UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2008/QĐ-UBND
|
Lai
Châu, ngày 30 tháng 9 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHÍNH SÁCH CHUYỂN
ĐỔI ĐẤT VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CAO SU ĐẠI ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn
cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn
cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ
và TĐC khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của
Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Xét
đề nghị của Liên ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình Liên ngành số
02/TTrLN/TN&MT-KHĐT- TC- NN&PTNT ngày 25/ 9/2008;
Sau
khi thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh Lai Châu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm
thời chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền trên
địa bàn tỉnh Lai Châu (có quy định kèm theo).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định
số 01/2008/QĐ-UBND ngày 04/01/2008 của UBND tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thị; Giám đốc các Doanh nghiệp đầu tư phát triển cây cao su đại
điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lò Văn Giàng
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT VÀ HỖ TRỢ ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN CAO SU ĐẠI ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Kèm theo Quyết định số: 23/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Lai Châu)
Điều 1. Quy định chung:
1. Phạm vi áp dụng:
Các vùng quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
2. Đối tượng áp
dụng: Các Doanh nghiệp đầu tư phát triển cây
cao su và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân góp cổ phần bằng tiền hoặc bằng
quyền sử dụng đất vào Doanh nghiệp để trồng cây cao su đại điền.
3. Giải thích từ
ngữ:
Cao su đại điền:
Là diện tích trồng cây cao su có quy mô tập trung từ 200 ha trở nên, do Doanh
nghiệp đầu tư phát triển cây cao su bỏ vốn đầu tư.
Doanh nghiệp đầu
tư phát triển cây cao su: Là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, được
thành lập theo Luật Doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh và được UBND tỉnh Lai
Châu cấp phép đầu tư phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Doanh
nghiệp tổ chức theo hình thức cổ phần: Doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân góp vốn vào Doanh nghiệp bằng tiền, bằng quyền sử dụng đất
hoặc khoa học- công nghệ.
Điều 2. Những quy định về chuyển đổi đất sang trồng cây cao su.
1. Loại đất được
chuyển đổi:
Là loại đất nằm
trong vùng quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh, có độ cao dưới 700
m, độ dốc dưới 40%, tầng dầy trên 70 cm, bao gồm:
+ Đất đang sản
xuất nương rẫy.
+ Đất khoanh
nuôi tái sinh rừng, đất trồng rừng kém hiệu quả, đất rừng phòng hộ không đạt
tiêu chuẩn.
+ Đất trồng cây
công nghiệp, cây ăn quả hiệu quả kém.
+ Đất rừng sản
xuất.
2. Loại đất nằm
trong vùng quy hoạch trồng cây cao su được góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào
Công ty cổ phần:
a) Đất của các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được giao có thu tiền một lần hoặc đã có quyết
định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang sử dụng đúng mục đích
thì được góp 100 % diện tích.
b) Đất của các hộ
gia đình, cá nhân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hiện đang quản
lý, sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp (đang canh tác hoặc đã bỏ hoá không
quá 03 năm tại thời điểm chuyển đổi), không có tranh chấp, được cộng đồng thôn,
bản công nhận, UBND xã, thị trấn xác nhận.
3. Hạn mức, quyền
lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào
Doanh nghiệp:
a) Đất của các cá nhân, hộ gia đình tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng
đất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này với hạn mức: đối với hộ gia đình
có 04 nhân khẩu trở xuống không quá 03 ha/hộ, từ nhân khẩu thứ 05 trở lên hạn mức
góp 0,5 ha/nhân khẩu.
b) Quyền lợi của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình góp
vốn bằng quyền sử dụng đất: Giá trị góp vốn được tính cho một ha đất là
10.000.000 đồng (mười triệu đồng); không phân biệt vị trí, hạng đất và
loại đất. Đối với các hộ có đất góp được ưu tiên tuyển dụng lao động vào làm
công nhân của Doanh nghiệp.
c) Nghĩa vụ của người tham gia góp vốn bằng quyền sử
dụng đất (theo quy định tại khoản 2 Điều này): Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng
đất phải chấp hành theo quy định của pháp luật và Điều lệ hoạt động của Doanh
nghiệp.
4. Đất thu hồi,
chuyển sang trồng cây cao su:
a) Những trường
hợp thu hồi đất:
- Đất chưa giao
và chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân do UBND xã, thị trấn đang quản lý.
- Đất do các
Ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý nhưng thuộc khu vực chuyển đổi sang trồng
cây cao su.
- Đất lâm nghiệp
đã giao cho các cộng đồng dân cư quản lý nhưng thuộc khu vực chuyển đổi sang trồng
cây cao su.
- Đất vượt hạn mức tại Điểm a Khoản 3 Điều 2.
- Đất đã giao
có thu tiền một lần hoặc đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân nhưng quá 24 tháng không đưa vào sử dụng, sử dụng không
đúng mục đích.
b) Diện tích đất
thu hồi được sử lý như sau:
- Đối với những
hộ trong thôn, bản quy hoạch trồng cây cao su nhưng thiếu đất canh tác; các hộ
tái định cư dự án thuỷ điện mà diện tích đất canh tác sau tái định cư còn dưới
0,2 ha ruộng hoặc dưới 0,5 ha nương rẫy/nhân khẩu thì tuỳ theo quỹ đất thu hồi
được sẽ cấp với hạn mức: đối với hộ gia đình có 04 nhân khẩu trở xuống không
quá 03 ha/hộ; từ nhân khẩu thứ 05 trở lên hạn mức cấp 0,5 ha/nhân khẩu để góp cổ
phần vào Doanh nghiệp.
- Đối với những nơi diện tích thu hồi lớn, ít lao động
có thể tổ chức làng thanh niên lập nghiệp, hoặc chuyển dân từ nơi thiếu đất sản
xuất đến; tuỳ theo quỹ đất thu hồi được sẽ cấp với hạn mức: đối với hộ gia đình
có 04 nhân khẩu trở xuống không quá 03 ha/hộ; từ nhân khẩu thứ 05 trở lên hạn mức
cấp 0,5 ha/nhân khẩu để góp cổ phần vào Doanh nghiệp.
Các hộ có đất
hoặc được cấp đất để góp vào Doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Diện tích nếu
còn, giao cho Doanh nghiệp sử dụng theo quy định hiện hành về quản lý đất đai
và theo chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.
c) Đất góp vào Doanh nghiệp, được Doanh nghiệp
khoán lại cho các hộ gia đình (diện tích nhận khoán tuỳ theo khả năng lao động
của từng hộ) để khai hoang, làm đất, chăm sóc, bảo vệ. Trong thời gian chăm
sóc, bảo vệ các hộ gia đình được trồng xen cây (họ đậu) ngắn ngày theo
quy trình kỹ thuật của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 3. Chính sách đầu tư, hỗ trợ phát
triển cây cao su
1. Doanh nghiệp
cổ phần thực hiện đầu tư toàn bộ phần quy hoạch chi tiết; làm đất, trồng, chăm
sóc, bảo vệ; xây dựng hạ tầng phục vụ trực tiếp cho cây cao su (đường lô, ô,
thửa); bồi thường hoa màu, vật kiến trúc để giải phóng mặt bằng trồng cao
su (nếu có).
2. Các hộ tái định
cư các dự án thuỷ điện nằm trong vùng quy hoạch cao su được góp cổ phần bằng vốn
hỗ trợ sản xuất của chương trình tái định cư vào Doanh nghiệp để trở thành cổ
đông của Doanh nghiệp.
3. Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng khác sang trồng cây
cao su:
Hỗ trợ một lần
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất góp vào Doanh nghiệp để trồng cây
cao su, mức hỗ trợ như sau:
- Đất trồng cây
hàng năm đang canh tác: 05 triệu đồng/1 ha.
- Rừng trồng bằng
nguồn vốn tự có: 06 triệu đồng/1 ha.
- Rừng khoanh nuôi, tái sinh bằng nguồn vốn tự có:
02 triệu đồng/ha.
- Rừng trồng bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước: 01 triệu đồng/ha.
- Rừng khoanh
nuôi tái sinh bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: 0,5 triệu đồng/ha.
- Rừng trồng, rừng
khoanh nuôi tái sinh bằng nguồn ngân sách nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng
phòng hộ hoặc các cơ quan nhà nước khác quản lý thì không được hỗ trợ.
Rừng chuyển đổi
sang trồng cây cao su phải làm thủ tục thu hồi, thanh lý theo quy định hiện
hành của pháp luật. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được phép tận thu các sản
phẩm rừng trên đất chuyển đổi.
4. Các hỗ trợ
khác
Hàng năm UBND tỉnh
bố trí nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ cho chương trình phát triển cây cao su với
các các nội dung:
4.1. Khi thời vụ cần sự hỗ trợ của các lực lượng tham gia trồng
cây cao su, các doanh nghiệp đầu tư và phát triển cao su ký kết hợp đồng kinh tế
với các lực lượng lao động được huy động. Đối với lực lượng lao động được huy động
từ các đơn vị trong lực lượng vũ trang, các trường học, các đơn vị hành chính sự
nghiệp và đoàn viên thanh niên nông thông, thành thị ngoài các khoản thu nhập từ
ký kết hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp cũng được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi
phí cho một lượt đi và về trong suốt thời gian được huy động, chi phí lán trại
(nếu có) và 50% mức phụ cấp công tác phí theo chế độ công tác phí hiện hành.
4.2. Đầu tư một
số cơ sở hạ tầng trong vùng quy hoạch trồng cây cao su theo chính sách thu hút,
ưu đãi đầu tư; hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở tại các đội để có chỗ ăn, ở cho lực
lượng lao động thuê mướn theo thời vụ; hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống.
4.3. Chi phí
Ban chỉ đạo các cấp: Theo kế hoạch phân bổ hàng năm của UBND tỉnh.
4.4. Chi phí tổ
công tác liên ngành do UBND huyện chủ trì để thực hiện công tác tuyên truyền vận
động; đo đạc quy chủ; lập hồ sơ đất, lập phương án và thực hiện hỗ trợ các hộ
gia đình có đất chuyển đổi và góp đất vào Doanh nghiệp trồng cây cao su, theo dự
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.5. Mua sắm một
số trang thiết bị phục vụ công tác đo đạc, quy chủ, lập phương án hỗ trợ chuyển
đổi đất sang trồng cây cao su, theo kế hoạch phân bổ hàng năm của UBND tỉnh.
4.6. Hỗ trợ
100% giống cây họ đậu, phân bón hoá học theo quy trình kỹ thuật của sở Nông
nghiệp và PTNT để các hộ gia đình nhận khoán chăm sóc cây cao su trồng xen canh
cây họ đậu vào nương cao su trong 01 (một) vụ đầu.
Điều 4. Tổ chức thực hiện.
1. Lập và giao
kế hoạch chuyển đổi đất:
Căn cứ vào quy
hoạch vùng phát triển cây cao su, vào tháng 6 hàng năm các Doanh nghiệp đầu tư
phát triển cao su đã được UBND tỉnh cấp phép đầu tư lập kế hoạch khai hoang,
làm đất trồng cao su gửi về UBND tỉnh, UBND huyện sở tại và các cơ quan có liên
quan của UBND tỉnh để đăng ký (Kèm theo sơ đồ vùng đất xin chuyển đổi).
Sở Nông nghiệp
và PTNT chủ trì (các Sở: Kế hoạch & ĐT, Tài nguyên & MT, Tài chính
và UBND huyện sở tại tham gia) kiểm tra, tổng hợp, trình UBND tỉnh.
UBND tỉnh thống
nhất với thường trực HĐND tỉnh và giao kế hoạch chuyển đổi đất sang trồng cây
cao su vào tháng 7 hàng năm cho các doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan (Kèm
theo sơ đồ vùng chuyển đổi đất).
2. Lập dự toán,
phân bổ, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí.
Tháng 7 hàng năm, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi đất
sang trồng cây cao su của năm sau và trên cơ sở chính sách hiện hành. UBND các
huyện, thị xã và các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán kinh phí và
tổng hợp vào dự toán ngân sách cửa câp mình (Đối với các huyện, thị) hoặc tổng
hợp vào dự toán của đơn vị cấp I (Đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh).
Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp chung vào dự toán NSĐP
hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê chuẩn dự toán kinh phí
cho chương trình phát triển cây cao su theo chính sách trong tổng dự toán cân đối
của NSĐP.
Sau khi có quyết định giao dự toán ngân sách hàng năm
(trong đó có dự toán kinh phí cho chương trình phát triển cây cao su), UBND các
huyện, thị và các đơn vị dự toán cấp I thuộc tỉnh tổ chức triển khai, quản lý,
sử dụng và thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Tổ chức thực
hiện hỗ trợ, chuyển đổi đất:
- Doanh nghiệp
đầu tư phát triển cao su phối hợp với UBND huyện, UBND xã, thị trấn tổ chức
tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký chuyển đổi đất
sang trồng cao su.
- UBND huyện chủ
trì thành lập tổ công tác liên ngành trình UBND tỉnh quyết định, thành phần gồm
các phòng ban của UBND huyện, Ban quản lý chương trình cao su tỉnh, Chi cục kiểm
lâm, Đoàn điều tra, quy hoạch lâm nghiệp, Doanh nghiệp đầu tư phát triển cao
su:
+ Tổ công tác
liên ngành tiến hành đo đạc quy chủ; lập hồ sơ đất, lập phương án và thực hiện
hỗ trợ các hộ gia đình có đất chuyển đổi và góp đất vào Doanh nghiệp và giao đất
cho Doanh nghiệp để giải phóng mặt bằng, khai hoang, làm đất.
+ Phương án hỗ
trợ do tổ công tác liên ngành lập, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định,
UBND huyện phê duyệt.
- Căn cứ vào
chính sách hiện hành của tỉnh, Doanh nghiệp và các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân tự thoả thuận phương án bồi thường hoa màu, vật kiến trúc để giải phóng mặt
bằng trồng cây cao su.
4. Hướng dẫn thực
hiện:
- Giao Sở Nông
nghiệp & PTNT ban hành quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật hỗ
trợ trồng xen cây họ đậu trên đất trồng cây cao su trong thời gian kiến thiết
cơ bản; hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng kém hiệu quả sang trồng cao
su.
- Giao Sở Tài
nguyên & MT hướng dẫn về trình tự, thủ tục chuyển đổi đất, góp đất vào
Doanh nghiệp trồng cây cao su.
- Giao Sở Tài
chính hướng dẫn về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, ứng vốn,
thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển cây cao su./.