BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 50/2013/TT-BTNMT
|
Hà Nội,
ngày 27 tháng 12 năm 2013
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN
LIỀN VỚI ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN
SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04
tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản
lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Thông tư Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng
đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng
ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 2. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 2 năm 2014.
Thông tư này thay thế Quyết định số
10/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính,
đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Điều 3. Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản
QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng
Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; cổng thông
tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực
thuộc Bộ TN&MT, cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC, KH, TCQLĐĐ
(CĐKTK).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hiển
|
ĐỊNH MỨC KINH TẾ
- KỸ THUẬT
ĐO
ĐẠC ĐỊA CHÍNH, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH,
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN
LIỀN VỚI ĐẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phần 1.
QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa
chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(sau đây gọi tắt là Định mức KT-KT) áp dụng thực hiện cho các công việc sau:
1.1. Đo đạc địa chính bao gồm:
a) Lưới địa chính;
b) Đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng
phương pháp đo đạc trực tiếp;
c) Số hóa và chuyển hệ tọa độ bản đồ địa
chính;
d) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính;
đ) Trích đo địa chính thửa đất;
e) Đo đạc chỉnh lý bản trích đo địa chính hoặc
chỉnh lý riêng từng thửa đất của bản đồ địa chính;
g) Đo đạc tài sản gắn liền với đất.
1.2. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (đăng ký, cấp Giấy chứng nhận) bao gồm:
a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
lập hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu thực hiện đồng thời đối với nhiều hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được
sở hữu nhà ở tại Việt Nam ở xã, thị trấn (dưới đây gọi là đăng ký, cấp Giấy chứng
nhận lần đầu đồng loạt đối với hộ gia đình, cá nhân ở xã, thị trấn);
b) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
lập hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu thực hiện đồng thời đối với nhiều hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được
sở hữu nhà ở tại Việt Nam ở phường (dưới đây gọi là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
lần đầu đồng loạt đối với hộ gia đình, cá nhân ở phường);
c) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
cập nhật hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với riêng từng hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam (dưới đây gọi là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu đơn lẻ
từng hộ gia đình, cá nhân);
d) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
cập nhật hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo,
tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu
tư sử dụng đất tại Việt Nam (dưới đây gọi là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu
đối với tổ chức);
đ) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
lập hồ sơ địa chính; cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện đồng thời đối với các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân tại xã, thị trấn sau khi dồn điền đổi thửa, đo vẽ bản đồ địa
chính thay thế cho tài liệu đo đạc cũ (dưới đây gọi là đăng ký, cấp đổi Giấy chứng
nhận đồng loạt tại xã, thị trấn);
e) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
lập hồ sơ địa chính; cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện đồng thời đối với các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân tại phường sau khi dồn điền đổi thửa, đo vẽ bản đồ địa
chính thay thế cho tài liệu đo đạc cũ (dưới đây gọi là đăng ký, cấp đổi Giấy chứng
nhận đồng loạt tại phường);
g) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
cập nhật hồ sơ địa chính; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với riêng từng tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân (dưới đây gọi là đăng ký, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận
riêng lẻ);
h) Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với riêng từng hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam (dưới đây gọi là Đăng ký biến động đối với hộ gia đình, cá nhân;
i) Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức
nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sử dụng
đất tại Việt Nam (dưới đây gọi là đăng ký biến động đối với tổ chức);
k) Trích lục hồ sơ địa chính.
2. Định mức này là căn cứ để tính đơn giá sản
phẩm đo đạc địa chính; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu; cấp đổi, cấp lại
Giấy chứng nhận và đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; làm căn
cứ giao dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành.
3. Định mức này áp dụng cho các đơn vị sự
nghiệp công lập, các công ty nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến
việc thực hiện các công việc về đo đạc địa chính; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
lần đầu; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và đăng ký biến động đất đai, tài sản
gắn liền với đất.
4. Định mức KT-KT bao gồm:
4.1. Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi
là định mức lao động): Là thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản
phẩm (thực hiện một bước công việc). Nội dung của định mức lao động bao gồm:
a) Nội dung công việc: quy định các thao tác
cơ bản, thao tác chính để thực hiện bước công việc;
b) Phân loại khó khăn: quy định các yếu tố cơ
bản có ảnh hưởng đến việc thực hiện bước công việc làm căn cứ để phân loại khó
khăn;
c) Định biên: Quy định số lượng lao động kỹ
thuật; loại và cấp bậc lao động kỹ thuật thực hiện công việc theo tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch công chức - viên chức ngành tài nguyên và môi trường;
d) Định mức: Quy định thời gian lao động trực
tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm (thực hiện bước công việc); đơn vị tính là
công cá nhân hoặc công nhóm/đơn vị sản phẩm; ngày công (ca) tính bằng 8 giờ làm
việc.
Các mức ngoại nghiệp thể hiện dưới dạng phân
số, trong đó:
- Tử số là mức lao động kỹ thuật (tính theo
công nhóm, công cá nhân);
- Mẫu số là mức lao động phổ thông, tính theo
công cá nhân.
Lao động phổ thông là người lao động được
thuê mướn để thực hiện các công việc giản đơn như vận chuyển các thiết bị kèm
theo máy chính, vật liệu, thông hướng tầm ngắm, liên hệ, dẫn đường, bảo vệ, phục
vụ đo ngắm, đào bới mốc, rửa vật liệu; tham gia công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ
địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận được xác định
là cán bộ các thôn, bản, ấp, tổ dân phố, những người am hiểu tình hình đất đai ở
địa bàn, những người có uy tín đại diện cho cộng đồng dân cư ở địa bàn; những
người thực hiện một số công việc đơn giản trong đo đạc, đăng ký đất đai, lập hồ
sơ địa chính.
Mức lao động kỹ thuật ngừng nghỉ việc do thời
tiết của lao động kỹ thuật ngoại nghiệp được tính 0,25.
4.2. Định mức vật tư và thiết bị:
a) Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức
sử dụng vật liệu và định mức sử dụng dụng cụ (công cụ, dụng cụ), thiết bị (máy
móc).
- Định mức sử dụng vật liệu: Là số lượng vật
liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc);
- Định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị: Là số
ca người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ, thiết bị cần thiết để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm (thực hiện một bước công việc).
b) Thời hạn sử dụng dụng cụ, thiết bị: Là thời
gian dự kiến sử dụng dụng cụ, thiết bị vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình
thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị.
- Thời hạn sử dụng dụng cụ: Đơn vị tính là
tháng.
- Thời hạn sử dụng thiết bị: Thực hiện theo
quy định tại các thông tư liên tịch hướng dẫn lập dự toán kinh phí giữa Bộ Tài
chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết
bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất của dụng cụ, thiết bị, 8 giờ làm việc
trong 1 ngày công (ca) và định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị.
Mức điện năng trong các bảng định mức đã được
tính theo công thức sau:
Mức điện = (Công suất thiết bị/giờ x 8 giờ x
số ca sử dụng thiết bị) + 5% hao hụt.
d) Mức cho các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng
5% mức dụng cụ tại bảng định mức dụng cụ.
đ) Mức vật liệu nhỏ nhặt và hao hụt được tính
bằng 8% mức vật liệu tại bảng định mức vật liệu.
Riêng mức vật liệu cho công việc đổ mốc địa
chính được tính thêm 5% hao hụt vật liệu do vận chuyển và khi thi công.
5. Kích thước, diện tích mảnh bản đồ địa
chính tính định mức xác định theo khung trong mảnh bản đồ theo quy định chia mảnh
trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.
Diện tích theo khung trong một mảnh bản đồ địa
chính trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 như sau:
BĐĐC tỷ lệ
|
Diện tích 1 mảnh
BĐĐC (dm2)
|
Diện tích 1 mảnh
BĐĐC tương ứng trên thực địa (ha)
|
1/200
|
25
|
1,00
|
1/500
|
25
|
6,25
|
1/1000
|
25
|
25,00
|
1/2000
|
25
|
100,00
|
1/5000
|
36
|
900,00
|
1/10 000
|
144
|
3600,00
|
6. Quy định viết tắt
Nội dung viết tắt
|
Viết tắt
|
Bản đồ địa chính
|
BĐĐC
|
Công suất
|
C/suất
|
Định mức
|
ĐM
|
Đơn vị tính
|
ĐVT
|
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
|
Giấy chứng nhận
|
Giấy chứng nhận
|
GCN
|
Hồ sơ địa chính
|
HSĐC
|
Cơ sở dữ liệu địa chính
|
CSDLĐC
|
Kiểm tra nghiệm thu
|
KTNT
|
Kỹ thuật viên
|
KTV
|
Loại khó khăn
|
KK
|
Người sử dụng đất
|
NSDĐ
|
Quyền sử dụng đất
|
QSDĐ
|
Sổ địa chính
|
Sổ ĐC
|
Sổ mục kê đất
|
Sổ MK
|
Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
|
Sổ cấp GCN
|
Ủy ban nhân dân
|
UBND
|
Tài nguyên và Môi trường
|
TNMT
|
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
|
VPĐK
|
Lái xe
|
LX
|
7. Các dự án, công trình về đo đạc địa chính,
đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận đã triển khai thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì
thực hiện như sau:
7.1. Đối với khối lượng công việc đã thực hiện
thì áp dụng theo thiết kế kỹ thuật dự toán đã được phê duyệt;
7.2. Khối lượng công việc chưa thực hiện thì điều
chỉnh bổ sung dự toán và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của
Thông tư này.
Phần 2.
ĐỊNH MỨC
LAO ĐỘNG CÔNG NGHỆ
Chương 1.
ĐO ĐẠC
ĐỊA CHÍNH
I. LƯỚI ĐỊA CHÍNH
1. Nội dung công việc
1.1. Chọn điểm, chôn mốc: Chuẩn bị, xác định
vị trí điểm ở thực địa, liên hệ xin phép đất đặt mốc, thông hướng, đổ mốc, chôn
mốc, vẽ ghi chú điểm, kiểm tra, phục vụ KTNT, giao nộp, bàn giao mốc cho địa
phương, di chuyển.
1.2. Xây tường vây.
1.3. Tiếp điểm: Chuẩn bị, tìm điểm ở thực địa,
kiểm tra, chỉnh lý ghi chú điểm và thông hướng, di chuyển.
1.4. Đo ngắm:
- Đo theo phương pháp đường chuyền: Chuẩn bị,
kiểm nghiệm thiết bị, đo ngắm (đo góc nằm ngang, góc đứng và đo cạnh) phục vụ
KTNT, di chuyển;
- Đo bằng công nghệ GPS: Chuẩn bị, kiểm nghiệm
thiết bị, liên hệ với các nhóm đo, đo ngắm, liên hệ với các nhóm liên quan để
trút số liệu sang máy tính hoặc thiết bị lưu trữ, tính toán, kiểm tra khái lược,
phục vụ KTNT, di chuyển.
1.5. Tính toán bình sai: Chuẩn bị, kiểm tra số
đo, tính toán bình sai, biên tập thành quả, phục vụ KTNT.
2. Phân loại khó khăn
Loại 1 (KK1): Khu vực đồng bằng, ít cây; khu
vực đồi trọc, thấp, vùng trung du; giao thông thuận tiện.
Loại 2 (KK2): Khu vực đồng bằng nhiều cây;
khu vực đồi thưa cây vùng trung du; giao thông tương đối thuận tiện.
Loại 3 (KK3): Vùng đồi núi có độ cao trung
bình so với khu vực bằng phẳng xung quanh từ 50m đến 200m, vùng đồng lầy, vùng
đồng bằng dân cư đông, nhiều kênh rạch; giao thông không thuận tiện.
Loại 4 (KK4): Vùng núi có độ cao trung bình
so với khu vực bằng phẳng xung quanh từ 200m đến 800m, vùng thủy triều, sình lầy,
đầm lầy, thụt sâu, vùng thành phố lớn, đông dân cư, phải đo đêm, nhiều ngõ, hẻm
cụt; giao thông khó khăn.
Loại 5 (KK5): Vùng hải đảo, biên giới và vùng
núi có độ cao trung bình so với khu vực bằng phẳng xung quanh trên 800m, giao
thông rất khó khăn.
Phạm vi khu vực để phân loại khó khăn được
xác định theo ranh giới khu vực dự kiến đo vẽ thành lập bản đồ địa chính hoặc xác
định theo phạm vi từng mảnh bản đồ địa hình dùng để thiết kế đồ hình lưới địa
chính.
3. Định mức
Bảng 1
TT
|
Nội dung công việc
|
Định biên
|
KK
|
Định mức
(Công
nhóm/điểm)
|
1
|
Chọn điểm, đổ và chôn mốc bê tông
|
Nhóm 4 (3KTV6 +
1LX3)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
2
|
Chọn điểm, cắm mốc bằng cọc gỗ
|
Nhóm 4 (3KTV6 +
1LX3)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
3
|
Xây tường vây
|
Nhóm 4 (2KTV4 +
1KTV6+ 1LX3)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
4
|
Tiếp điểm có tường vây
|
Nhóm 4 (3KTV6 +
1LX3)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
5
|
Đo ngắm theo phương pháp đường chuyền
|
Nhóm 5 (3KTV4 +
2KTV6)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
6
|
Đo ngắm theo công nghệ GPS
|
Nhóm 5 (2KTV6 +
1KS2 + 1KS3 + 1LX3)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
7
|
Tính toán khi đo GPS
|
Nhóm 2 (1KS2 + 1KS3)
|
1-5
|
0,80
|
8
|
Tính toán khi đo đường chuyền
|
Nhóm 2 (1KS2 +
1KS3)
|
1-5
|
0,72
|
9
|
Phục vụ KTNT khi đo đường chuyền
|
Nhóm 5 (3KTV4 +
2KTV6)
|
1-5
|
0,18
|
10
|
Phục vụ KTNT khi đo GPS
|
Nhóm 5 (2KTV6 +
1KS2 + 1KS3 + 1LX3)
|
1-5
|
0,18
|
Ghi chú:
(1) Mức cho công việc tiếp điểm không có tường
vây được tính bằng 1,25 mức số 4;
(2) Trường hợp đo độ cao lượng giác mức đo ngắm
tính bằng 0,10 mức số 5, mức tính toán là 0,05 công nhóm (1KS2, 1KS3) cho 1 điểm;
(3) Trường hợp chọn điểm, chôn mốc địa chính
trên hè phố (có xây hố, nắp đậy) mức được tính bằng 1,20 mức số 1 tại Bảng 1.
II. ĐO ĐẠC THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP
1. Nội dung công việc
1.1. Ngoại nghiệp
a) Công tác chuẩn bị: Triển khai công tác đo
đạc; chuẩn bị vật tư, tài liệu; kiểm nghiệm thiết bị; xác định ranh giới hành
chính xã, phường, thị trấn ngoài thực địa với UBND xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi tắt là UBND cấp xã); thu thập, sao các tài liệu có liên quan đến hiện
trạng sử dụng đất của địa phương, của chủ sử dụng đất;
b) Lưới đo vẽ: Tìm điểm lưới cấp trên ngoài
thực địa; thiết kế, chọn điểm, đóng cọc (hoặc chôn mốc), thông hướng; đo nối;
tính toán;
c) Xác định ranh giới thửa đất: Xác định ranh
giới thửa đất, đóng cọc hoặc đánh dấu mốc giới thửa đất ở thực địa, xác định
tên chủ sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (loại đất);
d) Đo vẽ chi tiết: Chuẩn bị vật tư, tài liệu,
thiết bị, đo chi tiết nội dung bản đồ, vẽ lược đồ;
đ) Đối soát, kiểm tra: Đối soát hình thể, đối
tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (loại đất);
e) Giao nhận kết quả đo đạc địa chính với chủ
sử dụng đất: Giao kết quả đo đạc địa chính cho chủ sử dụng đất; kiểm tra, hoàn
thiện kết quả đo đạc nếu có phát hiện sai sót;
g) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu.
1.2. Nội nghiệp
a) Lập bản đồ gốc: Chuyển kết quả đo vẽ chi
tiết vào máy vi tính, tiếp biên các trạm đo, lập bản gốc; tiếp biên bản đồ
trong khu đo; đánh số thửa tạm, tính diện tích;
b) Nhập thông tin thửa đất: Nhâp các thông
tin phục vụ lập kết quả đo đạc địa chính thửa đất, hồ sơ địa chính, cấp GCN,
xây dựng CSDLĐC;
c) Lập sổ mục kê: Lập Sổ mục kê theo hiện trạng
đo đạc, tổng hợp diện tích theo mảnh;
d) Biên tập và in BĐĐC theo đơn vị hành
chính;
đ) Lập kết quả đo đạc địa chính thửa đất;
e) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu;
g) Xác nhận hồ sơ các cấp;
h) Giao nộp thành quả: Hoàn thành thủ tục
pháp lý tại địa phương, giao nộp sản phẩm.
2. Phân loại khó khăn
2.1. Bản đồ tỷ lệ 1/200
Áp dụng cho khu vực nội thành thuộc các đô thị
loại đặc biệt theo các loại khó khăn như sau:
Loại 1 (KK1): Khu vực có mật độ thửa trung
bình từ 60 thửa đến dưới 75 thửa trong 1 ha.
Loại 2 (KK2): Khu vực có mật độ thửa trung
bình từ 75 thửa đến dưới 90 thửa trong 1 ha.
Loại 3 (KK3): Khu vực có mật độ thửa trung
bình từ 90 thửa đến dưới 105 thửa trong 1 ha.
Loại 4 (KK4): Khu vực có mật độ thửa trung
bình từ 105 thửa đến 120 thửa trong 1 ha.
Khi mật độ thửa trên 120 thửa/ha thì cứ thêm
10 thửa được tính thêm 0,10 mức loại khó khăn 4.
2.2. Bản đồ tỷ lệ 1/500
Áp dụng cho khu vực dân cư theo các loại khó
khăn như sau:
Loại 1 (KK1): Khu vực đô thị, dạng đô thị có
mật độ thửa trung bình từ 25 thửa đến dưới 35 thửa trong 1 ha.
Loại 2 (KK2): Khu vực có mật độ thửa trung
bình từ 35 thửa đến dưới 45 thửa trong 1 ha.
Loại 3 (KK3): Khu vực có mật độ thửa trung
bình từ 45 thửa đến dưới 55 thửa trong 1 ha.
Loại 4 (KK4): Khu vực có mật độ thửa trung
bình từ 55 thửa đến dưới 65 thửa trong 1 ha.
Loại 5 (KK5): Khu vực có mật độ thửa trung
bình từ 65 thửa đến 75 thửa trong 1 ha.
Khi mật độ thửa trên 75 thửa/ha thì cứ thêm
10 thửa được tính thêm 0,10 mức loại khó khăn 5.
2.3. Bản đồ tỷ lệ 1/1000
Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp có số thửa
trung bình từ 20 thửa đến dưới 40 thửa trong 1 ha (áp dụng đối với khu vực có dạng
thửa hẹp, kéo dài; khu vực phường, thị trấn, xã thuộc thị xã và thành phố thuộc
tỉnh, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận).
Được áp dụng mức khó khăn 2 nếu khu đo có ít
nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên
10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu tầm che khuất
trên 80% diện tích.
Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp có số thửa
trung bình từ 40 thửa đến 60 thửa trong 1 ha.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu khu vực đo có
ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên
10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 4 nếu tầm che khuất
trên 80% diện tích.
Loại 3 (KK3): Đất khu dân cư (khu vực đô thị,
dạng đô thị và dân cư nông thôn ở đồng bằng) số thửa trung bình từ 10 thửa đến
dưới 20 thửa trong 1 ha. Đất nông nghiệp có số thửa trung bình trên 60 thửa
trong ha.
Đất nông nghiệp được áp dụng mức khó khăn 4 nếu
khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất (vượt quá tầm ngắm của máy đo đạc) trên 50% đến 80% diện
tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên
10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 5 nếu tầm che khuất
trên 80% diện tích.
Loại 4 (KK4): Đất khu dân cư trung bình từ 20
thửa đến dưới 30 thửa trong 1 ha.
Loại 5 (KK5): Đất khu dân cư trung bình từ 30
thửa đến 40 thửa trong 1 ha.
Khi mật độ thửa trên 40 thửa/ha thì cứ thêm
10 thửa được tính thêm 0,10 mức loại khó khăn 5.
2.4. Bản đồ tỷ lệ 1/2000
Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp số thửa trung
bình từ 5 thửa đến dưới 10 thửa trong 1 ha.
Được áp dụng mức khó khăn 2 nếu khu vực đo có
ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên
10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu tầm che khuất
trên 80% diện tích.
Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp số thửa trung bình
từ 10 thửa đến 20 thửa trong 1 ha.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu khu vực đo có
ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên
10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 4 nếu tầm che khuất
trên 80% diện tích.
Loại 3 (KK3): Đất khu dân cư số thửa trung
bình dưới 4 thửa trong 1 ha hoặc đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 20 thửa
trong 1 ha.
Đất nông nghiệp được áp dụng mức khó khăn 4,
nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên
10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 5 nếu tầm che khuất
trên 80% diện tích.
Loại 4 (KK4): Đất khu dân cư số thửa trung
bình từ 4 thửa đến dưới 8 thửa trong 1 ha.
Loại 5 (KK5): Đất khu dân cư số thửa trung
bình từ 8 thửa trong 1 ha trở lên.
2.5. Bản đồ tỷ lệ 1/5.000
Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp số thửa trung
bình dưới 1 thửa trong 1 ha.
Được áp dụng mức khó khăn 2 nếu khu vực đo có
ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên
10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu tầm che khuất
trên 80% diện tích.
Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp số thửa trung
bình từ 1 thửa đến 2 thửa trong 1 ha.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu khu vực đo có
ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trung
bình trên 10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 4 nếu tầm che khuất
trên 80% diện tích.
Loại 3 (KK3): Đất nông nghiệp số thửa trung
bình từ trên 2 thửa đến 3 thửa trong 1 ha.
Được áp dụng mức khó khăn 4 nếu khu vực đo có
ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn
hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên
10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Nếu tầm che khuất trên 80% diện tích thì được
tính thêm 15% của mức khó khăn 4.
Loại 4 (KK4): Đất nông nghiệp số thửa trung
bình trên 3 thửa trong 1 ha.
2.6. Bản đồ tỷ lệ 1/10000
Áp dụng cho khu vực đất lâm nghiệp (kể cả trồng
thông, cao su thay thế cây rừng) hoặc đất chưa sử dụng theo các loại khó khăn
như sau:
Loại 1 (KK1): Khu vực đất của các tổ chức
đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng, có địa hình đồi, núi thấp, độ dốc
trung bình dưới 15%, ít bị chia cắt, đi lại tương đối dễ dàng.
Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại
đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) thì áp dụng loại khó
khăn 2 nếu đan xen từ 10 - 30% diện tích; áp dụng loại khó khăn 3 nếu đan xen
trên 30% diện tích.
Loại 2 (KK2): Khu vực đất của các tổ chức
đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng, nhưng địa hình đồi, núi cao, đo dốc
từ 15% đến dưới 45%, tương đối phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, đi lại
khó khăn; hoặc khu vực đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thuộc vùng địa
hình đồi, núi thấp ít bị chia cắt, đi lại dễ dàng.
Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại
đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) thì áp dụng loại khó
khăn 3 nếu đan xen từ 10 - 30% diện tích; áp dụng loại khó khăn 4 nếu đan xen
trên 30% diện tích.
Loại 3 (KK3): Khu vực đất của các tổ chức
đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng có địa hình núi cao, độ dốc trên
45% đi lại đặc biệt khó khăn; hoặc khu vực đất giao cho hộ gia đình, cá nhân có
địa hình đồi, núi tương đối phức tạp, đi lại khó khăn.
Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại
đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) trên 10% diện tích thì
áp dụng loại khó khăn 4.
Loại 4 (KK4): Khu vực đất giao cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng thuộc khu vực biên giới, hải đảo hoặc khu vực có địa hình
đồi, núi cao hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đi lại đặc biệt khó
khăn.
Phạm vi khu vực để phân loại khó khăn được
xác định theo từng mảnh bản đồ hoặc phạm vi nhiều mảnh bản đồ đo vẽ cùng một tỷ
lệ, có cùng đặc điểm để lựa chọn mức độ khó khăn (cùng là khu dân cư, cùng là đất
nông nghiệp hoặc cùng là khu vực đất nông nghiệp xen kẽ đất ở) trong một đơn vị
hành chính cấp xã.
3. Định mức
Bảng 2
TT
|
Nội dung công việc
|
Định biên
|
Khó khăn
|
Định mức theo tỷ lệ
bản đồ
(Công
nhóm/mảnh)
|
1/200
|
1/500
|
1/1000
|
1/2000
|
1/5000
|
1/10000
|
1
|
Ngoại nghiệp
|
1.1
|
Công tác chuẩn bị
|
Nhóm 4 (1KTV4 + 2KTV6 + 1KTV10)
|
1-5
|
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Lưới đo vẽ
|
Nhóm 5 (2KTV4 +
2KTV6 + 1KTV10)
|
1
|
1,96
|
2,60
|
3,12
|
3,73
|
11,21
|
22,42
|
2
|
2,19
|
3,12
|
3,74
|
4,48
|
13,45
|
26,90
|
3
|
2,41
|
3,74
|
4,49
|
5,38
|
16,14
|
32,28
|
4
|
2,70
|
4,49
|
5,39
|
6,45
|
19,37
|
38,74
|
5
|
|
5,38
|
6,46
|
7,75
|
|
|
1.3
|
Xác định ranh giới thửa đất
|
Nhóm 2KTV6
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
1.4
|
Đo vẽ chi tiết
|
Nhóm 5 (2KTV4 +
2KTV6 + 1KTV10)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
1.5
|
Đối soát, kiểm tra
|
1KTV6
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
1.6
|
Giao nhận kết quả đo đạc địa chính với chủ
sử dụng đất
|
1KTV6
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
1.7
|
Phục vụ KTNT
|
Nhóm 5 (2KTV4 +
2KTV6
+
1KTV10)
|
1-5
|
1,62
|
4,23
|
4,84
|
5,94
|
28,67
|
57,34
|
2
|
Nội nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Lập bản đồ gốc
|
Nhóm 2KTV6
|
1
|
2,04
|
4,59
|
7,96
|
18,05
|
22,25
|
28,92
|
2
|
2,47
|
5,61
|
9,95
|
21,66
|
30,04
|
39,05
|
3
|
2,86
|
6,63
|
12,44
|
26,00
|
40,55
|
52,72
|
4
|
3,54
|
7,99
|
15,55
|
20,83
|
54,74
|
71,16
|
5
|
|
9,61
|
19,44
|
26,05
|
|
|
2.2
|
Nhập thông tin thửa đất
|
1KTV6
|
1-5
|
1,96
|
6,19
|
14,00
|
19,60
|
25,48
|
21,56
|
2.3
|
Lập sổ mục kê
|
1KTV6
|
1-5
|
0,10
|
0,35
|
1,65
|
2,22
|
2,00
|
1,80
|
2.4
|
Biên tập và in BĐĐC theo ĐVHC
|
1KTV6
|
1-5
|
0,51
|
0,60
|
0,68
|
0,77
|
0,85
|
1,00
|
2.5
|
Lập kết quả đo đạc địa chính thửa đất
|
1KTV6
|
1-5
|
1,72
|
7,54
|
15,00
|
22,00
|
19,8
|
29,70
|
2.6
|
Phục vụ kiểm tra nghiệm thu
|
Nhóm 2KTV6
|
1-5
|
0,53
|
1,63
|
2,94
|
4,94
|
8,31
|
12,46
|
2.7
|
Xác nhận hồ sơ các cấp
|
1KTV6
|
1-5
|
0,40
|
0,60
|
0,80
|
1,10
|
1,70
|
2,00
|
2.8
|
Giao nộp thành quả
|
Nhóm 2KTV6
|
1-5
|
0,10
|
0,63
|
0,85
|
1,27
|
1,70
|
2,00
|
Ghi chú:
(1) Định mức tại Bảng 2 áp dụng đối với đối
tượng đo vẽ là thửa đất của các mảnh bản đồ đo vẽ hết diện tích của mảnh (khép
kín mảnh). Trường hợp mảnh bản đồ không đo vẽ hết diện tích của mảnh thì định mức
được tính bằng định mức của Bảng 2 nhân (x) với tỷ lệ phần trăm diện tích đo vẽ
của mảnh. Đối với giao thông, thủy hệ, đê điều khi phải đo vẽ thì diện tích và
định mức được tính như sau:
- Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đê
điều thì định mức được tính bằng 30% của định mức quy định tại Bảng 2;
- Đối tượng thủy hệ được nhà nước giao quản
lý không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì định mức được
tính bằng 30% của định mức nêu tại Bảng 2 và chỉ tính đối với phần diện tích
trong phạm vi 03 (ba) mét kể từ ranh giới chiếm đất của đối tượng trở vào bên
trong đối tượng.
(2) Trường hợp phải đo vẽ địa hình cho BĐĐC,
mức tính bằng 0,10 mức đo vẽ ngoại nghiệp và nội nghiệp;
(3) Trường hợp đo phục vụ công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng, khu công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi, công
trình điện năng ngoại nghiệp được tính thêm 0,15 và nội nghiệp được tính thêm
0,10 mức tại quy định tại Bảng 2
III. SỐ HÓA VÀ CHUYỂN
HỆ TỌA ĐỘ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1. Nội dung công việc
1.1. Số hóa BĐĐC
a) Quét tài liệu: Nhận vật tư, tài liệu; chuẩn
bị hệ thống tin học (máy, dụng cụ, cài đặt phần mềm, sao chép các tệp chuẩn);
chuẩn bị cơ sở toán học.
Chuẩn bị tài liệu: Kiểm tra bản đồ (hoặc phim
dương) về độ sạch, rõ nét, các mốc để nắn (điểm mốc khung, lưới kilômét, điểm tọa
độ và bổ sung các điểm mốc để nắn nếu thiếu trên bản gốc so với quy định); quét
tài liệu; kiểm tra chất lượng file ảnh quét.
Nắn ảnh theo khung trong bản đồ, lưới
kilômét, điểm tọa độ (tam giác); lưu file ảnh (để phục vụ cho bước số hóa và
các bước KTNT sau này).
b) Số hóa nội dung bản đồ: Số hóa các yếu tố
nội dung bản đồ và làm sạch dữ liệu theo các lớp đối tượng; kiểm tra trên máy
các bước số hóa nội dung bản đồ theo lớp đã quy định và kiểm tra tiếp biên.
c) Biên tập nội dung bản đồ (biên tập để lưu
dưới dạng bản đồ số): Định nghĩa đối tượng, gắn thuộc tính, tạo file topology,
tô mầu nền, biên tập ký hiệu, chú giải; trình bày khung và tiếp biên và các nội
dung khác (chồng hở, lỗi tex…).
d) In bản đồ trên giấy: 01 bản làm lam biên tập,
01 bản để kiểm tra và 01 bản để giao nộp; kiểm tra bản đồ giấy, sửa chữa sau kiểm
tra.
đ) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản
phẩm: Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, ghi dữ liệu bản đồ số trên đĩa CD, xác nhận
hồ sơ các cấp, giao nộp sản phẩm.
1.2. Chuyển hệ tọa độ BĐĐC dạng số từ hệ tọa
độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000
a) Xác định tọa độ phục vụ nắn chuyển
Thu thập số liệu đo đạc, tính toán lưới địa
chính trước đây (số đo, bảng tính, kết quả tính toán trong hệ tọa độ HN-72);
tính cải chính số liệu đo cũ trong hệ tọa độ VN-2000 (nếu có), tính toán bình
sai lại lưới địa chính trên đây sang hệ tọa độ VN-2000.
b) Chuyển đổi bản đồ số (dạng vector từ hệ tọa
độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000)
- Nắn chuyển: Chuẩn bị vật tư, tài liệu của
các mảnh, liên quan; chuẩn bị kỹ thuật, hướng dẫn biên tập, nắn các tệp tin
thành phần của mảnh bản đồ sang hệ tọa độ VN-2000; ghép các tờ bản đồ (khung
cũ) và cắt ghép theo khung trong của tờ bản đồ mới (nếu có).
Biên tập và kiểm tra lại quá trình chuyển đổi,
rà soát mức độ đầy đủ các yếu tố nội dung bản đồ.
- Tính lại và so sánh diện tích trước và sau
nắn chuyển tọa độ.
c) Biên tập nội dung bản đồ và in (biên tập để
lưu dưới dạng bản đồ số): định nghĩa đối tượng, gắn thuộc tính, tạo file
topology, tô mầu nền, biên tập ký hiệu, chú giải; trình bày khung và tiếp biên và
các nội dung khác; (chồng hở, lỗi tex...); in bản đồ giấy và kiểm tra bản đồ giấy
sau khi in.
d) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu.
đ) Giao nộp sản phẩm: ghi dữ liệu bản đồ số
trên đĩa CD, xác nhận hồ sơ các cấp (nếu có), giao nộp sản phẩm.
2. Phân loại khó khăn
Việc phân loại khó khăn số hóa, chuyển hệ tọa
độ thực hiện như quy định đối với việc đo đạc thành lập BĐĐC bằng phương pháp
đo đạc trực tiếp quy định tại khoản 2 Mục II, Chương I, Phần II.
3. Định mức
Bảng 3
TT
|
Nội dung công việc
|
Định biên
|
KK
|
Định mức theo tỷ lệ
bản đồ
|
1/500
|
1/1000
|
1/2000
|
1/5000
|
1
|
Số hóa BĐĐC (Công/Mảnh)
|
1.1
|
Quét tài liệu
|
1KTV6
|
1-5
|
0,40
|
0,40
|
0,40
|
0,40
|
1.2
|
Số hóa nội dung bản đồ
|
1KTV6
|
1
|
3,51
|
6,65
|
12,70
|
23,23
|
2
|
4,03
|
7,65
|
14,61
|
26,71
|
3
|
4,64
|
8,80
|
16,80
|
30,72
|
4
|
5,34
|
10,12
|
19,32
|
35,33
|
5
|
6,14
|
11,64
|
22,22
|
|
1.3
|
Biên tập nội dung bản đồ và in
|
1KTV6
|
1-5
|
0,51
|
0,60
|
0,68
|
0,77
|
1.4
|
Phục vụ KTNT
|
1KTV6
|
1-5
|
1,00
|
1,00
|
1,00
|
1,50
|
1.5
|
Giao nộp sản phẩm
|
1KTV6
|
1-5
|
0,63
|
0,85
|
1,27
|
1,70
|
2
|
Chuyển hệ tọa độ BĐĐC dạng số từ hệ tọa độ HN-72
sang hệ tọa độ VN-2000
|
2.1
|
Xác định tọa độ phục vụ nắn chuyển (Công/Điểm
nắn)
|
Nhóm 1KS2+1KS3
|
1-5
|
1,00
|
1,00
|
1,00
|
1,00
|
2.2
|
Chuyển đổi bản đồ số (Công/mảnh)
|
2.2.1
|
Nắn chuyển
|
1KTV6
|
1
|
2,24
|
2,80
|
3,50
|
5,50
|
2
|
2,56
|
3,20
|
4,00
|
6,00
|
3
|
2,88
|
3,60
|
4,50
|
6,50
|
4
|
3,20
|
4,00
|
5,00
|
7,00
|
5
|
3,68
|
4,60
|
5,75
|
|
2.2.2
|
Tính lại và so sánh diện tích
|
1KTV6
|
1-5
|
0,43
|
0,60
|
0,77
|
0,94
|
2.2.3
|
Biên tập nội dung bản đồ và in
|
1KTV6
|
1-5
|
0,51
|
0,60
|
0,68
|
0,77
|
2.2.4
|
Phục vụ KTNT
|
1KTV6
|
1-5
|
1,00
|
1,00
|
1,00
|
1,50
|
2.2.5
|
Giao nộp sản phẩm
|
1KTV6
|
1-5
|
0,63
|
0,85
|
1,27
|
1,70
|
Ghi chú:
Trường hợp đồng thời thực hiện số hóa và chuyển
hệ tọa độ ĐĐĐC thì không tính mức 2.2.3 của Bảng 3.
IV. ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN
ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1. Nội dung công việc
Mức đo đạc chỉnh lý BĐĐC dưới đây thực hiện
cho các trường hợp:
- BĐĐC đã được thành lập nhưng chưa sử dụng để
giao đất, đăng ký quyền sử dụng đất, kê khai phục vụ cấp Giấy chứng nhận mà có
biến động;
- BĐĐC khi thực hiện chủ trương "dồn điền,
đổi thửa" (trường hợp không phải thành lập lại BĐĐC).
1.1. Ngoại nghiệp
a) Đối soát thực địa
- Công tác chuẩn bị: Thu thập tài liệu, kiểm
tra phân tích tài liệu; đối soát hồ sơ địa chính với BĐĐC; đối soát hồ sơ đăng
ký bổ sung, đăng ký biến động về nhà, đất với BĐĐC (nếu có);
- Đối soát 100% số thửa tại thực địa, xác định
biến động do sự thay đổi hình thể thửa đất, thay đổi tên chủ, địa chỉ của chủ sử
dụng thửa đất và thay đổi địa chỉ thửa đất (nếu có), phương pháp chỉnh lý biến
động; xác định tình trạng quy hoạch sử dụng đất, mốc quy hoạch, hành lang an
toàn các công trình; xác định loại đất, mục đích sử dụng đất.
b) Lưới đo vẽ
Chuẩn bị, thiết kế, chọn điểm, đóng cọc, đo nối
và tính toán.
c) Đo vẽ chi tiết
- Chuẩn bị vật tư, tài liệu, thiết bị;
- Xác định ranh giới thửa đất; điều tra, ghi
tên chủ sử dụng đất, các chủ liền kề, loại đất, mục đích sử dụng đất, địa chỉ
thửa đất, địa chỉ chủ sử dụng đất, xác định ranh giới, mốc giới quy hoạch, xác
định ranh giới hành lang an toàn các công trình, xác định mức độ hạn chế quyền
sử dụng đất, đóng mốc giới thửa đất ở thực địa và lập biên bản xác định ranh giới
thửa đất theo hiện trạng thửa đất xác định phạm vi quy hoạch, phạm vi thuộc
hành lang an toàn các công trình;
- Đo vẽ chi tiết khu vực có biến động về hình
thửa: Chuẩn bị vật tư, tài liệu, dụng cụ đo, đo vẽ chi tiết thửa đất, đo vẽ các
công trình xây dựng có bổ sung, thay đổi trên thửa đất, vẽ sơ họa hiện trạng trạm
đo hoặc lược đồ thửa đất;
- Xác nhận diện tích theo hiện trạng đối với
chủ sử dụng đất.
1.2. Nội nghiệp
a) Số hóa BĐĐC: thực hiện đối với trường hợp
chỉnh lý BĐĐC dạng giấy.
b) Lập bản vẽ BĐĐC
- Công tác chuẩn bị: nhận BĐĐC, BĐĐC gốc chuẩn
bị vật tư, tài liệu và thiết bị, máy móc;
- Chuyển kết quả đo vẽ chi tiết lên BĐĐC;
tính diện tích thửa đất; tiếp biên; đánh số thửa, lập bảng kê thửa đất có biến
động; biên tập lại BĐĐC;
- Lập Kết quả đo đạc địa chính thửa đất, đối
soát kết quả đo đạc địa chính với biên bản xác định ranh giới thửa đất;
- Chuyển nội dung chỉnh lý lên BĐĐC gốc.
c) Bổ sung Sổ mục kê: Lập lại hoặc bổ sung sổ
mục kê theo tờ BĐĐC; tổng hợp lại diện tích và lập các bảng biểu theo quy định.
d) Biên tập bản đồ và in
- Biên tập BĐĐC và các tài liệu liên quan đến
thửa đất;
- In BĐĐC và hồ sơ, bảng biểu liên quan theo
quy định;
- Nhân bản BĐĐC, sổ mục kê.
đ) Xác nhận hồ sơ các cấp: Hoàn thành thủ tục
pháp lý, giao nộp sản phẩm.
e) Giao nộp sản phẩm: Phục vụ kiểm tra nghiệm
thu, giao nộp sản phẩm.
2. Phân loại khó khăn
Việc phân loại khó khăn thực hiện như quy định
đối với việc đo đạc thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo đạc trực tiếp quy định tại
khoản 2 Mục II, Chương I, Phần II.
3. Định mức lao động
Bảng 4
TT
|
Nội dung công việc
|
Định biên
|
KK
|
Định mức theo tỷ lệ
bản đồ
|
1/200
|
1/500
|
1/1000
|
1/2000
|
1/5000
|
1/10000
|
1
|
Ngoại nghiệp
|
1.1
|
Đối soát thực địa (công nhóm/mảnh)
|
|
|
Nhóm 2 (1KTV4 + 1KTV6)
|
1
|
2,95
|
4,42
|
6,63
|
11,66
|
23,33
|
35,00
|
2
|
3,83
|
5,74
|
8,62
|
14,00
|
28,00
|
42,00
|
3
|
4,98
|
7,47
|
11,20
|
16,80
|
33,60
|
50,40
|
4
|
6,47
|
9,71
|
14,56
|
20,16
|
40,32
|
60,48
|
5
|
|
12,62
|
18,93
|
24,19
|
|
|
1.2
|
Lưới đo vẽ (công nhóm/100 thửa có biến động
cần chỉnh lý)
|
|
|
Nhóm 5 (2KTV4
+2KTV6 +
1KTV10)
|
1
|
1,93
|
1,32
|
0,36
|
0,31
|
0,81
|
1,62
|
2
|
2,42
|
1,65
|
0,45
|
0,42
|
0,93
|
1,86
|
3
|
3,22
|
2,20
|
0,60
|
0,52
|
1,24
|
2,48
|
4
|
3,86
|
2,97
|
0,81
|
0,65
|
1,36
|
2,72
|
5
|
|
3,74
|
1,04
|
0,91
|
|
|
1.3
|
Đo vẽ chi tiết (công nhóm/100 thửa có biến
động cần chỉnh lý)
|
|
|
Nhóm 5 (2KTV4 + 2KTV6 + 1KTV10)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nội nghiệp
|
2.1
|
Số hóa BĐĐC: Áp dụng theo mức quy định tại Mục
III, Chương I, Phần II.
|
2.2
|
Lập bản vẽ BĐĐC (công nhóm/100 thửa có biến
động cần chỉnh lý)
|
2.2.1
|
Lập bản vẽ BĐĐC
|
Nhóm 2 (1KTV6 + 1KTV10)
|
1
|
5,12
|
1,63
|
0,55
|
0,67
|
1,40
|
2,20
|
2
|
6,14
|
2,03
|
0,69
|
0,89
|
1,62
|
2,42
|
3
|
7,16
|
2,17
|
0,92
|
1,11
|
2,16
|
2,96
|
4
|
8,20
|
3,66
|
1,24
|
1,39
|
2,38
|
3,18
|
5
|
|
4,61
|
1,61
|
1,94
|
|
|
2.2.2
|
Chuyển nội dung chỉnh lý lên BĐĐC gốc
|
1KTV6
|
1-5
|
3,00
|
3,00
|
3,00
|
3,00
|
3,00
|
3,00
|
2.3
|
Bổ sung sổ mục kê (công nhóm/100 thửa)
|
1KTV6
|
1-5
|
2,60
|
2,60
|
2,60
|
2,60
|
2,60
|
2,60
|
2.4
|
Biên tập bản đồ và in (công nhóm/mảnh)
|
1KTV6
|
1-5
|
0,51
|
0,60
|
0,68
|
0,77
|
0,85
|
1,00
|
2.5
|
Xác nhận hồ sơ các cấp (công nhóm/mảnh)
|
1KTV6
|
1-5
|
0,40
|
0,60
|
0,80
|
1,10
|
1,70
|
2,00
|
2.6
|
Giao nộp sản phẩm (công nhóm/mảnh)
|
2KTV6
|
1-5
|
0,10
|
0,63
|
0,85
|
1,27
|
1,70
|
2,00
|
Ghi chú:
(1) Mức lưới đo vẽ tại Bảng 4 chỉ áp dụng khi
phải lập lưới khống chế đo vẽ;
(2) Mức tại Bảng 4 tính cho các thửa đất có
biến động về hình thể thửa đất hoặc biến động hình thể và tên chủ, địa chỉ, loại
đất kèm theo (nếu có) hoặc phải đo đạc xác định, chỉnh lý mốc giới quy hoạch, mốc
giới hành lang an toàn công trình; được tính cho mảnh bản đồ có mức độ biến động
từ 15% số thửa đất trở xuống; trường hợp mảnh bản đồ có mức độ biến động trên
15% số thửa thì số lượng thửa đất biến động vượt 15% được tính như sau:
- Số lượng thửa đất biến động trên 15% đến
25% được tính bằng 0,9 lần mức quy định của Bảng 4;
- Số lượng thửa đất biến động trên 25% đến
40% hoặc biến động trên 40% nhưng các thửa đất biến động không tập trung được
tính bằng 0,8 lần mức quy định của Bảng 4.
(3) Trường hợp khu vực có biến động hàng loạt
và tập trung mà mức độ biến động trên 40% số thửa thì phần diện tích của các thửa
đất cần chỉnh lý biến động tính mức như đo vẽ mới BĐĐC.
(4) Trường hợp thửa đất chỉ thay đổi tên chủ,
địa chỉ, loại đất thì mức chỉnh lý biến động chỉ được tính đối với các nội dung
công việc quy định tại các Điểm 2.3, 2.5, 2.6 của Bảng 4.
V. TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH
THỬA ĐẤT
1. Nội dung công việc
Khảo sát khu vực đo vẽ; chuẩn bị vật tư tài
liệu; thiết bị; liên hệ công tác; thiết kế đo vẽ; đo vẽ thửa đất; lập bản vẽ; đối
soát, kiểm tra; phục vụ nghiệm thu.
2. Định mức
Bảng 5
TT
|
Loại đất
|
Định biên
|
Định mức theo quy
mô diện tích thửa đất (Công nhóm/thửa)
|
<100 (m2)
|
100-300 (m2)
|
>300-500 (m2)
|
>500-1000 (m2)
|
> 1000-3000 (m2)
|
>3000-1000 (m2)
|
1. Đất đô thị
|
1.1
|
Ngoại nghiệp
|
Nhóm 3 (1KTV4 +
2KTV6)
|
1,92
|
2,28
|
2,42
|
2,96
|
4,06
|
6,24
|
1.2
|
Nội nghiệp
|
Nhóm 3 (1KTV4 +
2KTV6)
|
0,48
|
0,57
|
0,60
|
0,74
|
1,02
|
1,56
|
2. Đất ngoài khu vực đô thị
|
2.1
|
Ngoại nghiệp
|
Nhóm 3 (1KTV4 + 2KTV6)
|
1,28
|
1,52
|
1,62
|
1,97
|
2,70
|
4,16
|
2.2
|
Nội nghiệp
|
Nhóm 3 (1KTV4 +
2KTV6)
|
0,32
|
0,38
|
0,40
|
0,49
|
0,67
|
1,04
|
Ghi chú:
(1) Mức trích đo thửa đất lớn hơn 10.000m2
(lớn hơn 01 ha) như sau:
- Mức trích đo thửa đất từ trên 01 ha đến 10
ha tính bằng 1,20 định mức trích đo thửa đất từ trên 3.000 m2 đến
10.000 m2 tại Bảng 5;
- Mức trích đo thửa đất từ trên 10 ha đến 50
ha tính bằng 1,30 định mức trích đo thửa đất từ trên 3.000 m2 đến
10.000 m2 tại Bảng 5;
- Mức trích đo thửa đất từ trên 50 ha đến 100
ha tính bằng 1,40 định mức trích đo thửa đất từ trên 3.000 m2 đến
10.000 m2 tại Bảng 5;
- Mức trích đo thửa đất từ trên 100 ha đến
500 ha tính bằng 1,60 định mức trích đo thửa đất từ trên 3.000 m2 đến
10.000 m2 tại Bảng 5;
- Mức trích đo thửa đất từ trên 500 ha đến
1000 ha tính bằng 1,80 định mức trích đo thửa đất từ trên 3.000 m2 đến
10.000 m2 tại Bảng 5;
- Mức trích đo thửa đất từ trên 1.000 ha: Cứ
1 km đường ranh giới sử dụng đất được tính 0,40 công nhóm.
(2) Mức tại Bảng 5 tính cho trường hợp trích
đo độc lập (không đo nối với lưới tọa độ Quốc gia).
Trường hợp khi trích đo phải đo nối với lưới
tọa độ Quốc gia thì tính thêm mức đo lưới khống chế đo vẽ trên nguyên tắc khoảng
5 km đường ranh giới sử dụng đất bố trí một cặp điểm đo bằng công nghệ GPS; mức
đo tính bằng 0,5 mức số 6 quy định tại Bảng 1, khoản 3 Mục I, Chương I này.
(3) Khi 01 đơn vị thực hiện trích đo cho nhiều
thửa đất trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã, trong cùng 1 ngày thì mức
trích đo từ thửa đất thứ 2 trở đi chỉ được tính bằng 80% định mức quy định tại Bảng
5.
(4) Trường hợp chỉ thực hiện kiểm tra, thẩm định
bản trích đo địa chính do tổ chức khác hoặc cá nhân lập thì định mức được áp dụng
bằng 0,25 mức quy định tại Bảng 5.
VI. ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN
TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH HOẶC CHỈNH LÝ RIÊNG TỪNG THỬA ĐẤT CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Trường hợp đo đạc chỉnh lý bản trích đo địa
chính hoặc chỉnh lý riêng từng thửa đất của bản đồ địa chính thì định mức được
tính bằng 0,50 mức trích đo địa chính thửa đất quy định tại khoản 2 Mục V,
Chương I này; trường hợp chỉnh lý do yếu tố quy hoạch dựa trên tài liệu được
cung cấp thì tính bằng 0,30 mức trích đo địa chính thửa đất quy định tại Mục V,
Chương I này.
VII. ĐO ĐẠC TÀI SẢN GẮN
LIỀN VỚI ĐẤT
1. Định mức đo đạc tài sản gắn liền với đất
quy định tại mục này được áp dụng đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản có yêu
cầu đo đạc tài sản gắn liền với đất để phục vụ cho đăng ký, cấp GCN về quyền sở
hữu đối với tài sản đó. Diện tích tài sản gắn liền với đất phải đo đạc gồm diện
tích chiếm đất của tài sản và diện tích sàn xây dựng theo quy định cấp GCN đối
với từng loại tài sản.
2. Trường hợp đo đạc tài sản thực hiện đồng
thời với trích đo địa chính thửa đất thì định mức trích đo địa chính thửa đất
thực hiện theo quy định tại Mục V, Chương I. Định mức đo đạc tài sản gắn liền với
đất là nhà và các công trình xây dựng khác được tính bằng 0,50 lần định mức
trích đo địa chính thửa đất có diện tích tương ứng (không kể đo lưới). Định mức
đo đạc tài sản khác gắn liền với đất được tính bằng 0,30 lần định mức trích đo
thửa đất có diện tích tương ứng.
3. Trường hợp đo đạc tài sản thực hiện không
đồng thời với đo đạc địa chính thửa đất thì định mức được tính như sau:
- Đối với tài sản gắn liền với đất là nhà và
các công trình xây dựng khác thì định mức được tính bằng 0,70 lần định mức
trích do địa chính thửa đất có diện tích tương ứng quy định tại Mục V, Chương I
này (không kể đo lưới).
Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác có
nhiều tầng mà diện tích xây dựng ở các tầng không giống nhau phải đo đạc riêng
từng tầng thì định mức đo đạc tầng sát mặt đất được tính bằng 0,70 lần định mức
trích đo thửa đất có diện tích tương ứng quy định tại Mục V, Chương I này; từ tầng
thứ 2 trở lên (nếu phải đo) được tính định mức bằng 0,5 lần mức đo đạc của tầng
sát mặt đất.
- Đối với tài sản gắn liền với đất không phải
là nhà, công trình xây dựng khác thì định mức đo đạc được tính bằng 0,30 lần mức
trích đo thửa đất quy định tại Mục V, Chương I này.
4. Trường hợp ranh giới nhà ở và tài sản gắn
liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì chỉ tính định mức đo đạc thửa đất
mà không tính định mức đo đạc tài sản gắn liền với đất.
Chương 2.
ĐĂNG
KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
I. ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU ĐỒNG LOẠT ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN Ở XÃ, THỊ TRẤN
1. Phân loại khó khăn
Loại 1 (KK1): Các xã vùng đồng bằng, trung
du.
Loại 2 (KK2): Các xã tiếp giáp với các phường
thuộc đô thị loại II, III, IV; các thị trấn.
Loại 3 (KK3): Các xã miền núi, biên giới, hải
đảo, các xã đặc biệt khó khăn, các xã tiếp giáp với các phường thuộc đô thị loại
đặc biệt, loại I.
2. Định mức lao động
Bảng 6
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức (Công nhóm/ĐVT)
|
1
|
Công việc chuẩn bị
|
1.1
|
Chuẩn bị địa điểm, các tài liệu, bản đồ, mẫu
đơn đề nghị cấp GCN, danh sách cấp mới GCN
|
Xã
|
Nhóm 3
(2KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
|
1.2
|
Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính
sách về cấp GCN
|
Xã
|
1KTV4
|
1-3
|
|
1.3
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp GCN
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
200
|
2
|
Nhận hồ sơ đề nghị cấp GCN
|
2.1
|
Nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ; hướng dẫn
bổ sung hồ sơ và hướng dẫn lập lại hồ sơ
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
250
|
2.2
|
Viết giấy biên nhận (hoặc trả lại hồ sơ)
vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
1-3
|
160
|
3
|
UBND cấp xã thẩm tra, xác nhận; chuyển hồ
sơ cho cấp huyện; nhận, gửi thông báo nghĩa vụ tài chính, nhận bản sao HSĐC,
bản sao Sổ cấp GCN, GCN; trả GCN; thu, gửi lệ phí cấp GCN về cấp huyện
|
3.1
|
Thẩm tra hiện trạng sử dụng, tình trạng
pháp lý (nguồn gốc, thời điểm sử dụng, tình trạng tranh chấp, điều kiện quy
hoạch) của hồ sơ, phân loại hồ sơ
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
3.2
|
Thẩm tra tình trạng thửa đất (10% số hồ sơ)
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
3.3
|
Lập danh sách và công bố công khai kết quả
kiểm tra
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
100
|
3.4
|
Nhận các ý kiến góp ý, xem xét các ý kiến
góp ý, trả lời ý kiến góp ý (10% số hồ sơ phải trả lời)
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
60
|
3.5
|
Xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCN; chuyển hồ
sơ cho VPĐK
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
300
|
3.6
|
Nhận thông báo, chuyển thông báo nghĩa vụ
tài chính cho người sử dụng đất; nhận và gửi hóa đơn nghĩa vụ tài chính về
huyện; nhận bản sao HSĐC, bản sao sổ cấp GCN, GCN; giao trả GCN, thu lệ phí cấp
giấy, gửi lệ phí về cấp huyện
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
80
|
4
|
Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp GCN; xác nhận
vào đơn (điều kiện và căn cứ pháp lý cấp giấy)
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
1.000
|
5
|
Trích lục thửa đất từ BĐĐC, các loại bản đồ,
sơ đồ khác (trường hợp phải trích đo địa chính hoặc chỉnh lý bản đồ thửa đất
thì áp dụng định mức theo quy định tại Chương I, Phần II)
|
5.1
|
Trích lục bằng công nghệ tin học
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV5
|
1-3
|
200
|
5.2
|
Trích lục thủ công
|
1KTV5
|
1-3
|
400
|
6
|
Lập phiếu chuyển thông tin địa chính để xác
định nghĩa vụ tài chính, gửi cơ quan thuế, nhận thông báo nghĩa vụ tài chính
và gửi về cấp xã, nhận lại hóa đơn nghĩa vụ tài chính của xã gửi đến
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
400
|
7
|
Nhập thông tin thuộc tỉnh thửa đất vào máy
tính theo kết quả kê khai đăng ký, xét duyệt, cấp GCN ở các cấp
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
500
|
8
|
Chuẩn bị hợp đồng cho thuê đất; viết GCN
|
8.1
|
Chuẩn bị hợp đồng cho thuê đất (nếu có)
|
Thửa
|
1KTV6
|
1-3
|
0,20
|
8.2
|
Viết GCN
|
|
|
|
|
8.2.1
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học
|
8.000 GCN
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
200
|
8.2.2
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học, riêng
trang 3 bằng thủ công
|
Nhóm 2 (1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
400
|
9
|
Trích sao hồ sơ địa chính cũ (nếu có), lập
tờ trình và gửi hồ sơ, GCN, hợp đồng thuê đất đến cơ quan TNMT có thẩm quyền;
lập hồ sơ theo dõi việc gửi tài liệu
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
180
|
10
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, hợp đồng thuê đất; lập
và sao sổ cấp GCN; sao GCN
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
1-3
|
270
|
11
|
Lập hồ sơ địa chính
|
11.1
|
Chỉnh lý BĐĐC và sổ mục kê theo GCN
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV8
|
1-3
|
300
|
11.2
|
Chỉnh lý, bổ sung, đồng bộ dữ liệu địa
chính trong máy tính theo kết quả cấp GCN
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV8
|
1-3
|
250
|
11.3
|
Lập Sổ địa chính (khoảng 27 quyển); bằng
công nghệ tin học cho cấp xã
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
85
|
11.4
|
In bản đồ địa chính (60 tờ/bộ x 3 bộ), Sổ mục
kê (3 quyển x 3 bộ) sau cấp GCN
|
Xã
|
1KTV6
|
1-3
|
6
|
11.5
|
Bàn giao HSĐC cho cấp huyện
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV5
|
1-3
|
20
|
12
|
Nhận và gửi HSĐC, bản sao sổ cấp GCN và GCN
cho xã; nhận lệ phí cấp GCN, nộp kho bạc
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+KTV4)
|
1-3
|
50
|
Ghi chú:
(1) Định mức trên đây tính đối với việc đăng
ký, cấp GCN về quyền sử dụng đất. Trường hợp đăng ký, cấp GCN đối với cả đất và
tài sản gắn liền với đất thì định mức tính cho 1 hồ sơ đăng ký cả đất và tài sản
bằng 1,6 lần mức lao động bình quân 1 hồ sơ đăng ký đối với đất. Trường hợp
đăng ký riêng đối với tài sản thì định mức tính cho 1 hồ sơ đăng ký đối với tài
sản bằng định mức bình quân 1 hồ sơ đăng ký đối với đất quy định tại Bảng 6.
(2) Khi số lượng hồ sơ đăng ký đất, số GCN cần
cấp nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng quy định tại Bảng 6 thì điều chỉnh lại định
mức theo tỷ lệ tương ứng với số lượng thay đổi.
(3) Khi số tờ bản đồ, số lượng Sổ địa chính, Sổ
mục kê thay đổi thì tính lại định mức theo tỷ lệ tương ứng với số lượng thay đổi.
(4) Các hạng mục công việc 1, 2, 3 của Bảng 6
thực hiện ở cấp xã;
- Các hạng mục công việc 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 12 của Bảng 6 thực hiện tại VPĐK cấp huyện;
- Hạng mục công việc 11 thực hiện tại VPĐK cấp
tỉnh.
(5) Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp lập
chung trong 1 hồ sơ và cấp chung trong một Giấy chứng nhận thì ngoài mức được
tính ở trên, các thửa đất tăng thêm được tính mức bằng 0,30 lần định mức quy định
trên đối với các công việc 2, 3, 4, 5, 7, 8, 11 của Bảng 6.
(6) Định mức quy định tại các điểm 7, 11.1,
11.2 của Bảng 6 chỉ áp dụng đối với xã chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
trường hợp có xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì áp dụng theo quy định tại
Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính (sau đây gọi là Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT) để tính trong phần công
việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
Định mức quy định tại các điểm 11.3, 11.4 của
Bảng 6 chỉ áp dụng đối với xã, huyện, tỉnh chưa có điều kiện khai thác sử dụng
cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý.
(7) Đối với các hồ sơ không đủ điều kiện cấp
GCN thì được tính định mức của các công việc 1, 2, 3 và 4 của Bảng 6.
(8) Trường hợp có kê khai đăng ký nhưng không
thuộc trường hợp phải cấp GCN thì định mức được tính bằng 50% định mức bình
quân đối với trường hợp cấp GCN quy định tại Bảng 6.
Trường hợp có kê khai đăng ký, nhưng người sử
dụng đất không có nhu cầu cấp GCN hoặc sau khi xét duyệt không đủ điều kiện được
cấp GCN thì định mức được tính bằng 90% định mức bình quân đối với trường hợp cấp
GCN tại Bảng 6.
II. ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU ĐỒNG LOẠT ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN Ở PHƯỜNG
1. Phân loại khó khăn
Loại 2 (KK2): Các phường trong đô thị loại
III, IV.
Loại 3 (KK3): Các phường trong đô thị loại
II.
Loại 4 (KK4): Các phường trong đô thị loại I.
Loại 5 (KK5): Các phường trong đô thị loại đặc
biệt.
2. Định mức lao động
Bảng 7
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức (Công nhóm/ĐVT)
|
1
|
Công việc chuẩn bị
|
1.1
|
Chuẩn bị địa điểm, các tài liệu, bản đồ, mẫu
đơn đề nghị cấp GCN, danh sách cấp mới GCN
|
Phường
|
Nhóm 3 (2KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
|
1.2
|
Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính
sách về cấp GCN
|
Phường
|
1KTV4
|
2-5
|
|
1.3
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp GCN
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
250
|
2
|
Nhận hồ sơ đề nghị cấp GCN
|
2.1
|
Nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ; hướng dẫn
bổ sung hồ sơ và hướng dẫn lập lại hồ sơ
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
250
|
2.2
|
Viết giấy biên nhận (hoặc trả lại hồ sơ),
vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
2-5
|
100
|
3
|
UBND phường thẩm tra; xác minh ở thực địa;
lập danh sách và công bố công khai; tiếp nhận và xem xét, giải đáp ý kiến góp
ý; xác nhận đơn đề nghị cấp GCN
|
3.1
|
Thẩm tra hiện trạng sử dụng, tình trạng
pháp lý (nguồn gốc, thời điểm sử dụng, tình trạng tranh chấp, điều kiện quy
hoạch) của hồ sơ, phân loại hồ sơ
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+1KTV4)
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
3.2
|
Thẩm tra tình trạng thửa đất ngoài thực địa
(10% số hồ sơ)
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+1KTV4)
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
3.3
|
Lập danh sách và công bố công khai kết quả
kiểm tra
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
65
|
3.4
|
Nhận ý kiến góp ý, xem xét, giải đáp ý kiến
góp ý (10% số hồ sơ)
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
60
|
3.5
|
Hoàn thiện hồ sơ đối với các trường hợp có
ý kiến góp ý, xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCN; chuyển hồ sơ cho VPĐK
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
300
|
4
|
Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp GCN; xác nhận
vào đơn (điều kiện và căn cứ pháp lý cấp giấy)
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
835
|
5
|
Trích lục thửa đất từ BĐĐC, các loại bản đồ,
sơ đồ khác (trường hợp phải trích đo địa chính hoặc chỉnh lý bản đồ thửa đất
thì áp dụng định mức theo quy định tại Chương I, Phần II)
|
5.1
|
Trích lục bằng công nghệ tin học
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV5
|
2-5
|
200
|
5.2
|
Trích lục thủ công
|
1KTV5
|
2-5
|
400
|
6
|
Lập Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác
định nghĩa vụ tài chính, gửi cơ quan thuế, nhận thông báo nghĩa vụ tài chính,
gửi thông báo cho NSDĐ; nhận hóa đơn nghĩa vụ tài chính
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
330
|
7
|
Nhập thông tin thuộc
tính thửa đất vào máy tính theo kết quả kê khai đăng ký, xét duyệt, cấp GCN ở
các cấp
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
305
|
8
|
Chuẩn bị hợp đồng cho thuê đất; viết GCN
|
8.1
|
Chuẩn bị hợp đồng cho thuê đất (nếu có)
|
Thửa
|
1KTV6
|
2-5
|
0,20
|
8.2
|
Viết GCN
|
8.2.1
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học
|
5.000 GCN
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
120
|
8.2.2
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học, riêng
trang 3 bằng thủ công
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
245
|
9
|
Trích sao hồ sơ địa chính cũ (nếu có), lập
tờ trình và gửi hồ sơ, GCN, hợp đồng cho thuê đất đến cơ quan TNMT có thẩm
quyền; lập hồ sơ theo dõi việc gửi tài liệu
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
2-5
|
115
|
10
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, hợp đồng cho thuê đất,
lập và sao sổ cấp GCN, sao GCN
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
2-5
|
175
|
11
|
Lập hồ sơ địa chính
|
11.1
|
Chỉnh lý BĐĐC, Sổ mục kê theo GCN
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV8
|
2-5
|
250
|
11.2
|
Chỉnh lý, bổ sung, đồng bộ dữ liệu địa
chính trong máy tính theo kết quả cấp GCN
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV8
|
2-5
|
200
|
11.3
|
Lập Sổ địa chính (khoảng 27 quyển) bằng
công nghệ tin học cho cấp xã
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
85
|
11.4
|
In bản đồ địa chính (60 tờ/bộ x 3 bộ), Sổ mục
kê (3 quyển x 3 bộ) sau cấp GCN
|
Phường
|
1KTV6
|
2-5
|
6
|
11.5
|
Bàn giao HSĐC cho cấp huyện
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV5
|
2-5
|
20
|
12
|
Nhận lại hồ sơ; gửi bản sao HSĐC về phường;
trả GCN; hợp đồng cho thuê đất; thu lệ phí cấp giấy, nộp kho bạc
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+KTV4)
|
2-5
|
50
|
13
|
Nhận bản sao hồ sơ địa chính; bản đồ địa
chính
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
2-5
|
8
|
Ghi chú:
(1) Định mức trên đây tính đối với việc đăng
ký, cấp GCN về quyền sử dụng đất. Trường hợp đăng ký, cấp GCN đối với cả đất và
tài sản gắn liền với đất thì định mức tính cho 1 hồ sơ đăng ký cả đất và tài sản
bằng 1,6 lần mức lao động bình quân 1 hồ sơ đăng ký đối với đất. Trường hợp
đăng ký riêng đối với tài sản thì định mức tính cho 1 hồ sơ đăng ký đối với tài
sản bằng định mức bình quân 1 hồ sơ đăng ký đối với đất quy định tại Bảng 7.
(2) Khi số lượng hồ sơ đăng ký đất, số GCN cần
cấp nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng quy định tại Bảng 7 thì điều chỉnh lại định
mức theo tỷ lệ tương ứng với số lượng thay đổi.
(3) Khi số tờ bản đồ, số lượng sổ địa chính, Sổ
mục kê thay đổi thì tính lại định mức theo tỷ lệ tương ứng với số lượng thay đổi.
(4) Hạng mục công việc 3 và 13 của Bảng 7 thực
hiện ở phường;
- Hạng mục công việc 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10 và 12 của Bảng 7 thực hiện ở VPĐK cấp huyện;
- Hạng mục công việc 11 của Bảng 7 thực hiện
tại VPĐK cấp tỉnh.
(5) Đối với các hồ sơ không đủ điều kiện cấp
GCN thì được tính định mức các công việc 1, 2, 3 và 4 của Bảng 7.
(6) Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp lập
chung trong 1 hồ sơ và cấp chung trong một Giấy chứng nhận thì ngoài mức được
tính ở trên, các thửa đất tăng thêm được tính mức bằng 0,30 lần định mức quy định
trên đối với các công việc 2, 3, 4, 5, 7, 8, 11 của Bảng 7.
(7) Định mức quy định tại các điểm 7, 11.1,
11.2 của Bảng 7 chỉ áp dụng đối với phường chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính; trường hợp có xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì áp dụng theo quy định
tại Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT để tính trong phần công việc xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính.
Định mức quy định tại các điểm 11.3, 11.4 của
Bảng 7 chỉ áp dụng đối với đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh chưa có điều kiện khai
thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý.
(8) Trường hợp có kê khai đăng ký nhưng không
thuộc trường hợp phải cấp GCN thì định mức được tính bằng 50% định mức bình
quân đối với trường hợp cấp GCN quy định trên đây.
Trường hợp có kê khai đăng ký, nhưng người sử
dụng đất không có nhu cầu cấp GCN hoặc sau khi xét duyệt không đủ điều kiện được
cấp GCN thì định mức được tính bằng 90% định mức bình quân đối với trường hợp cấp
GCN quy định trên.
III. ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU ĐƠN LẺ TỪNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại
Mục I và Mục II, Chương II, Phần II.
2. Định mức lao động
Bảng 8
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức
(Công
nhóm/ĐVT)
|
ĐM đất
|
ĐM tài sản
|
ĐM đất + tài sản
|
1
|
Công việc chuẩn bị và hướng dẫn lập hồ sơ đề
nghị cấp GCN
|
1.1
|
Chuẩn bị các tài liệu, bản đồ, mẫu đơn đề
nghị cấp GCN
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,010
|
0,010
|
0,010
|
1.2
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp GCN
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,150
|
0,150
|
0,195
|
2
|
Nhận hồ sơ đề nghị cấp GCN
|
|
|
|
|
2.1
|
Nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ; hướng dẫn
bổ sung hoặc lập lại hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,100
|
0,100
|
0,130
|
2.2
|
Viết giấy biên nhận (hoặc trả lại hồ sơ),
vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,020
|
0,020
|
0,026
|
3
|
UBND cấp xã kiểm tra, công bố công khai,
xác nhận vào đơn, gửi hồ sơ cho VPĐKQSDĐ, cập nhật chỉnh lý HSĐC
|
3.1
|
Thẩm tra tình trạng pháp lý của hồ sơ (nguồn
gốc, thời điểm xây dựng, điều kiện quy hoạch, tình trạng tranh chấp), phân loại
hồ sơ
|
Hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6 + 1KTV4)
|
1-5
|
|
|
|
3.2
|
Thẩm tra, xác minh tình trạng thửa đất, tài
sản gắn liền với đất ở thực địa; kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản trong trường
hợp chưa có xác nhận của pháp nhân hành nghề về đo đạc, xây dựng
|
Hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6 + 1KTV4)
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
4
|
|
|
|
5
|
|
|
|
3.3
|
Công bố công khai kết quả kiểm tra hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,060
|
0,060
|
0,078
|
3.4
|
Nhận các ý kiến góp ý, xem xét các ý kiến
góp ý, trả lời ý kiến góp ý
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,100
|
0,100
|
0,130
|
3.5
|
Xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCN; gửi hồ sơ
đề nghị cấp GCN lên VPĐK
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,250
|
0,250
|
0,325
|
3.6
|
Nhận bản thông báo cấp GCN; cập nhật bổ
sung HSĐC, BĐĐC
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,050
|
0,050
|
0,065
|
4
|
Nhận thông báo nghĩa vụ tài chính, chuyển
thông báo nghĩa vụ tài chính; nhận bản sao hóa đơn nghĩa vụ tài chính để chuyển
vào lưu trữ; nhận và trao GCN; thu và nộp lệ phí cấp giấy
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,200
|
0,200
|
0,200
|
5
|
Kiểm tra hồ sơ, lập phiếu lấy ý kiến cơ
quan quản lý tài sản, xác nhận vào đơn (điều kiện và căn cứ pháp lý cấp GCN)
|
5.1
|
Nhận hồ sơ do cấp xã gửi, kiểm tra hồ sơ
(tính đầy đủ, tình trạng pháp lý)
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,050
|
0,050
|
0,065
|
5.2
|
Lập phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về tài
sản; gửi, nhận phiếu lấy ý kiến; xác định, xác nhận điều kiện và cơ sở pháp
lý cấp GCN vào đơn
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,400
|
0,400
|
0,520
|
6
|
Trích lục thửa đất từ BĐĐC, các loại bản đồ,
sơ đồ khác (trường hợp phải trích đo địa chính hoặc chỉnh lý bản đồ thửa đất
thì áp dụng định mức theo quy định tại Chương I, Phần II)
|
6.1
|
Trích lục bằng công nghệ tin học
|
Hồ sơ
|
1KTV5
|
1-5
|
0,050
|
0
|
0,050
|
6.2
|
Trích lục thủ công
|
1KTV5
|
1-5
|
0,100
|
0
|
0,100
|
7
|
Lập Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác
định nghĩa vụ tài chính, gửi cơ quan thuế, nhận và gửi thông báo nghĩa vụ tài
chính
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,200
|
0,200
|
0,260
|
8
|
Nhập thông tin thuộc tính thửa đất vào máy
tính
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,100
|
0,165
|
0,215
|
9
|
Viết GCN
|
9.1
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học
|
GCN
|
1KTV5
|
1-5
|
0,100
|
0,100
|
0,100
|
9.2
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học, riêng
trang 3 bằng thủ công
|
GCN
|
1KTV5
|
1-5
|
0,150
|
0,200
|
0,200
|
10
|
Trích sao hồ sơ địa chính cũ (nếu có), lập
tờ trình, hợp đồng cho thuê đất (nếu có); kiểm tra rà soát hồ sơ; gửi hồ sơ đề
nghị cấp GCN đến cơ quan TNMT có thẩm quyền, lập sổ theo dõi chuyển hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,300
|
0,300
|
0,390
|
11
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, nhập thông tin vào sổ
cấp giấy, sao GCN để lưu và gửi cho cơ quan quản lý tài sản; cập nhật HSĐC; lập
và gửi thông báo biến động cho cấp xã
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,200
|
0,200
|
0,260
|
Ghi chú:
(1) Trường hợp nộp hồ sơ ở cấp xã:
- Hạng mục công việc 1, 2, 3 và 4 của Bảng 8
thực hiện ở cấp xã;
- Hạng mục công việc 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 của
Bảng 8 thực hiện tại VPĐK cấp huyện.
(2) Trường hợp nộp hồ sơ tại VPĐK cấp huyện:
- Hạng mục công việc 3 của Bảng 8 thực hiện ở
cấp xã;
- Hạng mục công việc 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 11 của Bảng 8 thực hiện tại VPĐK cấp huyện.
(3) Cột "ĐM đất" áp dụng cho trường
hợp đăng ký, cấp GCN đối với đất; cột "ĐM tài sản" áp dụng cho trường
hợp đăng ký, cấp GCN đối với tài sản; cột "ĐM đất + tài sản" áp dụng
đối với trường hợp đăng ký, cấp GCN đối với cả đất và tài sản gắn liền với đất.
(4) Trường hợp kê
khai đăng ký, nhưng người sử dụng đất không có nhu cầu cấp GCN hoặc sau khi xét
duyệt không đủ điều kiện được cấp GCN thì định mức được tính bằng 90% định mức
đối với trường hợp cấp GCN quy định trên.
(5) Định mức quy định tại điểm 8 của Bảng 8
chỉ áp dụng đối với đơn vị cấp xã chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; trường
hợp có xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì áp dụng theo quy định tại Thông tư
số 18/2013/TT-BTNMT.
IV. ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại
Mục I và II, Chương II, Phần II.
2. Định mức lao động
Bảng 9
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức
(Công
nhóm/ĐVT)
|
ĐM đất
|
ĐM tài sản
|
ĐM đất + tài sản
|
1
|
Công việc chuẩn bị và hướng dẫn lập hồ sơ đề
nghị cấp GCN
|
1.1
|
Chuẩn bị các tài liệu, bản đồ, mẫu đơn đề
nghị cấp GCN
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,010
|
0,010
|
0,010
|
1.2
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp GCN, hướng
dẫn rà soát hiện trạng sử dụng đất
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,150
|
0,150
|
0,200
|
2
|
Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ;
hướng dẫn bổ sung hoặc lập lại hồ sơ; viết giấy biên nhận (hoặc trả lại hồ
sơ), vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,300
|
0,300
|
0,390
|
3
|
Kiểm tra hồ sơ, chuyển thông tin cho cơ
quan thuế
|
3.1
|
Thẩm tra tình trạng pháp lý (nguồn gốc, thời
điểm sử dụng, điều kiện quy hoạch, tình trạng tranh chấp; nguồn gốc tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất đã nộp hoặc tiền nhận chuyển nhượng - nếu có)
|
Hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6 + 1KTV4)
|
1-5
|
1,000
|
1,000
|
1,300
|
3.2
|
Thẩm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất,
xác minh tình trạng thửa đất, tài sản gắn liền với đất ở thực địa; kiểm tra,
xác nhận sơ đồ tài sản trong trường hợp chưa có xác nhận của pháp nhân hành
nghề về đo đạc, xây dựng
|
Hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6 + 1KTV4)
|
1
|
1,000
|
1,000
|
1,300
|
2
|
1,100
|
1,100
|
1,430
|
3
|
1,210
|
1,210
|
1,570
|
4
|
1,330
|
1,330
|
1,730
|
5
|
1,460
|
1,460
|
1,900
|
3.3
|
Lập phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về tài
sản (nếu cần xác minh thêm thông tin); gửi, nhận phiếu lấy ý kiến; xác định,
xác nhận điều kiện và căn cứ pháp lý cấp GCN
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,700
|
0,700
|
0,910
|
3.4
|
Trích lục thửa đất từ BĐĐC, các loại bản đồ,
sơ đồ khác (trường hợp phải trích đo địa chính hoặc chỉnh lý bản đồ thửa đất
thì áp dụng định mức theo quy định tại Chương I, Phần II)
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,100
|
0
|
0,100
|
3.5
|
Lập Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác
định nghĩa vụ tài chính, gửi cơ quan thuế, nhận và gửi thông báo nghĩa vụ tài
chính, nhận lại hóa đơn nghĩa vụ tài chính
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,200
|
0,200
|
0,260
|
4
|
Nhập thông tin thuộc tính thửa đất vào máy
tính
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,100
|
0,165
|
0,215
|
5
|
Trích sao hồ sơ địa chính, viết GCN, lập tờ
trình, hợp đồng cho thuê đất (nếu có) và chuẩn bị hồ sơ trình cấp GCN; kiểm
tra rà soát; gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền, lập sổ theo dõi chuyển hồ
sơ
|
Hồ sơ
|
2KTV6
|
1-5
|
0,500
|
0,500
|
0,650
|
6
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, sao GCN để lưu và gửi
cho cơ quan quản lý tài sản, cập nhật vào sổ cấp GCN, trao GCN, thu lệ phí, nộp
kho bạc
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,300
|
0,300
|
0,390
|
7
|
Cập nhật, hoàn thiện hồ sơ địa chính theo
GCN, lập và gửi thông báo cập nhật HSĐC cho cấp xã
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,062
|
0,062
|
0,080
|
8
|
Cấp xã nhận thông báo cập nhật HSĐC, cập nhật
vào HSĐC
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,021
|
0,021
|
0,021
|
Ghi chú:
(1) Hạng mục công việc 8 thực hiện ở cấp xã; hạng mục công việc
1, 2, 3,
4, 5, 6 và 7 Bảng 9 thực hiện tại
VPĐK cấp tỉnh.
(2) Cột "ĐM đất" áp dụng cho trường
hợp đăng ký, cấp GCN đối với đất; cột "ĐM tài sản" áp dụng cho trường
hợp đăng ký, cấp GCN đối với tài sản; cột "ĐM đất + tài sản" áp dụng
đối với trường hợp đăng ký, cấp GCN đối với cả đất và tài sản gắn liền với đất.
(3) Trường hợp kê khai đăng ký nhưng không
thuộc trường hợp phải cấp GCN thì định mức được tính bằng 50% mức đối với trường
hợp cấp GCN quy định trên đây.
Trường hợp kê khai đăng ký, nhưng người sử dụng
đất không có nhu cầu cấp GCN hoặc sau khi xét duyệt không đủ điều kiện được cấp
GCN thì định mức được tính bằng 90% mức đối với trường hợp cấp GCN quy định
trên.
(4) Định mức quy định tại điểm 4 Bảng 9 chỉ
áp dụng đối với xã chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; trường hợp có xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính thì áp dụng theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT.
V. ĐĂNG KÝ, CẤP ĐỔI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỒNG LOẠT TẠI XÃ, THỊ TRẤN
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại
Mục I, Chương II, Phần II.
2. Định mức lao động
Bảng 10
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức
(Công nhóm/ĐVT)
|
1
|
Công việc chuẩn bị
|
|
|
|
|
1.1
|
Chuẩn bị địa điểm, các tài liệu, bản đồ, mẫu
đơn đề nghị cấp GCN, danh sách các trường hợp cấp đổi GCN
|
Xã
|
Nhóm 3
(2KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
|
1.2
|
Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính
sách về cấp GCN
|
Xã
|
1KTV4
|
1-3
|
|
1.3
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp đổi GCN
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
200
|
2
|
Nhận hồ sơ đề nghị cấp đổi GCN
|
|
|
|
|
2.1
|
Nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ; hướng dẫn
bổ sung hoặc lập lại hồ sơ (nếu cần thiết)
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
250
|
2.2
|
Viết giấy biên nhận (hoặc trả lại hồ sơ)
vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
1-3
|
160
|
3
|
UBND cấp xã thẩm tra xác định trường hợp biến
động ranh giới thửa đất, hiện trạng sử dụng đất (30% số hồ sơ phải thẩm tra)
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1
|
|
2
|
|
3
|
|
4
|
Bàn giao hồ sơ cấp đổi GCN cho VPĐKQSDĐ
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
1-3
|
20
|
5
|
Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp GCN; xác nhận lý
do thay đổi vào đơn
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
500
|
6
|
Trích lục bằng công nghệ tin học
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV5
|
1-3
|
200
|
7
|
Nhập thông tin thuộc tính thửa đất vào máy
tính theo kết quả kê khai đăng ký, xét duyệt, cấp GCN ở các cấp
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
500
|
8
|
Chuẩn bị hợp đồng cho thuê đất, viết GCN
|
|
|
|
|
8.1
|
Chuẩn bị hợp đồng cho thuê đất (nếu có)
|
Thửa
|
1KTV6
|
1-3
|
0,20
|
8.2
|
Viết GCN
|
|
|
|
|
8.2.1
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học
|
8.000 GCN
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
200
|
8.2.2
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học, riêng
trang 3 bằng thủ công
|
Nhóm 2 (1KTV6+1KTV4)
|
1-3
|
400
|
9
|
Trích sao hồ sơ địa chính, lập tờ trình và
gửi hồ sơ, GCN, hợp đồng thuê đất đến cơ quan TNMT có thẩm quyền; lập hồ sơ
theo dõi việc gửi tài liệu
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
180
|
10
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, hợp đồng thuê đất; lập
và sao sổ cấp GCN; sao GCN
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
1-3
|
270
|
11
|
Lập hồ sơ địa chính
|
11.1
|
Chỉnh lý BĐĐC và sổ mục kê theo GCN
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV8
|
1-3
|
300
|
11.2
|
Chỉnh lý, bổ sung, đồng bộ dữ liệu địa
chính trong máy tính theo kết quả cấp GCN
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV8
|
1-3
|
250
|
11.3
|
Lập Sổ địa chính (khoảng 27 quyển) bằng
công nghệ tin học cho cấp xã, huyện chưa có cơ sở dữ liệu để sử dụng
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
1-3
|
85
|
11.4
|
In bản đồ địa chính sau cấp GCN thành 3 bộ
(60 tờ/bộ x 3 bộ)
|
Xã
|
1KTV6
|
1-3
|
6
|
11.5
|
Bàn giao HSĐC cho cấp huyện
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV5
|
1-3
|
20
|
12
|
Nhận và gửi HSĐC, bản sao sổ cấp GCN và GCN
cho xã; nhận lệ phí cấp GCN, nộp kho bạc
|
8.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+KTV4)
|
1-3
|
50
|
13
|
Nhận bản sao hồ sơ địa chính; bản đồ địa
chính
|
8.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
1-3
|
8
|
Ghi chú:
(1) Định mức trên đây tính đối với việc đăng
ký, cấp đổi GCN về quyền sử dụng đất. Trường hợp đăng ký, cấp đổi GCN đối với cả
đất và tài sản gắn liền với đất thì định mức tính cho 1 hồ sơ đăng ký cả đất và
tài sản bằng 1,3 lần mức lao động bình quân 1 hồ sơ đăng ký đối với đất. Trường
hợp đăng ký đổi GCN riêng đối với tài sản thì định mức tính cho 1 hồ sơ đăng ký
đổi GCN đối với tài sản bằng định mức bình quân 1 hồ sơ đăng ký đối với đất quy
định tại Bảng 10.
(2) Khi số hồ sơ đăng ký đối với đất, số hồ
sơ đăng ký cả tài sản gắn liền với đất, số GCN nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng
nói trên thì điều chỉnh lại định mức theo tỷ lệ tương ứng với số lượng thay đổi.
(3) Các hạng mục công việc 1, 2, 3, 4, 13 của
Bảng 10 thực hiện ở cấp xã;
- Các hạng mục công việc 5, 6, 7, 8, 9, 10,
12 của Bảng 10 do VPĐK cấp huyện thực hiện;
- Hạng mục công việc 11 của Bảng 10 do VPĐK cấp
tỉnh thực hiện.
(4) Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp lập
chung trong 1 hồ sơ và cấp chung trong một Giấy chứng nhận thì ngoài mức được
tính ở trên, các thửa đất tăng thêm được tính mức bằng 0,30 lần định mức quy định
trên đối với các công việc 2, 3, 5, 6, 7, 8, 11 của Bảng 10.
(5) Định mức quy định tại các điểm 7, 11.1,
11.2 của Bảng 10 chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính; trường hợp có xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì áp dụng theo quy định
tại Thông tư số 18/2013/TT-BTMMT để tính trong phần công việc xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính.
Định mức quy định tại các điểm 11.3, 11.4 của
Bảng 10 chỉ áp dụng đối với đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh chưa có điều kiện khai
thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý.
(6) Trường hợp thửa đất chưa cấp GCN hoặc đã
cấp GCN mà có thay đổi về mục đích sử dụng đất, ranh giới thửa đất thì áp dụng
theo định mức như đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận đồng loạt lần đầu (Mức
quy định tại Mục 1, Chương II).
Trường hợp cấp đổi GCN đối với thửa đất có biến
động khác về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (chuyển quyền sử dụng
đất, thay đổi về tài sản gắn liền với đất,...) thì mức quy định tại điểm 5 Bảng
10 được tính bằng 1,50 lần.
(7) Trường hợp có kê khai đăng ký, nhưng người
sử dụng đất không đổi GCN hoặc sau khi xét duyệt không đủ điều kiện cấp đổi GCN
thì định mức được tính bằng 90% định mức quy định bình quân đối với trường hợp
cấp đổi GCN trên đây.
VI. ĐĂNG KÝ, CẤP ĐỔI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỒNG LOẠT TẠI PHƯỜNG
1. Phân loại khó khăn:
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại
Mục II, Chương II, Phần II.
2. Định mức lao động:
Bảng 11
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức
(Công nhóm/ĐVT)
|
1
|
Công việc chuẩn bị
|
|
|
|
|
1.1
|
Chuẩn bị địa điểm, các tài liệu, bản đồ, mẫu
đơn đề nghị cấp GCN, danh sách các trường hợp cấp đổi GCN
|
Phường
|
Nhóm 3
(2KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
|
1.2
|
Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính
sách về cấp GCN
|
Phường
|
1KTV4
|
2-5
|
|
1.3
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp đổi GCN
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
250
|
2
|
Nhận hồ sơ đề nghị cấp đổi GCN
|
|
|
|
|
2.1
|
Nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ; hướng dẫn
bổ sung hoặc lập lại hồ sơ (nếu cần thiết)
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
250
|
2.2
|
Viết giấy biên nhận (hoặc trả lại hồ sơ)
vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
2-5
|
100
|
3
|
Thẩm tra xác định trường hợp biến động ranh
giới thửa đất, hiện trạng sử dụng đất (30% số hồ sơ)
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+1KTV4)
|
2
|
|
3
|
|
4
|
|
5
|
|
4
|
Bàn giao hồ sơ cấp đổi GCN cho VPĐK
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
2-5
|
20
|
5
|
Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp GCN; xác nhận lý
do thay đổi vào đơn
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
500
|
6
|
Trích lục bản đồ bằng công nghệ tin học
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV5
|
2-5
|
200
|
7
|
Nhập thông tin thuộc tính thửa đất vào máy
tính theo kết quả kê khai đăng ký, xét duyệt, cấp GCN ở các cấp
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
305
|
8
|
Chuẩn bị hợp đồng cho thuê đất; viết GCN
|
|
|
|
|
8.1
|
Chuẩn bị hợp đồng cho thuê đất (nếu có)
|
Thửa
|
1KTV6
|
2-5
|
0,20
|
8.2
|
Viết GCN
|
|
|
|
|
8.2.1
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
120
|
8.2.2
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học, riêng trang
3 bằng thủ công
|
Nhóm 2
(1KTV6+1KTV4)
|
2-5
|
245
|
9
|
Trích sao hồ sơ địa chính, lập tờ trình và
gửi hồ sơ, GCN, hợp đồng cho thuê đất đến cơ quan TNMT có thẩm quyền; lập hồ
sơ theo dõi việc gửi tài liệu
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
115
|
10
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, hợp đồng cho thuê đất;
lập và sao sổ cấp GCN; sao GCN
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
2-5
|
175
|
11
|
Lập hồ sơ địa chính
|
|
|
|
|
11.1
|
Chỉnh lý BĐĐC và sổ mục kê theo GCN
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV8
|
2-5
|
250
|
11.2
|
Chỉnh lý, bổ sung, đồng bộ dữ liệu địa
chính trong máy tính theo kết quả cấp GCN
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV8
|
2-5
|
200
|
11.3
|
Lập Sổ địa chính (khoảng 27 quyển) bằng
công nghệ tin học cho cấp xã, huyện chưa có cơ sở dữ liệu để sử dụng
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV6
|
2-5
|
85
|
11.4
|
In bản đồ địa chính sau cấp GCN thành 3 bộ
(60 tờ/bộ x 3 bộ)
|
Phường
|
1KTV6
|
2-5
|
6
|
11.5
|
Bàn giao HSĐC cho cấp huyện
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV5
|
2-5
|
20
|
12
|
Nhận và gửi HSĐC, bản sao sổ cấp GCN và GCN
cho xã; nhận lệ phí cấp GCN, nộp kho bạc
|
5.000 hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+KTV4)
|
2-5
|
50
|
13
|
Nhận bản sao hồ sơ địa chính; bản đồ địa
chính
|
5.000 hồ sơ
|
1KTV4
|
2-5
|
8
|
Ghi chú:
(1) Định mức trên đây tính đối với việc đăng
ký, cấp đổi GCN về quyền sử dụng đất. Trường hợp đăng ký, cấp đổi GCN đối với cả
đất và tài sản gắn liền với đất thì định mức tính cho 1 hồ sơ đăng ký cả đất và
tài sản bằng 1,3 lần mức lao động bình quân 1 hồ sơ đăng ký đối với đất. Trường
hợp đăng ký đổi GCN riêng đối với tài sản thì định mức tính cho 1 hồ sơ đăng ký
đổi GCN đối với tài sản bằng định mức bình quân 1 hồ sơ đăng ký đối với đất quy
định tại Bảng 11.
(2) Khi số hồ sơ đăng ký đối với đất, đăng ký
cả tài sản gắn liền với đất, số GCN nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng nói trên thì
điều chỉnh lại định mức theo tỷ lệ tương ứng với số lượng thay đổi.
(3) Các hạng mục công việc 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 10 và 12 của Bảng 11 thực hiện tại VPĐK cấp huyện;
- Hạng mục công việc 11 của Bảng 11 thực hiện
tại VPĐK cấp tỉnh;
- Hạng mục công việc 13 của Bảng 11 thực hiện
ở phường.
(4) Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp lập
chung trong 1 hồ sơ và cấp chung trong một Giấy chứng nhận thì ngoài mức được tính
ở trên, các thửa đất tăng thêm được tính mức bằng 0,30 lần định mức quy định
trên đối với các công việc 2, 3, 5, 6, 7, 8, 11 của Bảng 11.
(5) Định mức quy định tại các điểm 7, 11.1,
11.2 của Bảng 11 chỉ áp dụng đối với phường chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính; trường hợp có xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì áp dụng theo quy định
tại Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT để tính trong phần công việc xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính.
Định mức quy định tại các điểm 11.3, 11.4 của
Bảng 11 chỉ áp dụng đối với đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh chưa có điều kiện khai
thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý.
(6) Trường hợp thửa đất chưa cấp GCN hoặc đã
cấp GCN mà có thay đổi về mục đích sử dụng đất, ranh giới thửa đất thì định mức
áp dụng như đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận đồng loạt lần đầu quy định tại
Mục I, Chương II.
Trường hợp thửa đất đã cấp GCN mà phải làm thủ
tục đăng ký biến động khác về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gắn với
cấp đổi GCN theo bản đồ mới thì áp dụng mức quy định tại Bảng 11, trong đó mức
công việc quy định tại điểm 5 được tính bằng 1,50 lần.
(7) Trường hợp kê khai đăng ký, nhưng người sử
dụng đất không đổi GCN hoặc sau khi xét duyệt không đủ điều kiện cấp đổi GCN
thì định mức được tính bằng 90% định mức quy định bình quân đối với trường hợp
cấp đổi GCN trên đây.
VII. ĐĂNG KÝ, CẤP ĐỔI,
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN RIÊNG LẺ
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại
Mục I và II, Chương II, Phần II.
2. Định mức lao động
Bảng 12
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức
(Công
nhóm/ĐVT)
|
ĐM đất
|
ĐM tài sản
|
ĐM đất + tài sản
|
1
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi
GCN, gồm hướng dẫn viết đơn, hướng dẫn lập hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,150
|
0,150
|
0,195
|
2
|
Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ;
hướng dẫn bổ sung hồ sơ và hướng dẫn lập lại hồ sơ (nếu cần thiết); viết giấy
biên nhận (hoặc trả lại hồ sơ), vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,140
|
0,140
|
0,180
|
3
|
Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với hồ sơ gốc,
xác nhận vào đơn đề nghị cấp lại GCN
|
Hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6+ 1KTV4)
|
1-5
|
0,400
|
0,400
|
0,520
|
4
|
Trích lục thửa đất
từ BĐĐC, các loại bản đồ, sơ đồ khác (trường hợp phải trích đo địa chính hoặc
chỉnh lý bản đồ thửa đất thì áp dụng định mức theo quy định tại Chương I, Phần
II)
|
4.1
|
Trích lục bằng công nghệ tin học
|
Hồ sơ
|
1KTV5
|
1-5
|
0,050
|
0
|
0,050
|
42
|
Trích lục thủ công
|
1KTV5
|
1-5
|
0,100
|
0
|
0,100
|
5
|
Nhập thông tin thuộc tính thửa đất vào máy
tính
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,100
|
0,165
|
0,215
|
6
|
Viết GCN
|
|
|
|
|
|
|
6.1
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học
|
GCN
|
1KTV5
|
1-5
|
0,100
|
0,100
|
0,100
|
6.2
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học, riêng
trang 3 bằng thủ công
|
GCN
|
1KTV5
|
1-5
|
0,150
|
0,200
|
0,200
|
7
|
Trích sao số liệu địa chính, dự thảo quyết
định hủy GCN bị mất, lập và gửi tờ trình đề nghị hủy GCN cũ và cấp lại GCN mới
kèm theo hồ sơ đề nghị cấp GCN đến cơ quan TNMT, lập sổ theo dõi hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,300
|
0,300
|
0,300
|
8
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, nhập thông tin vào hồ
sơ địa chính, sổ cấp giấy, sao GCN để lưu và gửi cho cơ quan quản lý tài sản;
gửi thông báo biến động cho cấp xã, trả GCN, thu lệ phí, nộp kho bạc
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,300
|
0,300
|
0,390
|
9
|
Cấp xã nhận thông báo biến động, chỉnh lý
vào HSĐC
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,015
|
0,015
|
0,015
|
Ghi chú:
(1) Trường hợp nộp hồ sơ tại VPĐK cấp huyện:
- Hạng mục công việc 9 của Bảng 12 thực hiện ở
cấp xã;
- Hạng mục công việc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 của
Bảng 12 thực hiện tại VPĐK cấp huyện.
(2) Trường hợp nộp hồ sơ tại VPĐK cấp tỉnh:
- Hạng mục công việc 9 của Bảng 12 thực hiện ở
cấp xã;
- Hạng mục công việc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 của
Bảng 12 thực hiện tại VPĐK cấp tỉnh.
(3) Cột "ĐM đất" áp dụng cho trường
hợp đăng ký, cấp đổi, cấp lại GCN đối với đất; cột "ĐM tài sản" áp dụng
cho trường hợp đăng ký, cấp đổi, cấp lại GCN đối với tài sản; cột "ĐM đất
+ tài sản" áp dụng đối với trường hợp đăng ký, cấp đổi, cấp lại GCN đối với
cả đất và tài sản gắn liền với đất.
(4) Trường hợp cấp đổi GCN đồng thời với thực
hiện thủ tục đăng ký biến động thì áp dụng theo định mức đăng ký biến động quy
định tại Mục VIII, Chương II, Phần II.
(5) Định mức quy định tại điểm 5 của Bảng 12
chỉ áp dụng đối với đơn vị cấp xã chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; trường
hợp có xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì áp dụng theo quy định tại Thông tư
số 18/2013/TT-BTNMT.
VIII. ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG
ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
I. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại
Mục I và II, Chương II, Phần II.
II. Định mức lao động
Bảng 13
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức
(Công
nhóm/ĐVT)
|
ĐM đất
|
ĐM tài sản
|
ĐM đất + tài sản
|
1
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký biến động
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,150
|
0,150
|
0,195
|
2
|
Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ;
hướng dẫn bổ sung hoặc lập lại hồ sơ (nếu cần thiết); viết giấy biên nhận (hoặc
trả lại hồ sơ), vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,182
|
0,182
|
0,236
|
3
|
Thẩm tra hồ sơ, đối chiếu với hồ sơ gốc; kiểm
tra thực địa trong trường hợp cần thiết, ghi ý kiến vào hồ sơ; kiểm tra xác
nhận sơ đồ tài sản trong trường hợp biến động về tài sản chưa có xác nhận của
pháp nhân hành nghề đo đạc, xây dựng và lấy ý kiến cơ quan quản lý tài sản nếu
cần thiết
|
Hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6 + 1KTV4)
|
1-5
|
0,600
|
0,900
|
1,080
|
4
|
Trích lục thửa đất từ BĐĐC, các loại bản đồ,
sơ đồ khác (trường hợp phải trích đo địa chính hoặc chỉnh lý bản đồ thửa đất
thì áp dụng định mức theo quy định tại Chương I, Phần II)
|
4.1
|
Trích lục bằng công nghệ tin học
|
Hồ sơ
|
1KTV5
|
1-5
|
0,050
|
0
|
0,050
|
4.2
|
Trích lục thủ công
|
Hồ sơ
|
1KTV5
|
1-5
|
0,100
|
0
|
0,100
|
5
|
Lập và gửi Phiếu chuyển thông tin địa chính
cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; nhận và gửi thông báo nghĩa
vụ tài chính
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,200
|
0,200
|
0,260
|
6
|
Nhập thông tin vào máy tính
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,100
|
0,165
|
0,215
|
7
|
Viết GCN
|
|
|
|
|
|
|
7.1
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học
|
GCN
|
1KTV5
|
1-5
|
0,100
|
0,100
|
0,100
|
7.2
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học, riêng
trang 3 bằng thủ công
|
GCN
|
1KTV5
|
1-5
|
0,150
|
0,200
|
0,200
|
7.3
|
Chỉnh lý trên GCN cũ trong trường hợp không
cấp mới GCN
|
GCN
|
1KTV5
|
1-5
|
0,050
|
0,050
|
0,050
|
8
|
Trích sao số liệu địa chính, lập hồ sơ; kiểm
tra rà soát; trình ký xác nhận vào GCN đã cấp hoặc gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm
quyền cấp GCN (đối với trường hợp phải cấp GCN)
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,300
|
0,300
|
0,390
|
9
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, nhập thông tin vào Sổ
cấp giấy (đối với trường hợp phải cấp GCN); chỉnh lý hồ sơ địa chính giấy;
sao GCN để lưu và gửi cho cơ quan quản lý tài sản; gửi thông báo biến động
cho cấp xã, trả GCN, thu lệ phí, nộp kho bạc
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,300
|
0,300
|
0,390
|
10
|
Cấp xã nhận thông báo biến động, chỉnh lý
vào HSĐC
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,015
|
0,015
|
0,015
|
Ghi chú:
(1) Trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã:
- Hạng mục công việc 1, 2 và 10 của Bảng 13
thực hiện ở cấp xã;
- Hạng mục công việc 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 của
Bảng 13 thực hiện tại VPĐK cấp huyện.
(2) Trường hợp nộp hồ sơ tại VPĐK cấp huyện:
- Hạng mục công việc 10 của Bảng 13 thực hiện
ở cấp xã;
- Hạng mục công việc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
9 của Bảng 13 thực hiện tại VPĐK cấp huyện.
(3) Cột "ĐM đất" áp dụng cho trường
hợp đăng ký biến động đối với đất; cột "ĐM tài sản" áp dụng cho trường
hợp đăng ký biến động đối với tài sản; cột "ĐM đất + tài sản" áp dụng
đối với trường hợp đăng ký biến động đối với cả đất và tài sản gắn liền với đất.
(4) Trường hợp đăng ký thế chấp, định mức được
tính bằng 0,2 lần định mức quy định của Bảng 13.
(5) Định mức quy định tại điểm 6 của Bảng 13
chỉ áp dụng đối với đơn vị cấp xã chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; trường
hợp có xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì áp dụng theo quy định tại Thông tư
số 18/2013/TT-BTNMT.
IX. ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại
Mục I và II, Chương II, Phần II.
2. Định mức lao động
Bảng 14
TT
|
Nội dung công việc
|
ĐVT
|
Định biên
|
KK
|
Định mức
(Công
nhóm/ĐVT)
|
ĐM đất
|
ĐM tài sản
|
ĐM đất + tài sản
|
1
|
Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký biến động
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,150
|
0,150
|
0,200
|
2
|
Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ;
hướng dẫn bổ sung hoặc lập lại hồ sơ (nếu cần thiết); viết giấy biên nhận (hoặc
trả lại hồ sơ), vào sổ theo dõi nhận, trả hồ sơ
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,250
|
0,250
|
0,325
|
3
|
Thẩm tra hồ sơ, đối chiếu với hồ sơ gốc, kiểm
tra thực địa trong trường hợp cần thiết, ghi ý kiến vào hồ sơ; kiểm tra xác
nhận sơ đồ tài sản trong trường hợp biến động về tài sản chưa có xác nhận của
pháp nhân hành nghề đo đạc, xây dựng và lấy ý kiến cơ quan quản lý tài sản nếu
cần thiết
|
Hồ sơ
|
Nhóm 2 (1KTV6 + 1KTV4)
|
1-5
|
2,000
|
2,000
|
2,600
|
4
|
Trích lục thửa đất từ BĐĐC, các loại bản đồ,
sơ đồ khác (trường hợp phải trích đo địa chính hoặc chỉnh lý bản đồ thửa đất
thì áp dụng định mức theo quy định tại Chương I, Phần II)
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,100
|
0,100
|
0,130
|
5
|
Lập và gửi Phiếu chuyển thông tin địa chính
cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; nhận và gửi thông báo nghĩa
vụ tài chính
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,200
|
0,200
|
0,260
|
6
|
Nhập thông tin vào máy tính
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,100
|
0,165
|
0,215
|
7
|
Viết GCN
|
|
|
|
|
|
|
7.1
|
Viết GCN bằng công nghệ tin học
|
GCN
|
1KTV6
|
1-5
|
0,100
|
0,100
|
0,100
|
7.2
|
Chỉnh lý trên GCN cũ trong trường hợp không
cấp mới GCN
|
GCN
|
1KTV6
|
1-5
|
0,050
|
0,050
|
0,050
|
8
|
Trích sao số liệu địa chính, lập hồ sơ; kiểm
tra rà soát; trình ký xác nhận vào GCN đã cấp hoặc gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm
quyền cấp GCN (đối với trường hợp phải cấp GCN)
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,500
|
0,500
|
0,650
|
9
|
Nhận lại hồ sơ, GCN, nhập thông tin vào Sổ
cấp giấy (đối với trường hợp phải cấp GCN); chỉnh lý hồ sơ địa chính giấy;
sao GCN để lưu và gửi cho cơ quan quản lý tài sản; gửi thông báo biến động
cho cấp xã, trả GCN, thu lệ phí, nộp kho bạc
|
Hồ sơ
|
1KTV6
|
1-5
|
0,300
|
0,300
|
0,390
|
10
|
Cấp xã nhận thông báo biến động, chỉnh lý
vào HSĐC
|
Hồ sơ
|
1KTV4
|
1-5
|
0,015
|
|