Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 130/BC-LĐTBXH Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Lưu Hồng Sơn
Ngày ban hành: 04/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

Số: 130/BC-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2009

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC NĂM 2009

I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2009

1. Những yếu tố về tình hình kinh tế - xã hội tác động đến công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (BVANTQ)

- Năm 2009 tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng và phức tạp, khó lường, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính ở một số nền kinh tế lớn dẫn đến sự suy giảm kinh tế thế giới từ giữa năm 2007 đến nay. Trong nước, bên cạnh những mặt thuận lợi rất cơ bản nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn do sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu; sự chống phá của các thế lực thù địch; sự buông lỏng, trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành và những thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Những diễn biến đó làm ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị - xã hội của đất nước nói chung cụ thể là ảnh hưởng đến việc thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo, xuất khẩu lao động, dạy nghề… và các lĩnh vực quản lý của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng.

- Các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội là những lĩnh vực rất nhạy cảm liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần của hàng chục triệu người, đặc biệt là đối tượng người có công, đối tượng là người nghèo, dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa nơi mặt bằng dân trí thấp, vùng bị thiên tai; nếu thực hiện không tốt dễ bị kẻ địch lợi dụng kích động, có thể trở thành “điểm nóng” về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tới tư tưởng của cán bộ, nhân dân và ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, Nhà nước.

- Được sự quan tâm lãnh đạo của Ban cán sự, Đảng ủy cơ quan và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, sự vào cuộc của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên năm 2009 phong trào dân bảo vệ An ninh Tổ quốc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đạt được kết quả quan trọng góp phần vào thành tựu chung của đất nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Các cơ quan tham mưu đã chủ động gắn nhiệm vụ bảo vệ An ninh Tổ quốc trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Các tổ chức đoàn thể tích cực chủ động trong việc vận động mọi người trong tổ chức tham gia thực hiện phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc.

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phong trào toàn dân BVANTQ

- Năm 2009 Bộ đã xây dựng chương trình phát động phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc chương trình được triển khai tới các đơn vị, đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ nắm chắc để vận dụng trong từng cương vị công tác khi thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành; Đảng ủy cơ quan Bộ và các đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong việc giáo dục cán bộ công chức, viên chức trong Bộ ý thức giác ngộ, tinh thần cảnh giác cách mạng, thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống trong sạch, lành mạnh, bảo vệ quan điểm đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.

- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo (XĐGN); Nghị quyết 30a của Chính phủ, Bộ đã chỉ đạo các địa phương kết hợp thực hiện XĐGN gắn với nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh bảo vệ biên giới hải đảo trong phát triển các vùng, lãnh thổ. Kết hợp trong xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội gắn với Quốc phòng – An ninh của vùng, của tỉnh.

- Thực hiện Nghị quyết 09/CP của Chính phủ, trong những năm qua, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đã được Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ và Đảng ủy cơ quan, đơn vị thuộc Bộ quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng được toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Bộ nhiệt tình hưởng ứng tham gia, từng bước đưa công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ngày càng đạt hiệu quả, bảo đảm tốt an ninh cơ quan, đơn vị, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội.

- Thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm năm 2009 Bộ đã tập trung vào các nội dung: rà soát, đánh giá các chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện; thanh kiểm tra công tác phòng chống tội phạm trong Ngành Lao động Thương binh và Xã hội; khảo sát tình hình người nghiện ma túy có tiền án, tiền sự, mãn hạn tù vào cai nghiện tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội…;

- Các đơn vị Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội… tham mưu nghiên cứu sửa đổi và ban hành các văn bản chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội, chính sách chế độ thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng chống ma túy…

 - Triển khai hướng dẫn các tỉnh, thành phố tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Pháp lệnh phòng chống mại dâm và 2 năm thực hiện Quyết định số 52/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 – 2010.

Bộ đã chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch đánh giá công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy theo Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010;

- Công đoàn Bộ đã tổ chức mít tinh cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Bộ để tuyên truyền công tác phòng chống tội phạm; phòng, chống HIV/AIDS nhân ngày Quốc tế phòng, chống ma túy 26/6;

- Lãnh đạo Bộ thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức của ngành, nắm vững kiến thức quốc phòng – an ninh, có ý thức trách nhiệm cùng công an, quân đội bảo vệ trị an ở địa phương và an toàn đơn vị.

- Bộ cử cán bộ thuộc các đối tượng 1, 2 đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh theo sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương. Các đơn vị tiến hành tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng công tác an ninh, quốc phòng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: qua Báo Lao động- Xã hội, Tạp chí Lao động – Xã hội, các buổi sinh hoạt cơ quan, họp các tổ chức quần chúng, đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên v.v..., do đó nhận thức về công tác an ninh, quốc phòng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong từng đơn vị đã có chuyển biến rõ rệt.

3. Công tác phối hợp hiệp đồng với các cơ quan liên quan trong bảo đảm trật tự an ninh tại cơ quan đơn vị.

- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, gồm 44 đơn vị, trong đó các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội thuộc 3 quận là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà trưng. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ đóng trên 22 quận, huyện, thị của 13 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

- Lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã làm tốt công tác phối hợp với lực lượng tự vệ của cơ quan, đơn vị mình. Các đơn vị đều có kế hoạch hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan công an, quân đội nơi đóng trụ sở chủ động đối phó với các tình huống xảy ra.

- Cơ quan Bộ đóng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thường xuyên phối hợp với công an Phường, công an Quận Hoàn Kiếm, Ban Chỉ huy quân sự Hoàn Kiếm để bảo vệ an ninh cơ quan. Công an phường Tràng Tiền đã cử người theo dõi, giúp đỡ và giám sát công tác an ninh trật tự an toàn cơ quan Bộ nhất là trong những ngày lễ lớn, những ngày Lãnh đạo Bộ tiếp công dân, công an phường Tràng Tiền đều cử cán bộ đến trực, giữ gìn trật tự an toàn cho các công dân; năm 2009 Lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ và Thanh tra tiếp 1.101 lượt người trong đó, Lãnh đạo Bộ tiếp 305 lượt người; số lượng đơn thư đến Bộ năm 2009 là 7906 đơn thư, số lượng đơn thư tồn từ năm 2008 là 1.092 đơn thư, tổng số là 8998 đơn thư, đã xử lý được 8501 đơn thư; Đã xử lý 9/86 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền còn 77 vụ đang xem xét, giải quyết (trong đó 72 vụ khiếu nại liên quan đến 72 công nhân của nông trường Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn mới nhận tháng 11 nên đang nghiên cứu, xử lý); giải quyết 01/02 vụ tố cáo, còn một vụ đang thẩm tra xác minh; Nhờ làm tốt công tác phối hợp với công an địa phương nên trong năm qua Cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ không để xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan tới an ninh trật tự.

- Cơ quan Bộ cũng đã làm tốt công tác phối hợp với Cục Bảo vệ An ninh nội bộ và Văn hóa – Tư tưởng (A25) thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an hai bên thường xuyên trao đổi thông tin giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ theo dõi địa bàn của A25 luôn sâu sát giúp đỡ lực lượng bảo vệ của cơ quan Bộ.

- Thị trấn Luật Phòng cháy và chữa cháy trong năm qua các cơ quan đơn vị thuộc Bộ đã làm tốt công tác phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thường xuyên củng cố trang thiết bị PCCC ở từng cơ quan đơn vị theo đúng quy định. Đội PCCC của các đơn vị trong Bộ đủ về số lượng và tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC đạt chất lượng tốt. Bộ đã ban hành Quyết định số 1549/QĐ-LĐTBXH ngày 23/11/2009 về việc kiện toàn ban chỉ huy PCCC và Quyết định số 1549/QĐ-LĐTBXH ngày 23/11/2009 về việc kiện toàn đội phòng cháy chữa cháy cơ sở. Cơ quan Bộ đã phối hợp với Công an Thành phố Hà Nội thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại trụ sở hàng năm đều tiến hành bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường và các bình chữa cháy bảo đảm đúng tiêu chuẩn. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo các cấp về công tác PCCC nên trong năm vừa qua các cơ quan đơn vị thuộc Bộ không để xảy ra mất an toàn về cháy nổ.

- Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp với cơ quan quân sự các cấp tại các địa phương nơi đơn vị đứng chân thành lập các Ban Chỉ huy quân sự, xây dựng các phân đội tự vệ của cơ quan đơn vị mình, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng theo đúng hướng dẫn và chỉ tiêu được giao góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, an toàn đơn vị; Làm tốt việc đăng ký và quản lý lực lượng dự bị động viên hạng 1 và hạng 2, sẵn sàng động viên khi có lệnh. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch công tác quốc phòng hàng năm, các đơn vị trực thuộc bộ đều thực hiện tốt việc xây dựng và điều chỉnh các kế hoạch như: Kế hoạch chiến đấu bảo vệ cơ quan; kế hoạch A2; kế hoạch phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; kế hoạch phòng chống cháy nổ; kế hoạch huấn luyện tự vệ. Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt các đơn vị triển khai công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương và đơn vị bạn, bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn; đặc biệt trong các ngày lễ lớn của đất nước. Ban chỉ huy quân sự cơ quan Bộ đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự Quận Hoàn Kiếm xây dựng lực lượng tự vệ của cơ quan Bộ đủ về số lượng có chất lượng và tổ chức hoạt động có hiệu quả góp phần giữ vững an ninh chính trị cơ quan và địa phương. Cử cán bộ tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đầy đủ đúng chỉ tiêu được giao.

4. Công tác vận động cán bộ, công nhân viên thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm

- Thực hiện Chương trình dạy nghề cho người hết hạn tù và người đặc xá trở về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội rà soát, thống kê số người chấp hành xong án phát tù và người được đặc xá trở về cộng đồng để xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tạo điều kiện cho những đối tượng này tham gia học nghề trong các chương trình dạy nghề cho nông dân và các chương trình học nghề khác theo kế hoạch đào tạo hàng năm.

- Các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện hút ma túy vẫn diễn biến phức tạp cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành trong phòng chống và đẩy lùi tệ nạn này. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố đã có trung tâm cai nghiện và chữa trị, giáo dục cho gái mại dâm. Năm 2009 công tác giáo dục, dạy nghề cho đối tượng bán dâm từng bước được nâng cao về chất lượng, đặc biệt trong việc hỗ trợ tâm lý xã hội, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đối tượng. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, 6 tháng đầu năm đã chữa trị, giáo dục cho 1.350/3.000 đối tượng tại trung tâm (đạt 45% chỉ tiêu kế hoạch năm); tổ chức dạy nghề, tạo việc làm và học văn hóa cho 1.076/2000 đối tượng tại Trung tâm và cộng đồng (đạt 53% chỉ tiêu kế hoạch); 9 tháng đầu năm 2009 cả nước đã tổ chức cai nghiện cho 51.644 người nghiện trong đó tiếp nhận vào cai nghiện mới tại các Trung tâm là 15.520 người và hoàn thành chương trình cai nghiện là 17.394 tại cộng đồng cai nghiện mới cho 3.565 lượt người, số đối tượng được học văn hóa là 2.192 người. Số được dạy nghề tại Trung tâm là 10.192 người (50 Trung tâm báo cáo). Số được tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn là 155 người. Tình hình quản lý đối tượng tại các trung tâm trong 9 tháng đầu năm 2009 có hiều chuyển biến, số đối tượng vi phạm (trốn, quậy phá…) được hạn chế, số vụ xảy ra ít hơn cùng kỳ năm trước. Trong dịp lễ, tết các trung tâm đều thực hiện đầy đủ chế độ trực lãnh đạo, trực chỉ huy, trực y tế 24/24 đồng thời phối hợp tốt với các đơn vị ban, đặc biệt là lực lượng Công an, Quân đội và chính quyền sở tại trên địa bàn, có kế hoạch phòng ngừa, phát hiện những biểu hiện tiêu cực và phòng chống cháy nổ trong khu vực; Tính đến tháng 9 năm 2009 số nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về là 2790 trường hợp, trong đó có 60% nạn nhân tự trở về, 25% được giải cứu, 15% tiếp nhận chính thức. Trong số 2.790 nạn nhân trở về có 2.232 nạn nhân (chiếm 80%) được tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý và cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ, có 837 trường hợp nạn nhân (chiếm 30%) nhận được kinh phí hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ học nghề từ nguồn ngân sách của nhà nước.

- Thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước, năm 2009 việc phát hành phổ biến tài liệu mật của Bộ bảo đảm đúng quy định. Các văn bản quản lý nhà nước của ngành được quản lý chặt chẽ không xảy ra dò rỉ thông tin và thất thoát tài liệu mật. Trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách các yêu cầu về bảo vệ an ninh quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. Trong quan hệ đối ngoại luôn giữ vững nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, không để bị lợi dụng áp đặt các mục tiêu chính trị. Cử cán bộ đi công tác nước ngoài đều lựa chọn những đồng chí có phẩm chất chính trị vững vàng. Tổ chức các cuộc Hội thảo quốc tế tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước.

5. Công tác xây dựng củng cố lực lượng bảo vệ cơ quan Bộ.

- Cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đóng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố, là trung tâm thương mại, du lịch và dịch vụ, là nơi thường xuyên diễn ra những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội lớn là địa bàn nhạy cảm về chính trị.

- Trụ sở cơ quan Bộ có 4 cổng ra vào, hàng ngày lượng khách ra vào cơ quan Bộ rất lớn, đặc biệt tại khu vực tiếp công dân của Bộ các đối tượng chính sách đến hỏi và yêu cầu giải quyết chế độ chính sách đông ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo vệ an ninh trật tự.

- Lực lượng Bảo vệ của cơ quan Bộ có 11 người do phòng Quốc phòng – An ninh thuộc Văn phòng Bộ quản lý, lực lượng này được giao trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự an toàn cơ quan.

- Trong số 11 nhân viên bảo vệ có 4 người nằm trong biên chế của cơ quan, 4 người ký hợp đồng ngắn hạn với Văn phòng Bộ và 3 người là nhân viên của Công ty Dịch vụ bảo vệ Đại gia ký hợp đồng bảo vệ với cơ quan Bộ.

- Năm 2009 có 1 nhân viên bảo vệ được chuyển từ làm hợp đồng vào biên chế của cơ quan. Nhân viên bảo vệ của cơ quan bộ là những người có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao trong đó 7 người đã có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cơ quan; được sự quan tâm của Lãnh đạo Văn phòng Bộ nên các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ và trang phục của lực lượng bảo vệ đã được trang bị đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ và Thông tư số 10/2002/TT-BCA(A11) ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ Công an.

- Những ngày nghỉ, ngày lễ tết những ngày có các hoạt động văn hóa, chính trị lớn trên địa bàn Hà Nội lãnh đạo các cơ quan đơn vị thuộc Bộ thực hiện tốt chế độ trực lãnh đạo, cùng với bảo vệ lực lượng tự vệ cũng tổ chức tốt các hoạt động canh trực theo hướng dẫn của cơ quan công an và cơ quan quân sự địa phương nhằm bảo đảm an toàn trong cơ quan, đơn vị, góp phần giữ vững an ninh trên địa bàn.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHONG TRÀO TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Thường xuyên quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tình hình trong nước và quốc tế nhằm nâng cao ý thức cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù và những hoạt động phá hoại của kẻ xấu.

2. Quán triệt trong xây dựng chính sách, luật pháp về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội bảo đảm chi công bằng, ổn định, đặc biệt quan tâm tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

3. Thường xuyên củng cố xây dựng lực lượng bảo vệ, lực lượng tự vệ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Có Kế hoạch, phương án sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ cơ quan khi có tình huống bạo loạn lật đổ xảy ra. Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trên địa bàn giữ gìn trật tự, an toàn trong khu vực.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý con người, bảo vệ tài sản cho cán bộ công nhân viên trong ngành lao động thương binh xã hội.

5. Tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo: Việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam cơ sở chữa bệnh; đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng hoàn thành chương trình cai nghiện, mãn hạn tù giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng.

6. Rà soát chính sách khen thưởng và chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và những người hy sinh, bị thương, bị thiệt hại về tài sản trong đấu tranh phòng, chống tội phạm./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công an (A25);
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm (để báo cáo);
- Lưu VP.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG




Lưu Hồng Sơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 130/BC-LĐTBXH về tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ngày 04/12/2009 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.137

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.145.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!