QUY ĐỊNH
THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN
THÔNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng
Trị)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc giải
quyết một số thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đối với lĩnh vực
đất đai thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của UBND các xã, phường, thị
trấn (gọi tắt là UBND cấp xã), UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là
UBND cấp huyện).
Đối với các xã, thị trấn có trụ sở
cách trung tâm huyện lỵ trên 15 km hoặc các xã miền núi có địa hình phức tạp,
giao thông đi lại khó khăn thì có thể áp dụng cơ chế một cửa hoặc cơ chế một
cửa liên thông.
Điều 2. Các cơ quan cùng tham gia phối hợp với UBND cấp xã để giải quyết các
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
- UBND cấp huyện;
- Chi cục Thuế;
- Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
Điều 3.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả là thời gian hành chính vào các ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần.
Điều 4.
Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả
được thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (gọi tắt là Bộ phận Một
cửa) UBND cấp xã.
Điều 5.
Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết
công khai đầy đủ các thủ tục hành chính; thời gian giải quyết; mức phí, lệ phí; hướng dẫn việc kê khai và thực hiện các nghĩa vụ
tài chính; cung cấp đầy đủ các loại
mẫu giấy tờ có liên quan cho người dân.
Điều 6. Mục tiêu
- Tạo điều kiện thuận lợi, giảm
chi phí về thời gian và vật chất cho người dân khi có nhu cầu giải quyết công
việc;
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ,
công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền và tăng cường khả năng phối
hợp giữa các cơ quan hành chính trong việc thẩm tra, xác minh và giải quyết các
yêu cầu của người dân;
- Thực hiện cơ chế một cửa liên
thông tạo ra sự chuyển biến về ý thức trách nhiệm trong quan hệ và giải quyết
công việc giữa các cơ quan hành chính với người dân; góp phần nâng cao hiệu
quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Chương
II
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT HỒ
SƠ
Điều 7. Tiếp
nhận, giải quyết hồ sơ tại UBND cấp xã
1. Tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ, công chức Bộ
phận Một cửa có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ như sau:
+ Đối với các hồ sơ chưa đúng theo
quy định: giải thích, hướng dẫn cụ thể theo nguyên tắc hướng dẫn đầy đủ một lần;
+ Đối với hồ sơ đã hợp lệ, tiếp
nhận hồ sơ, cập nhật vào Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ, viết Phiếu nhận hồ sơ
cho công dân.
2. Giải quyết hồ sơ
- Đối với các hồ sơ cần phải thẩm
tra, xác nhận của UBND cấp xã thì phải được thực hiện trước khi chuyển đến UBND
cấp huyện giải quyết;
- Việc phối hợp giải quyết hồ sơ
tại xã (nếu có) do công chức chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ sơ chủ động
thực hiện; cán bộ, công chức liên quan có nhiệm vụ phối hợp tốt để xử lý, giải
quyết hồ sơ.
3. Thu phí, lệ phí
Bộ phận Một cửa cấp xã thu các
khoản phí và lệ phí theo quy định hiện hành, bao gồm các khoản thu thuộc thẩm
quyền của UBND cấp xã và các khoản thu do UBND cấp huyện ủy quyền. Đối với các
khoản thu do UBND cấp huyện ủy quyền, thu một lần vào lúc trả kết quả giải
quyết hồ sơ, đồng thời cấp hóa đơn thu phí, lệ phí cho công dân.
Điều 8. Chuyển hồ sơ cho UBND
cấp huyện
Sau khi hoàn thành các thủ tục giải
quyết tại UBND cấp xã, công chức Bộ phận Một cửa cấp xã lập hồ sơ và đến nộp
tại Bộ phận Một cửa cấp huyện để giải quyết.
Điều 9. Trả kết quả
- Đến ngày hẹn, công chức cấp xã
được phân công đến Bộ phận Một cửa cấp huyện nhận kết quả để trả cho công dân;
- Khi trả kết quả giải quyết hồ
sơ, công chức Bộ phận Một cửa vào Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ.
Chương III
THỦ TỤC, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA LIÊN THÔNG
Điều 10. Giao đất, cho thuê đất
nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân
* Đối với đất trồng cây hàng năm, đất
làm muối:
- Trường hợp chưa có phương án giao
đất:
+ UBND cấp xã lập phương án chung:
30 ngày làm việc;
+ Niêm yết công khai phương án: 15
ngày;
+ UBND cấp huyện: 35 ngày làm việc;
- Trường hợp đã có phương án giao đất.
+ Niêm yết công khai phương án: 15
ngày;
+ UBND cấp huyện: 35 ngày làm việc.
* Đối với đất trồng cây lâu năm, trồng
rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi
trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác:
- UBND cấp xã: 15 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 35 ngày làm việc.
Điều 11. Giao đất ở cho hộ gia đình,
cá nhân không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất
- Trường hợp đã có quy hoạch chi tiết:
+ UBND cấp xã lập phương án chung:
30 ngày làm việc;
+ Niêm yết công khai phương án: 15
ngày;
+ UBND cấp huyện: 25 ngày làm việc;
- Trường hợp chưa có quy hoạch chi
tiết (trường hợp chỉ áp dụng đối với một số thửa đất manh mún nằm xen kẽ trong
khu dân cư):
+ Công khai biên bản xét: 15 ngày;
+ UBND cấp huyện: 25 ngày làm việc.
Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia
đình, cá nhân
- UBND cấp xã: 10 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 35 ngày làm việc;
(Không tính thời gian công khai kết
quả thẩm tra)
Điều 13.
Chứng thực hợp đồng khi người sử dụng
đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất.
Thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu
nộp hồ sơ sau 15 giờ thì việc chứng thực được thực hiện chậm nhất trong ngày
làm việc tiếp theo.
Trường hợp hợp đồng, văn bản có tình
tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp chứng thực văn bản
phân chia tài sản thừa kế, văn bản nhận tài sản thừa kế thì thời hạn niêm yết
30 ngày và không tính vào thời hạn chứng thực nêu trên.
Điều 14. Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
* Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận
và có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp lại
Giấy chứng nhận do bị mất:
- UBND cấp xã: 05 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 25 ngày làm việc.
(Đối với cấp lại Giấy chứng nhận do
bị mất thì thời gian thực hiện không tính thời gian đăng tin, công khai, niêm
yết).
* Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận
mà không thuộc trường hợp nêu trên:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc.
Điều 15. Đăng ký chuyển mục
đích không phải xin phép
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 10 ngày làm việc.
Điều 16. Đăng ký chuyển mục
đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 25 ngày làm việc.
Điều 17. Tách thửa, hợp thửa đất
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc.
Điều 18. Chuyển từ hình thức
thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc.
Điều 19. Đăng ký biến động do
đổi tên, giảm diện tích đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa
vụ tài chính
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày làm.
Điều 20. Chuyển đổi quyền sử
dụng đất nông nghiệp, không thuộc chủ trương “dồn điền đổi thửa”
* Trường hợp không phải cấp lại Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện (Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất): 05 ngày làm việc.
* Trường hợp phải cấp lại Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc.
Điều 21. Chuyển nhượng, nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất
* Trường hợp không phải cấp lại Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 10 ngày làm việc.
* Trường hợp phải cấp lại Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc.
Điều 22. Đăng ký cho thuê, cho thuê
lại quyền sử dụng đất; xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện (Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất): 05 ngày làm việc.
Điều 23. Thừa kế quyền sử dụng đất
* Trường hợp không phải cấp lại Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 10 ngày làm việc.
* Trường hợp phải cấp lại Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc.
Điều 24. Tặng, cho quyền sử
dụng đất
* Trường hợp không phải cấp lại Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 10 ngày làm việc.
* Trường hợp phải cấp lại Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày làm việc.
Điều 25. Đăng ký thế chấp, bảo lãnh
bằng quyền sử dụng đất
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện (Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất):
+ Trường hợp đã có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở thì thực hiện ngay trong
ngày, nếu hồ sơ nộp sau 15 giờ thì thực hiện chậm nhất vào ngày hôm sau;
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký có một trong
các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai:
không quá 05 ngày làm việc.
Điều 26. Xóa đăng ký thế chấp, bảo
lãnh bằng quyền sử dụng đất
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện (Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất): Thực hiện ngay trong ngày, nếu hồ sơ nộp sau 15 giờ thì thực
hiện chậm nhất vào ngày hôm sau.
Điều 27. Đăng ký góp vốn
bằng quyền sử dụng đất
* Trường hợp chỉnh lý Giấy chứng nhận:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện (Văn phòng Đăng
ký quyền sử dụng đất): 05 ngày làm việc.
* Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất:
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện: 15 ngày
làm việc.
Điều 28. Xóa đăng ký góp
vốn bằng quyền sử dụng đất
- UBND cấp xã: 03 ngày làm việc;
- UBND cấp huyện (Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất đất): Thực hiện ngay trong ngày, nếu hồ sơ nộp sau 15
giờ thì thực hiện chậm nhất vào ngày hôm sau.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 29. Trách nhiệm của Sở Nội
vụ
1. Sở Nội vụ phối hợp với các cấp,
các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra thực hiện. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ
về cơ chế một cửa, cơ chế một của liên thông cho công chức trực tiếp làm việc ở
Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan kiểm tra việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại
các đơn vị; tổng
hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 30. Trách nhiệm của Sở Tài
nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp
vụ, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Phối hợp với Sở Tài chính, Cục
Thuế, Kho bạc Nhà nước đề xuất phương án khi thực hiện nhiệm vụ thu các khoản
phí và lệ phí, không để công dân đi lại nhiều lần, nhiều nơi.
Điều 31. Trách nhiệm của Cục
Thuế
1. Hướng dẫn các Chi cục Thuế:
Trong thời hạn không quá 03 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ từ UBND cấp huyện,
tính đúng, đủ, thông báo nộp tiền sử dụng đất, các khoản thu khác đúng quy định
hiện hành và chuyển trả hồ sơ cho UBND cấp huyện để thông báo cho người nộp
thuế thực hiện nghĩa vụ tài chính.
2. Tổ chức tốt công tác tuyên
truyền về các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; hướng dẫn, kiểm tra về
nghiệp vụ, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Điều 32. Trách nhiệm của Kho
bạc Nhà nước
Phối hợp với các đơn vị có liên
quan để chỉ đạo và đề xuất phương án khi thực hiện nhiệm vụ thu các khoản phí
và lệ phí, không để người dân đi lại nhiều lần, nhiều nơi.
Điều 33. Trách nhiệm của Chủ
tịch UBND cấp huyện
1. Chỉ đạo các phòng chuyên môn,
Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông theo quy định.
2. Củng cố, sắp xếp điều kiện và
phương tiện làm việc của Bộ phận Một cửa đáp ứng yêu cầu.
3. Bố trí công chức làm việc tại
Bộ phận Một cửa đảm bảo tiêu chuẩn, có phẩm chất, năng lực, có kỷ năng giao
tiếp để giải quyết tốt công việc cho người dân.
4. Phối hợp với các ngành liên
quan xây dựng quy chế làm việc, cụ thể hóa quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ,
xử lý, trình ký và trả kết quả.
5. Phối hợp các cấp, các ngành
liên quan tổ chức mở lớp tập huấn nghiệp vụ và xử lý các vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực hiện.
6. Định kỳ hàng quý, hàng năm kiểm
tra việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông của các đơn vị báo cáo UBND tỉnh
(qua Sở Nội vụ).
Điều 34. Trách nhiệm của Chủ
tịch UBND cấp xã
1. Bố trí công chức để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, chuyển hồ sơ và nhận hồ sơ
từ cấp huyện để trả kết quả cho người dân.
2. Ban hành
quy chế quy định quy trình tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và
trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan liên quan trong thực hiện cơ
chế một cửa liên thông; tinh thần phục vụ nhân dân, thái độ và trách nhiệm của
công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa.
3. Bố trí phòng làm việc của Bộ
phận Một cửa ở nơi thuận tiện, có diện tích đáp ứng yêu cầu, trang bị các điều
kiện cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông.
4. Niêm yết công khai các quy
định, thủ tục hành chính, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải
quyết các loại công việc theo đúng quy định của pháp luật.
5. Tổ chức các hình thức tuyên
truyền rộng rãi cho nhân dân về chủ trương và việc triển khai thực hiện cơ chế
một cửa liên thông để nhân dân được biết, thực hiện và giám sát.
Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND
tỉnh (qua Sở Nội vụ) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.