ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3064/QĐ-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2016
- 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26-11-2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số 1892/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Thông tư số
35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định việc điều tra, đánh giá đất đai;
Căn cứ Thông tư số
28/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá
chất lượng đất;
Căn cứ Công văn số
5750/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc thực hiện Tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên toàn quốc;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại văn bản số 1198/STC-HCSN
ngày 13 tháng 10 năm 2015 và của Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 401/TTr-STNMT ngày 11 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch tổng điều tra, đánh giá tài nguyên
đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, nội dung như sau:
I. Tên kế hoạch: Tổng điều tra, đánh
giá tài nguyên đất đai giai đoạn 2016 - 2019 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
II. Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc
III. Mục tiêu, yêu cầu
1. Mục tiêu: Tổng điều tra, đánh giá
tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá được đầy đủ, toàn diện,
chính xác thực trạng đất đai, chất lượng, tiềm năng đất đai; ô nhiễm đất; điều
tra, phân hạng đất nông nghiệp theo từng vùng, làm cơ sở để đánh giá tình hình
quản lý, sử dụng đất đai và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm nâng cao
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các
cấp, nhất là việc lập, điều chỉnh, quản lý, thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2015-2020.
2. Yêu cầu: Công tác điều tra, đánh
giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh cần đảm bảo nội dung, phương pháp, chỉ
tiêu, biểu mẫu, trình tự thực hiện, kiểm tra, giao nộp, công bố và lưu trữ theo quy định tại Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày
30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất
đai.
IV. Phạm vi thực hiện: Tổng điều tra,
đánh giá tài nguyên đất đai giai đoạn 2016 - 2019 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; việc điều tra, đánh giá phân hạng theo
vùng, khu vực làm cơ sở để tổng hợp kết quả điều tra, đánh
giá tài nguyên đất đai trên toàn tỉnh.
V. Nội dung thực hiện
1. Điều tra, đánh giá chất lượng,
tiềm năng đất đai: Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất tiềm năng đất đai
thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số
35/2014/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
1.1. Thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu, bản đồ;
1.2. Lập kế hoạch và điều tra, lấy
mẫu đất tại thực địa;
1.3. Tổng hợp, xử lý thông tin tài
liệu nội và ngoại nghiệp;
1.4. Xây dựng bản đồ chất lượng đất,
tiềm năng đất đai;
1.5. Phân tích thực trạng chất lượng
đất, tiềm năng đất đai;
1.6. Đề xuất các giải pháp bảo vệ,
cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
1.7. Xây dựng báo cáo đánh giá về
chất lượng đất, tiềm năng đất đai.
2. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất:
Nội dung điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được thực hiện theo quy định tại Khoản
2 Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
2.1. Thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ gây
ô nhiễm đất;
2.2. Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu
đất tại thực địa;
2.3. Phân tích mẫu đất, tổng hợp số
liệu và cảnh báo các khu vực đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm (cận ô nhiễm);
2.4. Xây dựng bản đồ các khu vực đất
bị ô nhiễm;
2.5. Đề xuất các giải pháp bảo vệ,
cải tạo đất và định hướng quản lý, sử dụng đất bền vững;
2.6. Xây dựng báo cáo đánh giá về
thực trạng ô nhiễm đất.
3. Điều tra, phân hạng đất nông
nghiệp: Nội dung điều tra phân hạng đất nông nghiệp được thực hiện theo quy
định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
3.1. Thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu, bản đồ;
3.2. Lập kế hoạch và điều tra thực
địa hiệu quả sử dụng đất;
3.3. Tổng hợp, xử lý thông tin tài
liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp;
3.4. Xây dựng bản đồ phân hạng đất
nông nghiệp;
3.5. Xây dựng
báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp.
VI. Thời gian và kinh phí thực hiện
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 -
2019.
2. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 12.000.000.000
đồng (Mười hai tỷ đồng chẵn).
3. Nguồn kinh phí: Sự nghiệp kinh tế
4. Kinh phí thực hiện theo từng giai
đoạn như sau:
4.1. Giai đoạn 1: Điều tra, đánh giá
chất lượng, tiềm năng đất đai
- Kinh phí khái toán: 5.600.000.000
đồng (Năm tỷ sáu trăm triệu đồng).
- Thời gian thực hiện: Năm 2016 -
2017
4.2. Giai đoạn 2: Điều tra, đánh giá
ô nhiễm đất
- Kinh phí khái toán: 2.800.000.000
đồng (Hai tỷ tám trăm triệu đồng).
- Thời gian thực hiện: Năm 2018
4.3. Giai đoạn 3: Điều tra, phân hạng
đất nông nghiệp
- Kinh phí khái
toán: 3.600.000.000 đồng (Ba tỷ sáu trăm triệu đồng).
- Thời gian thực hiện: Năm 2019.
VII. Sản phẩm: Sản phẩm của Kế hoạch
tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai giai đoạn 2016 - 2019 trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc gồm các tài liệu điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo quy
định tại Điều 9, Điều 11 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT. Hồ sơ giao nộp 03 bộ (cả
bản giấy và bản số), trong đó: 01 bộ
gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo, 01 bộ lưu tại UBND tỉnh, 01 bộ lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
VIII. Giải pháp
thực hiện.
1. Kế hoạch tổng
điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo
đúng phương pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 2, khoản 3 Điều 6
Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT.
2. Áp dụng công
nghệ thông tin để thực hiện số hóa toàn bộ kết quả điều
tra, khoanh vẽ các loại đất, các đối tượng được điều tra đánh giá đầy đủ, chính
xác; Đồng thời lập Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; ô nhiễm đất; phân
hạng đất nông nghiệp ở dạng số để khai thác, sử dụng thuận tiện, lâu dài.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát để đảm bảo kết quả Tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai có chất
lượng, phản ánh đúng thực trạng đất đai.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm:
1.1. Xây dựng từng nội dung nhiệm vụ
cụ thể để triển khai kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính
thẩm định báo cáo UBND tỉnh phê duyệt theo quy định;
1.2. Tổ chức thực hiện công tác tổng
điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Vĩnh Phúc theo Kế hoạch được phê
duyệt.
1.3. Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá đất đai trên địa bàn
tỉnh; công bố kết quả trên cổng thông tin điện tử của tỉnh
và Sở Tài nguyên và Môi trường; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và
Môi trường theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, UBND huyện,
thành phố, thị xã có trách nhiệm: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
trong quá trình triển khai Kế hoạch được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban
hành.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng
các đơn vị: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng,
Nông nghiệp và PTNT, Khoa học Công nghệ, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND
các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các cơ quan, cá nhân liên quan căn cứ quyết
định thi hành./.
Nơi nhận:
- CPCT, CPVP;
- Như điều 3;
- Cviên: NN2,1,3,4,5,
CN1, KT1;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Chúc
|