ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
3644/2011/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 04
tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY, HOA MÀU TRÊN ĐẤT TRONG BỒI
THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư;
Căn cứ Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và trình tự thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá tại Tờ
trình số 2739/TTr-STC-QLCS-GC ngày 26/10/2011 về việc điều chỉnh đơn giá bồi
thường thiệt hại về cây, hoa màu trên đất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này " Đơn giá bồi thường thiệt hại về cây, hoa
màu trên đất phục vụ giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ", bao
gồm:
Phần I: Thuyết minh, quy định áp dụng bồi
thường thiệt hại về cây, hoa màu trên đất trong giải phóng mặt bằng và các bước
triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất.
Phần II: Đơn giá bồi thường cây, hoa màu trên
đất.
Phần III: Các phụ lục.
Điều 2. Đơn
giá ban hành tại Điều 1 dùng để áp dụng cho việc lập dự toán và thanh quyết
toán chi phí cây, hoa màu trên đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Các công trình có vốn đầu tư nước ngoài có
thể xây dựng đơn giá bồi thường riêng nhưng mức tối thiểu phải bằng Đơn giá quy
định kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số
1048/2008/QĐ-UBND ngày 22/4/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành bộ
đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa và được áp dụng từ ngày 01/10/2011.
Điều 4. Xử
lý chuyển tiếp
Các dự án, hạng mục mà dự toán kinh phí bồi
thường, hỗ trợ cây, hoa màu trên đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có
thông báo trả tiền trước ngày 01/10/2011 thì thực hiện theo dự toán đã phê
duyệt;
Các dự án, hạng mục mà dự toán kinh phí bồi
thường, hỗ trợ cây, hoa màu trên đất đến ngày 01/10/2011 chưa phê duyệt; phê
duyệt phần dự toán bổ sung sau ngày 01/10/2011; phê duyệt trước ngày 01/10/2011
nhưng chưa có thông báo trả tiền hoặc đã có thông báo trả tiền nhưng việc trả
tiền chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra thì được áp dụng
đơn giá bồi thường ban hành kèm theo quyết định này.
Điều 5. Trách
nhiệm thi hành
Giao Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hoá căn cứ
vào quy định hiện hành của Nhà nước và nội dung quy định tại Quyết định này,
hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ
đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thực hiện; theo dõi trong quá
trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền yêu cầu tổng
hợp báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để được xem xét, giải quyết.
Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ
trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố,
Chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 5 QĐ (để thực hiện) ;
- Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (Để B/C);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Bộ TN&MT (báo cáo);
- Bộ Tài chính (báo cáo);
- Bộ Tư pháp (báo cáo);
- Công báo;
- Lưu: VT, KTTC.
QĐCD 11-014
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Ngọc Hồi
|
ĐƠN GIÁ
BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠN VỀ CÂY, HOA MÀU TRÊN ĐẤT TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3644/2011/QĐ-UBND Ngày 04 tháng
11 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
THUYẾT
MINH, QUY ĐỊNH ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY, HOA MÀU TRONG GIẢI
PHÓNG MẶT BẰNG VÀ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH
CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT.
I. PHẠM VI ÁP
DỤNG:
1. Đơn giá bồi thường thiệt hại về
cây, hoa màu trong giải phóng mặt bằng tỉnh Thanh Hoá áp dụng khi Nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên toàn tỉnh Thanh Hóa gồm:
1.1. Sử dụng đất cho mục đích quốc
phòng, an ninh;
1.2. Sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ
quan, công trình sự nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
1.3. Sử dụng đất để xây dựng trụ sở
của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
1.4. Sử dụng đất để xây dựng các công
trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh;
1.5. Sử dụng đất để chỉnh trang, phát
triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn;
1.6. Sử dụng đất để phát triển rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng;
1.7. Sử dụng đất cho các cơ sở tôn
giáo;
1.8. Sử dụng đất làm nghĩa trang,
nghĩa địa;
1.9. Sử dụng đất để đầu tư xây dựng
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế:
- Đất khu công nghiệp bao gồm đất để
xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất,
kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất.
- Đất sử dụng
cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ bao gồm
các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm
công nghệ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân
lực công nghệ cao.
- Đất sử dụng
cho khu kinh tế bao gồm đất để xây dựng khu kinh tế mở, khu kinh tế cửa khẩu và
các khu kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau
trong khu vực riêng biệt nhằm khuyến khích đặc biệt cho các hoạt động đầu tư và
xuất khẩu.
1.10. Sử dụng đất để thực hiện các dự
án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc nhóm A theo quy định của
pháp luật về đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho
phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu kinh tế;
1.11. Sử dụng đất để thực hiện các dự
án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
1.12. Sử dụng đất để thực hiện dự án
có một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
* Tất cả các trường hợp thu hồi đất
quy định tại khoản 1 trên đều phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chi tiết; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân
cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
theo yêu cầu của nhà tài trợ khác với quy định tại hướng dẫn này thì trước khi
ký kết Điều ước quốc tế, cơ quan chủ quản dự án đầu tư phải báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại hướng dẫn này thì
áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Không áp dụng đơn giá này cho các
trường hợp: Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi
ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ
trợ; Nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi quy định tại mục 1 trên.
II. NHỮNG CĂN
CỨ ĐỂ LẬP ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG.
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư;
- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và trình tự thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Giá gạo tẻ thường tháng 10 năm 2011
(13.000 đồng/1kg);
- Mức lương tối thiểu 1.400 000 đồng/
người tháng.
III. HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ.
1. Phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư được chia làm 2 phần:
1.1. Xác định mức bồi thường, hỗ trợ
cho từng người có đất bị thu hồi.
1.2. Phương án bố trí tái định cư, giá
đất tính thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà; giá cho thuê nhà tại khu tái định
cư; số tiền người bị thu hồi đất phải nộp cho ngân sách Nhà nước do chưa thực
hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; số
tiền sử dụng đất, tiền mua nhà tái định cư...
2. Bồi thường cây
trồng, vật nuôi
Đơn giá bồi thường cây, hoa màu chỉ áp
dụng cho cây trồng phân tán tận dụng trên đất ở. Nếu là cây, hoa màu trồng đại
trà, tập trung thì xác định theo mức bồi thường như sau:
2.1.
Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của một vụ
thu hoạch, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ
cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá
trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất (năng
suất tính bồi thường do ngành nông nghiệp xác nhận)
2.2. Mức bồi
thường đối với cây lâu năm (bao gồm: cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ,
lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/ 2003/NĐ-CP ngày
25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng
đất nông nghiệp, khi nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của
vườn cây (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất)) theo giá ở địa phương tại
thời điểm thu hồi đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường
được xác định như sau:
a) Cây trồng
đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có
của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời
điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa phương.
b) Cây lâu năm
là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá
trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng
nhân (x) với giá bán một cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước
hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi
thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
c) Cây lâu năm
là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, cây lấy nhựa…v.v) đang ở
trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường
là giá bán vườn cây tại thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-)
đi giá trị thu hồi (nếu có).
d) Cây lâu năm
đã đến hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn
cây.
e) Đơn giá cây
Sưa bồi thường GPMB loại cây này như sau:
Đối với cây Sưa
do các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn ra trồng và quản lý
thì tính chi phí đầu tư và công di chuyển theo điểm 3 điều 24 Bồi thường đối
với cây trồng, vật nuôi tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ.
Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm
sóc, chi phí chặt hạ được tính bằng tiền theo mức trung bình với từng loại cây
như Bảng 6, Bảng 7.
2.3. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn
ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng,
quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn
cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo
quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.
Cây trồng và lâm sản phụ trồng trên
diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng,
khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ
gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán
cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng lọai ở địa phương tại thời điểm có quyết
định thu hồi đất, trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
2.4. Đối với số lượng cây trồng cao
hơn mật độ quy định (nếu có) thì chủ sở hữu tài sản được hỗ trợ vượt tối đa 20%
mật độ quy định, mức giá bằng 50% đơn giá của cùng loại cây. Số cây vượt trên
20% mật độ quy định thì không được bồi thường, hỗ trợ.
2.5. Đối với các loại cây cối, hoa màu
chưa có trong Quyết định này, khi tính bồi thường, hỗ trợ Hội đồng bồi thường
giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã, thành phố xác định theo giá trị loại
cây cối, hoa màu có giá trị tương đương để tính bồi thường, hỗ trợ.
2.6. Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy
sản) được bồi thường theo quy định sau:
a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm
thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; chủ sử dụng đất
thu hồi sản phẩm trên đất trước khi bàn giao đất cho chủ mới.
b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm
thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do
phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi
phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do hội
đồng GPMB cấp huyện lập dự toán cho phù hợp với thực tế.
3. Tổ chức thực hiện.
3.1. Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư:
Căn cứ Quyết định chuyển quyền sử dụng
đất của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư (là: cá nhân hoặc đơn vị được giao quyền
sử dụng đất) phải báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố ra Quyết định thành lập
hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện; những dự án do Tổ chức
phát triển quỹ đất thực hiện giải phóng mặt bằng thì Tổ chức phát triển quỹ đất
thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (sau đây gọi chung là Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư). Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
có trách nhiệm giải quyết tất cả những công việc có liên quan về công tác bồi
thường GPMB theo tiến độ và nhiệm vụ được giao cho đến khi hoàn thành.
3.1.1. Thành phần Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
a) Căn cứ vào tình hình
thực tế ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gồm:
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư cấp huyện;
- Tổ chức phát triển quỹ đất.
b) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư cấp huyện do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng,
các thành viên gồm:
- Đại diện Phòng Tài chính -Kế hoạch;
- Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi
trường;
- Chủ đầu tư;
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có
đất bị thu hồi;
- Đại diện của những hộ gia đình bị
thu hồi đất từ một đến hai người;
- Một số thành viên khác do Chủ tịch
Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.
c) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Tổ chức phát
triển quỹ đất tỉnh
do
lãnh đạo Tổ chức phát triển quỹ đất tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng; Lãnh đạo UBND cấp
huyện làm Phó Chủ tịch, các thành viên gồm:
- Đại diện Phòng Tài chính -Kế hoạch cấp huyện;
- Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi
trường
cấp huyện;
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có
đất bị thu hồi;
- Đại diện của những hộ gia đình bị
thu hồi đất từ một đến hai người;
- Một số thành viên khác do Chủ tịch
Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.
d) Thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải
phóng mặt bằng:
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư cấp huyện hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất được thuê doanh nghiệp thực
hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
3.1.2. Trách
nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư giúp ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất lập và
tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; Hội đồng
làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu
quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
- Căn cứ tổng mặt bằng chiếm đất được
cấp có thẩm quyền quyết định. Hội đồng xác định ranh giới, phạm vi, mức độ ảnh
hưởng và đối tượng được bồi thường, đồng thời căn cứ các văn bản quy định về
chế độ, chính sách của Nhà nước trong công tác bồi thường để:
- Lập kế hoạch di chuyển đến nơi ở mới
và các biện pháp tổ chức thực hiện.
- Tổ chức họp các hộ phải di rời thông
báo chủ trương đồng thời động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người di
chuyển nhanh để giải phóng mặt bằng.
- Lập biên bản kiểm kê cho từng hộ về
chủng loại, số lượng, chất lượng, quy cách và tình trạng tài sản phải bồi
thường. Khi kiểm kê cần bám sát các tiêu chí đã nêu trong đơn giá để áp dụng
đơn giá được thuận lợi.
- Căn cứ các biên bản kiểm kê cho từng
hộ được bồi thường, tính giá bồi thường cho từng hộ, tổng hợp tính dự toán để
chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua cơ quan chức năng thẩm
định.
- Biên bản kiểm kê, phiếu áp giá phải
rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xoá, sửa chữa hoặc viết bằng nhiều thứ chữ
(nhiều người viết, viết nhiều thứ mực khác nhau....) các nội dung đã kiểm kê,
áp giá. Nếu có sửa chữa, điều chỉnh thì đóng dấu hội đồng bồi thường vào vị trí
sửa chữa, điều chỉnh, ghi chú rõ tên người viết sửa chữa, hiệu chỉnh.
- Thống kê những trường hợp cố tình
xây dựng không đúng với quy hoạch sau khi có quy hoạch xây dựng được duyệt,
kiến nghị phương án xử lí cụ thể cho từng hộ bằng văn bản (không hỗ trợ hoặc
mức hỗ trợ...), có nêu rõ lý do việc áp dụng phương pháp xử lý đó.
- Những kiến nghị của hội đồng với các
cấp có thẩm quyền và những cơ quan chức năng giải quyết những việc vượt quá
quyền hạn của hội đồng.
- Lập dự toán bồi thường công trình
văn hoá phải di chuyển do địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý.
- Xác định giá đất để di chuyển mộ đến
để lập dự toán di chuyển mộ.
- Lập dự toán thiệt hại thực tế về vật
nuôi do phải thu hồi sớm hoặc chi phí di chuyển và thiệt hại vật nuôi trong quá
trình di chuyển.
- Lập dự toán thực tế về chi phí di
chuyển, tháo dỡ và lắp đặt cho tổ chức đủ điều kiện bồi thường đất phải di
chuyển cơ sở.
- Chịu trách nhiệm cùng chủ đầu tư
hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thanh toán tiền bồi thường cho các hộ sau khi
đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm quyết toán
với nhà nước khoản kinh phí bồi thường này.
- Những trường hợp khác biệt so với
quy định, đề xuất hướng xử lí, giải quyết cụ thể.
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính
pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi
thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Trách nhiệm của
từng thành viên Hội đồng:
*) Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành
viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
*) Đại diện những người bị thu hồi đất
có trách nhiệm: Phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di
chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải
phóng mặt bằng đúng tiến độ;
*) Các thành viên khác thực hiện các
nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với trách
nhiệm của ngành.
3.2. Trình tự, nội
dung lập, thẩm định phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư:
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt
hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức
phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy định sau đây:
3.2.1. Nội dung phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư gồm:
a) Tên, địa chỉ của người bị thu hồi
đất;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn
gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn
lại của tài sản bị thiệt hại;
c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi
thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi
thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ
cấp xã hội;
d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
đ) Việc bố trí tái định cư;
e) Việc di dời các công trình của Nhà
nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;
g) Việc di dời mồ mả.
3.2.2. Lấy ý kiến về phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Niêm yết công khai phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm
sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những
người có liên quan tham gia ý kiến;
b) Việc niêm yết phải được lập thành
biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi;
c) Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý
kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.
3.2.3. Hoàn chỉnh phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận
ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng
ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp
ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định;
b) Trường hợp còn nhiều ý kiến không
tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh
trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.
3.2.4. Cơ quan tài nguyên và môi
trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thẩm định phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất theo quy định sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị
hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất đối
với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá
nhân nước ngoài;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường chuẩn
bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất
đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
3.2.5. Phê duyệt phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm
việc, kể từ ngày ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất, cơ quan
tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và công bố
công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ hai huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh trở lên;
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường
trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm trên khoản này;
c) Trong thời hạn không quá ba (03)
ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được
phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định
phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm
sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường,
hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi
trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
3.2.6. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện chi trả bồi thường,
hỗ trợ, bố trí tái định cư.
3.2.7. Trong thời hạn hai mươi (20)
ngày, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh
toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án đã
được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp việc bồi thường được thực
hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã
thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ để triển khai dự án.
3.2.8. Trường hợp chủ đầu tư và những
người bị thu hồi đất đã thỏa thuận bằng văn bản thống nhất về phương án bồi
thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khu đất thu hồi không phải giải
phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất,
giao đất hoặc cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi
đất.
3.3. Chi phí tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
3.3.1. Dự toán chi phí cho công tác
thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư cấp huyện có trách nhiệm lập dự toán chi phí cho công tác này của từng
dự án như sau:
a) Chi cho công tác tuyên truyền, phổ
biến quyết định thu hồi đất và các chính sách, chế độ bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất
và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài
sản thuộc phạm vi dự án.
b) Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá
đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: phát tờ khai, hướng dẫn người bị
thiệt hại kê khai; đo đạc diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa,
vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại; kiểm tra, đối chiếu giữa
tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị
thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị bị thiệt hại về đất đai, nhà cửa, vật
kiến trúc, hoa màu và tài sản khác v.v...
c) Chi cho việc lập phương án bồi
thường, hỗ trợ tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu
tính toán các chỉ tiêu bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết
công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư v.v...
d) Chi cho việc thẩm định phương án
bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư (nếu có).
e) Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính
sách bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ
chức thực hiện chi trả bồi thường; chi cho công tác cưỡng chế thi hành quyết
định bồi thường (nếu có).
h) Thuê văn phòng và trang thiết bị
làm việc của tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và cơ quan thẩm
định (nếu có).
i) Chi in ấn và văn phòng phẩm.
k) Các khoản chi khác có liên quan
trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Kinh phí lập và thẩm định phương án
tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư của dự án được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ
trợ của dự án; mức cụ thể do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp
huyện quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương và tùy theo quy mô, tính
chất, đặc điểm của từng loại dự án; việc chi tiêu, thanh quyết toán được thực
hiện theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn
có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng
công trình hạ tầng theo tuyến thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức
trích 2%.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương
án bồi thường quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư cho từng dự án theo quy định của pháp luật.
3.3.2. Mức chi cho công tác tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Đối với các khoản chi đã có định
mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định như công
tác phí, hội nghị, hội họp, đo đạc, kiểm kê xác định đất đai, tài sản thiệt
hại, chi làm thêm giờ v.v... thì thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Đối với các khoản chi Nhà nước chưa
hoặc không có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá như: điều tra, khảo sát thực tế,
lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thẩm định và phê duyệt phương án
bồi thường v.v .., thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của
từng dự án và thực tế ở địa phương;
c) Đối với tiền lương hoặc phụ cấp
kiêm nhiệm của cán bộ tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì
thực hiện theo quy định và chế độ tiền lương, phụ cấp trong các đơn vị sự
nghiệp có thu hiện hành.
d) Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm,
xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục
vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án.
e) Trong trường hợp tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thuê và lập văn phòng làm việc thì được
chi tiền thuê văn phòng, trang thiết bị ...theo đơn giá trung bình thực tế tại
địa phương.
Căn cứ vào dự toán được duyệt và thực
tế yêu cầu nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải triển khai, Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tạm ứng bằng tiền mặt để chi cho từng
nội dung cụ thể theo thực tế phát sinh. Khi chi tiêu Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư phải lập đầy đủ chứng từ theo quy định.
Sau khi kết thúc công việc bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, chậm nhất 30 ngày Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư phải có báo cáo quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ
tái định cư với cơ quan tài chính. Báo cáo quyết toán phải phản ánh đúng những
nội dung quy định trên.
Kinh phí đảm bảo cho việc bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư được tính thống nhất cho các dự án trên địa bàn toàn
Tỉnh.
3.4. Những nội dung
cần lưu ý khi kiểm kê lập dự toán bồi thường GPMB:
- Các cây và hoa màu phân tán (cây,
hoa màu trồng trên đất ở) thì áp dụng theo đơn giá bồi thường tại phần
II tập đơn giá này. Những trường hợp còn lại Hội đồng bồi thường GPMB cơ sở căn
cứ điều kiện cụ thể đề xuất phương án hỗ trợ trình duyệt (theo phân cấp).
3.5. Hồ sơ bồi thường
GPMB trình duyệt gồm:
3.5.1. Tờ trình đề nghị thẩm định phê
duyệt dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng của Chủ đầu tư (như mẫu kèm theo).
3.5.2. Quyết định đầu tư hoặc chủ
trương đầu tư dự án, công trình (bản sao).
3.5.3. Quyết định của người có thẩm
quyền thu hồi đất của người đang sử dụng đất giao cho người sử dụng đất mới;
3.5.4. Quyết định thành lập hội đồng
bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án (Huyện, thị xã, Thành phố....).
3.5.5. Quyết định thu hồi đất của UBND
cấp huyện cho từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
3.5.6. Văn bản xác định cấp, hạng đất
của chi cục thuế địa phương (huyện, thị xã, thành phố).
3.5.7. Văn bản quy định phân loại
đường, vị trí, hạng đất dân cư của UBND cấp huyện.
3.5.8. Văn bản xác định năng suất, giá
thời điểm bồi thường các loại cây trồng, con nuôi đại trà trên đất bị thu hồi.
3.5.9. Văn bản xác định giá trị (%)
tài sản còn lại cần bồi thường của các hạng mục kiến trúc thuộc sở hữu của tập
thể (địa phương, cơ quan, doanh nghiệp....).
3.5.10. Hồ sơ biên bản kiểm kê, áp
giá, hồ sơ chứng minh quyền sử dụng đất, giấy xác nhận hộ khẩu (các hộ di
chuyển) của công an địa phương từng hộ. Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường trình
duyệt của dự án (như mẫu kèm theo).
3.5.11. Quyết định duyệt thiết kế kỹ
thuật kèm theo tổng mặt bằng xây dựng hoặc mặt bằng tuyến công trình đối với
những công trình, hạng mục được bồi thường bằng công trình, hạng mục mới có
tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
3.5.12. Các hồ sơ văn bản khác có liên
quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng (riêng có) của từng dự án.
3.6. Nhiệm
vụ của chủ đầu tư:
- Có trách nhiệm xác định, bàn giao
mốc, chỉ giới giải phóng mặt bằng theo quy hoạch được duyệt cho Hội đồng bồi
thường giải phóng mặt bằng.
- Tham gia là thành viên Hội đồng bồi
thường GPMB cấp huyện, giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
- Kiểm tra dự toán bồi thường mà hội
đồng bồi thường đã thiết lập, ký (đóng dấu) vào bảng tổng hợp dự toán đền bù
trước khi trình cơ quan thẩm định.
- Sau khi có ý kiến của cơ quan thẩm
định, chủ đầu tư giúp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thiện
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
- Cùng Hội đồng GPMB thanh toán tiền
đền bù cho các hộ sau khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt và
chịu trách nhiệm quyết toán với nhà nước khoản kinh phí bồi thường này trong
tổng quyết toán của dự án.
3.7. Trách nhiệm của
UBND các cấp:
3.7.1. Ủy ban nhân
dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận
động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực
hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
b) Thành lập hoặc kiện toàn Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện.
Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư;
Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đối với các dự án (ngoài các dự án do UBND tỉnh phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư); thực hiện bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư cho các dự án phát sinh trên địa bàn (trừ các dự án giao cho Tổ chức
phát triển quỹ đất thực hiện).
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành,
các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập
các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh;
d)
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
theo thẩm quyền được giao.
e)
Quyết định xử lý những trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất
sau khi Nhà nước thu hồi nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND
Tỉnh.
h) Phân chia tiền bồi thường cho những
người đồng quyền sử dụng đất mà giấy tờ về đất không xác định được diện tích
đất thuộc quyền sử dụng riêng của từng tổ chức, hộ gia đình.
3.7.2. Uỷ ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền về mục đích
thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;
b) Phối hợp với Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi;
c)
Phối hợp và tạo điều kiện cho hội đồng bồi thường GPMB trong việc chi trả tiền
bồi thường, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho
việc giải phóng mặt bằng thuận lợi.
3.8. Trách
nhiệm của các sở, ban, ngành cấp Tỉnh.
3.8.1. Sở Tài chính
có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có
liên quan lập, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá cây, hoa màu để
tính bồi thường, các mức hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ và tái định cư trong phạm vi
Tỉnh, trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (bổ sung, điều chỉnh những đơn giá
này khi có yêu cầu);
b)
Trực tiếp thẩm định phần bồi thường cây, hoa màu, mức hỗ trợ cho các đối tượng
(hỗ trợ đời sống, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, chi phí đầu
tư vào đất…, trừ những loại hỗ trợ thuộc trách nhiệm thẩm định của sở Xây dựng,
sở Tài nguyên Môi trường), chi phí cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trình ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt đối với những phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do UBND Tỉnh phê duyệt. Chủ trì
tổng hợp, báo cáo báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết những vướng mắc
trong quá trình thẩm định đối với những vấn đề ngoài phạm vi giải quyết.
c) Kiểm tra việc chi trả tiền bồi
thường, hỗ trợ và chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư tại các địa phương.
5.8.2. Sở Kế hoạch và
Đầu tư có trách nhiệm: Cân đối vốn GPMB, xây dựng các khu tái định
cư cho các dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc
lập và thực hiện các dự án tái định cư.
5.8.3. Sở Xây dựng có
trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc xác định quy mô,
diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng gắn
liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho
từng đối tượng;
b) Xác định giá nhà và các công trình
xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê
duyệt (bổ sung, điều chỉnh những đơn giá này khi có yêu cầu);
c) Trực tiếp thẩm định,
tổng hợp giá trị bồi thường về tài sản xây dựng gắn với đất bị thu hồi (kể cả
khoản hỗ trợ về tài sản là vật kiến trúc), trình ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt
giá trị bồi thường tài sản là vật kiến trúc đối với những phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do UBND Tỉnh phê
duyệt.
d) Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan chức năng xác định vị trí quy mô khu tái định cư cho phù hợp với
quy hoạch phát triển chung của địa phương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
5.8.4. Sở
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc xác định
diện tích đất, loại đất, hạng đất và điều kiện được bồi thường, đất không được
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Xác định diện tích đất ở của dự án để khi
Nhà nước thu hồi được bồi thường theo đất ở.
b) Trực tiếp thẩm định,
tổng hợp giá trị bồi thường về đất bị thu hồi (bồi thường về đất, hỗ trợ đất
nông nghiệp, đất công ích của UBND cấp xã, hỗ trợ về đất nông nghiệp quy định tại
Điều 43 Nghị định 84/2007/NĐ-CP), trình ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt giá trị
bồi thường về đất đối với những phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do
UBND tỉnh phê duyệt.
c) Xác định hạn mức đất ở
cho từng địa phương trong tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5.8.5. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định các nội dung sau (với
những dự án có yêu cầu):
- Năng suất các loại cây
trồng hàng năm.
- Giá trị hiện có của vườn
cây lâu năm, chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi
đất; của vườn cây lâu năm.
- Giá trị thiệt hại về vật
nuôi khi phải thu hồi sớm do bị thu hồi đất.
Quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc các Ngành, các địa phương và các đơn vị phản ánh bằng văn bản về sở Tài
chính tập hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết.
Phần
II
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY, HOA MÀU TRÊN ĐẤT
Đơn giá bồi thường cây, hoa màu chỉ áp dụng cho cây
trồng phân tán tận dụng trên đất ở. Nếu là cây, hoa màu trồng đại trà, tập
trung thì xác định theo mức bồi thường như sau:
1.
Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của một vụ
thu hoạch, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ
cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá
trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất (năng
suất tính bồi thường do ngành nông nghiệp xác nhận)
2.
Mức bồi thường đối với cây lâu năm (bao gồm: cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây
lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/
2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi nhà nước thu hồi được bồi thường theo
giá trị hiện có của vườn cây (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất)) theo
giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu
năm để tính bồi thường được xác định như sau:
a)
Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản, thì giá
trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc
đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa
phương.
b)
Cây lâu năm là lọai thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu
hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng
từng lọai cây trồng nhân (x) với giá bán một cây tương ứng cùng lọai, cùng độ
tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa
phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
c)
Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấu dầu, cây lấy
nhựa…v.v) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được
tính bồi thường là giá bán vườn cây tại thị trường địa phương tại thời điểm bồi
thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
d)
Cây lâu năm đã đến hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở
hữu vườn cây.
e)
Đơn giá cây Sưa bồi thường GPMB loại cây này như sau:
Đối
với cây Sưa do các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn ra trồng
và quản lý thì tính chi phí đầu tư và công di chuyển theo điểm 3 điều 24 Bồi
thường đối với cây trồng, vật nuôi tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ.
Chi
phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ được tính bằng tiền theo
mức trung bình với từng lọai cây như Bảng 6, Bảng 7 dưới đây.
3.
Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho
các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo
giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho
người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ, phát
triển rừng.
Cây
trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho
hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao
là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng,
thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng lọai ở địa
phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu
có).
4.
Đối với số lượng cây trồng cao hơn mật độ quy định (nếu có) thì chủ sở hữu tài
sản được hỗ trợ tối đa 20% mật độ quy định theo mức giá bằng 50% đơn giá của
cùng loại cây nêu đơn giá. Số cây vượt quá mật độ 20% không được bồi thường, hỗ
trợ.
5.
Đối với các loại cây cối, hoa màu chưa có trong Quyết định này, khi tính bồi
thường, hỗ trợ Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã, thành
phố xác định theo giá trị loại cây cối, hoa màu có giá trị tương đương để tính
bồi thường, hỗ trợ.
6. Đối với vật
nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau:
a) Đối với vật nuôi mà tại
thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; chủ
sử dụng đất thu hồi sản phẩm trên đất trước khi bàn giao đất cho chủ mới.
b) Đối với vật nuôi mà tại
thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại
thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi
thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ
thể do hội đồng GPMB cấp huyện lập dự toán cho phù hợp với thực tế.
Bảng 1: GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY ĂN QUẢ
(Cây ăn quả được chia làm 6 loại với tiêu chí sau)
Bảng giá này chỉ áp dụng cho cây hoa màu
trồng trên đất ở.
Loại A: Cây chưa có quả
nhưng có thể di chuyển được.
Loại B: Cây chưa có quả
nhưng không thể di chuyển được.
Loại C: Cây có quả đến 3
năm.
Loại D: Cây có quả từ 4
năm đến 6 năm.
Loại E: Cây có quả từ năm
thứ 7 trở đi.
Loại H: Cây tại thời điểm
bồi thường đã đến hạn thanh lý thì bồi thường chi phí chặt hạ theo đường kính
cây như mức giá tại Bảng 7.
Số TT
|
Loại
cây
|
Đơn vị
tính
|
Phân
loại
|
Đơn giá
(đồng)
|
1
|
Mít
|
đ/cây
|
A
|
12.000
|
đ/cây
|
B
|
27.000
|
đ/cây
|
C
|
288.000
|
đ/cây
|
D
|
446.000
|
đ/cây
|
E
|
379.000
|
2
|
Bưởi,
Bòng, Cam, Chanh, Quýt, Hồng, Phật thủ
|
đ/cây
|
A
|
12.000
|
đ/cây
|
B
|
43.000
|
đ/cây
|
C
|
145.000
|
đ/cây
|
D
|
245.000
|
đ/cây
|
E
|
209.000
|
3
|
Mận, Đào, Mơ, Dâu da, ổi, Móc thép, Dổi, Doi, Bòng bòng, Dâu da,
Me quả, Bơ
|
đ/cây
|
A
|
13.000
|
đ/cây
|
B
|
23.000
|
đ/cây
|
C
|
44.000
|
đ/cây
|
D
|
59.000
|
đ/cây
|
E
|
50.000
|
4
|
Nhãn,
Vải, Chôm chôm
|
đ/cây
|
A
|
39.000
|
đ/cây
|
B
|
56.000
|
đ/cây
|
C
|
211.000
|
đ/cây
|
D
|
355.000
|
đ/cây
|
E
|
302.000
|
5
|
Táo, Vú sữa, Hồng xiêm.
|
đ/cây
|
A
|
9.000
|
đ/cây
|
B
|
15.000
|
đ/cây
|
C
|
59.000
|
đ/cây
|
D
|
117.000
|
đ/cây
|
E
|
99.000
|
6
|
Na, Lê,
Lựu, Trứng gà, Mắc cọp, mãng cầu.
|
đ/cây
|
A
|
11.000
|
đ/cây
|
B
|
17.000
|
đ/cây
|
C
|
47.000
|
đ/cây
|
D
|
94.000
|
đ/cây
|
E
|
79.000
|
7
|
Thanh
long, Thanh yên.
|
đ/bụi
(nọc)
|
A
|
11.000
|
B
|
17.000
|
C
|
47.000
|
D
|
93.000
|
E
|
79.000
|
8
|
Núc
nác, Bứa
|
đ/cây
|
A
|
5.000
|
đ/cây
|
B
|
9.000
|
đ/cây
|
C
|
35.000
|
đ/cây
|
D
|
70.000
|
đ/cây
|
E
|
60.000
|
9
|
Thị, Muỗm, Quéo, Xoài
|
đ/cây
|
A
|
12.000
|
đ/cây
|
B
|
85.000
|
đ/cây
|
C
|
148.000
|
đ/cây
|
D
|
191.000
|
đ/cây
|
E
|
163.000
|
10
|
Chay,
Sấu, Khế, Chám, Dọc, Nhót
|
đ/cây
|
A
|
12.000
|
đ/cây
|
B
|
14.000
|
đ/cây
|
C
|
59.000
|
đ/cây
|
D
|
91.000
|
đ/cây
|
E
|
77.000
|
11
|
Trẩu,
Sở, Lai.
|
đ/cây
|
A
|
6.000
|
đ/cây
|
B
|
31.000
|
đ/cây
|
C
|
105.000
|
đ/cây
|
D
|
126.000
|
đ/cây
|
E
|
107.000
|
12
|
Dừa
|
đ/cây
|
A
|
41.000
|
đ/cây
|
B
|
97.000
|
đ/cây
|
C
|
369.000
|
đ/cây
|
D
|
512.000
|
đ/cây
|
E
|
435.000
|
13
|
Bồ kết
|
đ/cây
|
A
|
8.000
|
đ/cây
|
B
|
26.000
|
đ/cây
|
C
|
148.000
|
đ/cây
|
D
|
248.000
|
đ/cây
|
E
|
211.000
|
14
|
Cau ăn quả
|
đ/cây
|
A
|
27.000
|
đ/cây
|
B
|
47.000
|
đ/cây
|
C
|
175.000
|
đ/cây
|
D
|
281.000
|
đ/cây
|
E
|
239.000
|
15
|
Dứa
|
đ/m2
|
A
|
5.000
|
đ/m2
|
B
|
8.000
|
16
|
Gấc
|
đ/cây
|
A
|
3.000
|
đ/cây
|
B
|
35.000
|
17
|
Chuối
(mới trồng hoặc cây con có thể dy chuyển được).
|
đ/cây
|
A
|
6.000
|
Chuối sắp trổ hoa, mới trổ hoa
hoặc quả non chưa dùng được
|
đ/cây
|
|
55.000
|
18
|
Đu đủ
|
đ/cây
|
A
|
3.000
|
Đu
đủ mới ra quả nhỏ
|
đ/cây
|
|
39.000
|
19
|
Cà phê,
Ca cao
|
đ/cây
|
A
|
6.000
|
đ/cây
|
B
|
21.000
|
đ/cây
|
C
|
58.000
|
đ/cây
|
D
|
91.000
|
đ/cây
|
E
|
77.000
|
20
|
Chè
|
đ/cụm
|
A
|
1.000
|
đ/cụm
|
B
|
15.000
|
đ/cụm
|
C
|
34.000
|
21
|
Trầu
không
|
|
|
|
+
Mới lên giàn
|
đ/cụm
|
A
|
6.000
|
+
Giàn rộng ≤ 4m2
|
đ/giàn
|
|
22.000
|
+
Giàn rộng >4m2
|
đ/giàn
|
|
36.000
|
22
|
Dâu
tằm, Dâu tây, Dâu ăn quả.
|
đ/cây
|
A
|
6.000
|
đ/cây
|
B
|
14.000
|
đ/cây
|
C
|
39.000
|
Bảng 2: GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY LẤY GỖ, BÓNG MÁT
(Cây lấy gỗ được chia làm 3 loại với tiêu chí sau)
Bảng
giá này chỉ áp dụng cho cây hoa màu trồng trên đất ở.
Loại A: Cây có thể di chuyển được
Loại B: Cây chỉ có thể dựng làm
củi
Loại C: Cây có thể sử dựng làm gỗ
(giá bồi thường trong trường hợp này chỉ xác định công chặt cây như Bảng số 7)
Số TT
|
Loại
cây
|
Đơn vị
tính
|
Phân
loại
|
Đơn giá
(đồng)
|
1
|
Xà cừ.
|
đ/cây
|
A
|
12.000
|
đ/cây
|
B
|
17.000
|
2
|
Bạch
đàn các loại. (Nếu trồng tập trung mật độ 2.000 -2.500cây/ha)
|
đ/cây
|
A
|
5.000
|
đ/cây
|
B
|
15.000
|
3
|
Keo
các loại. (Nếu trồng tập trung mật độ 2.000 -2.500cây/ha)
|
đ/cây
|
A
|
4.000
|
đ/cây
|
B
|
12.000
|
4
|
Phi
lao. (Nếu trồng tập trung mật độ 2.000 -2.500cây/ha)
|
đ/cây
|
A
|
4.000
|
đ/cây
|
B
|
8.000
|
5
|
Hoa
sữa, Bằng lăng, Tường vi, Phượng vĩ, Trứng cá
|
đ/cây
|
A
|
4.000
|
đ/cây
|
B
|
15.000
|
6
|
Vông,
Gạo, Cây xanh, Cọ dầu
|
đ/cây
|
A
|
4.000
|
đ/cây
|
B
|
14.000
|
7
|
Dổi,
Vàng tâm, Vang, Chẹo, Chò chỉ.
|
|
|
|
- Trồng năm đầu tiên
|
đ/cây
|
A
|
13.000
|
-
Trồng được 2 năm đến hết năm thứ 4.
|
đ/cây
|
A
|
18.000
|
đ/cây
|
B
|
87.000
|
8
|
Lim,
Lát, Tếch, Kim giao, Muồng đen.
|
|
|
|
- Trồng năm đầu tiên
|
đ/cây
|
A
|
14.000
|
- Trồng được 2 năm đến hết năm thứ 4.
|
đ/cây
|
A
|
19.000
|
đ/cây
|
B
|
48.000
|
9
|
Xoan.
|
đ/cây
|
A
|
12.000
|
đ/cây
|
B
|
16.000
|
10
|
Sắn
(lấy vỏ)
|
đ/cây
|
A
|
5.000
|
đ/cây
|
B
|
15.000
|
đ/cây
|
C
|
20.000
|
11
|
Sung, Đa, Đề, Bàng
|
đ/cây
|
A
|
12.000
|
đ/cây
|
B
|
18.000
|
12
|
Kè, cọ:
|
|
|
|
+ Mới trồng
|
đ/cây
|
A
|
12.000
|
+ Chưa lấy lá
|
đ/cây
|
B
|
55.000
|
+ Đã lấy lá
|
đ/cây
|
C
|
119.000
|
Số TT
|
Loại
cây
|
Đơn vị
tính
|
Phân
loại
|
Đơn giá
(đồng)
|
13
|
Luồng
|
đ/cây
|
A
|
7.000
|
Luồng măng
|
đ/cây
|
B
|
11.000
|
14
|
Tre
|
đ/cây
|
A
|
7.000
|
đ/cây
|
B
|
10.000
|
15
|
Nứa,
Vầu các loại
|
đ/cây
|
A
|
6.000
|
đ/cây
|
B
|
9.000
|
16
|
Song, mây
|
đ/cây
|
A
|
4.000
|
đ/cây
|
B
|
5.000
|
Bảng 3: GIÁ BỒI THƯỜNG HOA MÀU, CÂY DƯỢC LIỆU
(Hoa màu, cây dược liệu được chia làm 2 loại với tiêu chí sau)
Bảng giá này chỉ áp dụng cho cây hoa màu
trồng trên đất ở.
Loại A: Hoa màu, cây dược
liệu mới trồng.
Loại B: Hoa màu, cây dược
liệu đó cú củ, quả, thõn, lỏ....nhưng chưa được thu hoạch.
Số TT
|
Loại
cây
|
Đơn vị
tính
|
Phân
loại
|
Đơn giá
(đồng)
|
1
|
Loại
leo giàn hoặc bò lan trên mặt đất:
|
|
|
Xu xu, Hoa lý, Bầu, Bí đỏ, Bí xanh, Mướp, Dưa chuột, Mướp đắng,
Đậu ván...
|
đ/m2
|
A
|
8.000
|
đ/m2
|
B
|
11.000
|
2
|
Sắn ăn
củ, Củ từ, Củ cái, Củ lỗ, Sắn dây, Củ đậu, Dong, Khoai sọ, Khoai môn, Khoai
sáp, Giềng, Nghệ, Gừng
|
đ/m2
|
A
|
8.000
|
đ/m2
|
B
|
11.000
|
3
|
Mía các
loại
|
đ/m2
|
A
|
5.000
|
đ/m2
|
B
|
10.000
|
4
|
Các loại dưa (dưa hấu, dưa lê, dưa bở, dưa gang, dưa
chuột...vv)
|
đ/m2
|
A
|
8.000
|
đ/m2
|
B
|
20.000
|
5
|
Xu hào,
củ cải, cà rốt, bắp cải, xúp lơ, xà lách, rau diếp, rau đay, rau dền, cải
các loại, mồng tơi, rau ngót....
|
đ/m2
|
A
|
8.000
|
đ/m2
|
B
|
20.000
|
6
|
Khoai
lang
|
đ/m2
|
A
|
4.000
|
đ/m2
|
B
|
7.000
|
7
|
Lạc,
vừng, kê, đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu trứng quốc ...vv (các
loại đậu lấy hạt)
|
đ/m2
|
A
|
13.000
|
đ/m2
|
B
|
19.000
|
8
|
Khoai
tây, ngô.
|
đ/m2
|
A
|
10.000
|
đ/m2
|
B
|
14.000
|
9
|
Rau
muống, rau rút.
|
đ/m2
|
A
|
6.000
|
đ/m2
|
B
|
8.000
|
10
|
Cà pháo, cà bát, cà tím, cà chua...vv
|
đ/m2
|
A
|
12.000
|
đ/m2
|
B
|
14.000
|
11
|
Đậu cô
ve, đậu Hà Lan, đậu đũa, đậu xương rồng...(các loại đậu
làm rau)
|
đ/m2
|
A
|
12.500
|
đ/m2
|
B
|
19.000
|
12
|
Hành,
tỏi, ớt, dọc mùng, các loại rau thơm (húng, mùi tàu, mùi ta, thì là, tía tô,
kinh giới, dăm, ngổ, xương xông, lá nốt, lá mơ, ngải cứu, xả, hạt tiêu.....)
|
đ/m2
|
A
|
7.000
|
đ/m2
|
B
|
10.000
|
13
|
Cây
dược liệu thông thường: ý dĩ, mã tiền, mã đề, mạch môn, ắc ti sô, xuyên
khung, thầu dầu, cối xay, cam thảo, tiết dê, bình vôi.....
|
đ/m2
|
A
|
13.000
|
đ/m2
|
B
|
19.000
|
14
|
Tam thất.
|
đ/m2
|
A
|
25.000
|
đ/m2
|
B
|
38.000
|
15
|
Cỏ voi
(cỏ sữa)
|
đ/m2
|
|
3.000
|
Bảng 5: GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY ĐẶC SẢN, CÂY CÔNG NGHIỆP
Số TT
|
Loại
cây
|
Đơn vị
tính
|
Đơn giá
(đồng)
|
Mật độ
|
|
|
1
|
Cây quế
|
|
|
|
|
- Quế trồng năm đầu tiên
|
đ/cây
|
4.000
|
3000 cây/ha
|
|
- Quế trồng > 1 năm đến hết năm thứ 4.
|
đ/cây
|
6.000
|
|
- Quế trồng >4 năm đến 5 năm.
|
đ/cây
|
49.000
|
1500 cây/ha
|
|
- Quế trồng > 5 năm đến 7 năm
|
đ/cây
|
91.000
|
|
-
Quế trồng > 7 năm
|
đ/cây
|
141.000
|
1000 cây/ha
|
|
- Quế tại thời điểm bồi
thường đã đến hạn thanh lí thì bồi thường chi phí chặt hạ theo đường kính
cây như mức giá tại bảng 7.
|
|
2
|
Cây
thông nhựa
|
|
|
|
|
- Thông nhựa trồng năm đầu tiên
|
đ/cây
|
4.000
|
2.000-2.500 cây/ha
|
|
-
Thông nhựa trồng > 1 năm đến hết năm thứ 4.
|
đ/cây
|
5.000
|
|
-
Thông nhựa trồng >4 năm đến 5 năm.
|
đ/cây
|
32.000
|
|
-
Thông nhựa trồng > 5 năm đến 7 năm
|
đ/cây
|
60.000
|
|
-
Thông nhựa trồng > 7 năm
|
đ/cây
|
93.000
|
|
-Thông nhựa tại thời
điểm bồi thường đã đến hạn thanh lí thì bồi thường chi phí chặt hạ theo đường
kính cây như mức giá tại bảng 7.
|
|
3
|
Cây cao
su (mật độ tiêu chuẩn 580 cây giống/1ha)
|
|
- Cao su trồng năm đầu tiên
|
đ/cây
|
10.000
|
|
|
- Cao su trồng > 1 năm đến hết năm thứ 4.
|
đ/cây
|
15.000
|
|
|
- Cao su trồng > 4 năm đến 5 năm.
|
đ/cây
|
35.000
|
|
|
- Cao su trồng > 5 năm đến 7 năm
|
đ/cây
|
66.000
|
|
|
-
Cao su trồng > 7 năm
|
đ/cây
|
102.000
|
|
|
- Cao su tại thời
điểm bồi thường đã đến hạn thanh lí thì bồi thường chi phí chặt hạ theo đường
kính cây như mức giá tại Bảng 7.
|
|
4
|
Cây cọ phèn búp đỏ (nuôi
cánh kiến)
|
|
- Cây trồng năm đầu tiên
|
đ/cây
|
11.000
|
|
|
- Cây cọ phèn búp đỏ trồng > 1 năm đến hết năm thứ 4.
|
đ/cây
|
15.000
|
|
|
- Cây cọ phèn búp đỏ trồng >4 năm đến 5 năm.
|
đ/cây
|
30.000
|
|
|
- Cây cọ phèn búp đỏ trồng > 5 năm đến 7 năm
|
đ/cây
|
58.000
|
|
|
- Cây cọ phèn búp đỏ trồng > 7 năm
|
đ/cây
|
89.000
|
|
|
- Cây cọ phèn búp
đỏ tại thời điểm bồi thường đã đến hạn thanh lí thì bồi thường chi phí chặt
hạ theo đường kính cây như mức giá tại Bảng 7.
|
|
5
|
Cây hoa
hồi, hoa hòe
|
|
|
|
|
- Cây hoa hồi, hoa hòe trồng năm đầu tiên
|
đ/cây
|
8.000
|
|
|
- Cây hoa hồi, hoa hòe trồng > 1 năm đến hết năm thứ 4.
|
đ/cây
|
12.000
|
|
|
- Cây hoa hồi, hoa hòe trồng >4 năm đến 5 năm.
|
đ/cây
|
24.000
|
|
|
- Cây hoa hồi, hoa hòe trồng > 5 năm đến 7 năm
|
đ/cây
|
45.000
|
|
|
- Cây hoa hồi, hoa hòe trồng > 7 năm
|
đ/cây
|
68.000
|
|
|
- Cây hoa hồi, hoa hòe
tại thời điểm bồi thường đã đến hạn thanh lí thì bồi thường chi phí chặt hạ
theo đường kính cây như mức giá tại Bảng 7.
|
|
Bảng 6: CHI PHÍ BAN ĐẦU, CHI PHÍ CHĂM SÓC CÂY
(Dùng xác định chi phí bồi thường cây lâu năm trồng đại trà khi
thu hồi đất đang ở chu kì đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản)
Số TT
|
Loại
cây
|
Đơn vị
|
Đơn giá
(đồng)
|
Đầu tư
năm đầu
|
Năm thứ
2
|
Năm thứ
3
|
Năm thứ
4
|
Tổng
cộng
|
1
|
Bạch đàn hom
|
đ/cây
|
4.750
|
1.700
|
1.650
|
400
|
8.500
|
2
|
Bạch đàn trắng
|
đ/cây
|
4.000
|
1.650
|
1.600
|
400
|
7.650
|
3
|
Keo lai
|
đ/cây
|
5.050
|
1.850
|
1.800
|
450
|
9.150
|
4
|
Keo lá tràm
|
đ/cây
|
4.350
|
1.850
|
1.800
|
450
|
8.450
|
5
|
Keo tai tượng
|
đ/cây
|
4.350
|
1.850
|
1.800
|
450
|
8.450
|
6
|
Muồng
|
đ/cây
|
11.750
|
2.650
|
1.800
|
1.500
|
17.700
|
7
|
Luồng
|
đ/cây
|
4.900
|
1.000
|
1.050
|
500
|
7.450
|
8
|
Quế
|
đ/cây
|
4.900
|
1.400
|
850
|
200
|
7.350
|
9
|
Lim xanh
|
đ/cây
|
13.750
|
2.900
|
1.950
|
850
|
19.450
|
10
|
Lim xẹt
|
đ/cây
|
12.650
|
2.900
|
1.950
|
850
|
18.350
|
11
|
Trám
|
đ/cây
|
11.850
|
2.650
|
1.800
|
800
|
17.100
|
12
|
Phi lao
|
đ/cây
|
4.350
|
900
|
600
|
300
|
6.150
|
13
|
Xà cừ
|
đ/cây
|
11.750
|
2.650
|
1.800
|
800
|
17.000
|
14
|
Thông nhựa
|
đ/cây
|
4.250
|
600
|
450
|
200
|
5.500
|
15
|
Lát hoa
|
đ/cây
|
11.750
|
2.650
|
1.800
|
800
|
17.000
|
16
|
Cây sấu
|
đ/cây
|
12.100
|
2.650
|
1.800
|
800
|
17.350
|
17
|
Cây mỡ
|
đ/cây
|
12.050
|
2.650
|
1.800
|
800
|
17.300
|
18
|
Cây sến
|
đ/cây
|
12.800
|
2.650
|
1.800
|
800
|
18.050
|
19
|
Vải thiều ghép
|
đ/cây
|
44.000
|
8.350
|
5.750
|
2.550
|
60.650
|
20
|
Nhãn lồng
|
đ/cây
|
30.700
|
8.350
|
5.750
|
2.550
|
47.350
|
21
|
Xoài
|
đ/cây
|
30.300
|
8.000
|
5.500
|
2.450
|
46.250
|
22
|
Na
|
đ/cây
|
11.250
|
2.950
|
2.050
|
900
|
17.150
|
23
|
Mơ
|
đ/cây
|
13.550
|
4.950
|
3.400
|
1.500
|
23.400
|
24
|
Táo
|
đ/cây
|
9.000
|
1.800
|
1.250
|
550
|
12.600
|
25
|
Sở nội địa
|
đ/cây
|
12.000
|
2.650
|
1.800
|
800
|
17.250
|
26
|
Trẩu
|
đ/cây
|
11.850
|
2.650
|
1.800
|
800
|
17.100
|
27
|
Cây bồ đề
|
đ/cây
|
11.850
|
2.650
|
1.800
|
800
|
17.100
|
28
|
Cọ phèn búp đỏ
|
đ/cây
|
12.800
|
2.650
|
1.800
|
800
|
18.050
|
29
|
Cây gụ mật
|
đ/cây
|
13.450
|
2.650
|
1.800
|
800
|
18.700
|
30
|
Giổi xanh
|
đ/cây
|
12.800
|
2.650
|
1.800
|
800
|
18.050
|
31
|
Giẻ gai
|
đ/cây
|
12.800
|
2.650
|
1.800
|
800
|
18.050
|
32
|
Cây Sưa
|
đ/cây
|
13.450
|
2.650
|
1.800
|
800
|
18.700
|
Bảng 7: GIÁ CÔNG TÁC CHẶT CÂY
(Dùng xác định chi phí bồi thường cây lâu năm trồng trên đất ở mà
tại thời điểm thu hồi đất được thu hoạch và cây lâu năm trồng đại trà mà tại
thời điểm thu hồi đất đến hạn thanh lí; thuộc cả 3 khu vực trong tỉnh)
Thành phần công việc
- Chặt cây.
- Đốn cành, ngọn, vận chuyển
trong phạm vi 30m.
- Chặt cây thành từng khúc dài 4
đến 5 m xếp thành đống tại chỗ.
TT
|
Danh
mục đơn giá
|
Đơn vị
|
Đơn giá
(đồng)
|
1
|
Chặt nứa
|
đ/cây
|
2.800
|
2
|
Chặt luồng, bương, vầu.
|
đ/cây
|
5.100
|
3
|
Chặt tre.
|
đ/cây
|
6.500
|
4
|
Chặt
cây đường kính gốc cây ≤ 20 cm
|
đ/cây
|
11.800
|
5
|
Chặt
cây đường kính gốc cây ≤ 30 cm
|
đ/cây
|
23.500
|
6
|
Chặt
cây đường kính gốc cây ≤ 40 cm
|
đ/cây
|
48.400
|
7
|
Chặt
cây đường kính gốc cây ≤ 50 cm
|
đ/cây
|
91.800
|
8
|
Chặt
cây đường kính gốc cây ≤ 60 cm
|
đ/cây
|
200.500
|
9
|
Chặt
cây đường kính gốc cây ≤ 70 cm
|
đ/cây
|
480.500
|
10
|
Chặt
cây đường kính gốc cây > 70 cm
|
đ/cây
|
907.000
|
Phần
III
PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT DỰ TOÁN BỒI THƯỜNG.
Phụ lục 1:
TỜ TRÌNH XIN DUYỆT DỰ TOÁN BỒI THƯỜNG
UBND:..................
Đơn vị
trình:.............
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:................
|
Thanh
Hoá; Ngày tháng năm 200...
|
TỜ TRÌNH
Xin duyệt
dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng
Tên
dự án (Công
trình):......................................................................
Kinh gửi:
|
- UBND
tỉnh Thanh Hoá (huyện, thị xã, thành phố).
- Cơ quan thẩm định bồi
thường……..
|
Căn cứ Quyết định số:
.........ngày.. tháng ....năm......của ............v/v giao quyền sử dụng đất
cho đơn vị .............. để xây dựng công trình:.................và căn
cứ................
Căn cứ các biên bản kiểm kê do
Ban giải phóng mặt bằng............lập đối với từng hộ trên chỉ giới được cấp,
áp dụng những quy định và đơn giá hiện hành của UBND Tỉnh Thanh Hoá về bồi
thường giải phóng mặt bằng.
(Tên cơ quan, địa phương) lập dự
toán bồi thường giải phóng mặt bằng trình UBND Tỉnh phê duyệt. Với tổng kinh
phí là:...........................................đ
(Bằng
chữ:.......................................................)
Trong đó: + Bồi
thường về đất:.....................................đ
+ Bồi thường tài sản vật kiến
trúc:...............đ
+ Bồi thường cây- hoa
màu:.........................đ
+ Các
khoản kinh phí khác:..........................đ
(Có các
biên bản kiểm kê, dự toán chi tiết từng hộ đền bù kèm theo).
Vậy đề
nghị...................thẩm định trình UBND ……… phê duyệt để (Địa phương, đơn
vị) tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng công trình đảm bảo đúng
tiến độ.
Nơi
nhận
- Như trên
- UBND Tỉnh (Để B/C)
- Lưu.
|
Đại diện Đơn vị trình
(Ký tên - Đóng dấu)
|
Phụ lục 2:
UBND:...................
Hội đồng BTGPMB
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:.................
|
Thanh
Hoá, Ngày tháng năm 200....
|
BIÊN BẢN KIỂM KÊ KHỐI LƯỢNG
BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Tên
dự án (Công trình):......................................................................
Căn cứ Quyết định thu hồi
đất số:.............ngày......tháng....năm 200....của .......................
Căn cứ Quyết định thành
lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng số:....ngày......tháng....năm
200....của ...........................................................;
Hôm nay:
ngày.......tháng........năm....200.... hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng
công trình...............................Chúng tôi gồm:
1. Ông
(bà)..................................: Chủ tịch HĐBTGPMB.............
2. Ông
(bà)..................................: Trưởng phòng TCTM - Ủy viên thường
trực.
3. Ông
(bà)...................................: Chủ dự án - Ủy viên.
4. Ông
(bà)...................................: Trưởng phòng TNMT - Ủy viên.
5. Ông
(bà)....................................
6. Ông
(bà)....................................
7. Ông
(bà)....................................
8. Ông
(bà)....................................: Chủ tịch UBND xã - Ủy viên.
.............................................................................................................................
Đại diện người được hưởng bồi
thường thiết hại: Ông (bà):...............................
Chủ hộ: Ông
(bà).................Địa chỉ:.................Có giấy sử dụng đất
số:......................./Thửa số:.......................Tờ
số:..........................Tiến hành kiểm kê tài sản di dời để GPMB cụ thể
như sau:
TT
|
Loại
tài sản
|
Đ.V.T
|
Quy
cách
|
Số
lượng
|
I
|
Phần
đất đai (Ghi cụ thể loại đất bị thu hồi)
|
|
|
|
1
|
|
m2
|
|
|
2
|
|
m2
|
|
|
3
|
|
m2
|
|
|
4
|
|
m2
|
|
|
|
……………
|
|
|
|
II
|
Nhà -
Vật kiến trúc
|
|
|
|
1
|
Nhà
|
m2
|
|
|
|
........
|
|
|
|
2
|
Tài sản
khác......
|
|
|
|
III
|
Cây -
Hoa màu
|
|
|
|
IV
|
Số nhân khẩu (hộ chuyển)
|
khẩu
|
|
|
Hội đồng GPMB.....
(Chữ ký của các thành
viên hội đồng)
|
UBND Xã:......
|
Chủ dự án
|
Chủ hộ
|
Phụ lục
3:
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG
Tên
dự án (Công
trình):......................................................................
Chủ
hộ: Ông
(bà):....................................................................................
Giấy
sử dụng đất số:......................................../Thửa
số:..........................
Địa
chỉ chủ
hộ:.........................................................................................
Phụ lục 4:
UBND:...................
Hội đồng BTGPMB
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:.................
|
Thanh
Hoá, Ngày tháng năm 200....
|
DỰ TOÁN BỒI THƯỜNG CHO HỘ
Tên
dự án (Công trình):......................................................................
Căn cứ Quyết định ban hành
đơn giá bồi thường GPMB số:.............ngày......tháng....năm 200....của UBND
tỉnh Thanh Hoá và chế độ bồi thường GPMB hiện hành;
Căn cứ Quyết định thành
lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng số:....ngày......tháng....năm
200....của ..............................................................;
Căn cứ biên bản kiểm kê
số:.........ngày......tháng........năm 200......;
Hội đồng bồi thường giải
phóng mặt bằng công trình...............................Chúng tôi gồm:
1. Ông
(bà)..................................: Chủ tịch HĐBTGPMB.............
2. Ông
(bà)..................................: Trưởng phòng TCTM - Ủy viên thường
trực.
3. Ông
(bà)...................................: Chủ dự án - Ủy viên.
4. Ông
(bà)...................................: Trưởng phòng TNMT - Ủy viên.
5. Ông
(bà)....................................
6. Ông
(bà)....................................
7. Ông
(bà)....................................
8. Ông
(bà)....................................: Chủ tịch UBND xã - Ủy viên.
Chủ hộ:
Ông (bà).......................Địa chỉ:......................................Có
giấy sử dụng đất số:.........................../Thửa
số:............................Tiến hành áp giá tài sản di dời để GPMB cụ thể
như sau:
TT
|
Loại
tài sản
|
Đ.V.T
|
Phân
loại
|
Số
lượng
|
Đơn giá
|
Hệ số
|
Thành
tiền
|
I
|
Phần
đất đai (Ghi cụ thể loại đất bị thu hồi)
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
m2
|
|
|
|
|
|
|
....................
|
m2
|
Hạng..
|
|
|
|
|
II
|
Nhà -
Vật kiến trúc
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà
|
m2
|
|
|
|
|
|
|
........
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Tài sản
khác
|
|
|
|
|
|
|
|
............
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Cây -
Hoa màu
|
|
Loại...
|
|
|
|
|
IV
|
Hỗ trợ
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
đ
|
|
|
|
|
|
Hội
đồng GPMB......
(Chữ ký
của các thành viên hội đồng)
|
Chủ dự
án
|
Phụ lục
5:
TỔNG HỢP DỰ TOÁN BỒI THƯỜNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG.
(Kèm theo
tờ trình số:...............ngày tháng năm.........)
Tên
dự án (Công
trình):......................................................................
Của
hội đồng giải phóng mặt bằng ....................................
TT
|
Tên chủ
hộ
|
Bồi
thường đất
|
Bồi
thường nhà - Vật kiến trúc
|
Bồi
thường cây - hoa màu
|
Kinh
phí hỗ trợ
|
Tổng
cộng tiền bồi thường
|
I
|
Bồi
thườngcho các hộ
|
|
|
|
|
|
1
|
Hộ A
|
|
|
|
|
|
2
|
Hộ B
|
|
|
|
|
|
|
...........
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
tiền bồi thường
|
|
|
|
|
|
II
|
Chi phí
KK, GPMB
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
...............
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
Bằng chữ:
Hội
đồng GPMB......
(Chữ ký
của các thành viên hội đồng)
|
Chủ dự
án
|