Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2001/TT-TCDL chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Du lịch để hướng dẫn thực hiện NĐ 47/2001/NĐ-CP

Số hiệu: 05/2001/TT-TCDL Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Du lịch Người ký: Vũ Tuấn Cảnh
Ngày ban hành: 28/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC DU LỊCH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2001/TT-TCDL

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2001

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH SỐ 05/2001/TT-TCDL NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 47/2001/NĐ-CP NGÀY 10/8/2001 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA THANH TRA DU LỊCH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;
Căn cứ Pháp lệnh du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08 tháng 02 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Nghị định số 47/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của thanh tra Du lịch;
Sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Tổng cục trưởng tổng cục Du lịch hướng dẫn cụ thể để thống nhất thi hành như sau:

I. CHỨC NĂNG CỦA THANH TRA DU LỊCH

Thanh tra Du lịch là tổ chức Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về du lịch thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra và các quy định khác của pháp luật về thanh tra; đồng thời thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của Pháp lệnh Du lịch và các quy định khác của pháp luật về du lịch, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

II. TỔ CHỨC CỦA THANH TRA DU LỊCH

1. Tổ chức của Thanh tra Du lịch

Tranh tra Du lịch thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước, bao gồm:

1.1. Thanh tra Tổng cục Du lịch;

1.2. Thanh tra Sở Du lịch (Trong Thông tư này một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Sở làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Du lịch như Sở Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch được gọi là Sở Du lịch. Thanh tra Sở Du lịch, Thanh tra Du lịch thuộc Thanh tra Sở Du lịch - Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch được gọi là Thanh tra Sở Du lịch).

2. Cộng tác viên thanh tra Du lịch

Cộng tác viên thanh tra Du lịch là người được Thanh tra Du lịch mời tham gia công tác thanh tra khi cần thiết. Việc tham gia của cộng tác viên phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị. Cộng tác viên được học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra, được tham gia hoạt động Thanh tra do Chánh Thanh tra Du lịch quy định.

3. Thanh tra Tổng cục Du lịch

3.1. Thanh tra Tổng cục Du lịch là tổ chức thuộc bộ máy của Tổng cục Du lịch chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch và sự chỉ đạo về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của Tổng Thanh tra Nhà nước.

3.2. Thanh tra Tổng cục Du lịch có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên, cán bộ, công chức khác; các phòng nghiệp vụ, phòng Tổng hợp.

3.3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

4. Thanh tra Sở Du lịch

4.1. Thanh tra Sở Du lịch là tổ chức thuộc bộ máy Sở Du lịch, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Du lịch, sự chỉ đạo về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của Chánh Thanh tra Tổng cục Du lịch và Chánh Thanh tra Nhà nước tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

Thanh tra Sở Du lịch có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên, cán bộ, công chức khác; các bộ phận, chuyên môn nghiệp vụ.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

4.2. Thanh tra Du lịch thuộc Thanh tra Sở Du lịch - Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch là bộ phận của Thanh tra Sở, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở và sự chỉ đạo về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của Chánh Thanh tra Tổng cục Du lịch và Chánh Thanh tra Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Thanh tra Du lịch thuộc Sở Du lịch - Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch do Chánh Thanh tra Sở phụ trách, có Thanh tra viên cán bộ, công chức khác.

5. Con dấu và tài khoản.

5.1. Thanh tra Tổng cục Du lịch có con dấu tài khoản tạm giữ chờ xử lý để thực hiện nghiệp vụ Thanh tra theo quy định của pháp luật.

5.2. Thanh tra Sở Du lịch có con dấu riêng, sử dụng tài khoản của Sở Du lịch.

Thanh tra Du lịch thuộc Thanh tra Sở Du lịch - Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch sử dụng con dấu của Thanh tra Sở và tài khoản của Sở.

III. ĐỐI TƯỢNG CỦA THANH TRA DU LỊCH

1. Đối tượng của Thanh tra Tổng cục Du lịch:

1.1. Tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Du lịch bao gồm: tổ chức, cá nhân của cơ quan Tổng cục Du lịch, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch.

1.2. Tổng chức, cá nhân Việt Nam tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch ở Việt Nam và nước ngoài thuộc quyền quản lý Nhà nước của Tổng cục Du lịch.

1.3 Tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch tại Việt Nam thuộc quyền quản lý Nhà nước của Tổng cục Du lịch.

1.4. Tổ chức, cá nhân có đơn khiếu nại đề nghị Thanh tra Tổng cục giải quyết những việc thuộc thẩm quyền Thanh tra Sở Du lịch đã giải quyết, có kết luật bằng văn bản.

2. Đối tượng của Thanh tra Sở Du lịch

2.1. Tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Du lịch, bao gồm: Tổ chức, cá nhân của cơ quan Sở Du lịch, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Du lịch.

2.2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài tham gia kinh doanh, hoạt động Du lịch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Sở Du lịch.

2.3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia kinh doanh, hoạt động Du lịch tại nước ngoài thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Du lịch.

IV. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA THANH TRA DU LỊCH:

1. Thực hiện chức năng Thanh tra Nhà nước

Thanh tra Du lịch thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra Nhà nước được quy định trong Pháp lệnh Thanh tra và pháp luật hiện hành khác về lĩnh vực thanh tra.

2. Thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành:

2.1. Nhiệm vụ theo chức năng Thanh tra chuyên ngành:

Thanh tra Du lịch thực hiện nhiệm vụ Thanh tra trên các lĩnh vực: quản lý Nhà nước về du lịch; kinh doanh du lịch; bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên và tài sản quốc gia trong du lịch; xúc tiến, hợp tác quốc tế về du lịch; khách du lịch và các hoạt động du lịch khác.

a. Thanh tra Du lịch có nhiệm vụ Thanh tra trực tiếp việc thực hiện các quy định của ngành du lịch, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch đối với các đối tượng Thanh tra đã được quy định trong Thông tư này, bao gồm:

- Thanh tra những nội dung trong kế hoạch Thanh tra hàng năm được Thủ trưởng cơ quan cùng cấp phê duyệt.

- Thanh tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, Thủ trưởng của Tổ chức Thanh tra Du lịch cấp trên.

- Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khi được Thủ trưởng cùng cấp hoặc Thủ trưởng tổ chức Thanh tra Du lịch cấp trên giao.

- Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của ngành, pháp luật của Nhà nước trong phạm vi kinh doanh, hoạt động du lịch.

b. Nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

- Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch.

- Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác đối với các hành vi vi phạm mà đối tượng thực hiện trong phạm vi kinh doanh, hoạt động du lịch.

- Kiểm tra xác minh, kết luận, kiến nghị hoặc có biện pháp xử lý khiếu nại, tố cáo của đối tượng thanh tra hoặc công dân có liên quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành.

2.2. Quyền hạn theo chức năng Thanh tra chuyên ngành

a. Thực hiện các quyền theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

b. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thực hiện xử phạt hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong du lịch và các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành có liên quan trong phạm vi kinh doanh, hoạt động du lịch.

c. Chánh Thanh tra Tổng cục Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Du lịch được quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo từng mức độ được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong du lịch và các quy định của pháp luật chuyên ngành khác khi có vi phạm trong phạm vi kinh doanh, hoạt động du lịch theo địa bàn quản lý.

d. Thanh tra viên Du lịch được quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo từng mức độ được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong du lịch, các quy định của pháp luật chuyên ngành khác khi có vi phạm trong phạm vi kinh doanh, hoạt động du lịch theo địa bàn quản lý.

Cộng tác viên Thanh tra Du lịch không được quyền xử phạt vi phạm hành chính.

e. Được mời cộng tác viên Thanh tra tham gia đoàn Thanh tra.

g. Được chuyển hồ sơ vụ việc Thanh tra đến các cơ quan pháp luật có trách nhiệm để xử lý hình sự khi thấy việc làm của đối tượng Thanh tra có dấu hiệu tội phạm.

h. Thanh tra Du lịch được trang bị sắc phục, thiết bị, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

2.3. Trách nhiệm theo chức năng Thanh tra chuyên ngành.

a. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch; giữ gìn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực du lịch.

b. Thanh tra theo đúng đối tượng, phạm vi, thẩm quyền được quy định tại Thông tư này và theo pháp luật hiện hành về thanh tra.

c. Triển khai hoạt động thanh tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, tổ chức Thanh tra cấp trên.

d. Thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thời hạn thanh tra trong quá trình thanh tra theo quy định tại Chương IV Pháp lệnh Thanh tra, Chương III Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, và các quy định khác của pháp luật.

e. Tổ chức Thanh tra Du lịch, Thanh tra viên Du lịch khi tiến hành thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mọi hành vi và quyết định của mình.

g. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra của Thủ tưởng đơn vị hoặc Chánh Thanh tra trước khi tiến hành thanh tra.

h. Thanh tra viên Du lịch xuất trình thẻ Thanh tra viên để thanh tra đột xuất khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh, hoạt động du lịch hoặc khách du lịch cần phải ngăn chặn kịp thời. Kết thúc thanh tra, Thanh tra viên phải báo cáo ngay cho Chánh Thanh tra cùng cấp.

i. Báo cáo Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, Tổ chức Thanh tra cấp trên về kết quả thanh tra cùng các biện pháp xử lý, ngăn chặn, kiến nghị; gửi báo cáo công tác hàng tháng, hàng quý, năm theo quy định chung.

k. Chánh Thanh tra Tổng cục Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Du lịch có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo, trả lời các kiến nghị của đối tượng thanh tra theo pháp luật.

l. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị 47/2001 NĐ-CP, các pháp luật có liên quan.

V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THANH TRA DU LỊCH

Đối tượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ theo Điều 35 Pháp lệnh Thanh tra, các quy định khác của pháp luật có liên quan. Một số quyền và nghĩa vụ được làm rõ như sau:

1. Từ chối khi việc tiến hành thanh tra không có quyết định thanh tra, hoặc không xuất trình thẻ Thanh tra viên trong trường hợp thanh tra đột xuất.

2. Khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị tới Thủ trưởng cơ quan ra quyết định Thanh tra hoặc tổ chức Thanh tra cấp trên về những việc làm vi phạm pháp luật của tổ chức Thanh tra, Thanh tra viên trong quá trình Thanh tra. Trong thời gian chờ giải quyết, đối tượng thanh tra vẫn phải tuân thủ các quyết định của Thanh tra Du lịch.

3. Nghĩa vụ chấp hành các quyết định thực hiện đúng các yêu cầu của tổ chức, Trưởng đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên Du lịch và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu mình đã cung cấp; không được cản trở, mua chuộc, trả thù đối với tổ chức, Thanh tra viên Du lịch.

VI. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA THANH TRA DU LỊCH

1. Quan hệ giữa Thanh tra Tổng cục Du lịch và Thanh tra Sở Du lịch

1.1. Thanh tra Tổng cục chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra Sở Du lịch về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra hàng năm.

1.2. Thanh tra Tổng cục chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với Thanh tra Sở Du lịch thực hiện các cuộc thanh tra chuyên đề, thanh tra diện rộng, các yêu cầu về những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra.

1.3. Thanh tra Tổng cục Du lịch nghiên cứu, xem xét, giải quyết những đề nghị của Thanh tra Sở Du lịch về hoạt động Thanh tra Du lịch.

2. Quan hệ giữa Thanh tra Tổng cục và Thanh tra Nhà nước

2.1. Thanh tra Tổng cục Du lịch chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Nhà nước và thực hiện các mối quan hệ khác với Thanh tra Nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2.2. Thanh tra Tổng cục Du lịch có trách nhiệm báo cáo Thanh tra Nhà nước chương trình công tác, kết quả về hoạt động thanh tra theo quy định của Thanh tra Nhà nước.

2.3. Đề xuất với Thanh tra Nhà nước việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên, Thanh tra Du lịch.

3. Quan hệ giữa Thanh tra Tổng cục Du lịch và Thanh tra các Bộ, ngành

3.1. Thanh tra Tổng cục Du lịch phối hợp với Thanh tra các Bộ, ngành có liên quan trong việc hướng dẫn, chỉ đạo công tác, nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch thanh tra, phối hợp giải quyết các vấn đề có nội dung liên quan đến kinh doanh và hoạt động du lịch.

3.2. Khi tiến hành Thanh tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động du lịch phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành hoặc cơ quan, đơn vị, địa phương. Thanh tra Tổng cục Du lịch thông báo cho Thanh tra các Bộ hoặc tổ chức Thanh tra Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngược lại.

4. Quan hệ giữa Thanh tra Sở Du lịch và Thanh tra các Sở, Ban Ngành khác

4.1. Thanh tra Sở Du lịch phối hợp với Thanh tra các Sở, Ban, Ngành có liên quan tại địa bàn quản lý trong việc hướng dẫn, chỉ đạo công tác, nghiệp vụ xây dựng kế hoạch thanh tra, phối hợp giải quyết các vấn đề có nội dung liên quan đến kinh doanh, hoạt động du lịch.

4.2. Khi tiến hành Thanh tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động du lịch tại địa bàn quản lý, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của các Sở, Ban, Ngành hoặc cơ quan, đơn vị, địa phương. Thanh tra Sở Du lịch thông báo cho Thanh tra các Sở, Ban, Ngành tại địa bàn quản lý, Thủ trưởng quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra và ngược lại.

4.3. Quan hệ giữa Thanh tra Sở Du lịch với Thanh tra Bộ, Ngành quản lý, với Thanh tra Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với cơ quan bảo vệ pháp luật theo quy định của pháp luật.

5. Quan hệ giữa Thanh tra Du lịch và Thanh tra nhân dân

Quan hệ giữa Thanh tra Du lịch và Thanh tra nhân dân theo quy định tại Pháp lệnh Thanh tra ngày 1/4/1990; Nghị định 241/HĐBT ngày 05/8/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

VII. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra được khen thưởng theo chế độ hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm khi thi hành nhiệm vụ, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh và hoạt động du lịch; hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Người cản trở, mua chuộc, trả thù những người làm công tác thanh tra thì tuỳ theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tổng cục Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Sở Du lịch (Sở Du lịch - Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch) chịu trách nhiệm thực hiện và đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động du lịch thực hiện Thông tư này.

Thông tư có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị cần phản ánh kịp thời về Tổng cục Du lịch để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp.

Vũ Tuấn Cảnh

(Đã ký)

THE GENERAL DEPARTMENT OF TOURISM
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
------------

No: 05/2001/TT-TCDL

Hanoi, December 28, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 47/2001/ND-CP OF AUGUST 10, 2001 ON THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS, AND ORGANIZATION OF THE TOURIST INSPECTORATE

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Inspection Ordinance of April 1, 1990;
Pursuant to the Tourism Ordinance No. 11/1999/PL-UBTVQH10 of February 8, 1999;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
Pursuant to the Governments Decree No. 47/2001/ND-CP of August 10, 2001 on the functions, tasks, powers, and organization of the Tourist Inspectorate;
After reaching agreement with the State Inspector General and the Minister-Director of the Government Commission for Organization and Personnel, the General Director of Tourism hereby provides detailed guidance for uniform implementation as follows:

I. FUNCTIONS OF THE TOURIST INSPECTORATE

The Tourist Inspectorate is the State inspection organization specialized in tourism, which performs the function of State inspection according to the provisions of the Inspection Ordinance and other relevant inspection legislation; and at the same time, performs the function of specialized inspection according to the provisions of the Tourism Ordinance and other relevant legislation on tourism a swell as legislation on the handling of administrative violations.

II. ORGANIZATION OF THE TOURIST INSPECTORATE

1. Organization of the Tourist Inspectorate

The Tourist Inspectorate belongs to the organizational system of the State Inspectorate, comprising:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. The Inspectorates of the provincial/municipal Tourist Services (in this Circular the terms below shall be construed as follows: the provincial/municipal Services performing the task of State management of tourism such as the provincial/municipal Tourist Services, Tourist-Trade Services, and Trade-Tourist Services shall be called provincial/municipal Tourist Services. The provincial/municipal Tourist Service Inspectorates and the Tourist Inspectorates belonging to the Inspectorates of the provincial/municipal Tourist-Trade Services or Trade-Tourist Services shall be called the provincial/municipal Tourist Service Inspectorates).

2. The tourist inspectorate collaborators

The tourist inspectorate collaborators are those who are invited by the Tourist Inspectorate to join in the inspection activities when necessary. The participation of collaborators must be approved in writing by the heads of managing agencies or the heads of the units. Collaborators shall be trained and fostered in inspection operations and allowed to join in the inspection activities as prescribed by the Chief Tourist Inspector.

3. The Inspectorate of the General Department of Tourism

3.1. The Inspectorate of the General Department of Tourism is an organization belonging to the apparatus of the General Department of Tourism, subject to the direct management and leadership of the General Director of Tourism and the direction in work, organization and professional operations of the General State Inspector.

3.2. The Inspectorate of the General Department of Tourism shall have a chief inspector, deputy chief inspector, inspectors, and other officials and employees; comprise professional sections and a general section.

3.3. The appointment and dismissal of the chief inspector, deputy chief inspector and inspectors shall comply with law provisions.

4. The provincial/municipal Tourist Service Inspectorate

4.1. The provincial/municipal Tourist Service Inspectorate is an organization belonging to the apparatus of the provincial/municipal Tourist Service, subject to the direct management and leadership of the director of the provincial/municipal Tourist Service and the direction in work, organization, and professional operations of the chief inspector of the General Department of Tourism and the Chief State inspector of the province or centrally-run city.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The appointment and dismissal of the chief inspector, deputy chief inspector and inspectors shall comply with law provisions.

4.2. The Tourist Inspectorate belonging to the Inspectorate of a provincial/municipal Tourist-Trade Service or Trade-Tourist Service is a section of the Service Inspectorate, subject to the direct management of the director of such Service and the direction in work, organization and professional operations of the chief inspector of the General Department of Tourism and the chief State inspector of the province or centrally-run city;

The Tourist Inspectorate belonging to the provincial/municipal Trade-Tourist Service or Tourist-Trade Service shall be managed by the chief inspector of such Service, comprise inspectors and other officials and employees.

5. Seal and account

5.1. The Inspectorate of the General Department of Tourism shall have its own seal and pending settlement money account for the performance of inspection operations according to law provisions.

5.2. The Inspectorate of the provincial/municipal Tourist Service shall have its own seal and use the account of the provincial/municipal Tourist Service.

The Tourist Inspectorate belonging to the Inspectorate of the provincial/municipal Tourist-Trade Service or Trade-Tourist Service shall use the Service Inspectorates seal and the Services account.

III. OBJECTS OF THE TOURIST INSPECTORATE

1. Objects of the Inspectorate of the General Department of Tourism

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Vietnamese organizations and individuals engaged in tourist business and activities in Vietnam and foreign countries, that are under the State management of the General Department of Tourism.

1.3. Foreign organizations and individuals engaged in tourist business and activities in Vietnam, that are under the State management of the General Department of Tourism.

1.4. Organizations and individuals, that have filed written complaints to the Inspectorate of the General Department of Tourism to request the settlement of affairs under the jurisdiction of the provincial/municipal Tourist Service Inspectorates, which had been settled and concluded in writing.

2. Objects of the provincial/municipal Tourist Service Inspectorates

2.1. Organizations and individuals under the direct management of the provincial/municipal Tourist Services, including: organizations and individuals of the provincial/municipal Tourist Services as well as enterprises and non-business units attached thereto.

2.2. Vietnamese and foreign organizations and individuals engaged in tourist business and activities in the localities under the management of the provincial/municipal Tourist Services.

2.3. Vietnamese organizations and individuals engaged in tourist business and activities in foreign countries, that are under the State management of the provincial/municipal Tourist Services.

IV. TASKS, POWERS AND RESPONSIBILITIES OF THE TOURIST INSPECTORATE

1. To perform the State inspection function

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To perform the function of specialized inspection

2.1. Tasks according to the function of specialized inspection:

The Tourist Inspectorate shall perform the task of inspecting various domains: the State management of tourism; tourist business; protection, exploitation, use and development of resources and national properties in tourism; tourist promotion and international cooperation on tourism; tourists and other tourist activities;

a) The Tourist Inspectorate shall be tasked to directly inspect the observance of the tourist branchs regulations and the States policies and laws on tourism by inspection objects prescribed in this Circular, including:

- To inspect the contents of annual inspection plans already approved by the heads of agencies of the same level;

- To carry out inspection under the direction of the heads of agencies of the same level or the heads of superior tourist inspectorates;

- To carry out inspection for the settlement of complaints and denunciations when so assigned by the heads of the agencies of the same level or the heads of superior tourist inspectorates;

- To carry out irregular inspection when detecting signs of violating the branch’s regulations and/or the States law in tourist business and activities.

b) The task of sanctioning administrative violations, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To apply forms of administrative sanction according to the provisions of other specialized legislation against violation acts committed in tourist business and activities by various subjects.

- To check, verify, conclude on, and propose or take measures to handle complaints and denunciations of inspection objects or citizens, related to specialized inspection activities.

2.2. Powers vested according to the specialized inspection function:

a) To exercise the rights prescribed in the Inspection Ordinance and other relevant legal documents.

b) To take preventive measures and impose sanctions against administrative violations according to the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the Decree on sanctions against administrative violations in the field of tourism, and the provisions of current legislation on sanctions against administrative violations relating to tourist business and activities.

c) The Chief Inspector of the General Department of Tourism, the chief inspectors of the provincial/municipal Tourism Services shall have the right to decide on sanctions against administrative violations according to the levels prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the Decree on sanctions against administrative violations in the field of tourism, and the provisions of other specialized legislation when violations in tourist business and activities are committed in the localities under their management.

d) The tourist inspectors shall have the right to decide on sanctions against administrative violations according to the levels prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the Decree on sanctions against administrative violations in the field of tourism, and the provisions of other specialized legislation when violations in tourist business and activities are committed in the localities under their management.

Tourist Inspectorate collaborators shall not have the right to impose sanctions against administrative violations.

e) To invite collaborators to join in the inspection team.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g) The tourist inspectors shall be equipped with uniform and necessary equipment and facilities in order to perform their tasks.

2.3. Responsibilities assigned according to specialized inspection function

a) To protect the legitimate rights and interests of the State, organizations and individuals engaged in tourist business and activities; defend the socialist legislation in the field of tourism.

b) To carry out inspection against the right subjects and within the right scope and competence prescribed in this Circular and current legislation on inspection.

c) To carry out inspection under the direction of the head of the agency of the same level or the superior inspectorates.

d) In the inspection process, to strictly comply with the inspection principles, order, procedures and duration prescribed in Chapter IV of the Inspection Ordinance, Chapter III of the Government’s Decree No. 61/1998/ND-CP of August 15, 1998 on the inspection and examination of enterprises, and other law provisions.

e) The Tourist Inspectorates and tourist inspectors, when conducting inspection, to abide by law only and take responsibility before law and the competent State agency for all their acts and decisions.

f) Before conducting the inspection, the head of the inspection team shall have to announce the inspection decision of the head of the unit or the Chief Inspector.

g) Tourist inspectors shall, in order to carry out irregular inspection when detecting law-breaking acts which infringe upon the legitimate rights and interests of the State, organizations and individuals engaged in tourist business and activities or tourists and must be stopped in time, have to produce the inspectors cards. Upon the completion of the inspection, the inspectors shall have to immediately report thereon to the chief inspector of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i) The Chief Inspector of the General Department of Tourism and Chief Inspectors of provincial/municipal Tourist Services shall have to settle complaints and denunciations and reply questions of inspected subjects according to law.

j) To perform other tasks as prescribed by Decree No. 47/2001/ND-CP and relevant legislation.

V. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE OBJECTS OF THE TOURIST INSPECTORATE

The inspection objects shall have the rights and obligations according to Article 35 of the Inspection Ordinance and other relevant legislation. Some rights and obligations are clarified as follows:

1. To refuse the inspection in case of failure to produce inspection decision or the inspectors cards for, irregular inspection.

2. To lodge complaints, denunciations or petitions to the heads of the agencies issuing inspection decisions or the superior inspectorates against law-breaking acts committed by inspectorates or inspectors during the process of inspection. Pending the settlement thereof, the inspection objects shall still have to obey decisions of the Tourist Inspectorates;

3. To have the obligation to execute the decisions and strictly comply with the requests of the Tourist Inspectorates, heads of the inspection teams or inspectors, bear responsibility for the accuracy of the supplied information and documents; and not to obstruct, buy off or take revenge on tourist inspectorates and/or inspectors.

VI. WORKING RELATIONSHIP OF THE TOURIST INSPECTORATE

1. The relationship between the Inspectorate of the General Department of Tourism and the provincial/municipal Tourist Service Inspectorates

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. The Inspectorate of the General Department shall direct, guide and coordinate with the provincial/municipal Tourist Service Inspectorates in carrying out specialized inspections, large-scale inspections and settling matters related to inspection activities.

1.3. The Inspectorate of the General Department of Tourism shall study, consider and settle proposals on tourist inspection activities of the provincial/municipal Tourist Service Inspectorates.

2. The relationship between the Inspectorate of the General Department of Tourism and the State Inspectorate

2.1. The Inspectorate of the General Department of Tourism shall be subject to the organizational, professional and operational direction and guidance of the State Inspectorate and maintain other working relations with the State Inspectorate according to the provisions of the inspection legislation.

2.2. The Inspectorate of the General Department of Tourism shall have to report to the State Inspectorate on its working programs and inspection results according to the State Inspectorates regulations.

2.3. To propose to the State Inspectorate the training and fostering on inspection operation; the appointment and dismissal of tourist inspectors.

3. The relationship between the Inspectorate of the General Department of Tourism and the Inspectorates of ministries and branches

3.1. The Inspectorate of the General Department of Tourism shall coordinate with the Inspectorates of the concerned ministries and branches in providing working and professional guidance and direction, working out inspection plans, and settling matters related to tourist business and activities.

3.2. When inspecting the operation of organizations and/or individuals engaged in tourist business and activities, if detecting signs of law violations relating to the management responsibility of ministries and branches, as well as agencies, units or localities, the Inspectorate of the General Department of Tourism shall notify the Inspectorates of these ministries or the State Inspectorates of these provinces or centrally-run cities thereof and vice versa.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1. The provincial/municipal Tourist Service Inspectorates shall coordinate with the inspectorates of the concerned provincial/municipal Services and/or Departments in their respective localities in providing working and professional guidance and direction, working out inspection plans, and settling matters related to tourist business and activities.

4.2. When inspecting the operation of organizations and individuals engaged in tourist business and activities in their respective localities, if detecting signs of law violations relating to the management responsibility of other services, branches, agencies, units and localities, the provincial/municipal Tourist Service Inspectorates shall have to notify the inspectorates of such services or branches and the superior managers of the inspection objects thereof and vice versa.

4.3. The relationship between the provincial/municipal Tourist Service Inspectorates and the inspectorates of the managing ministries and branches, the State Inspectorates of the provinces and centrally-run cities and law enforcement bodies shall comply with law provisions.

5. The relationship between the Tourist Inspectorate and the Peoples Inspectorate

The relationship between the Tourist Inspectorate and the Peoples Inspectorate shall comply with the provisions in the Inspection Ordinance of April 1, 1990; Decree No. 241-HDBT of August 5, 1991 of the Council of Ministers stipulating the organization and operation of the Peoples Inspection Boards.

VII. COMMENDATION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

1. Organizations and individuals that record achievements in inspection activities shall be commended and/or rewarded according to current regimes.

2. Organizations and individuals that commit acts of violating law provisions, lack responsibility in performing their official duties or cover up organizations and individuals that commit acts of violating law provisions on tourist business and activities; or abuse their positions and powers, thus infringing upon the legitimate rights and interests of agencies, organizations or individuals shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively handled, have to pay compensation for damage, or be examined for penal liability according to law provisions.

3. Persons who obstruct, buy off or take revenge on inspectors shall, depending on the seriousness and nature of their violations, be handled administratively, have to pay conspensation for damage or be examined for penal liability according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The General Department of Tourism and the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to coordinate with each other in directing and inspecting the implementation of this Circular.

The provincial/municipal Tourist Services (Tourist-Trade Services and Trade-Tourist Services) shall have to implement as well as urge and inspect organizations and individuals engaged in tourist business and activities to implement this Circular.

This Circular takes effect 15 days after its signing. In the course of implementation, if any problems arise, agencies and units should promptly report them to the General Department of Tourism for study and proper amendments.

 

 

FOR THE GENERAL DIRECTOR OF TOURISM
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Vu Tuan Canh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 05/2001/TT-TCDL, promulgated by the General Department of Tourism, guiding the implementation of the Government's Decree No. 47/2001/ND-CP of August 10, 2001 on the functions, tasks, powers, and organization of the Tourist Inspectorate.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.391

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!