ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4721/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT “DỰ ÁN XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DỰ KIẾN CÔNG BỐ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM
2015”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất
đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số
44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số
45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng
đất;
Căn cứ Nghị định số
46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số
36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định
chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá
đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Xét đề nghị của Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4474/TTr-TNMT-KTĐ ngày 27 tháng 6 năm
2014; Công văn số 6330/TNMT-KTĐ ngày 05 tháng 9 năm 2014 về việc phê duyệt “Dự
án xây dựng Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến
công bố ngày 01 tháng 01 năm 2015”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Nay duyệt “Dự án xây dựng
Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến công bố ngày
01 tháng 01 năm 2015”, kèm theo Quyết định này.
Điều
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố tổ chức thực hiện
Dự án xây dựng Bảng giá đất được phê duyệt tại Điều 1 và theo quy định hiện
hành.
Điều
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam TP;
- Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND. TP;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV, ĐTMT (3b);
- Lưu:VT, (ĐTMT-VB) H.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
DỰ ÁN
XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015”
Phần mở đầu
A- KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG THÔNG TIN TƯ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN DỰ
ÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Vị trí địa lý:
Thành phố Hồ Chí Minh
nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm trong vùng có tọa độ địa lý từ
10022’13” đến 11022’17” vĩ độ Bắc và 106001’25” đến 107001’10” kinh độ Đông. Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên: 2.095 km2, dân số (năm 2013): 7,6
triệu người, chiếm 0,6% diện tích và 8,7% dân số so với cả nước; là Trung tâm lớn
về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, tài chính, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, tập trung nguồn nhân
lực chất lượng cao,… Thành phố phát triển kinh tế với tốc độ cao và đóng góp
hàng năm khoảng 25% GDP cả nước, 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/3 giá trị xuất khẩu, 1/3 tổng thu ngân
sách quốc gia, thu hút 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài
trên cả nước,…
Thành phố có 24 đơn vị
hành chánh trực thuộc, bao gồm 19 quận và 5 huyện; trong đó: khu vực 19 quận với
tổng diện tích tự nhiên: 494 km2 (chỉ chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn Thành phố Hồ Chí Minh), dân số: 6,1 triệu người
(chiếm đến 84% dân số toàn Thành phố Hồ
Chí Minh); khu vực 5 huyện: 1.601 km2 (chiếm đến 76% diện tích tự nhiên toàn Thành phố Hồ Chí Minh), dân số: 1,4 triệu người
(chỉ chiếm 16% dân số toàn Thành phố Hồ
Chí Minh).
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển khá
toàn diện: giao thông đường thủy (cả đường sông và đường biển), đường bộ, hàng
không, đường sắt,… tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa với
các vùng trong cả nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa
và du lịch,… của Thành phố, từ đó tạo lực cho phát triển các tỉnh phía Nam và cả
nước.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng có
thế mạnh về phát triển công nghiệp và dịch vụ), gần với vùng đồng bằng sông Cửu
Long (sản xuất lúa và thủy sản lớn nhất nước) và Tây nguyên (sản xuất cây công nghiệp
lớn nhất nước), tạo nên sự giao thoa về phát triển kinh tế - xã hội giữa các
vùng, hình thành nên Thành phố Hồ Chí Minh phát triển kinh tế - xã hội rất đa dạng.
Thành phố Hồ Chí Minh
nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang
Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm Thành phố cách bờ biển Đông
khoảng 50 km, có hệ thống cảng và sân bay quốc tế lớn nhất nước, đây là đầu mối
giao thông nối liền các nước trong khu vực và quốc tế, rất thuận
lợi trong việc giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tình hình kinh
tế - xã hội:
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng bình quân
10,76%/năm giai đoạn 1996 - 2010, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung
cả nước 1,5 lần; trong đó: giai đoạn 2001 - 2010: tăng 11,1%/năm, 5 năm đầu
(2001 - 2005): tăng 10,9%/năm, 5 năm cuối (2006 - 2010): tăng 11,2%/năm. Trong
giai đoạn 1996 - 2010, nền kinh tế của Thành phố chịu ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2007. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành
mục tiêu đã đề ra.
Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ tăng, nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm. Giai đoạn 2006 - 2010: Nông
lâm nghiệp và thủy sản ổn định, ngành công nghiệp và xây dựng giảm và dịch vụ
tăng; đến năm 2010, ngành dịch vụ chiếm 53,5% - Công nghiệp và xây dựng chiếm
45,3% - Nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2% (năm 2011, cơ cấu tương ứng:
54,2% - 44,5% - 1,2%).
2.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường:
2.1.1. Những thuận lợi:
+ Về điều kiện tự
nhiên:
- Vị trí địa lý
của Thành phố Hồ Chí Minh rất thuận
lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và nguồn nhân
lực trình độ cao cả trong nước và nước ngoài.
- Theo bản đồ phân
vùng địa kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh tỷ lệ 1/50.000, Thành phố nằm trong vùng địa chất ổn định, đất đai có độ
chịu tải cao, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu
công nghiệp, khu dân cư,…
- Hệ thống sông
rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh khá phong phú, có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch
trên sông.
+ Về kinh tế xã hội:
- Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước,
một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ. Với lợi thế này Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi trong
việc huy động các ngồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng
tích cực. Ngoài ra, Thành phố Hồ
Chí Minh sẽ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước thông qua đầu tư và cung cấp các dịch vụ, cung cấp nguồn
nhân lực trình độ cao cho các địa phương.
- Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm lực kinh tế mạnh so
với các địa phương khác trong cả nước, do đó có điều kiện để đầu tư cơ sở hạ tầng
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân
hàng, thương mại, bất động sản, logistics, y tế giáo dục,… lớn nhất cả nước,
Thành phố đã, đang và sẽ phát huy mạnh mẽ lợi thế này để thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế - xã hội.
- Có nguồn nhân lực
dồi dào, khả năng tiếp cận nhanh với trình độ phát triển của thế
giới nên thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có hàm
lượng khoa học công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn.
2.2.2. Những
khó khăn, hạn chế:
+ Về điều kiện tự
nhiên:
- Cao độ mặt đất có
khuynh hướng giảm dần từ phía Tây - Bắc về phía Nam và Đông - Nam; địa hình bằng,
thấp dễ bị ngập. Dự báo đến năm 2020, nước biển dâng 10cm thì 1,5% diện tích tự
nhiên sẽ bị ngập, các khu vực bị ngập ở khu vực ven sông Sài Gòn thuộc Quận 12
và huyện Hóc Môn; khu vực quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh.
+ Về kinh tế xã hội:
- Mặc dù đã được
tập trung đầu tư rất lớn trong giai đoạn 1996 - 2010 nhưng hệ thống cơ
sở hạ tầng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố.
Dân nhập cư quá đông, áp lực lớn về đất đai cho nhà ở, hạ tầng đô thị; tình trạng
kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường vẫn còn tiếp tục.
3. Phân bố diện
tích đất:
3.1. Tổng diện tích đất:
Theo kết quả thống kê
đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh là 209.554,97
ha, chiếm 8,90% diện tích tự nhiên vùng Ðông Nam Bộ và 0,64% diện tích tự nhiên
toàn quốc. Trong số 24 quận, huyện của Thành phố thì huyện Cần Giờ có diện tích
tự nhiên lớn nhất 70.421,58 ha, chiếm 33,61%; Quận 4 có diện tích tự nhiên nhỏ
nhất 417,08 ha, chiếm 0,20%. Bình quân diện tích tự nhiên đến cuối năm 2010 trên
đầu người Thành phố Hồ Chí Minh là 0,0294 ha/người, trong khi bình quân chung cả
nước là 0,3688 ha/người.
- Diện tích đất đang
khai thác, sử dụng: 208.919,49 ha, chiếm 99,70% diện tích tự nhiên, gồm:
+ Ðất nông nghiệp: 118.051,90ha, chiếm 56,34 % diện tích tự
nhiên.
+ Ðất phi nông nghiệp:
90.867,57ha, chiếm 43,36 % diện tích
tự nhiên.
- Ðất chưa sử dụng: 635,50 ha, chỉ chiếm 0,30 % diện tích tự
nhiên.
- Đất đô thị - đất
nông thôn:
+ Đất nông thôn: là
diện tích đất của 58 xã tại 5 huyện, với diện tích là 155.114,14 ha.
+ Đất đô thị: là diện
tích của 259 phường thuộc 19 quận và 5 thị trấn thuộc 5 huyện với diện tích là
54.440,83ha.
- Phân theo đơn vị
hành chính:
+ Tổng diện tích 19
quận: 49.382,56 ha, chiếm 23,56 % diện tích tự nhiên; trong đó khu nội thành cũ
gồm 13 quận có diện tích là 14.199,96 ha và khu nội thành mới phát triển gồm 06
quận có diện tích là 35.182,60 ha.
+ Tổng diện tích 5
huyện: 160.172,41 ha, chiếm 76,44 % diện tích tự nhiên.
Bảng 19: Diện tích
các loại đất các quận, huyện năm 2010 (phụ lục kèm theo).
3.2. Nhóm đất nông nghiệp:
a) Phân bố theo đơn vị
hành chính:
Diện tích đất nông
nghiệp toàn Thành phố đến cuối năm 2010 là 118.051,90ha, chiếm 56,34% so với diện
tích toàn Thành phố, giảm 5.245,91ha so với năm 2005 (đất trồng cây hàng năm chiếm
23,52%, đất trồng cây lâu năm chiếm 27,32%, đất lâm nghiệp chiếm 28,90%, đất thủy
sản chiếm 8%), hầu hết tập trung ở các huyện ngoại thành và các quận ven:
Bảng 20: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010 (phụ lục
kèm theo).
3.3. Nhóm đất phi
nông nghiệp:
Đất phi nông nghiệp với
diện tích 90.867,57 ha, chiếm 43,36% so với diện tích Thành phố.
Bảng 21: Diện tích
và cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010 (phụ lục kèm theo).
3.4. Đất chưa sử dụng:
Tổng diện tích 635,50
ha, chiếm 0,30% đất Thành phố, rải rác ở Quận 9 (42,36 ha), huyện Củ Chi (317,2
ha), huyện Hóc Môn (43,17ha), huyện Bình Chánh (172,85 ha), huyện Nhà Bè (40,76
ha), huyện Cần Giờ (17,93 ha), giảm 1.630 ha so với năm 2005.
II. HIỆN TRẠNG VỀ
DỮ LIỆU GIÁ ĐẤT
1. Bảng giá các loại
đất của Thành phố qua các giai đoạn:
1.1. Giai đoạn từ 1995 đến 2004: Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành
phố được ban hành theo Quyết định số 05/QĐ-UB-QLĐT ngày 04 tháng 01 năm 1995 của
Ủy ban nhân dân Thành phố (Luật Đất đai 1993);
1.2. Giai đoạn từ 2004 đến 2014 ( Luật Đất đai 2003):
- Quyết định số
316/2004/QĐ-UB ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành
Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2005.
- Quyết định số
227/2005/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2006.
- Quyết định số
179/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2007.
- Quyết định số
144/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2008.
- Quyết định số
89/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2009.
- Quyết định số
102/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2010.
- Quyết định số
89/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2011.
- Quyết định số
82/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2012.
- Quyết định số
61/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2013.
- Quyết định số
60/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2014.
III. CÁC NGUỒN DỮ
LIỆU VỀ GIÁ ĐẤT
1. Nguồn dữ liệu điều tra trong quá trình xây dựng Bảng giá đất qua các
năm:
- Các quận - huyện:
15.000 mẫu.
- Đơn vị tư vấn:
4.000 mẫu.
2. Định giá công tác về bồi thường.
3. Thẩm định giá đất (Sở Tài chính).
4. Đấu giá quyền sử dụng đất (Sở Tư pháp).
IV. BẢN ĐỒ - SỔ BỘ
ĐỊA CHÍNH
1. Bản đồ địa
chính:
- Thành phố là đơn vị
đầu tiên trên cả nước đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy (công nghệ số),
đây là cơ sở để việc định giá chính xác và là điều kiện quan trọng nhất để lập
bản đồ về giá đất.
- Tổng số thửa được
đo đạc: khoảng 2 triệu thửa đất.
- Lập bản đồ cho 322
phường, xã, thị trấn.
- Bản đồ dạng giấy và
dạng số, đang được sử dụng tại phường, xã, thị trấn, quận, huyện và Thành phố.
2. Sổ bộ địa
chính:
Thành phố có đầy đủ sổ
bộ của 322 xã, phường, thị trấn.
3. Về phần mềm hệ
thống đất đai:
Trong hơn 10 năm qua,
Thành phố đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ xây dựng phần mềm ViLis, đến
nay cơ bản đã hoàn chỉnh tại 20/24 quận - huyện và cũng đang chuẩn bị kế hoạch
đưa số liệu về giá đất vào phần mềm ViLis để quản lý chung về dữ liệu ngành tài
nguyên và môi trường.
V. TÌNH HÌNH TRIỂN
KHAI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 VÀ CÁC NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN
Sau khi Luật Đất đai
2013 có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều lớp tập huấn
chung cho các tỉnh phía Nam và tổ chức riêng nhiều lớp cho cán bộ trong ngành
tài nguyên và các ngành có liên quan.
Sở Tài nguyên và Môi
trường đang chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên và có kế hoạch tập huấn chuyên sâu về
chuyên môn cho các cán bộ thuộc ngành và các ngành, tổ chức có yêu cầu.
B.- CƠ SỞ PHÁP LÝ
CỦA DỰ ÁN
Dự án xây dựng Bảng
giá các loại đất năm 2015 trên địa bàn Thành phố được lập trên cơ sở:
- Luật Đất đai ngày
29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đất đai năm 2014;
- Nghị định số
44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về giá đất;
- Nghị định số
45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng
đất;
- Nghị định số
46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số
36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định
chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá
đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
- Công văn số
1001/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc triển khai xây dựng Bảng giá đất năm 2015 tại địa phương;
- Công văn số
1554/UBND-ĐTMT ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển
khai xây dựng Bảng giá đất năm 2015.
C.- MỤC TIÊU - NHIỆM
VỤ CỦA DỰ ÁN
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ
ÁN
- Phản ảnh trung thực
số liệu điều tra giá đất trên thị trường, làm cơ sở để điều chỉnh, xây dựng Bảng
giá đất năm 2015 phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Làm cơ sở quản lý
Nhà nước về đất đai, đề ra biện pháp, chủ trương phù hợp trong quản lý và tạo
cơ sở tài liệu giải quyết nhu cầu tính tiền sử dung đất của người sử dụng đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất và ký hợp đồng
thuê đất.
- Xây dựng bộ dữ liệu
về giá đất qua các năm, tiến tới việc xây dựng Bản đồ về giá đất, phân vùng giá
trị đất trên địa bàn Thành phố, phục vụ cho việc định giá đất khoa học hơn.
II. NHIỆM VỤ CỦA DỰ
ÁN
- Lập phiếu điều tra
tình hình giá đất thị trường trên toàn Thành phố với số lượng theo yêu cầu.
- Lập hồ sơ cho từng
mẫu điều tra đúng quy định.
- Tổng hợp đầy đủ các
bảng biểu, báo cáo thuyết minh sự tăng giảm từng tuyến đường và đề ra hướng giải
quyết cụ thể, có cơ sở thuyết phục.
- Đề xuất Bảng giá
các loại đất năm 2015 trên địa bàn Thành phố phù hợp với các đối tượng điều chỉnh
quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013.
Phần I
NỘI DUNG DỰ ÁN
A.- PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG, SẢN PHẨM, THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHẠM VI XÂY DỰNG
DỰ ÁN
Điều tra về giá đất
được tiến hành trên phạm vi toàn Thành phố theo từng loại đất trong từng đơn vị
hành chính; trong đó xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là đơn
vị cơ bản để tiến hành điều tra. Kết quả điều tra cấp xã là cơ sở để tổng hợp số
liệu cấp quận - huyện và Thành phố.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU
TRA
Điều tra giá thị trường
các loại đất của tất cả đối tượng sử dụng đất, tuy nhiên cơ bản vẫn là hộ gia
đình - cá nhân sử dụng đất.
III. SẢN PHẨM CỦA
DỰ ÁN
a) Phiếu điều tra
thông tin về giá đất.
b) Các bảng biểu, báo
cáo thuyết minh.
c) Bảng giá các loại
đất năm 2015 của Thành phố.
IV. THỜI GIAN THỰC
HIỆN DỰ ÁN
Từ ngày 01 tháng 3
năm 2014 đến ngày 30 tháng 12 năm 2014.
B.- MỤC ĐÍCH, NỘI
DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
NĂM 2015
I. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG
BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2015
Căn cứ Khoản 2 Điều 114
Luật Đất đai năm 2013 Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường
hợp sau đây:
1. Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ
gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình cá
nhân;
2. Tính thuế sử dụng đất;
3. Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
4. Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực đất đai;
5. Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử
dụng đất đai;
6. Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất
cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao có thu tiền sử
dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
II. NỘI DUNG CỦA BẢNG
GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2015
1. Quy định Bảng
giá đất với các loại đất sau đây:
a) Bảng giá đất trồng
cây hàng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Bảng giá đất trồng
cây lâu năm;
c) Bảng giá đất rừng
sản xuất;
d) Bảng giá đất nuôi
trồng thủy sản;
đ) Bảng giá đất làm
muối;
e) Bảng giá đất ở tại
nông thôn;
g) Bảng giá đất
thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
h) Bảng giá đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ tại nông
thôn;
i) Bảng giá đất ở tại
đô thị;
k) Bảng giá đất
thương mại, dịch vụ tại đô thị;
l) Bảng giá đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.
Ngoài các Bảng giá đất
nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành chi tiết Bảng giá các loại đất
theo phân loại quy định tại Điều 10 của Luật Đất đai năm 2013 phù hợp với thực
tế tại địa phương.
2. Quy định giá đất
trong Bảng giá đất:
a) Giá đất trong bảng
giá đất quy định theo nguyên tắc đất thuộc loại nào thì áp dụng khung giá đất của
loại đất đó theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 4 năm 2014 của Chính phủ và phải phù hợp với khung giá đất của Chính phủ
ban hành.
- Đối với đất ở đô thị;
đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị có khả năng sinh lợi cao, có lợi
thế trong sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ thì
căn cứ vào thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định giá
cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung
giá đất; trường hợp quy định mức giá cao hơn thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và
Môi trường xem xét, quyết định.
- Đối với đất nông
nghiệp trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phương thì căn cứ vào thực tế
tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá cao hơn nhưng
không quá 50% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá.
b) Đối với đất rừng
phòng hộ và đất rừng đặc dụng thì căn cứ vào giá đất rừng sản xuất tại khu vực
lân cận đã quy định trong bảng giá đất và căn cứ các phương pháp định giá để
quy định mức giá đất;
c) Đối với các loại đất
nông nghiệp khác, căn cứ vào giá các loại đất nông nghiệp tại khu vực lân cận
đã quy định trong bảng giá đất và căn cứ phương pháp định giá để quy định mức
giá đất;
d) Đối với đất sử dụng
vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất xây dựng trụ sở cơ quan,
đất xây dựng công trình sự nghiệp thì căn cứ vào giá đất sản xuất, kinh doanh đối
với đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh hoặc giá đất ở đối
với đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp tại khu vực lân cận
đã quy định trong bảng giá để quy định mức giá đất;
đ) Đối với đất sông,
ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng
thủy sản thì áp dụng khung giá đất nuôi trồng thủy sản; sử dụng vào mục đích
phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng
thủy sản thì căn cứ vào giá đất phi nông nghiệp tại khu vực lân cận đã quy định
trong bảng giá để quy định mức giá đất;
4. Đối với đất chưa sử dụng, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất để đưa vào sử dụng thì căn cứ phương pháp định giá đất và giá các
loại đất cùng mục đích đã được giao đất, cho thuê đất tại khu vực lân cận để
quy định mức giá đất.
III. TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2015
1. Trình tự xây
dựng Bảng giá các loại đất thực hiện theo quy định sau đây:
a) Xác định vị trí đất,
loại đất theo xã, phường, thị trấn trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Điều tra, tổng hợp,
phân tích thông tin giá thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản
lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
c) Phân tích, đánh
giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành;
d) Xây dựng bảng giá
đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý bảng giá đất trong khu vực
giáp ranh theo Điều 13 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ;
đ) Hoàn thiện Bảng
giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Thẩm định dự thảo
Bảng giá đất;
g) Trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp thông qua Bảng giá đất;
h) Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định ban hành Bảng giá đất.
2. Hồ sơ xây dựng Bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Tờ trình về ban
hành Bảng giá đất;
b) Dự thảo Bảng giá đất;
c) Báo cáo thuyết minh
xây dựng Bảng giá đất;
d) Văn bản thẩm định
Bảng giá đất.
3. Hồ sơ xây dựng Bảng giá đất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua
gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự thảo Bảng giá đất và Báo cáo
thuyết minh xây dựng Bảng giá các loại đất.
4. Việc thẩm định Bảng giá các loại đất do Hội đồng Thẩm định Bảng giá đất
thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định Bảng
giá các loại đất bao gồm các thành phần sau:
a) Đại diện lãnh đạo Ủy
ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện Sở Tài
chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh; tổ chức
có năng lực tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành
viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Bảng giá tại địa phương định kỳ 05 năm một lần
và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
C.-
NỘI DUNG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM
2015
Ngày 29 tháng 11 năm
2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai và có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, trong đó tại Khoản 1 Điều 114 quy định:
- Ủy ban nhân dân tỉnh,
Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành Bảng giá đất định kỳ 05 năm
một lần, công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
- Trong thời gian
thực hiện Bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc
giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh điều chỉnh Bảng giá đất cho phù hợp.
Như vậy, Bảng giá các
loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015 được ban hành ổn định cho 05 năm (hàng
năm căn cứ vào sự biến động giá đất trên thị trường để có sự điều chỉnh cho phù
hợp).
Do đó, việc xây dựng
Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015 cần phải được rà soát,
phân tích, đánh giá toàn diện nhằm khắc phục một số bất cập tồn tại trong Bảng
giá đất hiện nay và đánh giá tác động của Bảng giá các loại đất đối với các mặt
kinh tế, xã hội của Thành phố, nhằm xây dựng phương án tối ưu cho việc lập Bảng
giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015.
Trên cơ sở đó, Ban Chỉ
đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố đã tiến hành chuẩn bị các công tác cho việc
xây dựng Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015 như sau:
I. CÔNG TÁC CHUẨN
BỊ
1.
Bổ sung vào Bảng giá các loại đất theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ:
-
Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
-
Bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch
vụ tại nông thôn;
-
Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
-
Bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch
vụ tại đô thị;
-
Các Bảng giá đất khác (nếu cần).
2.
Tổng hợp giá thị trường qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014:
Các
quận - huyện đã điều tra giá thị trường trong các năm 2011, 2012, 2013 và trong
giai đoạn điều tra năm 2014, khoảng 15.000 thông tin, kết hợp với 4.000 phiếu
điều tra của tư vấn năm 2011, dữ liệu về bồi thường đất, thẩm định giá đất, dữ
liệu về đấu giá đất…
Ngoài ra, trong năm
2014 Sở Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức đấu thầu chọn đơn vị tư vấn để điều
tra khoảng 15.000 mẫu.
3. Tổ chức điều tra giá đất thị trường phục vụ công tác xây dựng Bảng giá
các loại đất năm 2015.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC
HIỆN
1.
Bảng giá đất trên địa bàn Thành phố vẫn được xây dựng như các năm trước, cụ thể:
-
Xây dựng theo các tuyến đường, đoạn đường.
-
Đối với các hẻm: ngoài giá đất mặt tiền đã được xây dựng, các vị trí hẻm, cấp hẻm
vẫn không thay đổi (có 4 vị trí hẻm, 3 cấp hẻm).
-
Riêng đối với đất nông nghiệp tính theo khu vực.
2.
Bổ sung mới vào Bảng giá đất ở các tuyến đường:
-
Những tuyến đường mới được đặt tên (được Ủy ban nhân dân Thành phố đặt tên tính
đến ngày kết thúc điều tra). Ngày 22 tháng 01 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành
phố ban hành Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố
gồm 1.070 tuyến đường;
-
Những tuyến đường có quyết định đặt tên đường của Ủy ban nhân dân quận - huyện
(chưa có Quyết định đặt tên của Ủy ban nhân dân Thành phố) vào Bảng giá đất ở
năm 2015. Tuy nhiên các tuyến đường này phải đạt điều kiện về kỹ thuật theo
tiêu chuẩn đặt tên đường tại Quyết định số 92/2005/QĐ-UB ngày 06 tháng 6 năm
2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên
đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố
(chiều dài tối thiểu trên 200m, lộ giới tối thiểu 12m trở lên). Trong quá trình
xây dựng Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2014, có 9 quận - huyện
đề nghị bổ sung một số tuyến đường, chưa có quyết định đặt tên đường của
Ủy ban nhân dân Thành phố mà trước đây tính đơn giá đất theo vị trí hẻm đã cho
kết quả không phù hợp, đồng thời các quận - huyện khẳng định việc bổ sung này
không gây ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt
bằng khi Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án đang triển khai. Mặt khác, xuất
phát từ đòi hỏi thực tiễn của công tác quản lý nhà nước, nhằm đảm bảo sự công bằng,
thuận tiện trong việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng
đất đối với Nhà nước, đồng thời không gây xáo trộn đời sống người dân.
3.
Điều chỉnh lại mặt bằng giá đất của Bảng giá đất ở năm 2014, cụ thể:
-
Về cơ bản tiếp tục giữ nguyên giá đất các tuyến đường theo Bảng giá đất ở năm
2014, sau đó rà soát các tuyến đường trong Bảng giá đất ở có giá chưa phù hợp với
giá của các tuyến đường lân cận, xung quanh có cùng điều kiện cơ sở hạ tầng để
điều chỉnh trong Bảng giá đất ở năm 2015 (theo đề nghị của quận - huyện và có sự
kiểm tra của tổ chuyên môn thuộc Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố).
4.
Điều chỉnh lại giá đất giáp ranh giữa các quận - huyện chưa phù hợp với điều kiện
cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của khu vực trên cơ sở thống nhất giữa các quận
- huyện và Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố).
5. Phối hợp với các tỉnh có đất giáp ranh là tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình
Dương, Tây Ninh lập bản đồ vùng giáp ranh phân theo từng loại đất, khảo sát giá
từng loại đất trong vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh, thống nhất giá các loại đất
trong vùng giáp ranh (Theo hướng dẫn tại Điều 13 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP
của Chính phủ).
III.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.
Bảng giá đất ở:
Bước
1: xác định tuyến đường, đoạn đường cần điều chỉnh, bổ sung
trong Bảng giá đất ở năm 2015:
-
Căn cứ vào phương án nêu trên, Ban chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất quận - huyện
xác định các tuyến đường, đoạn đường cần điều chỉnh, bổ sung trong Bảng giá đất
ở năm 2015.
Bước
2: tổng hợp mẫu điều tra thu thập được tại các tuyến đường, đoạn
đường lân cận xung quanh và xác định hệ số điều chỉnh:
-
Tổng hợp mẫu điều tra ở các tuyến đường, đoạn đường lân cận, xung quanh trong
cùng khu vực và tương đồng với tuyến đường, đoạn đường đề xuất giá về các mặt kết
cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội.
- Hệ số điều chỉnh= Giá quy định trong bảng giá hiện hành của các tuyến
đường lân cận xung quanh/Giá thị trường tương ứng của các tuyến đường lân cận
xung quanh.
Bước
3: Đưa ra mức giá ban đầu (A).
- A=
{Giá thị trường điều tra của tuyến đường, đoạn đường bổ sung điều chỉnh hoặc
những tuyến đường, đoạn đường lân cận xung quanh có các điều kiện kinh tế, cơ sở
hạ tầng tương đồng} x {Hệ số (%) điều chỉnh của tuyến đường lân cận xung
quanh}.
Bước
4: Mức giá đề xuất (B).
- B
(giá đề xuất) = A và cân đối với các tuyến đường lân cận, tương đồng.
-
Trường hợp các tuyến đường bổ sung là các tuyến đường giáp ranh giữa các
quận, huyện thì trước khi đưa ra giá cụ thể các quận - huyện giáp
ranh phải thống nhất giá.
Những
công việc từ Bước 1 đến Bước 4, Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất quận - huyện thực
hiện theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố.
Bước
5: Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố rà soát, trao đổi
với Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất 24 quận - huyện để thống nhất Bảng giá đất
ở năm 2015:
-
Trên cơ sở giá đất do Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất của 24 quận - huyện đề
xuất và thông tin về giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, Tổ chuyên viên
giúp việc cho Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố sẽ cùng Tổ chuyên
viên quận - huyện rà soát, cân đối để thống nhất giá đất cho từng quận - huyện
và giữa các quận - huyện giáp ranh.
-
Sau khi các Tổ chuyên viên thống nhất đề xuất Bảng giá của từng quận - huyện,
Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố họp với Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng
giá đất 24 quận - huyện để thống nhất Bảng giá đất ở năm 2015.
- Đối
với Bảng giá đất thương mại, dịch vụ; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
không phải đất thương mại, dịch vụ; Bảng giá các loại đất nông nghiệp cũng thực
hiện tương tự các bước nêu trên.
-
Trên cơ sở kết quả Bảng giá các loại đất đã được thống nhất, Sở tài nguyên và
Môi trường dự thảo Bảng giá đất các loại đất chuyển Sở Tài chính.
-
Trên cơ sở tổng hợp mẫu điều tra, thu thập, Ủy ban nhân dân quận - huyện đề xuất
hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho các trường hợp quy định tại điểm a Khoản
2 Điều 18 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy
định về giá đất.
Bước
6: Sở Tài chính thẩm định Bảng giá các loại đất; đồng thời gửi
Sở Tư pháp thẩm định quy trình việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bước
7: Sau khi Sở Tài chính và Sở Tư pháp có ý kiến thẩm định Bảng
giá các loại đất, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện dự thảo Bảng giá các
loại đất để Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố.
Bước
8: Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố
cho ý kiến.
Bước
9: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện dự thảo Bảng giá các
loại đất sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Bước
10: Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Bảng giá các loại đất
trên địa bàn Thành phố năm 2015.
2. Bảng giá đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2015
Trong thực tế, phân
theo giá trị thì nhóm đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất
thương mại, dịch vụ; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất
thương mại, dịch vụ; cùng là nhóm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp nhưng
mỗi mục đích như trên sẽ có giá đất khác nhau (đất làm khách sạn, các khu trung
tâm thương mại… có giá đất trên thị trường cao hơn với đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ).
Tuy nhiên, hiện nay Bảng
giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố chỉ quy định
tính bằng 60% giá đất ở liền kề.
Trên cơ sở đó, Ban Chỉ
đạo xây dựng bảng giá đất Thành phố sẽ khảo sát, nghiên cứu và đề xuất xây dựng
Bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo 02 nhóm đất:
- Đất thương mại, dịch vụ.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch
vụ.
3.
Bảng giá các loại đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2015
- Giá đất nông nghiệp
được xác định bằng phương pháp thu nhập thuần do đó tổng chi phí và mức thu nhập
thuần túy bình quân của vị trí đất của loại đất cần định giá và đúng với mục
đích sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được tính bình quân
trong 3 năm ngay trước thời điểm xác định giá đất.
- Trong 03 năm từ năm
2011 - 2014 việc thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp không có
biến động mạnh, mặt bằng giá vẫn giữ nguyên do đó Bảng giá các loại đất nông
nghiệp năm 2015 đề nghị vẫn giữ nguyên mức giá đất như tại Bảng giá các loại đất
nông nghiệp năm 2014, cụ thể có 05 bảng giá như sau:
3.1.
Bảng giá đất trồng lúa nước và đất trồng cây hàng năm khác.
3.2.
Bảng giá đất trồng cây lâu năm.
3.3.
Bảng giá đất rừng sản xuất.
3.4.
Đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tính bằng 80% giá đất rừng sản xuất.
3.5.
Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản.
3.6.
Bảng giá đất làm muối.
3.7.
Đối với đất nông nghiệp khác, được tính bằng giá đất nông nghiệp (không phải đất
nông nghiệp khác) trước khi chuyển sang mục đích nông nghiệp khác.
Phần II
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI - DỰ TOÁN KINH PHÍ
A.-TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Cơ quan chủ trì dự án:
Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố.
- Cơ quan chủ trì thực
hiện dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp thực
hiện dự án:
+ Sở Tài chính, Cục
Thuế Thành phố, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Viện Nghiên cứu Phát triển
Thành phố.
+ Ủy ban nhân dân các
quận - huyện và Ủy ban nhân dân 322 phường, xã, thị trấn.
I. NHIỆM VỤ CỦA
CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ NĂM 2015
1. Cấp Thành phố: Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố do Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố làm Trưởng Ban.
- Ban hành các văn bản,
quyết định chỉ đạo thực hiện.
- Duyệt Dự án do Sở
Tài nguyên và Môi trường trình.
2. Trách nhiệm các
thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố:
a) Sở Tài nguyên và
Môi trường (Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố):
- Xây dựng phương án,
lập kế hoạch và chủ trì, phối hợp với các sở - ngành, quận - huyện triển khai
thực hiện.
- Quyết định thành lập
Tổ chuyên môn (giúp việc cho Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố).
- Tổ chức tập huấn
cho những người tham gia công tác.
- Sở Tài nguyên và
Môi trường ngoài tham mưu cho Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố còn
thực hiện những nội dung sau:
+ Trực tiếp hoặc phân
công theo dõi, cùng Phòng Tài nguyên và môi trường các quận - huyện kiểm tra
các tổ chức trực tiếp điều tra giá đất.
+ Phối hợp với các sở
- ngành có liên quan thực hiện công tác.
b) Sở Tài chính:
- Thành viên trong
Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố, phối hợp chặt chẽ với các sở -
ngành, quận - huyện thực hiện công tác.
- Thẩm định kết quả
xây dựng Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố.
- Dự trù kinh phí, phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán
kinh phí.
c) Sở Tư pháp: Thẩm định
các văn bản có liên quan.
d) Các sở - ngành còn
lại: cử cán bộ tham gia Tổ chuyên môn.
đ) Ủy ban nhân dân
các quận - huyện:
- Chỉ đạo Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn thực hiện điều tra trực tiếp giá đất tại địa phương
mình.
- Phòng Tài nguyên và
môi trường kiểm tra phiếu kê khai của các xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện tổng hợp,
báo cáo, phân tích theo yêu cầu của hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn:
- Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận - huyện
trong việc điều tra giá đất tại địa bàn mình quản lý.
II. TÓM TẮT KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2015
Trên
cơ sở trình tự các bước thực hiện, Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố
đề xuất tiến độ sau:
STT
|
Nội
dung công việc
|
Đơn
vị thực hiện
|
Thời
gian
|
I
|
Những nội dung xây dựng Bảng giá
các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015
|
|
01/01/2014 - 20/12/2014
|
1
|
Về thu thập thông tin
|
|
|
|
- Công tác chuẩn bị cho kế hoạch
xây dựng Bảng giá đất các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015.
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Ủy ban nhân dân quận-huyện
|
Đã mời 24 quận - huyện về họp triển
khai và có Công văn số 2093/TNMT-KTĐ ngày 07 tháng 4 năm 2014 đề nghị quận -
huyện triển khai thực hiện.
|
- Quận - huyện tổ chức điều
tra, thu thập thông tin.
|
Quận - huyện
|
Sở Tài nguyên và Môi trường đã
có Công văn số 3315/TNMT-KTĐ ngày 26 tháng 5 năm 2014, đề nghị Ban Chỉ đạo
xây dựng Bảng giá đất 24 quận - huyện thực hiện việc điều tra khảo sát, thu
thập xử lý thông tin bất động sản phục vụ công tác xây dựng Bảng giá các loại
đất trên địa bàn Thành phố năm 2015.
(01/6/2014 - 15/8/2014)
|
2
|
Dự án xây dựng Bảng giá các loại
đất trên địa bàn Thành phố năm 2015
|
|
|
|
- Dự thảo Dự án xây dựng Bảng giá
các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
01/4/2014 - 31/5/2014
|
- Tổ chức họp các thành viên Ban
Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố để thông qua dự án xây dựng Bảng giá
các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015 trình Ủy ban nhân dân Thành phố
xin chủ trương.
|
- Ban Chỉ đạo Bảng giá đất Thành phố
|
01/6/2014 - 31/8/2014
|
- Rà soát nội dung Hướng dẫn số
7575/HD-LS của Liên Sở.
|
- Ban Chỉ đạo Bảng giá đất Thành phố
- Ban Chỉ đạo Bảng giá đất 24 quận
- huyện
|
01/6/2014 - 31/9/2014
(Rà soát Hướng dẫn số 7575/HD-LS
ngày 07 tháng 8 năm 2008, để bổ sung những nội dung còn thiếu cho phù hợp với
điều kiện hiện nay).
|
- Tổng hợp kết quả điều tra
giá đất thị trường tại Ủy ban nhân dân quận, huyện theo mẫu thống kê số 7, 8,
10
|
Ủy ban nhân dân quận-huyện[
|
01/9/2014 - 15/9/2014
|
- Trên cơ sở tổng hợp mẫu điều
tra giá đất thị trường, Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện đề xuất hệ số điều chỉnh
giá đất.
|
Ủy ban nhân dân quận-huyện[
|
15/9/2004 - 15/10/2014.
(Sở Tài nguyên và Môi trường
có văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện thực hiện nội dung này).
|
- Tổng hợp kết quả điều tra
giá đất thị trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường theo mẫu số 11, 13
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
16/9/2014 - 30/9/2014
|
|
- Họp thành viên BCĐBGĐ TP,
BCĐBGĐ 24 quận - huyện, thống nhất thông qua dự thảo Bảng giá các loại đất
trên địa bàn Thành phố năm 2015.
|
- Ban Chỉ đạo Bảng giá đất Thành phố
- Ban Chỉ đạo Bảng giá đất 24 quận
- huyện
|
01/10/2014- 15/10/2014
|
- Gửi Sở Tài chính thẩm định Bảng
giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Tài chính
|
16/10/2014 - 25/10/2014
|
- Gửi Sở Tư pháp thẩm định quy
trình ban hành văn bản.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Tư pháp
|
- Sau khi có ý kiến thẩm định của
Sở Tài chính và Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện dự thảo Bảng
giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015 để Ủy ban nhân dân Thành phố
trình Hội đồng nhân dân Thành phố.
|
- Ban Chỉ đạo Bảng giá đất Thành phố
|
26/10/2014 - 15/11/2014
|
- Ủy ban nhân dân Thành phố trình
Hội đồng nhân dân Thành phố có ý kiến trước khi quyết định và công bố Bảng
giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015.
|
Ủy ban nhân dân Thành phố
|
16/11/2014- 25/11/2014
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
hoàn thiện dự thảo Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố năm 2015 sau
khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
25/11/2014 - 05/12/2014
|
- Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành Bảng giá đất.
|
Ủy ban nhân dân Thành phố
|
06/12/2014 - 20/12/2014
|
(Những công việc
in nghiêng ở bảng trên được thực hiện liên tục đến cho đến khi Ủy ban nhân dân
Thành phố ban hành Quyết định về Bảng giá các loại đất trên địa bàn Thành phố
năm 2015 ).
B.-
KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
NĂM 2015
I.
Kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất Thành phố năm 2014 là
400.000.000 (Bốn trăm triệu) đồng, (theo Thông báo số 768/STC-HCSN ngày 21
tháng 01 năm 2014 của Sở Tài chính về kết quả thẩm tra việc phân bổ dự toán năm
2014).
II.
Kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ đạo xây dựng bảng giá đất quận - huyện: chấp thuận
mức kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ đạo xây dựng bảng giá đất quận - huyện năm
2015 như mức kinh phí năm 2014 (đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận tại
Công văn số 5182/UBND-ĐTMT ngày 30 tháng 9 năm 2013) là 50.000.000 đồng/năm./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH