Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 278/1997/TT-ĐC xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai hướng dẫn Nghị định 04/CP

Số hiệu: 278/1997/TT-ĐC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Địa chính Người ký: Bùi Xuân Sơn
Ngày ban hành: 07/03/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 278/1997/TT-ĐC

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 1997

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 278-TT/ĐC NGÀY 7 THÁNG 3 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/CP NGÀY 10/1/1997 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Căn cứ vào Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai;
Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này như sau:

I. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT:

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai là những hành vi làm trái với quy định về quản lý và sử dụng đất đai, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất đai bao gồm:

a. Chủ sử dụng đất đai và những người khác có hành vi vi phạm về sử dụng đất quy định tại Nghị định 04/CP.

b. Tổ chức và cá nhân nước ngoài quy định tại Điều 29 Nghị định 04/CP.

Riêng đối với người có chức vụ, quyền hạn hoặc người làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai mà có hành vi vi phạm về quản lý đất đai thì bị xử lý theo quy định tại Điều 26 Nghị định 04/CP.

3. Hình thức xử phạt hành chính đối với người vi phạm những quy định về sử dụng đất là:

a. Phạt cảnh cáo.

b. Phạt bằng tiền.

Ngoài hai hình thức phạt chính nêu tại Điểm 3 này còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và các biện pháp hành chính khác. Nếu gây thiệt hại còn phải bồi thường.

4. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất đai thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nếu các hình thức xử lý là phạt tiền thì phải được cộng lại thành mức phạt chung.

5. Phạt cảnh cáo: Được áp dụng đối với người vi phạm nhỏ lần đầu có tình tiết giảm nhẹ và chưa gây thiệt hại.

Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt bằng tiền, đồng thời có thể bị áp dụng kèm theo hình thức phạt bổ sung và cũng có thể bị áp dụng các biện pháp hành chính khác nếu Nghị định 04/CP có quy định hình thức phạt và biện pháp khác áp dụng tương ứng đối với hành vi đó.

6. Phạt bằng tiền: Khung phạt bằng tiền quy định từ mức tối thiểu đến mức tối đa, tuỳ từng trường hợp cụ thể để áp dụng cho phù hợp theo những nguyên tắc sau đây:

a. Mức phạt tiền tối thiểu được áp dụng trong các trường hợp người vi phạm có những tình tiết giảm nhẹ như: Vi phạm với diện tích đất nhỏ, ảnh hưởng xấu của vi phạm không lớn, vi phạm lần đầu, thành khẩn sửa chữa, tự nguyện bồi thường thiệt hại, khả năng phục hồi lại đất dễ dàng, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít hiểu biết pháp luật, hành vi gây thiệt hại về giá trị đất không lớn.

b. Mức phạt tiền tối đa được áp dụng trong các trường hợp người vi phạm có tình tiết tăng nặng như: lợi dụng chức quyền, quyền hạn mưu lợi ích riêng, vi phạm với diện tích đất lớn, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, không thành khẩn sửa chữa, không tự nguyện bồi thường thiệt hại, khả năng phục hồi đất khó khăn, hành vi vi phạm gây thiệt hại về giá trị đất lớn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

c. Mức phạt tiền trung bình được áp dụng trong các trường hợp người vi phạm không có hoặc vừa có tình tiết giảm nhẹ và vừa có tình tiết tăng nặng như đã nói ở điểm a và điểm b trên đây.

7. Các biện pháp hành chính khác: Ngoài hai hình thức phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, tuỳ từng trường hợp, người vi phạm còn bị xử lý bằng các biện pháp hành chính khác quy định tại các điều tương ứng của Nghị định 04/CP.

Biện pháp hành chính khác chỉ được áp dụng kèm theo với hình thức phạt chính, không được áp dụng độc lập.

Khi áp dụng các biện pháp hành chính khác phải quy định thời hạn chấp hành, nếu hết thời hạn mà người vi phạm không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

8. Về bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính về quản lý, sử dụng đất đai được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa các bên.

Đối với những thiệt hại đến 1 triệu đồng mà các bên không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường, những thiệt hại từ trên 1 triệu đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trường hợp gây thiệt hại cho đất công cộng thì tiền bồi thường thiệt hạn nộp vào Ngân sách Nhà nước.

9. Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng đất là một biện pháp hành chính buộc người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng đất như trước khi vi phạm, trường hợp không cần thiết phải khôi phục lại tình trạng đất thì không buộc phải khôi phục. Ví dụ: Lấn chiếm đất thùng vũng, nếu phải thu hồi để giao làm nhà ở thì không cần thiết phải khôi phục lại thùng vũng đã san lấp.

10. Thu hồi đất là một biện pháp hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tước quyền sử dụng đất của người vi phạm quy định về sử dụng đất để Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dụng đất hợp pháp bị lấn chiếm.

11. Về một số hành vi vi phạm đã nêu trong Nghị định 04/CP được hiểu như sau:

a. Hành vi lấn, chiếm đất (nói tại Điều 2): Việc tự tiện chuyển dịch mốc giới sang đất công cộng hoặc đất của người khác để mở rộng phạm vi đất của mình thì gọi là hành vi lấn chiếm đất. Đất do Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất trong thời gian thi công công trình rồi không trả lại đất và việc sử dụng đất công cộng đất của người khác mà không được pháp luật cho phép thì gọi là hành vi chiếm đất.

Người có hành vi lấn, chiếm đất, ngoài hình thức phạt chính còn bị thu hồi đất để trả lại đất công cộng hoặc trả lại cho người có đất bị lấn, chiếm. Trường hợp đặc biệt có thể chưa áp dụng biện pháp thu hồi. Ví dụ: Hành vi tự tiện khai hoang vào đất chưa sử dụng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mà Nhà nước chưa có quy hoạch để sử dụng đất này vào mục đích khác.

b. Làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp (nói tại Điều 3) là hành vi:

- Không thực hiện các biện pháp chống xói mòn, làm cho đất thoái hoá, giảm màu mỡ, giảm năng suất cây trồng.

- Lấy tầng canh tác (lớp đất mặt) hoặc huỷ hoại tầng canh tác, làm giảm độ màu mỡ, giảm khả năng canh tác của đất.

- Thải các chất bẩn, độc hại, làm ô nhiễm đất, giảm khả năng canh tác của đất.

c. Tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nói tại Điều 5) là hành vi:

- Chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không làm thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Đã làm thủ tục nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

d. Kéo dài thời hạn chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nói tại Điều 11) là những hành vi gây cản trở cho việc chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Lẩn tránh việc chấp hành, không tự tháo dỡ công trình, vật kiến trúc có trên đất của mình bị thu hồi hoặc gây cản trở làm cho việc thu hồi đất không theo đúng thời hạn quy định.

II. THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XỬ PHẠT:

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai được nêu tại Điều 15, 16 của Nghị định 04/CP phải tuân thủ theo trình tự sau đây:

1. Lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý sử dụng đất đai:

Thanh tra địa chính các cấp, Thanh tra Nhà nước chuyên ngành nói tại Điều 17 của Nghị định 04/CP và những cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật đất đai thì phải kịp thời lập biên bản vi phạm về pháp luật đất đai theo mẫu thống nhất của Tổng cục Địa chính (mẫu biên bản kèm theo Thông tư này).

Biên bản lập xong phải trao cho người vi phạm một bản, nếu người lập biên bản không đủ thẩm quyền xử phạt thì phải gửi biên bản này đến người, đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp người vi phạm cố ý không ký biên bản vi phạm hành chính về pháp luật đất đai thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do (có người làm chứng ký tên) và biên bản này vẫn là cơ sở pháp lý để quyết định xử phạt.

2. Ra quyết định xử phạt:

a. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật đất đai, người hoặc cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt, nếu có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

b. Khi xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt (quy định tại các Điều 15, 16 Nghị định 04/CP) phải căn cứ vào mức độ, tính chất vi phạm ghi tại biên bản vi phạm hành chính về pháp luật đất đai để ra quyết định xử phạt bằng văn bản theo mẫu thống nhất của Tổng cục Địa chính (mẫu quyết định xử phạt kèm theo Thông tư này).

c. Quyết định xử phạt được lập thành 3 bản:

- Một bản giao cho người bị xử phạt.

- Một bản giao cho Kho bạc Nhà nước để thu tiền phạt (trường hợp phạt tiền).

- Một bản lưu tại cơ quan của người ra quyết định xử phạt.

Đối với quyết định xử phạt từ 2 triệu đồng trở lên thì lập thêm một bản để gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

d. Thanh tra viên chuyên ngành địa chính trong phạm vi thẩm quyền phải căn cứ vào mức độ vi phạm ghi tại biên bản vi phạm hành chính về pháp luật đất đai để ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 04/CP.

Trường hợp mức phạt vượt quá thẩm quyền thì Thanh tra viên chuyên ngành địa chính phải chuyển ngay hồ sơ xử phạt gồm: Biên bản vi phạm hành chính pháp luật đất đai, văn bản đề nghị áp dụng mức tiền phạt lên cấp có thẩm quyền phù hợp với mức phạt quy định tại Điều 15, 16 Nghị định 04/CP.

3. Về quyền khiếu nại, tố cáo việc xử phạt:

a. Người bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, sử dụng đất hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, người bị khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại đó là quyết định cuối cùng.

c. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình.

Người giải quyết khiếu nại có thể ra một trong các quyết định sau đây:

- Giữ nguyên quyết định xử phạt.

- Thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt.

- Huỷ quyết định xử phạt.

d. Người vi phạm hành chính về quản lý, sử dụng đất đai nếu đã khiếu nại người ra quyết định xử phạt mình nhưng chưa được giải quyết theo yêu cầu và nếu không khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt thì có thể khiếu nại ra Toà án hành chính.

đ. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính về quản lý, sử dụng đất đai hoặc người quản lý Nhà nước về đất đai mà bị tố cáo là có hành vi nói tại Điều 26 của Nghị định 04/CP thì cấp trên trực tiếp của người vi phạm xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày, nếu trường hợp phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.

4. Việc thu và sử dụng tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai thực hiện theo Thông tư số 52/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính.

Trên đây là những vấn đề chủ yếu cần được giải thích, hướng dẫn cụ thể để thực hiện Nghị định 04/CP.

Tổng cục Địa chính yêu cầu Uỷ ban nhân dân và Giám đốc Sở Địa chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Thông tư này mà tiến hành các biện pháp tổ chức thực hiện tốt Nghị định 04/CP. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các địa phương cần phản ảnh kịp thời với Tổng Cục Địa chính, để xem xét giải quyết.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.

Bùi Xuân Sơn

(Đã ký)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày tháng năm 199

BIÊN BẢN

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

Hôm nay, hồi........giờ......ngày.......tháng.......năm 199

Tại:.......................................................

Chúng tôi gồm:

- Đại diện bên lập biên bản:

Họ và tên:.....................

Chức vụ:..................... Đơn vị công tác ............................................

- Đại diện bên vi phạm:

- Họ và tên:...............................................

Chức vụ (nghề nghiệp):.....................................

Đơn vị công tác (địa chỉ)..................................

Lập biên bản về sự việc sau:................................

............................................................ ............................................................

............................................................ ............................................................

............................................................ ............................................................

Ông, bà (hoặc tổ chức):...............đã vi phạm quy định tại:

- Điều...............khoản............điểm.............

- Điều...............khoản............điểm.............

- Điều...............khoản............điểm.............

của Nghị định số 04/CP của Chính phủ ngày 10/1/1997 về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

Trong điều kiện, hoàn cảnh:..................................

.............................................................

Tình tiết giảm nhẹ:.......................................... ....................................................

Tình tiết tăng nặng:...............................................................................................

Biên bản lập thành........bản có nội dung và giá trị như nhau, bên vi phạm giữ 1 bản.

Ông, bà (hoặc đại diện tổ chức) vi phạm Đại diện bên lập biên bản
Ký tên (ghi rõ họ và tên) Ký tên (ghi rõ họ tên)

SỐ: /QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày tháng năm 199

QUYẾT ĐỊNH

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

- Căn cứ Luật đất đai, ngày 14 tháng 7 năm 1993

- Căn cứ Pháp lệnh về xử lý Vi phạm hành chính ngày 6/7/1995

- Căn cứ Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

Xét nội dung, tính chất, hành vi Vi phạm hành chính.

TÔI:...........................CHỨC VỤ:..............

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:.................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:- Xử phạt đối với ông, bà (hoặc tổ chức):...............

Địa chỉ:.......................................................

Nghề nghiệp:...................................................

Vì đã có hành vi vi phạm:

1.......................................... quy định tại Điều:................khoản.........điểm...........

2........................................... quy định tại Điều.................khoản.........điểm...........

3........................................... quy định tại Điều:................khoản..........điểm..........

của Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai.

Những hành vi vi phạm trên đó có những tình tiết giảm nhẹ:

-..............................................................

-..............................................................

-..............................................................

Tăng nặng:

-..............................................................

-..............................................................

-..............................................................

Hình thức xử phạt tiền tổng cộng là (viết bằng số):............ Viết bằng chữ:.................................................

Biện pháp hành chính khác:....................................

............................................................... ...............................................................

Điều 2.- Ông, bà (hoặc đại diện tổ chức):......................

có trách nhiệm đến cơ quan Kho bạc Nhà nước tại:................

...............................................................

nộp tiền phạt và thi hành nghiêm chỉnh các biện pháp hành chính tại Điều 1 quyết định này trong thời hạn.......ngày, kể từ ngày....... Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt nếu không tự nguyện thi hành, sẽ bị cưỡng chế thi hành, trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Ông, bà (hoặc đại diện tổ chức):.....có quyền khiếu nại tại:............ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày....tháng...năm 199

Người ra quyết định
Ký tên (ghi rõ họ tên)

THE GENERAL DEPARTMENT OF LAND ADMINISTRATION
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 278-TT/DC

Hanoi, March 07, 1997

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.04-CP OF JANUARY 10, 1997 OF THE GOVERNMENT ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF LAND MANAGEMENT AND USE

Pursuant to Decree No.04-CP of January 10, 1997 of the Government on sanctions against administrative violations in the field of land management and use;
The General Department of Land Administration provides the following guidance for the implementation of the Decree:

I. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF LAND MANAGEMENT AND USE, FORMS AND LEVELS OF SANCTION THEREOF:

1. Administrative violations in the field of land management and use are acts that contravene the regulations on land management and use but not seriously enough to be examined for penal liability.

2. Persons sanctioned for administrative violations in the use of land include:

a/ Land users and other persons who commit violations in the use of land as stipulated in Decree No.04-CP.

b/ Foreign organizations and individuals described in Article 29 of Decree No.04-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The forms of sanction to be imposed on violators of the regulations on land use include:

a. Warning.

b. Fines.

In addition to the two forms of administrative sanction defined in this point, additional sanctions and other administrative measures shall also be applied. If damage is caused, compensation shall have to be made.

4. If a person commits many administrative violations in the use of land, he/she shall be sanctioned for each violation. If the sanctions are imposed in the form of pecuniary fine, such fines shall be added up into a lump sum.

5. A warning shall be served to person committing minor and first-time violations involving extenuating factors and causing no damage.

Persons who commit administrative violations in the field of land management and use are liable to warning or fines, and may also be subject to additional sanctions as well as other administrative measures if Decree No.04-CP provides for sanctions and other measures applicable to the corresponding violations.

6. Fines: The fine bracket is set from the minimum level to the maximum level and shall be applied on case-by-case basis and the following principles:

a/ The minimum fine level shall be imposed when the violation involves extenuating factors such as: the land area involved in the violation is very small, the harmful impact of the violation is negligible, it is a first-time violation, the violator sincerely redeems his fault, willingly compensates for the damage, or is in difficult economic circumstances, or lacks legal knowledge, or the land can be easily restored, or the damage caused to the land value is not serious.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The average fine level shall be imposed when the violation involves no or both extenuating factors and aggravating factors mentioned in points a and b.

7. Other administrative measures: In addition to the two main forms of sanction: warning and pecuniary fine, depending on specific cases, the violation can also be subject to other measures provided for in corresponding Articles of Decree No.04-CP.

Other administrative measures shall be applied only in association with the main forms of sanction, not independently.

When other administrative measures are applied, the time limit for the execution thereof must be determined; if upon expiry of such time limit the violator fails to execute them, he/she shall be forced to execute them in accordance with Article 55 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

8. Compensations for damage caused by the administrative violations in land management and use shall be made on the principle of mutual agreement between the involved parties.

For damage valued at up to one million VND, if the involved parties fail to reach an agreement, the person competent to sanction shall determine the level of compensation, the damage valued at more than one million VND shall be settled in accordance with civil procedures.

Compensations for damage caused to public land shall be remitted to the State budget.

9. Forcible restoration of the original state of land is an administrative measure to force the violator to restore the land to its original state before the violation; if the restoration is not necessary, such measure is not required. For example: it�s not necessary to restore the original state of a pond which has already been filled, if it is recovered to be reassigned to another for construction of a dwelling house.

10. Land recovery is an administrative measure taken by the competent State agency to strip the land use right of the violator of regulations on land use so that the State can assign it to another person for use or return it to the lawful user of the land which has been encroached upon or grabbed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Acts of grabbing or appropriating land (mentioned in Article 2): Moving without authorization landmarks of public land or land belonging to other persons so as to expand one�s land area is called a land grabbing act. The refusal to return the land assigned by the State or borrowed during the construction or the illegal use of public land or land belonging to other persons is called a land appropriating act.

In addition to the main forms of sanction, the person committing an act of land grabbing or appropriating shall have the land recovered for return to the public or the owner of the grabbed or appropriated land. In special cases, recovery may not be affected. For example: reclaiming without authorization a piece of unused land for agricultural or aquacultural production, which the State has not yet planned to use for other purposes.

b/ Reducing the production capability of agricultural and forest land (mentioned in Article 3) is an act of:

- Failing to take anti-erosion measures, thus degenerating and defertilizing the land, and reducing plant productivity.

- Removing or destroying the arable layer (the surface soil layer), thus reducing the fertility and arability of the land.

- Discharging waste and toxic matters, thus polluting the land and reducing its arability.

c/ Exchanging or assigning the land use right without permission (mentioned in Article 5) is act of:

- Exchanging or assigning the land use right without filling procedures as prescribed by law.

- Filling the procedures but not yet obtaining permission from the competent State agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. PROCEDURES AND ORDER FOR SANCTIONING

When imposing sanctions on administrative violations, the agencies and persons competent to impose administrative sanctions against violations in land management and use as provided for in Articles 15 and 16 of Decree No.04-CP shall observe the following order:

1. Making a record of the administrative violation in land management and use:

The land administration inspector at various levels, the State specialized Inspectorate mentioned in Article 17 of Decree No.04-CP and other agencies competent to sanction, upon detecting a violation of land legislation, shall immediately make a record thereof in accordance with the form uniformly set by the General Department of Land Administration.

A copy of the record shall be handed to the violator. If the person who makes the record is not competent to sanction, the record shall be submitted to the person or agency competent to sanction.

If the violator deliberately refuses to sign the record of his/her administrative violation of land legislation, the record-making person shall have to state the reason(s) therefor (with signature(s) of a witness or witnesses) and the record shall be used as legal basis for the sanctioning decision.

2. Issuing sanctioning decision:

a/ Within 15 days after making the record of an administrative violation of land legislation, the competent person or agency shall have to issue a sanctioning decision, if the case involves complicated factors or must be submitted to the agency competent to sanction, such time limit can be prolonged but must not exceed 30 days.

b/ When imposing a sanction against a violation of land legislation, the person or agency competent to sanction (provided for in Articles 15 and 16 of Decree No.04-CP) shall base his/her/itself on the extent and nature of the violation stated in the record of the administrative violation of land legislation to issue a written sanctioning decision in accordance with the form uniformly set by the General Department of Land Administration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- One copy shall be handed to the sanctioned.

- One copy shall be handed to the State Treasury for the collection of fine (if the sanction is a fine).

- One copy shall be kept at the agency of the person issuing the sanctioning decision.

For a decision to fine two million VND or more, another copy shall be made and sent to the procuracy office of the same level.

d/ The specialized land administration inspector shall, within his/her competence, base his/herself on the extent of the violation stated in the record of the administrative violation of land legislation to issue the sanctioning decision in accordance with Clause 1, Article 16 of Decree No.04-CP.

If the fine level is beyond his/her competence, the specialized land administration inspector shall submit the sanctioning dossier comprising the record of the administrative violation of land legislation and the document proposing the applicable fine level to the level with the corresponding competence as provided for in Articles 15 and 16 of Decree No.04-CP.

3. On the right to make complaint and denunciation against the sanctioning decision:

a/ Persons who are sanctioned for their administrative violation in land management and use or their lawful representative have the right to file a complaint to the person issuing the sanctioning decision within 10 days after receiving the sanctioning decision.

b/ Within 15 days after receiving the complaint, the person against whom the complaint is made shall have to settle and reply the complainant in writing. If the complainant disagree with such settlement decision, he/she can file a complaint to the immediate higher agency of the person who has issued the sanctioning decision within 3 days after receiving the complaint settling decision. Within 20 days after receiving the complaint, the head of the immediate higher agency shall have to settle and reply to the complainant in writing and such complaint settling decision shall be final.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The person who settles the complaint can issue one of the following decisions:

- Maintaining the sanctioning decision.

- Changing the form, level and/or measure of sanctioning.

- Abolishing the sanctioning decision.

d/ The person committing an administrative violation in land management and use who has filed a complaint against the person issuing sanctioning decision which has not been settled yet and who do not wish to lodge complaints to the immediate higher agency of the person issuing sanctioning decision, can lodge a complaint to the administrative court.

e/ If the person competent to impose sanction against an administrative violation in land management and use or the person in charge of State management on land is denounced for having committed acts mentioned in Article 26 of Decree No.04-CP, his/her immediate superior shall consider and solve such denunciations within 15 days, if the case is complicated such time limit can be extended but must not exceed 30 days from the date of receiving the denunciations.

4. The collection and use of fines against administrative violations in land management and use shall be carried out in accordance with Circular No.52/CSTC of September 12, 1996 of the Ministry of Finance.

Above are some main issues that need to be concretely explained and guided for the implementation of Decree No.04-CP.

The General Department of Land Administration requests the People�s Committees and the Directors of Land Administration Services of the provinces and cities directly under the Central Government to base themselves on this Circular to organize the implementation of Decree No.04-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Circular takes effect from the date of its signing.

 

 

THE GENERAL DEPARTMENT OF LAND ADMINISTRATION GENERAL DIRECTOR




Bui Xuan Son

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 278/1997/TT-ĐC ngày 07/03/1997 hướng dẫn Nghị định 04/CP-1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai do Tổng cục Địa chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.366

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.92.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!