ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 473/2007/QĐ-UBND
|
Ninh Bình, ngày 14
tháng 2 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY
ĐỊNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM TRONG SỬ DỤNG ĐẤT, ĐÁ VÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng
sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
năm 2005;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản
Quy định thực hành tiết kiệm trong sử dụng đất, đá vôi trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10
ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng,
Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tư pháp; Thủ trưởng các ngành
liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3.
- Bộ Tài nguyên & Môi trường
- Thường trực Tỉnh ủy
- Thường trực HĐND tỉnh
- Website Chính phủ
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp
- Công báo tỉnh
- Lưu VT, VP3, VP2, VP4.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Thắng
|
QUY ĐỊNH
THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
TRONG SỬ DỤNG ĐẤT, ĐÁ VÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 473/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2007
của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
1. Quy định này quy định thực hành tiết kiệm trong
sử dụng tài nguyên đất, đá vôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, áp dụng đối với
việc sử dụng đất, giao đất, thuê đất; cấp phép, khai thác khoáng sản.
2. Đối tượng thực hiện quy định này bao gồm: Cơ
quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý tài nguyên đất, khoáng sản; các ngành, đơn vị liên quan; Ủy ban
nhân dân các cấp; các tổ chức, cá nhân liên quan đến sử dụng đất, khai thác đá
vôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3. Đá vôi nêu trong Bản quy định này gồm đá làm vật
liệu xây dựng, vật liệu san lấp, đá làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, đá mỹ
nghệ.
4. Việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất, khoáng sản không thuộc phạm vi của quy định này
thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Nội dung thực hành tiết kiệm
a. Thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng đất.
- Tiết kiệm trong việc chuyển đất nông nghiệp, nhất
là đất 2 vụ lúa, đất trồng cói, đất nuôi trồng thủy
sản, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác;
- Tiết kiệm trong việc sử dụng đất phi nông nghiệp
nhất là đất cơ sở sản xuất kinh doanh đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
thuê; đất xây dựng trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp đã giao cho tổ chức;
giao đất cho nhân dân làm nhà ở.
b. Thực hành tiết kiệm trong việc khai thác đá vôi.
- Tiết kiệm trong việc xác định quy hoạch, xây dựng
kế hoạch khai thác, sử dụng và cấp phép khai thác.
- Tiết kiệm trong quá trình khai thác, chế biến, sử
dụng.
Điều 3. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm
- Tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về
đất đai, tài nguyên khoáng sản và các quy
định của pháp luật hiện hành;
- Quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, đá vôi phải
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch; chống thất thoát,
sử dụng lãng phí, kém hiệu quả tài nguyên trên địa bàn tỉnh; tổ chức, cá nhân
sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý các loại tài nguyên để phát huy hiệu
quả cao nhất, phục vụ các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trước mắt cũng như lâu dài;
- Ưu tiên những dự án sử dụng đất, khai thác, chế
biến khoáng sản có đầu tư nguồn vốn lớn,
áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, đóng góp
nhiều cho ngân sách, sử dụng nhiều lao động là người địa phương;
- Có giải pháp hữu hiệu và khả thi trong việc bảo
vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sản xuất phát triển ổn định, bền
vững.
Chương 2
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM TRONG SỬ DỤNG ĐẤT, ĐÁ
VÔI TÀI NGUYÊN ĐẤT
A. TÀI NGUYÊN ĐẤT
Điều 4. Tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp
- Không thực hiện việc giao đất, chuyển mục đích sử
dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sử
dụng trên 0,3 ha đất trồng 02 vụ lúa, trừ trường hợp các dự án sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du
lịch hoặc các trường hợp dự án đặc thù do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Không giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng
02 vụ lúa để xây dựng trang trại hoặc các mô hình có tính chất trang trại khi
làm thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Không chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
sang sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ
cho việc khai thác khoáng sản làm nguyên
liệu cho sản xuất xi măng, khai thác khoáng
sản có giá trị kinh tế cao đóng góp nhiều cho ngân sách.
- Đối với các dự án du lịch, dịch vụ khi giao đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng chỉ được chăm sóc bảo vệ, không được chuyển
mục đích sang các loại đất khác.
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du
lịch, khu hành chính, khu đô thị mới... được thu hồi theo quy hoạch chỉ thay
đổi mục đích sử dụng đất (thay đổi hiện trạng sử dụng) khi đã có dự án đầu tư
cụ thể được phê duyệt hoặc chấp thuận theo đúng quy định của pháp luật về đầu
tư.
Điều 5. Tiết kiệm sử dụng đất ở
Diện tích đất giao làm nhà ở, chuyển mục đích sử
dụng đất để làm nhà ở trên địa bàn tỉnh như sau:
- Khu vực nội thị xã không quá 100 m2/hộ.
- Khu vực thị trấn không quá 120 m2/hộ.
- Khu vực nông thôn đồng bằng không quá 180 m2/hộ.
- Khu vực nông thôn miền núi không quá 250 m2/hộ.
Điều 6. Tiết kiệm sử dụng đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp
1. Đối với các dự án đầu tư (trừ các dự án du lịch,
các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án nhóm A,
các dự án có nguồn vốn ODA, các dự án 100% vốn nước ngoài) sử dụng trên 1,5 ha
đất thì việc giao đất tiến hành theo các giai đoạn, căn cứ vào tiến độ đầu tư
xây dựng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tránh để đất hoang hóa, lãng phí, sử dụng kém hiệu quả.
2. Thu hồi không bồi thường, không hỗ trợ về đất,
tài sản trên đất đối với diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đã
giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Sử dụng không đúng mục đích;
- Không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền
kể từ ngày được giao đất tại thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép gia hạn.
- Tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến
độ ghi trong dự án đầu tư đã được phê duyệt hoặc chấp thuận kể từ ngày được
giao đất tại thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép gia
hạn.
- Chậm tổ chức sản xuất kinh doanh sau 05 tháng kể
từ khi hoàn thành xây dựng các hạng mục công trình ghi trong dự án đầu tư đã
được phê duyệt hoặc chấp thuận mà không được Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cho phép.
B. TÀI NGUYÊN ĐÁ VÔI
Điều 7. Giấy phép khai thác
Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được cấp 01 giấy phép khai
thác; trường hợp tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng
góp nhiều cho ngân sách hoặc thu hút nhiều lao động của địa phương, được xem
xét cấp thêm giấy phép khai thác, cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 8. Tiết kiệm trong việc cấp phép khai thác
1. Đối với đá làm vật liệu xây dựng.
a. Diện tích được phép khai thác của một giấy phép:
+ Không quá 10 ha, đối với các dự án có công suất
khai thác trên 50.000 m3/năm theo dự án đầu tư đã được phê duyệt hoặc
chấp thuận.
+ Không quá 05 ha, đối với các dự án có công suất
khai thác dưới 50.000 m3/năm theo dự án đầu tư đã được phê duyệt
hoặc chấp thuận.
b. Thời hạn khai thác của một giấy phép:
+ Không quá 20 năm kể cả thời gian ra hạn, đối với
các dự án tiến hành các thủ tục thăm dò theo quy định của Luật Khoáng sản.
+ Không quá 05 năm kể cả thời gian ra hạn, đối với
các dự án không tiến hành các thủ tục thăm dò theo quy định của Luật Khoáng sản.
2. Đối với đá làm vật liệu san lấp:
- Diện tích được phép khai thác của một giấy phép
không quá 05 ha.
- Thời gian của một giấy phép không quá 03 năm, kể
cả thời gian ra hạn.
3. Đối với đá làm nguyên liệu chế tác đá mỹ nghệ:
- Diện tích được phép khai thác của một giấy phép
không quá 05 ha.
- Thời gian của một giấy phép không quá 05 năm, kể
cả thời gian ra hạn.
4. Đối với đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng:
Thời gian và diện tích cấp phép, căn cứ theo dự án
đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận.
Điều 9. Thứ tự các dự án được ưu tiên trong việc
cấp phép khai thác đá
- Các dự án làm nguyên liệu sản xuất xi măng và chế
tác đá mỹ nghệ.
- Các dự án khai thác gắn chế biến ra sản phẩm mới
có giá trị kinh tế cao, đóng góp nhiều cho ngân sách, sử dụng nhiều lao động
tại địa phương.
Chương 3
CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10. Các Sở, Ngành của tỉnh; Ủy ban nhân
dân cấp huyện, cấp xã căn cứ chức năng quản lý Nhà nước thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc sử dụng đất, khai thác,
chế biến và sử dụng khoáng sản để phát
hiện, xử lý vi phạm theo quy định.
Điều 11. Trong quá trình sử dụng đất, tài
nguyên khoáng sản, cơ quan, tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng đất, khai thác, chế biến khoáng sản và các quy định tại Bản quy định này
sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy phép khai thác khoáng sản.
Trên đây là quy định việc thực hành tiết kiệm trong
quản lý, sử dụng tài nguyên đất, khai thác, chế biến đá vôi trên địa bàn tỉnh. Trong
quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, đơn vị liên quan
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài
nguyên và Môi trường tổng hợp) để kịp thời giải quyết./.