Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 355/QĐ.UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lê Phú Hội
Ngày ban hành: 10/05/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 355/QĐ-UB

Long Xuyên, ngày 10 tháng 5 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ Ở ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Pháp lệnh Nhà ở được ban hành ngày 26/3/1991;

- Căn cứ Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 cua Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;

- Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư Pháp, Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành bản Quy định về quản lý nhà ở, đất ở trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, mọi văn bản đã ban hành trước đây về quản lý nhà ở, đất ở đều bãi bỏ.

Điều 3.- Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Cục trưởng Cục Thuế phối hợp tổ chức thực hiện quyết định này.

Điều 4.- Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan Ban ngành chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Phú Hội

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ NHÀ Ở VÀ ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

(Ban hành kèm theo QĐ số 155/QĐ-UB ngày 10 tháng 5 năm 1995 của UBND tỉnh An Giang

Để đảm bảo và bảo hộ quyền sở hữu nhà ỏ, quyền sử dụng đất ở hợp pháp của công dân, của hộ gia đình và của các tổ chức, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang quy định cụ thể việc quản lý nhà ở và quản lý đất ở như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Nhà ở, đất ở thuộc phạm vi điều chỉnh của bản quy định này bao gồm:

1- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và nhà ở thuộc sở hữu tư nhân.

2- Đất ở tại các đô thị (nội thị xã, thị trấn), các khu dân cư nông thôn dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở và khuôn viên (nếu có), phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 2.- Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu về nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân và các chủ sở hữu khác (gọi chung là người có nhà ở).

Người có nhà ở được thực hiện các quyền mua, bán, cho thuê, thế chấp, thừa kế và các quyền năng khác theo quy định của pháp luật.

Người có hộ khẩu trong tỉnh An Giang đều được mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất ở trên địa bàn tỉnh An Giang, không phụ thuộc vào nơi ở. Đối với người ngoài tỉnh thì phải được sự chấp thuận của UBND Tỉnh trước khi mua.

Điều 3.- Người có nhà ở phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký nhà ở, đất ở; về xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở, kinh doanh, cho thuê nhà ở và các nghĩa vụ nộp thuế, nộp tiền sử dụng đất ở (nếu có) cho Nhà nước.

Điều 4.- UBND các cấp thực hiện quyền quản lý Nhà nước về nhà ở, đất ở tại địa phương theo sự phân cấp trong bản quy định này. Các cơ quan quản lý nhà - đất giúp UBND cùng cấp thực hiện quyền quản lý Nhà nước về nhà ở và đất ở.

Chương II

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở

Điều 5.- Tất cả nhà ở và đất ở đều phải đăng ký và nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn. Chủ sở hữu hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Nhà ở trên các bè nuôi cá chỉ đăng ký quyền sở hữu nhà ở, không đăng ký quyền sử dụng đất có mặt nước nơi có bè nuôi cá.

Điều 6.- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở như sau:

1- UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sở dụng đất ở tại nội ô thị xã (Long Xuyên - Châu Đốc), các thị trấn.

2- UBND Thị xã Long Xuyên, Châu Đốc và UBND các huyện cấp gấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại các xã, thị trấn không thuộc nội ô thị xã, nội ô thị trấn.

Điều 7.- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở được cấp cho các đối tượng sau đây:

1- Đối với nhà ở tư nhân, cấp cho chủ sở hữu nhà.

2- Đối với nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, xã hội, cấp cho tổ chức đó. Riêng đối với các tổ chức kinh tế, thực hiện theo NĐ 18/CP ngày 13/2/1995.

3- Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, cấp cho cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà ở đó.

4- Đối với nhà ở chung của nhiều chủ, cấp cho từng chủ sở hữu phần diện tích nhà ở riêng.

5- Nhà ở thuộc sở hữu nhiều người, nếu không có văn bản phân chia phù hợp được các đồng sở hữu cùng ký thì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ghi tên tất cả các chủ sở hữu và cấp cho từng chủ sở hữu.

Điều 8.- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở bao gồm:

2- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (mẫu đơn do cơ quan quản lý nhà đất phát hành).

a) Quyết định giao đất và giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy xác nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam hoặc Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cấp.

b) Giấy sở hữu nhà, đất hoặc giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp, nếu nhà đất này không có tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Chính phủ CHXHCN Việt Nam.

c) Trường hợp chủ nhà hoàn toàn không có giấy tờ hợp lệ về nhà thì phải có ý kiến của UBND xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận người làm đơn là người tạo lập nhà và giấy xác nhận của Sở Xây dựng là cơ quan quản lý quy hoạch xác định đất có nhà là khu quy hoạch dân cư.

d) Trường hợp chủ nhà có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, nhưng xây nhà không có giấy tờ hợp lệ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền như điểm c Điều 8.

đ) Trường hợp chủ nhà xây dựng nhà có giấy phép nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất thì phải có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn và chứng thực của UBND huyện, thị về tình trạng đất ở ổn định, không có tranh chấ.

3- Trường hợp người lạm đơn không phải là chủ của các giấy tờ nêu tại khoản 2 Điều này, thì hồ sơ còn phải kèm thêm giấy tờ hợp lệ khác như: giấy tờ mua bán nhà, các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế, chia, nhận quà tặng là nhà ở.

Điều 9.- Thời hạn xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại đô thị là 60 ngà, tại khu dân cư nông thôn là 45 ng2y kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn tiếp nhận hồ sơ hợp lệ cho đến này UBND huyện, thị xã, UBND tỉnh ký giấy chứng nhận.

Điều 10.- Trong thời hạn nêu tại Điều 9 của bản quy định này, người đã nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn phải được hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi sau đây:

1- Nôp tiền sử dụng đất (nếu thuộc diện phải nộp tiền sử dụng đất theo Thông tư số 02/TC-TCT ngày 4/1/95 của Bộ Tài chính).

2- Nộp lệ phí trước bạ chuyển quyền sở hữu nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất ở. Nộp thuế chuyển QSD đất (nếu có).

3- Nộp thuế nhà đất hàng năm

4- Sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ nêu trên tại cơ quan thuế (khi được thuế thông báo) đúng hạn nêu tại điều 9, người nộp hồ sơ được UBND xã, phường, thị trấn trao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và lệ phí cấp giấy CNQSD đất ở.

Điều 11.- Trình tự xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở:

1- Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày UBND xã, phường, thị trấn tiến hành phân loại hồ sơ, tổng hợp hồ sơ và chuyển về cơ quan quản lý nhà đất cấp huyện, thị xã.

2- Đối với hồ sơ thuộc khu dân cư nông thôn: Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan quản lý nhà và Phòng ĐC huyện, thị xã phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Thực hiện các nghiệp vụ địa chính theo sự hướng dẫn của Sở Địa chính.

b) Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý nhà ở theo sự hướng dẫn của Sở Xây dựng.

c) Tổng hợp hồ sơ, lập tờ trình, có ý kiến tư vấn về nghiệp vụ và trình cho UBND huyện, thị xã quyết định.

Thông báo cho Chi Cục thuế mời đương sự đến kê khai nộp thuế theo quy định.

d) Chuyển kết quả về UBND xã để giao cho người đã nộp hồ sơ và thu lệ phí cấp giấy chứng nhận.

3- Đối với hồ sơ thuộc khu đô thị: Cơ quan quản lý nhà. Phòng Địa chính huyện, thị xã phải chuyển cho Sở Địa chính trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do UBND phường, thị trấn chuyển tới.

4- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 32 ngày, Sở Địa chính thông báo và phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện và hoàn thành các nghiệp vụ địa chính và xây dựng; bảo đảm các cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở; thông báo cho Cục thuế để Cục thuế mời đương sự đến nộp thuế theo quy định; chuyển hồ sơ cho Sở Xây dựng.

5- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Xây dựng phải thực hiện và hoàn thành các nghiệp vụ về quản lý nhà ở, bảo đảm các cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, lập tờ trình về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSD đất ở và trình tới UBND Tỉnh để quyết định.

6- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày Sở Xây dựng trình hồ sơ UBND Tỉnh xem xét và quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy CNQSD đất ở. Trường hợp từ chống cấp giấy chứng nhận thì phải thông báo lý do bằng văn bản gởi cho UBND xã, phường và đương sự. Cơ quan thuế sẽ thoái thu lại cho đương sự các khoản tiền đã nộp.

7- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày UBND Tỉnh ký quyết định, Sở Xây dựng phải chuyển kết quả về cho UBND phường, thị trấn và thông báo kết quả đến Sở Địa chính và cơ quan quản lý nhà đất huyện, thị xã biết.

Điều 12.- Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nếu nhà ở và đất ở có yêu cầu phải thay đổi hoặc điều chỉnh thì:

- Nếu thay đổi về nhà nhưng không thay đổi về đất thì thực hiện theo các Điều có liên quan tại Chương III.

- Nếu thay đổi về đất hoặc cả nhà và đất thì trở lại trình tự ban đầu theo quy định ở Chương II.

Chương III

CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, CẢI TẠO, SỬA CHỮA NHÀ Ở

Điều 13.- Việc cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở chỉ được thực hiện đối với các trường hợp xin phép thuộc các khu vực sau đây:

1- Những nơi đã có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết được UBND Tỉnh phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết, nhưng trong quy hoạch tổng thể đã có xác định lộ giới và các công trình công cộng chủ yếu thì cũng được cấp phép xây dựng.

2- Những nơi chưa có quy hoạch chi tiết, nhưng hiện trạng phố cũ đã ổn định không có quyết định di dời, giải tỏa và được UBND Tỉnh phê duyệt.

3- Những nơi quy hoạch nhà phố, công trình kiến trúc mang tính lịch sử hoặc có những đặc trung văn hóa cần được lữu giữ bảo tồn và được UBND Tỉnh phê duyệt.

Điều 14.- Ngoài các khu vực nêu tại Điều 13 của bản quy định này, thì chỉ được phép:

1- Cấp giấy phép cất nhà tạm bằng vật liệu cây gỗ, ván tol.

2- Cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa nhỏ bằng vật liệu cây gỗ, ván, tol không làm thay đổi về cấu trúc nhà ở.

Điều 15.- Việc cấp giấy phép xây dựng và cải tạo phải căn cứ vào các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất và sở hữu công trình, các điều kiện tối thiểu về vệ sinh công trình, các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc đô thị, về mỹ quan công trình, cảnh quan đô thị, về an ninh quốc phòng, an toàn phòng cháy, các yếu tố tiện, bất tiện được xác định cụ thể trong tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch đô thị và các quy định về xây dựng đô thị.

Điều 16.- Các trường hợp được miễn giấy phép:

1- Miễn giấy phép xây dựng đối với các việc sửa chữa như trát, vá, quét vôi, đảo ngói, lát nến, thay cửa (trừ trường hợp mở cửa ra đường phố chính) và các cải tạo, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị trong nhà, trang trí nội thất không làm ảnh hưởng xấu đến kết cấu công trình các nhà lân cận và bộ mặt kiến trúc đô thị.

2- Miễn giấy phép phá dỡ:

a) Các công trình hịên có nhằm phục vụ cho việc xây dựng công trình đã có giấy phép xây dựng.

b) Các công trình tạm thời đã hết hạn sử dụng.

c) Các công trình không có giấy phép xây dựng hoặc do vi phạm các quy định về xây dựng.

d) Các công trình nhằm thi hành quyết định của Tòa án.

e) Trong trường hợp khẩn cấp như công trình bị hư hỏng nặng, có thể gây ra tai nạn hoặc khi có thiên tai, hỏa hoạn.

Điều 17.- Hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở mới, bao gồm:

1- Đơn xin phép xây dựng do chủ đầu tư đứng tên.

2- Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (quyết định giao đất, cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận của Sở Địa chính).\

3- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình do tổ chức hoặc cá nhân có giấy phép hành nghề lập.

+ Chủ đầu tư có thể lập hồ sơ thiết kế xây dựng và phải tự chịu trách nhiệm về an toàn, bền vững của công trình đối với nhà ở có chiều cao từ 3 tầng trở xuống (1 trệt + 2 lầu), có vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng hoặc có diện tích sàn dưới 200m2, được xây dựng ở những khu đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, không nằm trong khu trung tâm, không ở ven các đường phố chính của đô thị, không nằm trong khu vực bảo vệ thiên nhiên, không sát công trình văn hóa lịch sử có giá trị được công nhận.

+ Đối với các công trình lớn, quan trọng, thiết kế kỹ thuật phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 18.- Hồ sơ xin phép sửa chữa, cải tạo, mở rộng nhà ở:

1- Đơn xin phép xây dựng do chủ sở hữu công trình đứng tên, trường hợp công trình thuộc sởi hữu Nhà nước thì do tổ chức được ủy quyền làm chủ đầu tư đứng tên.

2- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận của Sở Địa chính) kèm theo toạ độ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500.

3- Hồ sơ thiết kế theo quy định Điều 17 khoản 3.

4- Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liền kề trước khi cải tạo.

Điều 19.- Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới, sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng nhà ở như sau:

1- Chủ tịch UBND Tỉnh cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới, sữa chữa, cải tạo hoặc mở rộng nhà ở trong đô thị đối với các loại công trình sau đây:

a) Các công trình có vốn đầu tư trên 500 triệu đồng hoặc có diện tích sàn trên 200m2 và có chiều cao trên 3 tầng (1 trệt + 3 lầu).

b) Các công trình có chiều cao từ 3 tầng trở xuống, có vốn đầu tư nhỏ hơn 500 triệu đồng hoặc có diện tích sàn nhỏ hơn 200m2 nhưng ở những khu vực và vị trí đặc biệt quan trọng đối với đô thị như trung tâm thị xã, ven các trục phố chính hoặc quốc lộ qua đô thị, tại các khu phố cổ, các vùng bảo vệ thiên nhiên và các vùng bảo vệ các di tích văn hóa lịch sử được công nhận và những khu chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt.

2- UBND thị xã và huyện cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo và xây dựng nhà ở đối với các loại sau đây:

a) Các công trình dưới 3 tầng, nhỏ hơn 500 triệu và sàn nhỏ hơn 200m2 (ngoài các vị trí nói ở điểm b, khoản 1, Điều 19), công trình riêng lẻ, bán kiên cố ở các vị trí:

+ Trên các đường trong nội bộ ô phố có lộ giới không lớn hơn 12m và các hẽm.

+ Trong các khu đá có quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

b) Cấp giấy phép xây cất và sửa chữa, cải tạo nhà bằng vật liệu cây gỗ, ván, tol theo Điều 14 của bản quy định này.

Điều 20.- Tiếp nhận hồ sơ xin phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở như sau:

1- Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ của các loại công trình nêu tại khoản 1 Điều 19 của bản quy định này.

2- Phòng quản lý đô thị, tổ xây dựng các huyện tiếp nhận hồ sơ của các công trình nêu tại khoản 2 Điều 19 của bản quy định này.

Điều 21.- Thời gian xem xét và giải quyết không quá 30 ngày đối với những loại hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Tỉnh.

2- Thời gian xem xét và giải quyết không quá 20 ngày đối với những loại hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thị xã và huyện kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3- Trường hợp nhà có nguy cơ sụp đổ thì thời gian xem xét giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Điều 22.- Đối với các trường hợp từ chối cấp giấy phép, thì cơ quan tiếp nhân hồ sơ phải thông báo lý do cho người nộp hồ sơ biết. Trường hợp cho rằng việc từ chối cấp giấy phép là không chính đáng, thì người nộp hồ sơ có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND Tỉnh. Quyết định của Chủ tịch UBND Tỉnh có hiệu lực thi hành.

Chương IV

CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

Điều 23.- Việc chuyển quyền sở hữu nhà ở thuộc mọi hình thức sở hữu đều phải thực hiện bằng hợp đồng viết, có sự chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước. Trừ những trường hợp chuyển quyền sở hữu theo di chúc, quyết định của tòa án hoặc quyết định của UBND huyện, thị xã hoặc UBND Tỉnh.

Điều 24.- Đối với loại nhà ở chưa đang ký quyền sở hữu, muốn chuyển quyền sở hửu, thì người có nhà ở phải làm thủ tục đăng ký và hợp thức hóa quyền sở hữu (theo quy định tại Chương II của bản quy định này) trước khi thực hiện việc chuyển quyền sở hữu nhà ở.

Điều 25.- Những loại nhà ở sau đây chưa được chuyển quyền sở hữu:

1- Nhà ở chưa có đủ giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu.

2- Nhà ở đang có tranh chấp về quyền sở hữu.

3- Nhà ở đang có tranh chấp về đất ở, hoặc không có bằng chứng xác định là đất ở không có tranh chấp.

4- Nhà ở thuộc tình trạng phải phá dỡ theo quyết địh của UBND cấp có thẩm quyền.

5- Nhà ở thuộc khu vực đã có quyết định di dời, giải tỏa của UBND huyện, thị xã hoặc UBND tỉnh.

6- Nhà ở có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trên bờ sông, kênh rạch, mương, cống thoát nước.

Điều 26.- Việc chuyển quyền sở hữu Nhà ở thuộc đồng sở hữu:

1- Trường hợp nhiều người cùng có quyền sở hữu chung một nhà ở, khi chuyển quyền sở hữu phải có sự đồng ý và chấp thuận của các đồng sở hữu và cùng ký tến vào bản hợp đồng.

2- Trường hợp các đồng sở hữu không cùng chung sống tại tỉnh An Giang hoặc vì lý do sức khỏe không ký tên trong bản hợp đồng được, thì phải có sự đồng ý của họ bằng văn bản có sự chứng thực của công chứng Nhà nước.

3- Trường hợp đồng sở hữu vắng mặt mà chưa thể hiện ý chí của mình trong việc chuyển quyền sở hữu, các đồng sở hữu khác đã chấp thuận việc chuyển quyền sở hữu chỉ được quyền chuyển nhượng phần thuộc sở hữu của mình.

Phần của các đồng chí sỡ hữu vắng mặt do Nhà nước tạm thời quản lý cho đến khi đồng sở hữu vắng mặt trở về hoặc không trở về, không thể hiện ý chí của mình thì Nhà nước sẽ xử lý theo pháp luật phần do Nhà nước quản lý.

Điều 27.- Việc chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê:

1- Nhà đang cho thuê, nếu muốn chuyển quyền sở hữu, người cho thuê phải thông báo cho người thuê nhà ở biết trước 3 tháng. Trong thời hạn 3 tháng bên thuê không mua, thì người cho thuê có quyền bán nhà đó cho người khác. Thời hạn này ngoại trừ hợp đồng thỏa thuận có những quy định khác.

2- Trường hợp người cho thuê nhà ở qua đời, người thừa kế di sản của người chết phải thực hiện tiếp tục quyền và nghĩa vụ của người chết để lại cho đến khi hợp đồng thuê nhà hết hiệu lực (nếu hợp đồng thuê nhà không có thỏa thuận khác).

3- Trường hợp có các quyết định hành chính của Nhà nước, quyết định của tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật về quyền sở hữu nhà đang cho thuê, thì người được sở hữu và người thuê nhà phải chấp hành các quyết định đó.

4- Người cho thuê nhà muốn tăng, cho, hoán đổi hoặc hiến cho Nhà nước đang cho thuê, thì phải thông báo cho người chủ sở hữu mới và người thuê biết. Người chủ sỡ hữu mới phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho thuê theo hợp đồng thuê nhà ở còn hiệu lực.

5- Đối với nhà ở thuộc sỡ hữu Nhà nước đang quản lý cho thuê (có hợp đồng thuê nhà của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) thì việc chuyển sở hữu nhà ở theo NĐ 61/CP ngày 5/7/1994.

Chương V

CHO THUÊ NHÀ Ở VÀ ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ Ở

Điều 28.- Người cho thuê nhà ở chỉ được phép cho thuê phần diện tích hoặc nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.

Việc thuê nhà ở phải được ký kết bằng hợp đồng có chứng thực của công chứng Nhà nước.

Sau khi ký kết hợp đồng thuê nhà ở, người cho thuê bất buộc phải đăng ký hợp đồng thuê nhà ở tại cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan thuế cấp huyện, thị xã.

Người cho thuê nhà ở có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Điều 29.- Nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng, nghiêm cấm cho người khác thuê, trừ trường hợp được sự ủy quyền hoặc chấp thuận của UBND Tỉnh.

Điều 30.- Chủ sở hữu nhà ở có quyền ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đại diện cho mình quản lý và sử dụng có thời hạn đối với nhà ở thuộc sở hữu của mình.

Người được Uỷ quyền quản lý và sử dụng nhà ở chỉ được phép thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý và sử dụng đúng mục đích được ủy quyền.

Điều 31.- Người được ủy quyền quản lý và sử dụng nhà ở không được phép thực hiện việc chuyển quyền sở hữu nhà ở, thế chấp, cầm cố, cho thuê hoạc làm hư hại nhà ở của người ủy quyền.

Việc ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở phải được thực hiện bằng văn bản có sự chứng thực của công chứng Nhà nước.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32.- Kể từ ngày ban hành bản quy định này, UBND xã, phường, thị trấn không được thực hiện các công việc sau đây:

1- Cho phép xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

2- Cho phép chuyển quyền sở hữu nhà ở dưới bất cứ hình thức nào.

3- Chứng nhận quyền sỡ hữu nhà ở.

4- Thu các loại lệ phí: chuyển quyền sở hữu nhà ở, xin phép xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Ban nhân dân tự quản không được thực hiện việc xác nhận hành chính Nhà nước đối với các loại giấy tờ liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở; hợp thức hóa nhà ở; xin phép xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở của tổ chức và cá nhân.

Điều 33.- Ngoài các khoản thu lệ phí cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận, lệ phí công chứng, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính, thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm các ngành, các cấp có liên quan trong việc quản lý nhà ở, đất ở tự tiện đặt ra và thu các khoản thu khác.

Điều 34.- Sở Địa chính, Sở Xây dựng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ ra các văn bản hướng dẫn cho cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn thực hiện đúng các quy trình và nhiệm vụ được giao.

Điều 35.- Cục Thuế tỉnh ra văn bản hướng dẫn các Chi Cục thuế phối hợp với các cơ quan quản lý nhà đất và UBND xã, phường, thị trấn bảo đảm thu đúng, thu đủ các khoản thu cho Nhà nước.

Điều 36.- Những quy định đã nêu trong bản quy định này được căn cứ vào Pháp lệnh nhà ở và các văn bản của Chính phủ về nhà - đất. Quá trình thực hiện, cần nghiên cứu kỷ thêm các Pháp lệnh và văn bản của TW về nhà ở và đất ở để bảo đảm thực hiện nghiêm túc. Những vấn đề chưa rõ ràng thì phải báo cáo, xin ý kiến của UBND Tỉnh.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 355/QĐ.UB ngày 10/05/1995 về Quy định quản lý nhà ở, đất ở trên địa bàn tỉnh An Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.906

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.145.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!