Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3605/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
Ngày ban hành: 02/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3605/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 02 tháng 11 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHUYỂN TỪ RỪNG PHÒNG HỘ SANG RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1443/QĐ-TTg ngày 31/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa IX-kỳ họp thứ 16 về việc quyết định chủ trương chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 529/TTr-SNN ngày 02/10/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

- Xác định lại cơ cấu các loại rừng và đất lâm nghiệp phù hợp với tình hình thực tế, tạo sự ổn định trong phát triển sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản làm cơ sở để xây dựng các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chặt chẽ và bền vững đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của Phương án phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng các loại rừng, góp phần đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo cho người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2021

- Chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 3.790,72 ha, thuộc địa bàn huyện Châu Thành 58,21 ha, huyện Duyên Hải là 2.666,44 ha và thị xã Duyên Hải 1.066,07 ha.

- Chuyển 14.942,84 ha đất lâm nghiệp quy hoạch phát triển rừng phòng hộ sang phát triển rừng sản xuất, trong đó: Diện tích có rừng là 3.790,72 ha, đất trống quy hoạch trồng rừng 700,79 ha, đất khác (đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bãi bồi ven sông, ven biển) là 10.451,33 ha.

III. Kết quả rà soát, chuyển từ đất lâm nghiệp và rừng

1. Diện tích đất lâm nghiệp, rừng sản xuất

a) Phân theo đơn vị hành chính

TT

Đơn vị hành chính

Tổng cộng (ha)

Phân theo hiện trạng (ha)

Đất có rừng

Trong đó

Đất trống QH trồng rừng

Đất khác (nông nghiệp, thủy sản, bãi bồi)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

I

Huyện Châu Thành

66,74

58,21

58,21

8,53

1

Xã Hòa Minh

38,88

34,47

34,47

4,41

2

Xã Long Hòa

27,86

23,74

23,74

4,12

II

Huyện Duyên Hải

8.108,98

2.666,44

103,66

2.562,78

5.442,54

3

Thị trấn Long Thành

126,71

15,28

14,50

0,78

111,43

4

Xã Đông Hải

3.180,90

1.281,33

29,05

1.252,28

1.899,57

5

Xã Long Khánh

1.937,47

587,04

60,11

526,93

1.350,43

6

Xã Long Vĩnh

2.863,90

782,79

782,79

2.081,11

III

Thị xã Duyên Hải

6.767,12

1.066,07

176,02

890,05

692,26

5.008,79

7

Phường 2

85,48

21,20

21,20

64,28

8

Xã Dân Thành

2.512,44

153,84

82,63

71,21

356,44

2.002,16

9

Xã Hiệp Thạnh

1.387,82

190,66

67,18

123,48

312,99

884,17

10

Xã Long Hữu

486,34

110,08

110,08

376,26

11

Xã Long Toàn

117,07

117,07

1,46

115,61

12

Xã Trường Long Hòa

2.177,97

473,22

24,75

448,47

22,83

1.681,92

Toàn tỉnh

14.942,84

3.790,72

337,89

3.452,83

700,79

10.451,33

b) Phân theo chủ thể quản lý

TT

Chủ quản lý

Tổng cộng (ha)

Phân theo hiện trạng (ha)

Đất có rừng

Trong đó

Đất trống QH trồng rừng

Đất khác (nông nghiệp, thủy sản và bãi bồi)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1

Ban Quản lý rừng phòng hộ

44,76

23,04

17,84

5,20

21,72

2

Chi cục Kiểm Lâm

9,56

3,95

3,95

5,61

3

Ban Quản lý Khu kinh tế

95,70

59,82

26,30

33,52

35,88

4

Hộ gia đình, cá nhân

14.792,82

3.703,91

293,75

3.410,16

643,19

10.445,72

Toàn tỉnh

14.942,84

3.790,72

337,89

3.452,83

700,79

10.451,33

2. Diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ sau chuyển đổi

a) Phân theo đơn vị hành chính

TT

Đơn vị hành chính

Tổng cộng (ha)

Phân theo hiện trạng (ha)

Đất có rừng

Trong đó

Đất trống QH trồng rừng

Đất khác (nông nghiệp, thủy sản, bãi bồi)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1

Huyện Càng Long

63,03

38,00

38,00

25,03

2

Huyện Cầu Kè

187,76

108,20

108,20

79,56

3

Huyện Cầu Ngang

1.203,71

1.242,51

318,83

923,68

-38,8

4

Huyện Châu Thành

989,58

488,68

251,46

237.22

500,90

5

Huyện Duyên Hải

4.355,99

2.348,85

1.343.07

1.005.78

848,53

1.158,61

6

Huyện Trà Cú

84,05

51,20

51,20

32,85

7

Thành phố Trà Vinh

107,03

91,61

59,70

31,91

15,42

8

Thị xã Duyên Hải

2.050,54

846,45

452,45

394,00

1.085,63

118,46

Toàn tỉnh

9.041,69

5.215,50

2.622,91

2.592,59

2.549,12

1.277,07

b) Phân theo chủ thể quản lý

TT

Chủ thể quản lý

Tổng cộng (ha)

Phân theo hiện trạng (ha)

Đất có rừng

Trong đó

Đất chưa có rừng

Đất khác (nông nghiệp, thủy sản và bãi bồi)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1

Ban Quản lý rừng phòng hộ

5.865,32

3.637,14

1.578,03

2.059,11

2.158,13

70,05

2

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mùa Vàng

599,32

209,60

209,60

389,72

3

Ban Quản lý Khu kinh tế

11,95

10,68

4,02

6,66

1,27

4

Hộ gia đình, cá nhân

1.766,95

1.358,08

1.040,86

317,22

408,87

5

UBND cấp xã

798,15

798,15

Toàn tỉnh

9.041,69

5.215,50

2.622,91

2.592,59

2.549,12

1.277,07

4. Giải pháp thực hiện

a) Tổ chức quản lý và sản xuất

- Hoàn thành việc thiết lập lâm phận ổn định theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa gắn với điều chỉnh ranh giới, diện tích lâm phận quản lý của các đơn vị chủ rừng.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo thực thi pháp luật lâm nghiệp.

- Giao các đơn vị chủ rừng kiểm kê đánh giá chi tiết hiện trạng rừng và đất khác, những nơi dân xâm canh, quản lý bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có.

- Các đơn vị chủ rừng phải xây dựng phương án quản lý bền vững đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng.

- Ban Quản lý rừng phòng hộ tăng cường chủ động huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào lĩnh vực sử dụng giá trị môi trường và cảnh quan của rừng. Tổ chức liên doanh để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, nghiên cứu khoa học bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng quy định của luật pháp.

b) Đẩy mạnh giao đất, giao rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

- Rà soát, thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao nhưng sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích để giao cho các đối tượng khác; sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ rừng theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách về giao, cho thuê rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp phù hợp với tiêu chí rừng, mục tiêu quy hoạch, quy chế quản lý, sử dụng các loại rừng theo quy định.

c) Về khoa học và công nghệ, khuyến lâm

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng, quy hoạch ba loại rừng bằng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu cập nhật, truy cập thông tin, số liệu thông suốt ở các cấp.

- Phát triển mạng lưới cung ứng giống có chất lượng để đáp ứng nhu cầu trồng rừng.

- Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trong lâm nghiệp; tăng cường năng lực của hệ thống khuyến lâm; đầu tư xây dựng một số mô hình sản xuất, kinh doanh rừng hiệu quả, bền vững để phổ biến, nhân rộng; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và khai thác rừng hợp lý.

- Tập trung nghiên cứu thực hiện các biện pháp cải tạo rừng ngập mặn nghèo, khoanh nuôi tái sinh rừng vùng ven biển, cửa sông; tăng cường thực hiện phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng.

d) Về cơ chế, chính sách

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hiện có của Trung ương và của tỉnh đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; thu hút, tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế rừng theo quy định.

- Tăng suất đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất thông qua nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Có chính sách ưu tiên nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hiện đại quản lý tài nguyên rừng, điều tra xây dựng phương án quy hoạch rừng, xây dựng rừng giống, vườn giống chất lượng cao và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.

- Khuyến khích cho thuê rừng, môi trường rừng nhằm tạo nguồn thu phục vụ bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng đa mục đích.

- Tham mưu, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 -2025.

đ) Về vốn đầu tư

- Vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ:

+ Đầu tư công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, khoán bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch.

+ Trồng cây phân tán, các chương trình, đề tài trồng khảo nghiệm loài cây mới, loài bản địa để phục vụ dự án trồng rừng của Nhà nước.

+ Kinh phí nghiên cứu khoa học, khuyến nông - khuyến lâm.

+ Chi sự nghiệp cho Ban Quản lý rừng phòng hộ, tiền lương cho lực lượng bảo vệ rừng.

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.

+ Phí quản lý các dự án khác có liên quan đến phát triển lâm nghiệp, nông thôn.

- Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: Trên diện tích đất lâm nghiệp được thuê, giao, khoán, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bằng nguồn vốn tự có để thực hiện công tác trồng rừng, chăm sóc và quản lý, bảo vệ rừng.

- Vốn lồng ghép: Thông qua nguồn vốn thuộc các Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư công tác bảo vệ và phát triển rừng.

e) Về phát triển nguồn nhân lực: Thường xuyên đào tạo, tập huấn chuyên môn kỹ thuật để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành lâm nghiệp; bổ sung đủ nhân sự có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ rừng.

f) Tranh thủ sự hỗ trợ từ các Bộ, ngành Trung ương và tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy đầu tư thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

5. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện Phương án đảm bảo đúng theo quy định, đạt mục tiêu đề ra.

- Công bố, công khai rộng rãi kết quả chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh có định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 sau khi Phương án được phê duyệt để các cấp, các ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết để cùng phối hợp thực hiện.

- Bàn giao kết quả rà soát, chuyển đổi và điều chỉnh quy hoạch cho các huyện, thị xã, thành phố và các chủ quản lý rừng.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành, địa phương có liên quan và các chủ rừng xây dựng kế hoạch, cắm mốc ranh giới đất lâm nghiệp triển khai thực hiện lồng ghép với Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 và Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Trà Vinh năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 cho các chủ rừng theo đúng quy định.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện công tác rà soát, chuyển đổi và điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm cập nhật kết quả rà soát này vào theo dõi diễn biến rừng hàng năm những vị trí ranh giới được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Phương án này và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.

+ Kiểm tra nắm bắt tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý; hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư ấp, khóm xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng.

+ Thực hiện theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo Hạt Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Chủ động phối hợp với các lực lượng của xã, phường, thị trấn và đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện tuần tra cơ động để ngăn chặn, truy quét những tổ chức, cá nhân phá rừng trái pháp luật ra khỏi rừng.

+ Phối hợp với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và địa phương có liên quan cập nhật lại hiện trạng diện tích các loại rừng và xây dựng phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải phù hợp với định hướng phát triển các loại rừng theo Phương án này khi được duyệt.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc điều chỉnh diện tích; điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng là tổ chức sau khi Phương án này được phê duyệt và đảm bảo đúng quy định của Luật Đất đai.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang mục đích sử dụng khác để thực hiện đầu tư các công trình, dự án khác phải đảm bảo đúng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai và theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

c) Các Sở, Ban, ngành có liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, Ban, ngành liên quan khác)

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện Phương án này; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý tài sản trên đất rừng phòng hộ sau khi chuyển đổi sang đất rừng sản xuất.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn triển khai thực hiện Phương án này và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm. Đồng thời, tham mưu bố trí các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, đề án, đề tài, dự án khác có đầu tư cho phát triển lâm sinh.

d) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có rừng

- Rà soát, cập nhật diện tích chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất vào Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nội dung của Phương án này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có rừng triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tăng cường quản lý nhà nước theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan; tuyên truyền giáo dục pháp luật, các chế độ, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn cấp xã, bao gồm: Diện tích, ranh giới các khu rừng, danh sách chủ rừng, các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ và trồng rừng của chủ rừng có hoạt động trên địa bàn; phối hợp với Hạt kiểm lâm phụ trách địa bàn và chỉ đạo các ấp, khóm xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn nhân dân thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, sử dụng đất lâm nghiệp theo đúng Phương án này.

+ Theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm địa bàn; phối hợp với cơ quan Kiểm lâm kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã liền kề thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng vùng giáp ranh. Đồng thời, thực hiện đúng trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

đ) Các chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng)

- Quản lý rừng, bảo vệ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Tổ chức phân công bố trí đủ lực lượng bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, tăng cường tuần tra, kiểm tra phòng ngừa, kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi vi phạm phá rừng trái pháp luật và các hành vi vi phạm khác xâm hại đến rừng.

- Phối hợp Hạt Kiểm lâm phụ trách địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị chủ rừng liền kề tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; vận động nhân dân tham gia phát hiện tố giác hành vi vi phạm phá rừng trái pháp luật và các hành vi vi phạm khác xâm hại đến rừng.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm và thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, định kỳ hàng năm đánh giá việc thực hiện kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm phụ trách địa bàn.

(Chi tiết Phương án đính kèm)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Mùa Vàng; Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế; Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Kho bạc Nhà nước TV;
- Cty CP Cấp thoát nước TV;
- Phòng: KT, CN-XD, KG-VX, TH-NV và BTCD-NC;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3605/QĐ-UBND ngày 02/11/2020 phê duyệt phương án chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


143

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.252.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!