ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/2022/QĐ-UBND
|
Bạc
Liêu, ngày 19 tháng 8
năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC
KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai;
Căn cứ Nghị định số 04/2022/NĐ-CP
ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước
và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 297/TTr-STNMT
ngày 01 tháng 8 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được quy định
tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ và Nghị
định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
29 tháng 8 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ TN&MT;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh (để giám sát);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND
tỉnh;
- CT; các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
- CVP; các PCVP UBND tỉnh;
- Báo Bạc Liêu; Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Phòng KT: Quyên;
- Lưu: VT, MT(TQ71).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Tấn Cận
|
QUY ĐỊNH
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC
LIÊU
(Kèm theo Quyết định số: 22/2022/QĐ-UBND
ngày 19 tháng 8 năm
2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về mức độ khôi
phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (thuộc biện pháp khắc
phục hậu quả) đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1,
khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10; khoản 1,
khoản 2, khoản 3 Điều 11; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 12; khoản 2
Điều 13; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 14; khoản 1 Điều 15;
khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11
năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và
Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi
vi phạm.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt,
các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 3. Nguyên
tắc áp dụng
1. Việc xác định tình trạng ban đầu của
đất trước khi vi phạm được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu
đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng; căn cứ
vào văn bản thanh tra, kiểm tra hoặc văn bản pháp lý khác được thành lập, ban
hành trước thời điểm vi phạm pháp luật về đất đai có thể hiện tình trạng ban đầu
của đất trước khi vi phạm.
2. Trường hợp có nhiều tài liệu quy định
tại khoản 1 Điều này thể hiện khác nhau về tình trạng ban đầu của đất trước khi
vi phạm thì xác định theo tài liệu có giá trị pháp lý cao nhất và được ban hành
trước khi vi phạm.
3. Trường hợp không có hoặc có các
tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không thể hiện
hoặc thể hiện không rõ tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì phải có
xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã trên cơ sở khảo sát các thửa đất lân cận và
thu thập ý kiến của những người đã từng canh tác, sản xuất tại nơi có đất trước
hoặc cùng thời điểm xảy ra hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bị xử phạt vi
phạm hành chính.
Chương II
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC
LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM
Điều 4. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng
đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (quy định
tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều
10; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng
cây lâu năm, đất trồng rừng thì phải thu hoạch cây lâu năm, thu hoạch cây rừng;
khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối thì phải thu hoạch vật nuôi thủy sản, thu hoạch muối;
tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc phục vụ nuôi thủy sản, làm muối; khôi phục
lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng
lúa.
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi
nông nghiệp thì phải tháo dỡ công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trên đất; khôi
phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
4. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng
trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục
đích khác (trong nhóm đất nông nghiệp hoặc sang đất phi nông nghiệp) thì
phải thu hoạch cây trồng, vật nuôi; tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc đã
xây dựng trên đất; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng
ban đầu đủ điều kiện trồng rừng.
5. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự
nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên
sang mục đích khác thì phải thu hoạch cây trồng, vật nuôi, tháo dỡ công trình,
vật kiến trúc đã xây dựng trên đất; khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất là
đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
6. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác
sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất
nuôi thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì phải thu hoạch vật nuôi thủy sản;
tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc phục vụ làm muối, nuôi thủy sản; khôi phục
lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng cây
hàng năm.
7. Chuyển đất trồng cây hàng năm
khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông
nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp thì phải tháo dỡ công trình, vật kiến trúc
đã xây dựng trên đất; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện
khôi phục lại sản xuất theo quy hoạch.
Điều 5. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi sử dụng đất trong nhóm
đất phi nông nghiệp vào mục đích khác (quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3,
khoản 4 Điều 12 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Chuyển đất phi nông nghiệp không
phải là đất ở được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn; chuyển đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở thì phải tháo dỡ công trình, vật kiến
trúc phục vụ mục đích nhà ở; khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất phi nông
nghiệp.
2. Chuyển đất phi nông nghiệp không
phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi
nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu
là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất.
3. Chuyển đất xây dựng công trình sự
nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất
thương mại, dịch vụ thì phải tháo dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ mục đích
thương mại, dịch vụ; khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất xây dựng công
trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp.
4. Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất
xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thì phải
tháo dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ mục đích cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công
trình sự nghiệp.
Điều 6. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định tại khoản 2 Điều 13
Nghị định số 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định
số 04/2022/NĐ-CP)
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 13 Nghị định số
94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, thì tổ chức,
cá nhân vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để tiếp tục trồng
lúa, cụ thể:
1. Chuyển đổi không phù hợp với kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp
nuôi trồng thủy sản thì phải thu hoạch cây trồng, vật
nuôi; tháo dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ nuôi thủy sản để khôi phục lại
mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
2. Chuyển đổi làm mất đi các điều kiện
để trồng lúa trở lại; biến dạng mặt bằng, gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa;
làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa thì phải
áp dụng các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, thoái hóa đất theo quy định;
sửa chữa phục hồi công trình giao thông, công trình thủy lợi,
khôi phục đất về tình trạng ban đầu đủ điều kiện phục vụ trồng lúa.
3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng
lúa sang trồng cây lâu năm không theo vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương
thì phải thu hoạch cây trồng, khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ
điều kiện trồng lúa.
4. Chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết
hợp nuôi trồng thủy sản, sử dụng diện tích đất trồng lúa lớn hơn 20% để hạ thấp
mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản thì phần diện tích lớn hơn 20% phải khôi phục
lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
Điều 7. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi lấn,
chiếm đất (quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 14 Nghị
định số 91/2019/NĐ-CP)
Lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị
định số 91/2019/NĐ-CP) thì đối tượng vi phạm phải thu
hoạch cây trồng, vật nuôi, tháo dỡ công trình, vật kiến trúc để khôi phục lại
tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 8. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi hủy
hoại đất (quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Đối với hành vi vi phạm làm thay đổi
địa hình bề mặt đất (độ cao, độ dốc):
a) Hành vi làm thay đổi độ dốc bề mặt
đất thì phải san lấp điều chỉnh lại độ dốc bề mặt đất như trước khi vi phạm, trừ
trường hợp làm thay đổi bề mặt đất từ đất dốc hoặc đất không bằng phẳng thành đất
bằng phẳng thì không phải khôi phục trở lại độ dốc, đất không bằng phẳng như ban đầu;
b) Hành vi làm hạ thấp bề mặt đất do
lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn hoặc san lấp
nâng cao bề mặt đất so với thửa đất liền kề thì phải san lấp, khôi phục lại độ
cao thửa đất hoặc phải san gạt đất trở lại trạng thái ngang bằng với thửa đất liền kề. Loại đất sử dụng để san lấp khôi phục lại tình trạng ban đầu thửa đất
phải sử dụng loại đất cũ đã lấy đi. Trường hợp đất cũ đã vận chuyển đi nơi khác
để sử dụng vào mục đích khác thì sử dụng đất khác và phải cải tạo đất đảm bảo
chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu của thửa đất hoặc tương đương
các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng;
c) Hành vi san lấp đất có mặt nước
chuyên dùng; kênh, mương thủy lợi mà tại thời điểm quyết định xử lý vi phạm
kênh, mương, mặt nước chuyên dùng đó vẫn còn cần thiết cho việc tưới tiêu nước
hoặc tạo môi trường, cảnh quan thì phải nạo vét trả lại hiện trạng kênh, mương,
mặt nước chuyên dùng như trước khi vi phạm.
2. Đối với hành vi vi phạm làm suy giảm
chất lượng đất:
a) Hành vi làm mất hoặc giảm độ dày tầng
đất đang canh tác thì phải khôi phục lại tầng đất canh tác đảm bảo đủ độ dầy như
trước khi vi phạm. Loại đất sử dụng để khôi phục lại tầng đất canh tác phải sử
dụng loại đất cũ đã lấy đi. Trường hợp đất cũ đã vận chuyển đi nơi khác để sử dụng
vào mục đích khác thì sử dụng đất khác và phải cải tạo đất đảm bảo chất lượng
phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu của thửa đất hoặc tương đương các thửa đất
liền kề có cùng mục đích sử dụng;
b) Hành vi làm thay đổi lớp mặt của đất
sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay
loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng trước khi vi phạm thì phải
xúc bỏ các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành
phần khác ra khỏi diện tích đất vi phạm và khôi phục mặt đất như tình trạng ban
đầu của đất trước khi thực hiện hành vi vi phạm.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm nhưng không thực hiện thì thực hiện biện pháp cưỡng chế thi
hành theo quy định của Chính phủ.
Điều 9. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi gây cản
trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác (quy định tại khoản 1,
khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc
các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở
hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì phải dọn sạch các vật liệu
xây dựng hoặc các vật khác đó đảm bảo không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của
người khác.
2. Hành vi đưa chất thải, chất độc hại
lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại
cho việc sử dụng đất của người khác thì phải thu gom, xử
lý các chất thải, chất độc hại đó theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện báo cáo kết quả khắc phục hậu
quả do hành vi vi phạm gây ra đã khắc phục xong trong thời hạn do người có thẩm
quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ấn định
trong quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Hành vi đào bới, xây tường, làm
hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì phải
san gạt lại diện tích đất bị đào bới; phá bỏ tường, hàng rào đã xây dựng đảm bảo
không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách
nhiệm thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tuyên truyền, hướng dẫn Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác có liên quan áp dụng, thực hiện thống nhất, đúng quy định tại Quy định này;
b) Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát tình hình quản lý,
sử dụng đất, thực hiện tốt công tác công khai các trường hợp vi phạm pháp luật
đất đai, các trường hợp bị xử lý vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
c) Tổng hợp, tham mưu báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh biện pháp xử lý đối với những vướng mắc, bất cập trong quá trình
thực hiện Quy định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
a) Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức,
cá nhân trong việc cải tạo đất, trồng rừng, trồng cây lâu năm, cây hàng năm đối
với trường hợp khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả mà buộc phải cải tạo lại đất, trồng lại rừng;
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp huyện hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có biện pháp
tận thu lớp đất mặt của đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm ở những nơi có chất lượng đất tốt khi các tổ chức, cá
nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng
năm sang mục đích khác nhằm có quỹ đất để cải tạo, khắc phục các diện tích đất
bị vi phạm.
3. Công an tỉnh:
Phối hợp, chỉ đạo lực lượng công an
các cấp hỗ trợ trong quá trình cưỡng chế thực hiện quyết định áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
4. Sở Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ
phối hợp hướng dẫn thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các tổ chức thành viên tăng cường giám sát việc thực hiện các biện pháp khắc
phục hậu quả do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm
quyền, chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật đất đai, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính và biện
pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về đất đai, quy định tại Quy định này
để các tổ chức, cá nhân biết;
b) Chỉ đạo, phối hợp, giám sát việc
khắc phục hậu quả của tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại
tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về tài
nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt công tác theo dõi,
giám sát việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn,
xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp
luật.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Theo dõi việc thực hiện các biện
pháp khắc phục hậu quả của các tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp buộc khôi
phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Khi tổ chức, cá nhân đã
hoàn thành việc khôi phục tình trạng ban đầu của đất theo mức độ quy định tại
Quy định này phải lập biên bản ghi nhận sự việc, báo cáo cho cơ quan, người có
thẩm quyền đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp buộc khôi phục tình trạng
ban đầu của đất để biết;
b) Thực hiện tốt công tác theo dõi,
giám sát việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn,
kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định
của pháp luật.
8. Các Sở, Ban, Ngành, các cơ quan, tổ
chức khác theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp thực hiện tốt các biện
pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm tại Quy định này và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai và hướng
dẫn thực hiện Quy định này.
2. Quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp
thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp
báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.