UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
68/2013/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày
27 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Xây dựng: Số
19/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 Quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong Khu
công nghiệp và Khu kinh tế; Số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Số 12/2013/TT-BXD
ngày 31/7/2013 Quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng;
Số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết
kế xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định phân công, phân cấp
quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay
thế Quyết định số 121/2009/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc
ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các
Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn; Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ, Bộ xây dựng;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh (để giám sát);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Mặt trận và các Hội, đoàn thể;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu VTUB, Phòng CN-ĐT: TP(S), CVXD(Q).
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Điền
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành theo Quyết định số 68/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Nghệ An)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định chi tiết việc phân công,
phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
Các loại công trình xây dựng theo quy định tại
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định 15/2013/NĐ-CP). Các công
trình đặc thù (công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh
khẩn cấp, …) và công trình, dự án có Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng
công trình đặc thù.
Những nội dung liên quan quản lý chất lượng công
trình xây dựng không quy định tại Quy định này thực hiện theo Nghị định
15/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau
đây gọi tắt là Thông tư 10/2013/TT-BXD), Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày
15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế
xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Thông tư 13/2013/TT-BXD) và các quy định
pháp luật liên quan hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng: Các sở, ban, ngành; Ủy ban
nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
Điều 2. Mục tiêu và nguyên
tắc quản lý
1. Mục tiêu: Nâng cao tính chủ động và trách nhiệm
trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các sở, ban, ngành; Ủy
ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ đầu tư, các ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng, các tổ chức tư vấn xây dựng và nhà thầu xây dựng.
Quản lý chất lượng công trình bao gồm: Quản lý
chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình
xây dựng; Quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác
và sử dụng công trình xây dựng; Quản lý về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
2. Nguyên tắc: Việc phân công, phân cấp quản lý
nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân
dân cấp huyện, cấp xã phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất, tránh chồng chéo hoặc
bỏ sót đối tượng quản lý, phù hợp với với điều kiện cụ thể của địa phương và
quy định của pháp luật.
Các công trình thuộc đối tượng bắt buộc phải được
cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu
tư trước khi đưa vào sử dụng trong hồ sơ quyết toán vốn đầu tư phải có Văn bản
Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Sở Xây dựng
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm:
1. Giúp UBND tỉnh quản lý chất lượng các công
trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng
kỹ thuật;
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo thẩm
quyền.
3. Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng trên địa
bàn tỉnh.
4. Đôn đốc, kiểm tra việc tuân thủ các quy định
về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đối với
các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã, chủ đầu
tư, nhà thầu xây dựng, các tổ chức tư vấn xây dựng;
5. Tham gia ý kiến thiết kế cơ sở các công trình
xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình khi được
cơ quan đầu mối thẩm định dự án yêu cầu.
6. Thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công
trình chuyên ngành do sở quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 5 Thông
tư số 13/2013/TT-BXD;
Trong một số trường hợp, để đảm bảo yêu cầu về
chất lượng thẩm tra một số lĩnh vực chuyên môn mà không đủ điều kiện hoặc khối
lượng nhiều không đảm bảo thời gian thẩm tra theo quy định, Sở Xây dựng lựa chọn
các tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại và cấp
công trình thực hiện thẩm tra một phần hoặc toàn bộ thiết kế một số công trình
theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 13/2013/TT-BXD.
7. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình
vào sử dụng đối với các công trình chuyên ngành do Sở quản lý nêu tại Điểm a
Khoản 6 Điều 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD trừ các công trình phân cấp kiểm tra
cho Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam nêu tại Khoản 4 Điều 6 và phân cấp Ủy ban
nhân dân cấp huyện nêu tại Khoản 4 Điều 7 của Quy định này;
Tham gia với các Sở quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu đưa công trình xây dựng
chuyên ngành vào sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều 25 Thông tư
10/2013/TT-BXD;
Phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra nghiệm thu đưa
công trình vào sử dụng đối với các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ
và tham gia Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đối với các công trình xây dựng trên địa
bàn tỉnh khi có yêu cầu.
8. Chủ trì tiếp nhận hồ sơ và phối hợp với các sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có liên quan kiểm tra năng lực
các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình theo quy định pháp luật và
công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng và Bộ Xây dựng về thông
tin năng lực hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định tại Khoản
1 Điều 8 Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
9. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của các phòng
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD) trên địa bàn tỉnh, báo cáo kết quả kiểm
tra, thanh tra và kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức giám định chất lượng công trình xây
dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp II đối với các
công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 39 Nghị định
15/2013/NĐ-CP. Khi cần thiết có thể đề nghị Bộ quản lý công trình chuyên ngành
phối hợp hoặc tổ chức giám định nguyên nhân sự cố. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn.
11. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về chất lượng
đối với các công trình xây dựng chuyên ngành cấp II theo quy định tại Khoản 2
Điều 33 Nghị định 15/2013/NĐ-CP (trừ các công trình phân cấp cho UBND cấp huyện
nêu tại Khoản 8 Điều 7 của Quy định này);
12. Chủ trì phối hợp với các Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành xem xét, giới thiệu, đề cử công trình xây dựng có
chất lượng cao trên địa bàn với Bộ Xây dựng để tham dự Giải thưởng công trình
chất lượng cao theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 12/2013/TT-BXD ngày
31/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình
xây dựng.
13. Xử lý, kiến nghị xử lý các vi phạm về quản
lý chất lượng công trình xây dựng và công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ
chức, cá nhân theo quy định tại Điều 46 Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
14. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng về
tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ trước ngày 15
tháng 12 hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu;
15. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm định xây dựng Nghệ
An: Giúp Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban
nhân dân cấp huyện kiểm định, giám định chất lượng các công trình xây dựng sử dụng
nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước khi có yêu cầu và giám định nguyên nhân các
sự cố cấp II và cấp III trên địa bàn tỉnh; Tham gia kiểm tra công tác nghiệm
thu đưa công trình vào sử dụng và thẩm tra thiết kế các công trình khi được được
Sở Xây dựng lựa chọn nêu tại Khoản 6 của Điều này hoặc các Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành lựa chọn tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Quy định này.
Điều 4. Các Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành
1. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý chất lượng công trình chuyên ngành theo
quy định, cụ thể như sau:
a) Sở Giao thông vận tải: Quản lý chất lượng
công trình giao thông;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản
lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
c) Sở Công Thương: Quản lý chất lượng công trình
hầm mỏ dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công
trình công nghiệp chuyên ngành;
2. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành sau
khi thống nhất với Sở Xây dựng; Hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ quản lý chất lượng
công trình xây dựng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng chuyên ngành
cho các đơn vị cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra
thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất
lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng
các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn; Lập và báo cáo kế hoạch kiểm
tra định kỳ công tác quản lý chất lượng công trình 6 tháng, 1 năm trước ngày 31
tháng 12 hàng năm và đột xuất theo yêu cầu về Sở Xây dựng để theo dõi tổng hợp.
c) Tham gia ý kiến thiết kế cơ sở các công trình
xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình khi được cơ quan đầu mối thẩm định
dự án yêu cầu.
d) Thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công
trình chuyên ngành do sở quản lý theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 7
Điều 5 Thông tư 13/2013/TT-BXD.
Trong một số trường hợp, để đảm bảo yêu cầu về
chất lượng thẩm tra một số lĩnh vực chuyên môn mà không đủ điều kiện hoặc khối
lượng nhiều không đảm bảo thời gian thẩm tra theo quy định, Sở chủ trì thẩm tra
lựa chọn các tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại
và cấp công trình thực hiện thẩm tra một phần hoặc toàn bộ thiết kế một số công
trình theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 13/2013/TT-BXD.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức
giám định chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu.
Chủ trì kiểm tra và mời Sở Xây dựng kiểm tra lần
cuối công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32
Nghị định 15/2013/NĐ-CP này đối với công trình chuyên ngành nêu tại các Điểm
b,c và d Khoản 6 Điều 25 Thông tư 10/2013/TT-BXD (trừ các công trình phân cấp
cho Khu kinh tế Đông Nam nêu tại Khoản 4 Điều 6 và Ủy ban nhân dân cấp huyện
nêu tại Khoản 4 Điều 7 của Quy định này).
Phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành kiểm tra nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công
trình thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành.
e) Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về chất lượng
đối với các công trình xây dựng chuyên ngành cấp II (trừ các công trình phân cấp
cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nêu tại Khoản 8 Điều 7 của Quy định này);
g) Chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố:
cấp II đối với mọi công trình xây dựng chuyên ngành; cấp III đối với công trình
xây dựng chuyên ngành do chính các Sở đó làm chủ đầu tư theo quy định tại Điều
39 Nghị định 15/2013/NĐ-CP (trừ các sự cố phân cấp cho Ban quản lý Khu Kinh tế
Đông Nam nêu tại Khoản 3 Điều 6 và Ủy ban nhân dân cấp huyện nêu tại Khoản 7 Điều
7 của Quy định này). Khi cần thiết có thể đề nghị Bộ quản lý công trình chuyên ngành
phối hợp hoặc tổ chức giám định nguyên nhân sự cố;
h) Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc công bố
thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình
chuyên ngành;
i) Xử lý vi phạm theo quy định pháp luật hiện
hành và đề xuất xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất lượng công trình xây
dựng theo quy định;
k) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng về
tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ 6
tháng (trước ngày 15 tháng 6), cả năm (trước ngày 15 tháng 11) và đột xuất khi
có yêu cầu.
Điều 5. Các sở, ban, ngành
khác có dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Chỉ đạo các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án
trực thuộc thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hoặc các Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ
theo kế hoạch công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng
công trình và chất lượng các công trình xây dựng do sở, ban, ngành làm chủ đầu
tư và quản lý; Lập và báo cáo kế hoạch kiểm tra định kỳ công tác quản lý chất
lượng công trình 6 tháng, 1 năm trước ngày 31 tháng 12 hàng năm và đột xuất
theo yêu cầu về Sở Xây dựng để theo dõi tổng hợp.
3. Xử lý vi phạm theo hợp đồng và đề xuất xử phạt
vi phạm hành chính về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại
Điều 34 Thông tư 10/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan khác.
4. Báo cáo sự cố các công trình thuộc thẩm quyền
quản lý về Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành; Tham gia các Đoàn kiểm tra, giám định chất lượng, giám định sự cố công
trình xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng và các Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành thành lập; Tham gia với Sở Xây dựng và các Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng
đối với các công trình do mình quản lý.
5. Tổng hợp, báo cáo gửi về Sở Xây dựng tình
hình chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng, thống kê đánh
giá tình hình chất lượng các công trình xây dựng thuộc quyền quản lý định kỳ 6
tháng (trước ngày 15 tháng 6) và cả năm (trước ngày 15 tháng 11) và báo cáo đột
xuất khi có yêu cầu.
6. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình,
dự án thành phần trên địa bàn sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn
khác của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện hoặc giao quản lý: Công an tỉnh, Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh chịu trách nhiệm quản
lý chất lượng các công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 3, Điều 41, Nghị
định 15/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư, quản lý
chất lượng xây dựng công trình của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Điều 6. Ban quản lý Khu kinh
tế Đông Nam
1. Tổ chức giám sát, nghiệm thu chất lượng công
trình xây dựng theo quy định đối với các công trình thuộc dự án do mình làm chủ
đầu tư và các công trình có chuyển giao cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu
kinh tế.
2. Chủ trì kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm
tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các dự án đầu tư xây dựng trong
Khu kinh tế và các khu công nghiệp; Lập và báo cáo kế hoạch kiểm tra 6 tháng, cả
năm trước ngày 30 tháng 12 hàng năm và kết quả kiểm tra, kết quả xử lý vi phạm
của từng đợt kiểm tra về sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp;
3. Phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành hoặc các Bộ quản lý công trình chuyên ngành trong
việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết sự cố công trình, giám định chất lượng và
điều tra sự cố các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý; Báo cáo sự cố và
giải quyết sự cố cấp III đối với các công trình theo quy định tại Điều 39 Nghị
định 15/2013/NĐ-CP (trừ các công trình phân cấp cho các Sở quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành trên địa bàn quản lý nêu tại Điểm g Khoản 2 Điều 4 Quy định
này).
4. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình
vào sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 15/2013/NĐ-CP đối với
các công trình thuộc Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý theo hướng dẫn của Bộ Xây
dựng được quy định tại Khoản 9 Điều 25 Thông tư số 10/2013/TT-BXD. Báo cáo kết
quả kiểm tra về Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
để theo dõi, tổng hợp; Tham gia với Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng đối với các
công trình khác do Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý theo quy định.
5. Xử lý vi phạm theo quy định pháp luật hiện
hành và đề xuất xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất lượng công trình xây
dựng theo quy định.
6. Tổng hợp, gửi báo cáo về Sở Xây dựng tình
hình chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn, thống
kê đánh giá tình hình chất lượng các công trình xây dựng thuộc quyền quản lý định
kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), cả năm (trước ngày 15 tháng 11) và báo cáo
đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 7. Uỷ ban nhân dân cấp
huyện
Chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất lượng
công trình và thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công
trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư và quyết định đầu tư trên địa
bàn như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các
tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy
định về quản lý chất lượng đối với các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án của chủ
đầu tư; Các tổ chức tư vấn và doanh nghiệp hoạt động xây dựng các công trình
xây dựng cấp III, cấp IV trên địa bàn (trừ các công trình do các Bộ, ngành
trung ương, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Khu Kinh tế Đông
Nam làm chủ đầu tư); Lập và báo cáo kế hoạch kiểm tra hàng năm trước ngày 31
tháng 12 năm trước và kết quả kiểm tra, kết quả xử lý vi phạm của từng đợt kiểm
tra về sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.
3. Thẩm tra thiết kế các công trình không thuộc
đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP được đầu tư
xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban
nhân dân cấp huyện và cấp xã tại địa bàn.
4. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình
vào sử dụng theo quy định đối với công trình cấp III và cấp IV do Ủy ban nhân
dân cấp xã phê duyệt đầu tư; các công trình cấp III, cấp IV thuộc các Chương
trình của Chính phủ như: Chương trình 134/CP, 135/CP, Chương trình 30a, Chương
trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà ở giáo viên, ... (riêng đối với công
trình điện chỉ thực hiện kiểm tra đối với các công trình cấp IV) và các công
trình thuộc thẩm quyền thẩm tra thiết kế nêu tại Khoản 3 Điều này và báo cáo kết
quả kiểm tra về Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
để theo dõi tổng hợp. Tham gia với Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng đối với các công
trình khác trên địa bàn quản lý.
5. Phối hợp, tham gia với Sở Xây dựng và các Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn khi được yêu cầu;
6. Phối hợp với sở Xây dựng trong việc kiểm tra,
đánh giá năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa
bàn.
7. Báo cáo sự cố về Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có liên quan và chủ trì giải quyết sự
cố cấp III đối với các công trình xây dựng, công trình nhà ở tư nhân trên địa
bàn quản lý (trừ các công trình phân cấp cho các Sở quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành nêu tại Điểm g Khoản 2 Điều 4 Quy định này); Phối hợp với sở Xây dựng
và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra,
giải quyết sự cố công trình, giám định chất lượng và điều tra sự cố các công
trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 37, Điều 38 của Nghị định
số 15/2013/NĐ-CP.
8. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về chất lượng
theo thẩm quyền đối với các công trình nhà ở tư nhân, công trình xây dựng cấp
III và cấp IV trên địa bàn quản lý.
9. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền và đề xuất xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý chất lượng công trình xây dựng (đối với các
vi phạm vượt quá thẩm quyền) về Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;
Phối hợp xử lý khi có yêu cầu của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành.
10. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và sở
Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công
trình xây dựng trên địa bàn định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), cả năm
(trước ngày 15 tháng 11) và đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 8. Uỷ ban nhân dân cấp
xã
1. Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng các công
trình do cấp xã làm chủ đầu tư, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng liên
quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng
công trình xây dựng trên địa bàn.
2. Chủ trì tổ chức, kiểm tra và thực hiện giám
sát cộng đồng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn xã theo quy định tại
Điều 13 Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
3. Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định
tại Điều 37, Điều 38 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP và báo cáo về Sở Xây dựng, các
Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có liên quan.
4. Tổng hợp báo cáo tình hình chất lượng và quản
lý chất lượng công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý gửi về Ủy ban nhân
dân cấp huyện để tổng hợp định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6), cả năm (trước
ngày 10 tháng 11) và đột xuất khi có yêu cầu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Xử lý chuyển tiếp
Các nội dung xử lý chuyển tiếp về thẩm tra thiết
kế, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng thực hiện và một số
nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng có liên quan khác thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2013/TT-BXD và
Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu
có phát sinh vướng mắc, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân
liên quan phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.