UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
315/2006/QĐ-UBND
|
Tuy
Hoà, ngày 16 tháng 02 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH HẠN MỨC GIAO ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TỰ XÂY NHÀ Ở TẠI ĐÔ
THỊ; HẠN MỨC GIAO ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ LÀM NHÀ Ở TẠI NÔNG THÔN;
HẠN MỨC CÔNG NHẬN ĐẤT Ở THEO SỐ LƯỢNG NHÂN KHẨU TRONG HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THỬA
ĐẤT CÓ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI VƯỜN, AO VÀ HẠN MỨC GIAO ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC, ĐẤT
CÓ MẶT NƯỚC THUỘC NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG NÔNG NGHIỆP THEO QUY
HOẠCH
UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH PHÚ YÊN
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (tại tờ trình số:
1561/TTr-TNMT ngày 23 tháng 12 năm 2005),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này về Quy định hạn mức
giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; hạn mức giao
đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây nhà ở tại đô thị; hạn mức công nhận
đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình đối với thửa đất có nhà ở gắn
liền với vườn, ao và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc
nhóm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng nông nghiệp theo quy hoạch.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc sở: Tài
nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính và Cục trưởng Cục Thuế, Thủ trưởng
các Sở, Ban, Ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này. Những quy định trước đây trái với quy định tại
Quyết định này đều bãi bỏ.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT. HĐND (b/cáo);
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- Các sở: TN&MT, TC, XD và Cục thuế;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu VT +Tu
|
TM. UBND TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH
Đào Tấn Lộc
|
QUY ĐỊNH
“HẠN
MỨC GIAO ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TỰ XÂY NHÀ Ở TẠI ĐÔ THỊ; HẠN MỨC GIAO
ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ LÀM NHÀ Ở TẠI NÔNG THÔN; HẠN MỨC CÔNG NHẬN
ĐẤT Ở THEO SỐ LƯỢNG NHÂN KHẨU TRONG HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THỬA ĐẤT CÓ NHÀ Ở GẮN
LIỀN VỚI VƯỜN, AO VÀ HẠN MỨC GIAO ĐẤT TRỐNG, ĐỒI NÚI TRỌC, ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC
THUỘC NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG NÔNG NGHIỆP THEO QUY HOẠCH”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 315/2006/QĐ-UB ngày 16 tháng 02 năm 2006 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về hạn mức
đất áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Giao đất cho hộ gia đình, cá
nhân để làm nhà ở tại nông thôn;
b) Giao đất cho hộ gia đình, cá
nhân tự xây nhà ở tại đô thị đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất
theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
c) Công nhận diện tích đất ở
theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình đối với thửa đất có nhà ở gắn liền
với vườn, ao;
d) Giao đất trống, đồi núi trọc,
đất có mặt nước chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
e) Bồi thường thiệt hại về đất
khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế đối với những trường hợp phải
áp dụng hạn mức đất.
f) Thu tiền sử dụng đất khi cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp phải áp dụng hạn mức
đất.
2. Các trường hợp không thuộc
phạm vi áp dụng quy định này:
a) Tổ chức được nhà nước giao
đất, cho thuê đất;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
được nhà nước giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
được nhà nước giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các trường hợp không
thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Hộ gia đình, cá nhân được nhà
nước giao đất để làm nhà ở tại nông thôn; Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước
giao đất tự xây dựng nhà ở tại đô thị đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để
giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước
giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng đưa
vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối;
Hộ gia đình, cá nhân được nhà
nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất bị nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
a) Đất vườn là loại đất
gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư
trồng cây hàng năm hoặc trồng cây lâu năm hoặc trồng xen kẽ giữa cây hàng năm
với cây lâu năm.
b) Đất ao là loại đất mặt
nước nuôi trồng thủy sản.
c) Đất vườn, ao được xác định
là đất ở theo quy định này phải trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân
cư.
d) Thửa đất là phần diện
tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả
trên hồ sơ.
đ) Hồ sơ địa chính là hồ
sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất.
Chương II
NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở
tại đô thị đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Đất đai
1. Các thị trấn thuộc các huyện
Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh: tối đa 200 m2;
2. Các phường thuộc thành phố
Tuy Hòa và các thị trấn thuộc các huyện còn lại trong tỉnh: tối đa 150m2 ;
Điều 5. Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở tại
nông thôn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai.
1. Các xã đồng bằng: tối đa
250m2;
2. Các xã miền núi: tối đa 500m2;
Điều 6. Hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có nhà ở gắn liền với
vườn, ao được hình thành trước ngày 18/12/1980 và người đang sử dụng đất có
giấy tờ về đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai
1. Đối với những trường hợp
trong giấy tờ về đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai
hoặc hồ sơ địa chính đã xác định rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn
bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Đối với những trường hợp trong
các giấy tờ về đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai hoặc hồ sơ
địa chính chưa xác định rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì diện tích đất
ở được xác định bằng năm (05) lần hạn mức tối đa giao đất ở theo quy định tại Điều
4 (đối với đất khu vực đô thị) hoặc tại Điều 5 (đối với đất khu vực nông thôn)
của bản quy định này, nhưng tổng diện tích đất ở được xác định lại không vượt
quá tổng diện tích thửa đất mà hộ gia đình đang sử dụng, phần diện tích đất còn
lại sau khi đã xác định đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.
Diện tích được xác định là đất ở nằm trong hạn mức quy định tại khoản này thì
người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất.
Điều 7. Hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có nhà ở gắn liền với
vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người
đang sử dụng đất có giấy tờ về đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50
Luật đất đai
1. Trường hợp trong giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai hoặc hồ sơ
địa chính đã xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác
định theo giấy tờ đó.
2. Trường hợp trong giấy tờ về
quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai hoặc
hồ sơ địa chính không ghi rõ diện tích đất ở thì hạn mức công nhận đất ở được
quy định như sau:
a) Đối với hộ gia đình có từ năm
(05) nhân khẩu trở xuống thì hạn mức đất ở được công nhận bằng hai (02) lần mức
tối đa giao đất ở theo quy định tại Điều 4 (đối với đất ở đô thị) hoặc tại Điều
5 (đối với đất ở nông thôn) của bản Quy định này.
Đối với hộ gia đình có từ sáu
(06) nhân khẩu trở lên thì hạn mức đất ở được công nhận bằng ba (03) lần mức
tối đa giao đất ở theo quy định tại Điều 4 (đối với đất ở đô thị) hoặc tại Điều
5 (đối với đất ở nông thôn) của bản Quy định này.
c) Trường hợp diện tích thửa đất
thực tế lớn hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại điểm a, b khoản này thì
diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở quy định tại điểm a,
b khoản này; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định thửa đất ở thì được
xác định theo hiện trạng sử dụng đất.
d) Trường hợp diện tích thửa đất
thực tế nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại điểm a, b khoản này thì
diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
Điều 8. Hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có nhà ở gắn liền với
vườn, ao và người đang sử dụng đất không có giấy tờ về đất theo quy định tại
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai
1. Trường hợp đất ở có vườn, ao
trong cùng thửa đất có nhà thuộc khu dân cư được hình thành trước ngày
15/10/1993 và người đang sử dụng đất không có giấy tờ về đất theo khoản 1, 2 và
5 Điều 50 Luật đất đai thì diện tích đất ở được xác định bằng mức tối đa giao
đất ở quy định tại Điều 4 (đối với đất ở đô thị) hoặc tại Điều 5 (đối với đất ở
nông thôn) của bản Quy định này và người sử dụng đất không phải nộp tiền sử
dụng đất.
2. Trường hợp đất ở có vườn, ao
trong cùng thửa đất có nhà thuộc khu dân cư được hình thành từ ngày 15/10/1993
đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng đất không có giấy tờ về đất theo
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai thì diện tích đất ở được xác định bằng mức
tối đa giao đất ở quy định tại Điều 4 (đối với đất ở đô thị) hoặc tại Điều 5
(đối với đất ở nông thôn) của bản Quy định này và người sử dụng đất phải nộp
tiền sử dụng đất đối với diện tích được xác định là đất ở.
Điều 9. Đối với thửa đất ở gắn liền với vườn, ao trong khu dân cư đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 16/11/2004 (ngày Nghị
định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai có hiệu lực)
1. Diện tích đất ở là diện tích
đã ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. Trường hợp người sử dụng đất
có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao sang đất ở thì diện tích
đất ở được xác định lại theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của bản quy định
này; hộ gia đình, cá nhân không phải nộp tiền sử dụng đất với phần diện tích
chênh lệch giữa diện tích đất ở được xác định lại và diện tích đất ở ghi trên
giấy chứng nhận quyền sử dụng.
3. Trường hợp thửa đất có nhà ở
gắn liền với vườn, ao trong khu dân cư mà diện tích đất đã xây dựng nhà ở vượt
diện tích được xác định là đất ở theo hạn mức quy định tại Điều 7, Điều 8 của
Bản quy định này thì phần diện tích vượt hạn mức đó được xác định là đất ở và
phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ ‘‘về thu tiền sử dụng đất’’.
4. Trường hợp người sử dụng đất
có một phần diện tích đất vườn gắn liền với nhà ở khi thực hiện giao đất theo
Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp được xác định là “đất vườn quy hoạch đất ở ” do Ủy ban nhân dân xã
quản lý nay diện tích này được xác định là đất vườn, ao của hộ gia đình và được
tính vào tổng diện tích của thửa đất để xác định lại diện tích đất ở theo quy
định tại các Điều 6, 7, 8 và các khoản 2, 3 Điều này.
Điều 10. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc
nhóm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được quy định như sau :
1. Để trồng cây hàng năm, nuôi
trồng thủy sản, làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá hai (02)
ha đối với mỗi loại đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất để sử
dụng vào nhiều mục đích bao gồm để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm
muối thì tổng diện tích các loại đất được giao không quá năm (05) ha ;
2. Để trồng cây lâu năm :
a) Các xã đồng bằng không quá
mười (10 )ha
b) Các xã miền núi không quá ba
mươi (30) ha ;
3. Để trồng rừng phòng hộ, rừng
sản xuất : không quá ba mươi (30) ha đối với mỗi loại đất.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 11. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản, Cục thuế, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và các ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn
của mình thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,
các sở, ngành, địa phương báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết.