BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
1684BC/BNN-VP
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2006
|
BÁO CÁO
CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2006 VÀ NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2006
I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CCHC TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2006
1.
Về cải cách thể chế
1.1. Về công
tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL.
Để tiếp tục triển
khai xây dựng các văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, ngay từ
đầu năm, Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 3524/QĐ-BNN-PC ngày 16/ 12/ 2005
phê duyệt kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch kiểm tra văn bản,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật và kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2006; có công văn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện Chỉ thị
14/2006/CT-TTg ngày 10/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định
161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
Để thực hiện Chỉ
thị 32/2005/CT-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng đã ban hành Kế
hoạch số 466/BNN-PC ngày 1/3/2006 hướng dẫn các đơn vị chủ động triển khai triển
khai kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
1.2. Về công
tác xây dựng văn bản qui phạm pháp luật
Theo hiện kế hoạch
xây dựng văn bản QPPL của Bộ năm 2006, 6 tháng đầu năm Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phải trình Chính phủ 20 văn bản qui phạm pháp luật và Dự án, đề
án, chương trình. Tính đến 15/6/2006, Bộ đã soạn thảo xong 26 văn bản và trình
Chính phủ 16 văn bản, trình Quốc Hội Dự án Luật đê điều, trong đó đã đựơc Chính
phủ ban hành 09 văn bản ( 03 văn bản chuyển từ năm 2005 sang và 03 văn bản
ngoài kế hoạch), 07 văn bản chưa được ban hành; số còn lại đang trong giai đoạn
hoàn thiện để trình Chính phủ trong tháng 7/2006; 01 văn bản xin chuyển sang
tháng 9/2006.
Từ đầu năm đến
nay, Bộ trưởng đã ban hành 41 văn bản thuộc thẩm quyền. gồm 05 Thông tư, 04 Chỉ
thị, 29 Quyết định và 03 Thông tư liên tịch, Nghị quyết liên tịch, đạt 170%
(41/24 văn bản).
1.3. Về công
tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
Theo yêu cầu của Bộ
Tư pháp, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành rà soát, hệ thống hoá văn bản quy
phạm pháp luật của cấp trên ban hành đến hết tháng 4/2006 trên 5 lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn; đồng thời rà
soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và
PTNT ban hành từ 1/1/2005 đến 31/12/2005 để lập danh mục văn bản hết hiệu lực
thi hành hoặc cần sửa đổi bổ sungi;
1.4. Về công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Hội đồng phổ biến
giáo dục Pháp luật của Bộ đã xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm
2006; trình Bộ trưởng ban hành Quyết định 1019/QĐ-BNN-PC phê duyệt “Kế hoạch
xây dựng đội ngũ Báo cáo viên và Tuyên truyền viên pháp luật giai đoạn
2006-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ”; tổ chức Hội nghị phổ biến
Luật Đầu tư, Chỉ thị 32/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm
tra văn bản, Nghị định 161/2005/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
1.5. Về công
tác kiểm tra văn bản và kiểm tra việc thực hiện pháp luật
Đã tổ chức kiểm
tra 35 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành và 12 văn bản quy phạm pháp luật
của các địa phương; tổ chức kiểm tra hàng trăm văn bản của Cục Thuỷ lợi và Ban
quản lý dự án lâm nghiệp.
1.6. Về triển
khai cơ chế "một cửa" :
Thực hiện sự chỉ đạo
của Ban chỉ đạo CCHC về việc triển khai sơ kết thực hiện thí điểm đề án “ một cửa”
tại các Cục, đến này đã có 05 đơn vị là Cục Quản lý Xây dựng công trình, Cục Trồng
trọt, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi và Cục Bảo vệ Thực vật tổ chức sơ kết và báo cáo
kết quả thực hiện thí điểm cơ chế “ một cửa”.
Sau 1 năm thực hiện
cơ chế “ một cửa” các Cục BVTV, Thú y, Trồng trọt, Chăn nuôi đã tiếp nhận 4996
hồ sơ, trong đó giải quyết đúng hẹn 4931 hồ sơ đạt 98,7% chỉ có 65 hồ sơ giải
quyết không đúng hẹn chiếm 1,3%, lý do khách quan. Tại các đơn vị này, Lãnh đạo
và công chức đã nhận thức rõ trách nhiệm trong thực thi công vụ, thay đổi
phương thức phục vụ khách hàng, thay đổi tư duy, nếp nghĩ và cách làm, chuyển từ
cơ chế “ xin – cho” sang cơ chế “ Phục vụ”
Các Cục Quản lý -
xây dựng công trình, Thuỷ lợi, HTX và PTNT mặc dù đề án thí điểm được xây dựng
công phu, nhưng trên thực tế chưa triển khai.
1.7. Về thực hiệnthí
điểm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong cơ
quan hành chính nhà nước
Thực
hiện quyết định của Bộ trưởng, Văn phòng Bộ hoàn thành xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng công tác văn phòng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, được cấp giấy
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Việc áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng này đã giúp các đơn vị, công chức nâng cao ý thức trách nhiệm,
tăng tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo một quy trình công
khai, thống nhất, dễ giám sát, đánh giá chất lượng công việc.
2.
Về cải cách tổ chức bộ máy
Đối với khối quản
lý nhà nước, 6 tháng đầu năm, Bộ tiếp tục chỉ đạo đã rà soát, bổ sung điều chỉnh
chức năng, nhiệm vụ của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp; các Cục Quản lý XDCT,
Thuỷ lợi, Quản lý ĐĐ-PCLB và Ban Dự án Thuỷ lợi CPO dể phủ hợp với Thông tư 18/2006/TT-BNN
ngày 20/3/2006 của Bộ NN-PTNT;
Bộ trưởng đã ký
các quyết định uỷ quyền Cục trưởng, Chánh văn phòng thường trực Uỷ ban sông Mê
Kông VN được ký một số loại văn bản của Bộ và 12 quyết định phân cấp thực hiện
một số nhiệm vụ quản lý nhà nước cho các Cục nhằm nâng cao trách nhiệm, quyền hạn
và tính tự chủ cho cấp Cục.
Bộ tiếp tục chỉ đạo
kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước của ngành; tập trung xây dựng Đề án
kiện toàn tổ chức ngành cấp xã, đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các địa phương
và các Bộ, ngành có liên quan để hoàn thiện Đề án trình Chính phủ.
Tiếp tục thực hiện
sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học nông
nghiệp Việt Nam (VAAS) và các đơn vị thuộc VAAS như viện Nghiên cứu Ngô, viện
Thổ nhưỡng nông hoá, viện Bảo vệ thực vật, viện Di truyền NN, viện NC Rau quả,
viện Cây LTTP; cho phép một số Viện thành lập Công ty trong viện và thành lập
viện trong trường đại học để gắn nghiên cứu, đào tạo với chuyển giao kết quả
nghiên cứu vào sản xuất, làm cơ sở cho các Viện, Trường vươn lên hoạt động theo
mô hình doanh nghiệp.
Xây dựng đề án tổ
chức Viện KHTL Việt Nam; tách và lập viện Quy hoạch thuỷ lợi Miền Nam, ban hành
Qui chế hoạt động của Viện Qui hoạch Thuỷ lợi Miền Nam.
3.
Về công tác đào tạo công chức, viên chức, phát triển nguồn nhân lực:
Từ đầu năm đến
nay, Bộ trưởng đã quyết định bổ nhiệm, điều động: 34 cán bộ lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc, trong đó có 01 Vụ trưởng, 01 Chánh thanh tra Bộ, 01 Phó Chánh thanh
tra, 04 Phó Vụ trưởng và 04 Phó cục trưởng, 01 Giám đốc bệnh viện, 01 Viện trưởng,
02 Viện phó; phê duyệt danh sách 365 cán bộ thuộc diện được quy hoạch là cán bộ
nguồn; ban hành tạm thời tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo các Ban quản lý dự án của Bộ.
Thực hiện Nghị quyết
14-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai
đoạn 2006-2010, Bộ đã ban hành tạm thời chương trình đào tạo cho các trường
trung học chuyên nghiệp; giao chỉ tiêu đào tạo và phân bổ kinh phí đào tạo năm
2006 cho các trường thuộc Bộ; giao nhiệm vụ đào tạo nghề mới cho một số trường
thuộc Bộ.
Bộ đã ban hành kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010. Triển khai công
tác đào tạo cán bộ quy hoạch về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ,
tin học, ngoại ngữ và tin học; xúc tiến triển khai thí
điểm xây dựng và áp dụng bản Mô tả chức năng, nhiệm vụ cho cán bộ, công chức của
5 đơn vị thuộc Bộ.
4.
Cải cách tài chính công
4.1. Về thí
điểm xây dựng Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF):
Thực hiện chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ và hướng dãn của Bộ tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT
được chọn là một trong 4 Bộ thí điểm xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn
(MTEF) cho lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch
những năm trước đây, căn cứ váo kế hoạch 5 năm 2006-2010 của Bộ và mức trần chi
tiêu ngân sách 3 năm tới do Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính cung cấp, đến
nay, Bộ đã hoàn thành kế hoạch chi tiêu ngân sách trung hạn cho lĩnh vực nông
nghiệp và PTNT giai đoạn 2006-2008, bao gồm nguồn ngân sách do Bộ Nông nghiệp
và PTNT, các Bộ, ngành và các địa phương quản lý.
Với kế hoạch
chi tiêu trung hạn được duyệt, Bộ sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch
hàng năm sát với những nguồn lực thực tế.
4.2. Về thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước:
Thực hiện Thông
tư liên tịch số 03/2006/TTLB-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Nội
vụ hướng dẫn Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với
các cơ quan nhà nước, Bộ đã chỉ đạo triển khai khoán chi đối với 12 đơn vị được
giao kinh phí qua Văn phòng, trước mắt tập trung vào 4 nội dung khoán chi là sử
dụng điện, công tác phí (khoán chi cây số và kinh phí sử dụng xe ô tô đi công
tác), văn phòng phẩm phục vụ làm việc của cá nhân, cước phí sử dụng điện thoại.
4.3. Về thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan sự nghiệp nhà nước:
Thực hiện giai
đoạn II (2005-2007) theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ,
đến nay đã có 87/93 đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ đã được thực hiện cơ chế tự chủ
tài chính mới, trong đó có 5 đơn vị thực hiện tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động.
Hiện nay, Bộ
đang xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong các đơn vị khoa học công nghệ công lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày
05/09/2005.
Bộ trưởng đã
ban hành Quyết định số 607/QĐ-BNN-TC ngày 06/ 3 / 2006 về Chương trình hành động
thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quyết định số 616/QĐ-BNN-TTr
ngày 07/3/2006 về Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng.
Căn cứ vào chương trình hành động của Bộ, đến nay hầu hết các đơn vị trực thuộc
đã xây dựng kế hoạch hành đọng của đơn vị mình và tổ chức triển khai.
5. Về công tác chỉ đạo điều hành CCHC
6 tháng đầu
năm, công tác chỉ đạo, điều hành chương trình CCHC của Bộ đã được quan tâm
và tăng cường một bước quan trọng. Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo; Thứ trưởng,
Phó ban chỉ đạo đã dành nhiều thời gian để chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ
CCHC. Ban Chỉ đạo đã được kiện toàn, các thành viên được phân công nhiệm vụ rõ
ràng.
Bộ trưởng đã
ban hành Quyết định số 1064 QĐ/BNN-TCCB, ngày 12/04/2006 thành lập Văn phòng
thường trực cải cách hành chính của Bộ đặt tại Văn phòng Bộ và phân công một
Phó Văn phòng Bộ kiêm Chánh văn phòng thường trực CCHC. Văn phòng thường trực
hiện có 3 công chức chuyên trách và 3 chuyên viên của Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài
chính, Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Văn phòng thường trực CCHC
của Bộ chính thức hoạt động từ đầu tháng 5/2006.
Cùng với việc
thành lập Văn phòng thường trực CCHC, mạng lưới cán bộ cải cách hành chính của
các đơn vị thuộc Bộ đã được kiện toàn: mỗi đơn vị trực thuộc Bộ đều đã phân
công 01 Lãnh đạo phụ trách CCHC và 01 công chức làm công tác cải cách hành
chính. Văn phòng Thường trực CCHC đã tổ chức giao ban với tất cả các công chức
làm công tác cải cách hành chính của các đơn vị để quán triệt yêu cầu, nội dung
chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ.
Văn phòng thường
trực Cải cách hành chính của Bộ Nông nghịêp và PTNT phối hợp với Dự án CCHC
VIE/02/016 đã tổ chức khoá tập huấn về kiến thức CCHC cho cán bộ phụ trách CCHC
của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Dự án hỗ trợ
CCHC VIE/02/016 đã hỗ trợ tổ chức tập huấn về nghiệp vụ công tác thành tra cho
Thanh tra Bộ và các cán bộ phụ trách công tác thanh tra, pháp chế của các đơn vị
trực thuộc Bộ về khuôn khổ pháp lý và phương pháp xây dựng kế hoạch hành động
chống tham nhũng; tổ chức các khóa đào tạo tập trung cho Lãnh đạo các Sở Nông
nghiệp và PTNT, 270 cán bộ sẽ được đào tạo, mỗi khóa học 03 ngày, dự kiến sẽ
hoàn thành vào tháng 7 năm 2006; chuẩn bị tổ chức đào tạo nâng cao cho 38 Điều
phối viên CNTT của các Sở Nông nghiệp và PTNT nhằm giúp các sở Nông nghiệp và
PTNT tăng cường ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ công tác quản lý hành chính
nhà nước, nâng cao hiệu lực và hiệu quả chỉ đạo điều hành của Bộ Nông nghiệp
nói riêng và của ngành nông nghiệp trên cả nước nói chung.
Tuy nhiên,
công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai chương trình CCHC của Bộ cũng như của
các đơn vị còn có một số khó khăn, đó là:
- Công tác phổ
biến, tuyên truyền, quán triệt của Bộ và của các đơn vị về chương trình CCHC
nói chung, và chương trình CCHC của Bộ nói riêng còn rất yếu. Đây là một trong
những nguyên nhân chính làm cho nhận thức của đại bộ phận cán bộ công chức về
yêu cầu, mục tiêu và nội dung của chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ và
chương trình CCHC của Bộ còn rất hạn chế, ngay cả đối với lãnh đạo phụ trách
CCHC và công chức chuyên trách CCHC của đơn vị.
- Sự chỉ đạo của
Ban Chỉ đạo chưa được thường xuyên; vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của các
thành viên chưa rõ, thời gian dành cho chỉ đạo CCHC còn hạn chế.
- Thủ trưởng của
nhiều đơn vị thuộc Bộ chưa thực sự quan tâm đến công tác CCHC, không chỉ đạo, tổ
chức triển khai các nhiệm vụ CCHC của Bộ, không xác định được nhiệm vụ CCHC của
đơn vị mình, không phân công lãnh đạo, công chức của đơn vị để tham mưu, đề xuất
và triển khai nhiệm vụ CCHC.
- Sự chỉ đạo,
hướng dẫn của BCĐ CCHC của Chính phủ còn hạn chế, nên công tác chỉ đạo triển
khai chương trình CCHC của Bộ còn có khó khăn, lúng túng.
- Các điều kiện
hỗ trợ để thực hiện chương trình CCHC như tài chính, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chưa được quan tâm đúng mức. Ngân sách nhà nước dành cho công tác CCHC của Bộ
trong suốt thời gian qua hầu như không có, trong khi các dự án hỗ trợ CCHC chưa
thực sự là nguồn hỗ trợ cho Bộ triển khai chương trình CCHC theo kế hoạch thống
nhất. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác CCHC thiếu tính ổn định và chưa được
đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2006
1. Về cải cách thể chế:
- Tiếp tục thực
hiện kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra văn bản của Bộ Nông
nghiệp và PTNT; rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL của Bộ và theo yêu cầu của
các bộ, ngành liên quan; tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản từ
1/1/2005 đến 31/12/2005 và lên danh mục văn bản hết hiệu lực, cần sửa đổi, bổ
sung; báo cáo Bộ Tư pháp kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản của các cơ quan
cấp trên; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tiếp tục thực
hiện rà soát, hệ thống hoá và công khai thủ tục hành chính trong các đơn vị thuộc
Bộ theo Chỉ thị cua Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ; tiếp nhận và xử lý
những kiến nghị, vướng mắc của các nhân, tổ chức, doanh nghiệp về thủ tục hành
chính.
2. Về cải cách tổ chức bộ máy:
- Tiếp tục rà
soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị theo Nghị
định 86/CP để điều chỉnh kịp thời, khắc phục tình trạng trùng chéo hoặc bỏ sót
các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Bộ
Nông nghiệp và PTNT với các địa phương theo nội dung các Đề
án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; kiện toàn hệ thống
quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp và PTNT từ trung ương đến cấp xã.
- Xây dựng Đề
án sắp xếp các Ban quản lý dự án thuỷ lợi theo hướng Ban quản lý đầu tư và xây
dựng thuỷ lợi khu vực cho phù hợp Luật xây dựng, Nghị định 16/2005/NĐ-CP của
Chính phủ và nhiệm vụ của Bộ ngành.
- Tiếp tục thực
hiện Quyết định số 930/QĐ-TTg , ngày 9/9/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
đề án sắp xếp hệ thống tổ chức khoa học thuộc Bộ.
3. Về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức:
- Tiếp tục tục
hiện phân cấp về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp thuộc Bộ.
- Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng kế hoạch tập trung
đào tạo sau đại học, xây dựng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư của ngành, đào tạo
nhân lực phục vụ Hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Về cải cách tài chính công:
- Tiếp tục chỉ
đạo các đơn vị thực hiện Thông tư 03/2006/TTLB-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ
Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản
lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- Chỉ đạo các đơn
vị triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
biên chế, tổ chức bộ máy, tài chính đối với các đơn vị khoa học công nghệ và sự
nghiệp công lập theo NĐ 43 và NĐ 115.
5. Về hiện đại hoá nền hành chính.
- Rà soát sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy chế của Bộ, trong đó
ban hành quy chế của Bộ về tổ chức và quản lý họp, hội nghị; quy chế quản lý
văn bản đến, văn bản đi;
- Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo điều hành, giảm bớt
nạn giấy tờ hành chính; thực hiện chương trình tiết kiệm, chống lãng phí và
chương trình phòng chống tham nhũng;
- Giáo dục,
nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; thực
hiện quy chế dân chủ và nếp sống văn hóa công sở; xây dựng cơ quan văn minh,
xanh, sạch đẹp;
6. Về công tác chỉ đạo
- Xây dựng kế
hoạch CCHC giai đoạn 2006-2010 của Bộ và của từng đơn vị.
- Ban hành Chỉ
thị của Bộ trưởng về tập trung nguồn lực, tăng cường công tác chỉ đạo để triển
khai chương trình CCHC.
- Xây dựng kế
hoạch tài chính năm 2007 phục vụ triển khai các nhiệm vụ CCHC của Bộ theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
- Tổ chức hội
thảo về việc thực hiện cơ chế hành chính “ một cửa” và tổ chức sơ kết thí điểm
cơ chế hành chính "1 cửa" để triển khai ra diện rộng.
- Nâng cao vai
trò, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên BCĐ để chủ động triển khai các
nhiệm vụ CCHC thuộc lĩnh vực được phân công. Duy trì chế độ thông tin báo cáo,
giao ban định kỳ về công tác CCHC giữa Văn phòng thường trực với mạng lưới cán
bộ CCHC của các đơn vị để tham mưu kịp thời cho Ban Chỉ đạo.
Nơi nhận
- BCĐ CCHC của Chính
phủ
- Vụ CCHC VPCP
- Vụ CCHC Bộ Nội vụ
- Thành viên BCĐ CCHC của Bộ
- Lưu
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỬTRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Thuật
|