địa bàn rộng, đi lại khó khăn. Thực tế nhiều vụ việc kéo dài, vượt quá thời hạn có nội dung xác minh phải tìm hiểu toàn diện mới có thể kết luận đầy đủ, đúng đắn (tỉnh Lào Cai).

- Theo quy định của Luật khiếu nại thì quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định có hiệu lực thi hành, công dân không có quyền khiếu nại nữa, nhưng trên thực tế nhiều quyết định giải quyết khiếu nại lần hai vẫn phải xem xét lại (thông qua các việc rà soát theo chỉ đạo của Chính phủ) như vậy lại tạo ra một tiền lệ là giải quyết tiếp khiếu nại (tỉnh Thái Nguyên).

2. Khó khăn, vướng mắc liên quan đến Luật tố cáo

- Điểm b khoản 2 Điều 27 quy định: “Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo”. Quy định này là không phù hợp, vì nếu không kiểm tra, xác minh thì không thể kết luận việc giải quyết của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng hay không đúng pháp luật, mà đã kiểm tra, xác minh là đã giải quyết vụ việc.

- Điểm a khoản 1 Điều 20: đề nghị quy định cụ thể hình thức của văn bản thụ lý.

- Điểm b khoản 1 Điều 9 quy định người tố cáo có quyền được giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình, đồng thời khoản 3 Điều 8 cũng quy định hành vi bị nghiêm cấm là tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính người tố cáo, nhưng tại Điều 11 quy định về quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo lại không có quy định về việc giữ bí mật họ tên, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo.

- Điểm b khoản 2 Điều 20 quy định: người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo khi tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác minh người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật. Quy định này là không phù hợp, vì khi chưa kiểm tra, xác minh thì chưa có cơ sở để kết luận người vi phạm, hành vi vi phạm, mà để kiểm tra, xác minh thì phải thụ lý.

- Chưa có quy định về thời hiệu tố cáo dẫn đến khó khăn trong việc thu thập chứng cứ phục vụ kết luận xử lý (thành phố Hải Phòng).

- Vướng mắc trong trường hợp chuyển từ khiếu nại sang tố cáo.

Trên địa bàn tỉnh đang phát sinh trường hợp công dân khiếu nại, sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần 1, hoặc lần 2 của người có thẩm quyền (bác khiếu nại) thì công dân chuyển sang tố cáo cán bộ, công chức của cơ quan tham mưu và người giải quyết khiếu nại. Vấn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể trong Luật tố cáo và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo cũng như Thông tư số 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo) (tỉnh Bắc Kạn).

- Luật tố cáo đã bổ sung một chương mới là Chương V: Từ Điều 34 đến Điều 40 về bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, theo những quy định hiện hành về bảo vệ tố cáo thì thực tiễn giải quyết của công tác tố cáo vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện.

- Về bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo: Do mô hình cơ quan, tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn đơn thư và giải quyết tố cáo thường là những tập thể với nhiều bộ phận khác nhau cho nên nếu cán bộ, công chức và những người có liên quan chưa được quán triệt sâu sắc, nâng cao ý thức ý thức về việc giữ gìn bí mật thông tin của người tố cáo; bên cạnh đó, trên thực tế còn không ít các xã, phường chưa đáp ứng được phòng tiếp công dân riêng, do vậy có những hạn chế nhất định trong việc đảm bảo bí mật thông tin người tố cáo.

3. Các khó khăn, vướng mắc khác

- Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo đã quy định về trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong lĩnh vực này, nhưng chưa có quy trình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của lãnh đạo nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế (tỉnh Tây Ninh; Khánh Hòa; Đăk-Nông; Đăk-Lăk; Thừa Thiên - Huế; Quảng Ngãi).

- Các quy định về việc xác định hành vi vi phạm của người tố cáo sai sự thật và chế tài xử lý đối với đối tượng này chưa cụ thể, rõ ràng (tỉnh Quảng Nam; Tây Ninh; Đăk-Nông).

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa tập trung lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiên quyết, đồng bộ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác nắm tình hình và dự báo những vấn đề nảy sinh ở cơ sở còn hạn chế; sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa thường xuyên (tỉnh Bình Định; Thừa Thiên - Huế).

- Lực lượng, biên chế ngành thanh tra còn thiếu; năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bất cập, chưa có cán bộ chuyên trách mà chủ yếu là kiêm nhiệm, nhất là ở cấp xã (tỉnh Tây Ninh; Phú Yên; Bình Định; Khánh Hòa; Bình Thuận; Quảng Bình; Quảng Ngãi).

- Khó khăn trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư (khoản 4 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP khó áp dụng trong thực tế do người dân có đất bị thu hồi không hợp tác, không đến nhận tiền bồi thường...) (tỉnh Hậu Giang).

- Việc bố trí cán bộ tiếp công dân thường xuyên ở cấp xã theo Luật tiếp công dân gặp nhiều khó khăn, vì ở cấp xã các chức danh này chỉ được một định biên, chưa có công chức chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp dân thường xuyên nên sẽ gặp khó khăn trong bố trí cán bộ tiếp dân, tham mưu xử lý đơn thư (tỉnh Hà Tĩnh).

- Chưa có văn bản hướng dẫn để xác định thế nào là “cùng nội dung khiếu nại, tố cáo” (thành phố Hải Phòng).

- Nhiều vụ việc đã được xem xét, giải quyết hết thẩm quyền nhưng các cơ quan khác vẫn chuyển đơn yêu cầu xem xét, giải quyết gây khó khăn, áp lực đối với cơ quan hành chính nhà nước (tỉnh Hưng Yên; TP. Hải Phòng).

- Một số vụ việc giải quyết đúng pháp luật nhưng thiếu tính khả thi làm giảm hiệu lực hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (tỉnh Vĩnh Phúc).

- Vướng mắc trong trường hợp khiếu nại cấp trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Trên thực tế thời hạn của trình tự cấp GCNQSDĐ của cơ quan chuyên môn kéo dài gấp nhiều lần so với quy định của Luật đất đai, khi phát sinh khiếu nại vì cấp trùng, người giải quyết không biết phải hủy giấy cấp trước hay hủy giấy cấp sau, vì cả hai giấy đều có hiệu lực (tỉnh Bắc Kạn).

- Ngoài Luật khiếu nại, Luật tố cáo, còn có một số văn bản pháp luật khác cũng quy định về việc giải quyết khiếu nại (Luật đất đai, Luật thuế, Luật xử lý vi phạm hành chính...) nhưng công tác tuyên truyền giải đáp pháp luật của cơ quan chức năng chưa cụ thể, rõ ràng, một số công dân khiếu kiện không nắm rõ luật pháp nên không xác định được khiếu kiện phải đến cơ quan nào mới có thẩm quyền giải quyết nên tất cả các loại khiếu nại, tố cáo... đều được gửi đến cơ quan hành chính hoặc trực tiếp đến Trụ sở tiếp công dân các cấp yêu cầu giải quyết. Mặt khác, công tác phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cơ quan có thẩm quyền chưa thống nhất, việc hướng dẫn trả lời vụ việc của cơ quan cấp trên có thẩm quyền chưa kịp thời, có tình trạng cấp dưới ngại va chạm, trốn tránh trách nhiệm, đẩy công việc lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo giải quyết dẫn đến tình trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo mất nhiều thời gian, công việc bị ùn tắc do phải xử lý những thủ tục không cần thiết (tỉnh Thái Nguyên).

 

PHỤ LỤC 2

TẬP HỢP NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Kiến nghị của Chính phủ (theo Báo cáo số 464/BC-CP ngày 04/11/2014 của Chính phủ)

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và một số văn bản khác có liên quan để khắc phục những khó khăn, vướng mắc như đã nêu trên.

- Tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo (nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, thực hiện chính sách xã hội); giám sát trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp.

2. Kiến nghị của các bộ, cơ quan ngang bô, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh

2.1. Về cơ chế, chính sách pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật có liên quan

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với thực tiễn. Tổ chức các hình thức phù hợp để kịp thời nắm bắt các vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật, chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực thi có hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (như hội thảo, tọa đàm, sơ kết, tổng kết...)1.

- Đề nghị sửa đổi Luật tố tụng hành chính về thời hiệu và điều kiện khởi kiện cho phù hợp2.

- Đề nghị bổ sung vào Luật khiếu nại, Luật tố cáo quy định cụ thể về chế tài xử lý về trách nhiệm hợp tác của người khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, khi người khiếu nại, tố cáo gây khó khăn cho công tác điều tra xác minh (không đến làm việc theo giấy mời, không cung cấp hồ sơ, tài liệu gốc, chứng cứ khiếu nại...) dẫn đến không đảm bảo, trình tự, thủ tục, kéo dài thời gian giải quyết3.

- Kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ ban hành quy định về trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết đối với khiếu nại về nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991; Kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội sớm xem xét và cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về việc Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội4.

- Cần hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành5.

- Xem xét quy định không thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại6.

- Có quy định riêng về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số7.

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tiêu cực, cố ý làm sai pháp luật của tập thể, cá nhân gây thiệt hại đến quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân và Nhà nước; Với các cá nhân, tổ chức lợi dụng danh nghĩa đi khiếu nại để gây rối, kích động, làm mất trật tự trị an xã hội, hoặc cố tình chây ỳ, không chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đã có hiệu lực pháp luật thì ngoài việc giải thích, vận động họ thực hiện, cần có biện pháp kiên quyết để họ chấp hành pháp luật của Nhà nước8; Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn xử lý và quy định cụ thể chế tài đối với các hành vi cố tình, khiếu nại, tố cáo sai sự thật, kích động, cưỡng ép dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo sai sự thật (quy định tại Điều 6 Luật khiếu nại; Điều 8 Luật tố cáo)9; Đồng thời, quy định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với người tố cáo đúng và việc bồi thường thiệt hại về tài sản, danh dự... đối với người tố cáo sai sự thật10.

- Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực (khoản 4 Điều 46 của Luật khiếu nại)11; văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục triển khai, tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại12.

- Đề nghị Chính phủ có hướng dẫn cụ thể về chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác thanh tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cơ quan trực thuộc Chính phủ như Học viện13.

- Đề nghị ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Quốc hội, HĐND, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc về việc tiếp nhận xử lý đơn thư, yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết và kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân14.

- Đề nghị có văn bản hướng dẫn đối với các trường hợp sau: xác định khiếu nại lần 1, lần 2 trong trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 nếu đã hết thời hạn mà khiếu nại lần 1 chưa được giải quyết quy định tại Điều 33 Luật khiếu nại; hướng dẫn xác định trường hợp chuyển từ khiếu nại sang tố cáo; hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh theo Điều 264 Luật tố tụng hành chính là giải quyết khiếu nại hay giải quyết tranh chấp đất đai15.

- Đề nghị Thanh tra Chính phủ cần ban hành văn bản thay thế Thông tư số 04 ngày 26/8/2010 về việc hướng dẫn quy trình tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị cho phù hợp với Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại (điểm a khoản 2 Điều 12) và Luật tố cáo, nhất là đối với lãnh đạo các cơ quan Đảng, Đoàn ĐB Quốc hội, HĐND và UBND các cấp16; Ban hành Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 475/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế cho ngành Thanh tra và đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đãi ngộ cho đội ngũ này17; đề nghị sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 21 của Thông tư 07 ngày 31/10/2013 cho phù hợp với điểm c khoản 2 Điều 15 Luật khiếu nại quy định về thẩm quyền tổ chức đối thoại18.

- Đề nghị Thanh tra Chính phủ, Bộ TN&MT cần phối hợp với TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai có liên quan đến khởi kiện hành chính19.

- Đơn, thư khiếu nại, tố cáo của người dân tập trung phần lớn vào nội dung yêu cầu được đền bù theo giá thị trường. Do vậy, để giảm thiểu tình trạng khiếu nại của người dân, giảm bớt mâu thuẫn, bất đồng của người dân đối với chính quyền, cần hoàn thiện quy định của pháp luật về khảo giá đất để đền bù sát giá thị trường20.

- Đề nghị có cơ chế xem xét, giải quyết đối với các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo lần 2 khi thấy có sai sót hoặc có tình tiết mới ảnh hưởng đến nội dung vụ việc (tương tự như thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng)21.

- Đề nghị quy định cho phép Chủ tịch UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp trong việc đối thoại khi giải quyết khiếu nại, tố cáo lần 2, nếu kết quả xác minh khiếu nại phù hợp với yêu cầu của người khiếu nại22.

- Đề nghị Thanh tra Chính phủ sớm triển khai chuyển giao phần mềm về xử lý đơn thư KNTC thống nhất trong cả nước; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo23.

- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư quy định quy trình, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai24 và thông tư hướng dẫn việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và các biện pháp cưỡng chế để thực hiện quyết định25.

- Đề nghị Thanh tra Chính phủ có hướng dẫn cụ thể quy định về các trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại; đề nghị quy định rõ trách nhiệm tiếp công dân ở cấp xã, nhất là quy định trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc tổ chức, phân công người tiếp công dân tại trụ sở UBND xã; đề nghị Bộ Nội vụ, Chính phủ nghiên cứu xem xét bổ sung biên chế cho ngành thanh tra, đặc biệt là đối với thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện, thanh tra một số sở, ngành (tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, lao động, thương binh và xã hội, giao thông vận tải, xây dựng...) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra kinh tế - xã hội, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng. Bên cạnh đó, đề nghị có quy định phù hợp về thanh tra của Ban quản lý khu kinh tế26.

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra theo hướng tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm của các tổ chức thanh tra trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo27.

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, Luật tố cáo theo hướng xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo khi được cấp có thẩm quyền giao28.

- Đề nghị hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, biên chế, cán bộ của Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, huyện29; hướng dẫn quy trình tiếp công dân30; hướng dẫn tổ chức, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực31.

- Đề nghị ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 75/CP và Nghị định 76/CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại, Luật tố cáo32.

- Đề nghị sớm ban hành hướng dẫn quy trình giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh33.

- Đề nghị sửa đổi một số quy định của Luật tố tụng hành chính cụ thể như: gộp chung các vụ khiếu kiện có cùng nội dung để xét xử hoặc xét xử theo thủ tục rút gọn đối với vụ việc tương tự; về việc hoãn phiên tòa...34.

- Đề nghị Thanh tra Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn về cách tính số lượt người và số người trong một lượt tiếp công dân để có sự thống kê đồng bộ, thống nhất trong cả nước35.

- Đề nghị Quốc hội ban hành Luật Biểu tình là cơ sở xử lý những trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, dân chủ, nhân quyền để gây rối36.

- Theo quy định tại Điều 30 và Điều 39 Luật khiếu nại quy định “...người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại...”. Người giải quyết khiếu nại là UBND các cấp, nhưng tại Điều 21 Thông tư 07 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại quy định: “Đối với khiếu nại lần 2, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại”. Việc mở rộng đối tượng có trách nhiệm đối thoại đã tháo gỡ được một phần khó khăn thực tế hiện nay tại địa phương, vì Chủ tịch UBND các cấp rất khó thực hiện việc trực tiếp đối thoại với người khiếu nại trong tất cả các vụ việc. Tuy nhiên nội dung này mới chỉ điều chỉnh cho khiếu nại lần 2, còn khiếu nại lần 1 vẫn chưa có cơ chế cho phép người thẩm tra, xác minh được tổ chức đối thoại nên cũng cần sửa đổi Luật cho phù hợp.

Mặt khác, người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại được hiểu là Trưởng đoàn xác minh hay Thủ trưởng cơ quan được giao xác minh; do đó cần có quan điểm thống nhất về vấn đề này37.

- Điều 27 Luật tố cáo quy định: “Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời, thông báo cho người tố cáo việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo”.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thụ lý đơn là UBND các cấp và giao cơ quan chuyên môn thẩm tra, xác minh, nhưng trong thời hạn 10 ngày không thể khẳng định cơ quan cấp dưới giải quyết đúng, sai, vì phải giao cho cơ quan chuyên môn thành lập đoàn thẩm tra, xác minh, báo cáo; sau đó UBND các cấp mới ra quyết định thụ lý hoặc ra thông báo không thụ lý gửi người tố cáo. Như vậy, rất khó khăn trong quá trình thực hiện và thường vi phạm về thời hạn, đề nghị sửa đổi cho phù hợp38.

- Về cơ chế giải quyết khiếu nại: Từ các quy định của pháp luật và thực tiễn, để giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo cho thấy nên xây dựng cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính bằng trình tự tài phán hành chính, để người khiếu nại có quyền yêu cầu được giải quyết theo trình tự tài phán hành chính trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ việc khiếu nại, kể cả quyền không phải khiếu nại đến chính người đã ban hành quyết định, điều này có thể khắc phục được cơ chế giải quyết như hiện nay vừa là người ra quyết định, vừa là người giải quyết khiếu nại (cơ chế người bị kiện cũng là người xử kiện)39.

- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Cần nghiên cứu theo hướng thành lập cơ quan tài phán hành chính để giải quyết khiếu nại. Không để việc giải quyết khiếu nại nhiều cấp, ngành mà hiệu quả của việc giải quyết không cao; Để giải quyết khiếu nại nhanh chóng, hiệu quả nên giao cho một cơ quan độc lập chuyên phán quyết về các quyết định hành chính là cơ quan Tài phán hành chính để giải quyết. Phán quyết của cơ quan này có hiệu lực bắt buộc thi hành như bản án của Tòa án nhân dân40.

- Riêng đối với việc xử lý tố cáo nên quy định thời hạn tố cáo tối đa không quá 05 năm sau khi xác định có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, vì trên thực tế có những vụ việc tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra từ rất lâu, nên rất khó khăn trong việc xác minh và xử lý41.

- Về vai trò của Luật sư: Cho phép Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại (trước mắt Luật sư tham gia ở mức độ cung cấp các dịch vụ pháp lý, tư vấn cho người khiếu nại). Tuy nhiên, đề nghị quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Luật sư, cũng như trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trước các yêu cầu của Luật sư khi tham gia vào giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc cho phép Luật sư tham bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại sẽ khiến người giải quyết khiếu nại phải khách quan hơn, đồng thời cũng là biểu hiện của một xã hội công bằng, dân chủ42.

- Đề nghị làm rõ và giải đáp những vấn đề vướng mắc trên thực tế mà Bộ KH&CN đã và đang gặp phải trong quá trình giải quyết các khiếu nại mang tính chất chuyên ngành, đặc thù. Đồng thời đề nghị đối với một số khiếu nại, tố cáo mang tính chất riêng thì nên giao cho pháp luật chuyên ngành quy định để phản ánh rõ bản chất của một số vụ việc được gọi là “khiếu nại” như trong lĩnh vực SHCN. Bởi lẽ, trong nhiều vụ việc khiếu nại về xác lập quyền SHCN, không phải do cơ quan nhà nước làm trái pháp luật hay khiếu nại chỉ liên quan đến bên khiếu nại với cơ quan nhà nước mà còn liên quan đến cả bên thứ ba. Những vụ việc; khiếu nại trong lĩnh vực này cũng thường phải giải quyết kéo dài hơn so với quy định của Luật Khiếu nại do quá trình giải trình cung cấp chứng cứ, giải trình và xin ý kiến của bên thứ ba, bên có quyền lợi ích liên quan... mất rất nhiều thời gian43.

- Đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn liên ngành về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn, yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết; kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và cơ quan giải quyết 44.

- Có cơ chế chính sách khuyến khích đối với cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo45.

2.2. Củng cố bộ máy nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Đề nghị nghiên cứu, xem xét mỗi tỉnh không nên thành lập một Ban tiếp công dân, bởi nếu được thành lập thì đơn vị này sẽ tương đương cấp sở khó có thể bố trí cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện hoạt động và biên chế đối với đơn vị này... Hơn nữa, Ban tiếp công dân thực chất không trực tiếp giải quyết được vụ việc mà chỉ thực hiện việc chuyển đơn. Đồng thời, đề nghị việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật tiếp công dân cần đúng với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành46.

- Có cơ chế phối hợp giữa bộ, ngành và địa phương trong công tác tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, đặc biệt với những khiếu nại có liên quan đến đất đai, nhà cửa, chủ thể khiếu nại là cán bộ, công nhân viên của Bộ hoặc sự việc xảy ra tại đơn vị thuộc Bộ47.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; phân định rõ thẩm quyền xem xét xử lý vụ việc, không để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Duy trì nề nếp và phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh, huyện tạo đồng thuận trong quan điểm xử lý, giải quyết vụ việc48.

- Cho phép thành lập, tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra y tế tới tuyến huyện, riêng đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm và hành nghề y, dược ngoài công lập đề nghị thành lập, tổ chức hệ thống kiểm tra, quản lý chuyên ngành tới tuyến xã, phường49.

- Tăng cường cán bộ có trình độ và phẩm chất làm công tác giải quyết khiếu nại về nhà đất. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại50.

2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền

- Tăng cường và phát huy trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Gắn giải quyết khiếu nại, tố cáo với quy chế dân chủ ở cơ sở, với cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Coi hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức có trách nhiệm; Tăng cường kỷ luật hành chính của các cơ quan trong quá trình giải quyết khiếu nại; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới trong công tác giải quyết khiếu nại về nhà đất51.

- Đề nghị có quy định về trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy các cấp trong việc lãnh đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức Đảng và đảng viên; Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan hành chính nhà nước các cấp; kịp thời phát hiện và xử lý người thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo52.

- Cần quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, có chế tài xử lý cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc không tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật53.

- Tăng cường hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo54.

2.4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

- Lựa chọn, nghiên cứu để thực hiện các chuyên mục được dư luận quan tâm để phát trên sóng Truyền hình Việt Nam, đặc biệt là chuyên mục Hộp thư truyền hình55.

2.5. Đề xuất, kiến nghị khác

- Đối với đơn, thư khiếu nại từ cấp cơ sở gửi lên các cơ quan Trung ương mà nội dung khiếu nại không có tình tiết mới, khiếu nại nhiều lần, có những đòi hỏi không chính đáng, đề nghị các cơ quan chức năng ở Trung ương cần xem xét kết quả giải quyết của cấp bộ, ngành (đã xem xét xử lý và có báo cáo) trước khi chuyển trở lại bộ, ngành để yêu cầu xử lý, nhất là những trường hợp đã có quyết định hoặc văn bản trả lời cuối cùng theo quy định của pháp luật56; Đề nghị các cấp, các ngành thống nhất khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết lần 2 thì không chuyển về nơi đã giải quyết và có văn bản trả lời chấm dứt thụ lý, giải quyết khiếu nại57.

- Cần kéo dài thời gian chuyển đổi vị trí công tác từ 3 năm (Nghị định 158) lên 5 năm và cho người làm công tác thanh tra được hưởng chế độ ưu đãi của ngành ngay từ khi làm thanh tra, giải quyết đơn thư58.

- Đề nghị các Bộ, ngành trung ương trả lời kịp thời những vướng mắc khi địa phương có văn bản xin ý kiến59.



1 UBPL đã nhận được báo cáo của Chính phủ, của 28/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2 Các tỉnh: Lâm Đồng, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Yên Bái, Lào Cai, Hậu Giang, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh và một số Sở, quận, huyện, thị xã, xã.

3 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 Quy định chi tiết một số điều của Luật tố cáo; các nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân...

4 Ví dụ: khiếu kiện của công dân 3 xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; cưỡng chế đất đai tại Yên Lãng, TP Hải Phòng; 43 trường hợp khiếu nại trên địa bàn tỉnh Long An; khiếu kiện của một số công dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội...

5 Hàng tháng TTCP tổ chức giao ban với các bộ, ngành liên quan; 03 tháng tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá việc thực hiện Kế hoạch giải quyết các vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài trên phạm vi toàn quốc.

6 Như: chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an tổ chức 03 Hội nghị về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại 03 khu vực (phía Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên và phía Nam) ..

7 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; đồng thời tác động suy thoái kinh tế của thế giới vào nước ta

8 Khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án; tranh chấp đất đai; đòi lại đất cũ.

9 Năm 2011: 356.487 lượt người, 3.891 lượt đoàn đông người, 147.572 đơn thư KNTC; Năm 2012: 349.139 lượt người, 4.772 lượt đoàn đông người, 136.783 đơn thư; Năm 2013: 377.514 lượt người, 4.223 lượt đoàn đông người, 104.708 đơn thư KNTC.

10 Năm 2013: Trong tổng số 4.092 đoàn đông người có 3.355 vụ việc; trong đó có 1.322 vụ việc cũ (chiếm 39,4%); 2.033 vụ việc mới phát sinh (chiếm 60,6%).

11 Trong đó nổi lên là các vụ khiếu nại về thu hồi đất để thực hiện các dự án: Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang, Hưng Yên; Khu đô thị mới Thống Nhất, Nam Định; Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn, Khu đô thị mới Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội; Khu công nghiệp Tàu thủy Vinashin, Hải Dương; Khu công nghiệp Nghi Sơn, Thanh Hóa; Xí nghiệp Thương binh 27/7 Thạch Hà, Hà Tĩnh; các dự án xây dựng các công trình thủy điện, quy hoạch lại rừng, thuê đất trồng cao su tại Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai...

12 Trong đó: - Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 49.703 đơn thư, đã xử lý 48.668 đơn thư, trong đó có 16.882 đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện để xử lý (chiếm 34,7%); có 301 vụ việc được Thủ tướng Chính phủ giao.

- Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận 112.945 đơn, thư, trong đó có 38.371 đơn, thư khiếu nại, tố cáo (chiếm 34%) với 35.450 vụ việc thuộc thẩm quyền. Các bộ, ngành nhận nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội...

- Các địa phương tiếp nhận 374.141 đơn, thư, trong đó có 257.073 đơn khiếu nại, tố cáo (chiếm 68,7%) với 161.614 vụ việc thuộc thẩm quyền. Các địa phương nhận nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, An Giang, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu ....

13 Có 144.707 vụ việc khiếu nại; 22.947 vụ việc tố cáo. ...

14 Đây là những vụ việc rất phức tạp, đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhưng công dân không nhất trí mà khiếu nại kéo dài với thái độ rất bức xúc, Thủ tướng Chính phủ giao cho Thanh tra Chính phủ tiến hành hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra, xác minh, kết luận, đề xuất phương án giải quyết.

15 Năm 2011 đạt 85,20%; Năm 2012 đạt 84,3%; Năm 2013 đạt 85,49%.

16 Tính đến ngày 15/12/2011 còn 528 vụ việc, đến năm 2013 đã kiểm tra, rà soát giải quyết 475/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 89,96%; đến tháng 02/2014 còn 53/528 vụ việc (10,04%) đang giải quyết.

17 Có 43 vụ việc công dân vẫn đến Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước để khiếu nại; 53 vụ việc công dân vẫn gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ (trong đó có 08 vụ việc người khiếu nại vừa gửi đơn, vừa đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước để khiếu nại).

18 UBND TP.HCM thành lập Văn phòng Tiếp công dân trực thuộc UBND thành phố, tương đương với cấp Sở, có 3 phòng, 33 biên chế, đứng đầu là chủ nhiệm và 02 Phó Chủ nhiệm. UBND tỉnh Quảng Nam thành lập cơ quan tiếp công dân riêng, đứng đầu là Chủ nhiệm (phụ cấp 0,7); 02 Phó Chủ nhiệm và 02 phòng chức năng.

19 Cá biệt có nơi giao cho Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách Trụ sở tiếp dân như Kon Tum, Bạc Liêu.

20 Trưởng Ban do 01 Phó Văn phòng kiêm nhiệm và 02 Phó Trưởng ban; có 02 Phòng: Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư và Phòng Tổng hợp do 02 Phó Trưởng ban kiêm Trưởng phòng.

21 Nhiều nơi Chủ tịch UBND chưa trực tiếp công dân theo quy định; chưa mở sổ theo dõi; chưa ghi nhận thông tin theo yêu cầu hoặc có nhưng không đầy đủ, chính xác; chưa thực hiện đúng lịch tiếp công dân đã niêm yết...

22 Riêng năm 2013 tiến hành 2.789 cuộc tại 5.805 cơ quan, tổ chức, đơn vị, qua thanh tra phát hiện 996 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm 748 tổ chức, 308 cá nhân; xử lý hành chính 48 tổ chức, 36 cá nhân; các cơ quan thanh tra đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện 1.166 kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra trách nhiệm, kết quả cho thấy các cơ quan có thẩm quyền đã kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 435 tổ chức, 233 cá nhân; đã xử lý kỷ luật hành chính đối với 14 tổ chức và 29 cá nhân.

23 Theo báo cáo của các tỉnh Tây Ninh; Phú Yên; Đà Nẵng; Bình Định; Gia Lai; Ninh Thuận; Khánh Hòa, Đắk-Nông; Đăk-Lăk; TT Huế; Quảng Bình; Quảng Nam; Lâm Đồng; Quảng Trị; Quảng Ngãi, Hậu Giang, Cà Mau….

24 Theo báo cáo của các tỉnh: Cà Mau; Tây Ninh; Phú Yên; Gia Lai; Kon Tum....

25 Ngoài lĩnh vực đất đai, một số lĩnh vực phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo như ngành bảo hiểm xã hội, lao động thương binh, xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn...

26 Theo báo cáo của các tỉnh: Quảng Nam; Tây Ninh; Phú Yên; Đà Nẵng; Bình Định; Gia Lai; Ninh Thuận; Khánh Hòa; Bình Thuận; Đăk-Nông; Đăk-Lăk; Kon Tum; Thừa Thiên - Huế; Quảng Bình; Lâm Đồng; Quảng Trị; Quảng Ngãi, Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, TP. Hà Nội, Hưng Yên....

27 Tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ tiếp theo.

28 Xem Phụ lục 2.

1 Người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính bất cứ giai đoạn nào khi không đồng ý quyết định hoặc hành vi hành chính; người khiếu nại được bổ sung nhiều quyền (ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tham gia đối thoại, hoặc ủy quyền đối thoại; được biết, đọc, sao chụp tài liệu, chứng cứ; được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp...); quy định về nhiều người khiếu nại cùng một nội dung; bổ sung nhiều quy định đổi mới trình tự giải quyết theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả, xác định rõ trách nhiệm giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan nhà nước...

2 Đã quy định rõ và phân biệt hai loại tố cáo (hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong thi hành nhiệm vụ; vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực) và quy trình tương ứng; quy định đầy đủ và rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo; về bảo vệ người tố cáo; về khen thưởng khi có thành tích trong giải quyết tố cáo...

3 Đối với người khiếu nại: có quyền được biết, đọc, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người giải quyết thu thập, hiện nay cách thức thực hiện còn khác nhau do chưa có hướng dẫn; đối với người bị khiếu nại, việc tham gia đối thoại (điểm a khoản 2 Điều 13, điểm c khoản 2 Điều 14) Luật khiếu nại quy định dẫn đến cách hiểu, áp dụng rất khác nhau

4 Chưa quy định quy trình giải quyết khiếu nại lần 2 trong trường hợp hết thời hiệu giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không được giải quyết, công dân tiếp tục khiếu nại tên cơ quan cấp trên (một số địa phương chuyển cho cấp dưới giải quyết là không phù hợp Luật khiếu nại).

5 Về tổ chức đối thoại lần đầu và lần 2 (khoản 2 Điều 30 Luật khiếu nại) không phù hợp với trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu thì người giải quyết đồng thời là người bị khiếu nại. Đối thoại lần 2 gặp không ít khó khăn đối với các Chủ tịch UBND các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...

6 Quy định về thời hiệu như Luật khiếu nại hiện hành dẫn đến tình trạng cứng nhắc hoặc đơn giản khi áp dụng cách tính thời hiệu khiếu nại (nhất là đối với dự án diễn ra trong thời gian dài; những nơi vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn...). Về thời hạn, khó đảm bảo nhất đối với những vụ việc phức tạp, cần sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành.

7 Luật khiếu nại chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ giải quyết khi công dân rút đơn; điều này bất cập trong thực tế đối với các trường hợp: người khiếu nại chết mà quyền, nghĩa vụ chưa, hoặc không được thừa kế; tương tự đối với cơ quan, tổ chức giải thể nhưng chưa hoặc không có thừa kế...

8 Luật có quy định, song chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể; không ít vụ việc đã giải quyết kết thẩm quyền, đúng chính sách, pháp luật công dân vẫn không đồng ý, tiếp tục khiếu nại lên Trung ương, không có điểm dừng (nhất là khiếu nại về đất đai, đền bù, GPMB... do áp dụng chính sách thiếu nhất quán trong các lần giải quyết); chưa có chế tài mạnh thực hiện quyết định có hiệu lực pháp luật và xử lý những cơ quan, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại không đúng quy định của pháp luật;

9 Việc thực hiện khoản 1 Điều 12 Luật tố cáo để xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo còn chưa thống nhất (tại thời điểm có tố cáo hay tại thời điểm hành vi vi phạm pháp luật xảy ra). Về thời hạn quy định tại Điều 21 chưa thật sự phù hợp với vụ việc phức tạp, phải xác minh ở nhiều cơ quan, tổ chức...

10 Đối với những trường hợp cố tình tố cáo sai sự thật, có cần thiết phải giữ bí mật người tố cáo không?.

1 Bộ Công thương, Bộ GTVT, Bộ TT và TT, Bộ Công an, Bộ NN và PTNT, Đắk Lắk, Bình Thuận

2 Hậu Giang

3Tĩnh, Thanh Hóa

4 Bộ Xây dựng

5 Khánh Hòa

6 Bộ TN và MT

7 Ủy ban dân tộc

8 Bộ Xây dựng, Ủy ban dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Gia Lai

9 Quảng Nam, Tây Ninh, Phú Yên, Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Thuận, Đắk Nông, Quảng Bình, Lâm Đồng, Bình Phước, Kiên Giang, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Giang

10 Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bộ NN và PTNT, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, Quảng Bình

11 Khánh Hòa

12 Đồng Tháp

13 Học viện CTQG Hồ Chí Minh

14 Hà Tĩnh

15 Quảng Ngãi

16 Quảng Nam, Tây Ninh, Gia Lai, TT Huế, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình

17 Tây Ninh, Phú Yên, Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Thuận, Đắk Lắk, Quảng Bình, Bạc Liêu, Bình Phước

18 Đắk Lắk

19 Tây Ninh

20 Bà Rịa - Vũng Tàu

21 Tây Ninh

22 Ninh Thuận

23 Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Yên, Đà Nẵng, Bộ Ngoại giao, Bảo hiểm xã hội VN, Bộ TT và TT, Bộ Y tế, Cần Thơ, Lạng Sơn

24 Vĩnh Phúc, Kiên Giang

25 Hậu Giang, Kiên Giang

26 Báo cáo số 2522/BC-ĐGS ngày 8/7/2014 của Đoàn giám sát của UBPL về kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Hà Tĩnh

27 Ninh Bình

28 Ninh Bình

29 Bắc Ninh, Đồng Nai

30 Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

31 Hà Nội, Phú Thọ

32 Thái Bình

33 Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc

34 Nam Định

35 Báo cáo số 2523/BC-ĐGS ngày 8/7/2014 của Đoàn giám sát của UBPL về kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Quảng Trị

36 Sơn La, Cà Mau

37 Lâm Đồng

38 Lâm Đồng

39 Thái Nguyên, Bộ Công an, Đắk Nông

40 Thái Nguyên

41 Thái Nguyên

42 Thái Nguyên

43 Bộ Khoa học và Công nghệ

44 Hà Tĩnh

45 Thanh Hóa

46 Báo cáo số 2523/BC-ĐGS ngày 8/7/2014 của Đoàn giám sát của UBPL về kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Quảng Trị

47 Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bình Thuận

48 Hà Tĩnh

49 Bộ Y tế

50 Bộ Xây dựng, Bộ Công an

51 Bộ Xây dựng, Bộ Công an

52 Hà Tĩnh, Hà Nam, Hải Dương, Đắk Nông, Bình Dương

53 Hòa Bình, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ TN và MT, Đồng Nai

54 Hà Tĩnh

55 Đài truyền hình Việt Nam

56 Bộ Công thương, Bộ LĐ - TB và XH, Bộ Tài chính, Long An, Tiền Giang

57 Phú Yên, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Nam Định, Cần Thơ, Bình Dương, Kiên Giang

58 Phú Thọ

59 Nghệ An

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 2804/BC-UBPL13 ngày 14/11/2014 kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước Ủy ban Pháp luật ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.253

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.241.253
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!