Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Hoàng Trọng Hải
Ngày ban hành: 16/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
----------------

Số: 19/2013/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 16 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ, về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ, về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định s 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của HĐND tỉnh Đắk Lắk, về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

Theo đề nghị ca Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 118/TTr-SNNNT-KL ngày 28 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh; quá trình thực hiện nếu phát sinh, vướng mắc thì tng hợp, báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Vụ Pháp chế, Cục Quản lý giá-Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VB-Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế-Bộ Nông nghiệp và PTNT
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: Lãnh đạo VP; các phòng: NN&MT, TH, CN, TC-TM;
- Báo Đắk Lắk, Đài PT-TH tỉnh;
- TT Công báo, TT Tin học tỉnh;
- Website tỉnh, Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NN&MT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàn
g Trọng Hải

 

QUY ĐỊNH

ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Ngoài những nội dung trong quy định này, việc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng phải thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng (sau đây gọi là Thông tư 65/2008/TTLT-BNN-BTC).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá thuê rừng

1. Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.

2. Việc áp dụng khung giá các loại rừng vào đối tượng cụ thể phải sát với khung giá các loại rừng tương ứng theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3. Giá cho thuê rừng được xác định phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; trường hợp khu rừng chỉ có một tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chức đấu giá.

4. Giá cho thuê rừng được xác định tùy thuộc vào loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và mục đích sử dụng rừng. Đối với các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng m sản như nhau và cùng mục đích thuê thì giá cho thuê rừng là như nhau.

Chương 2.

ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG

Điu 4. Xác định giá trị tài sản là rừng của nhà nước khi giao rừng, cho thuê rừng; xác định giá trị tiền đền bù phải trả của tổ chức, cá nhân khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng tự nhiên.

Áp dụng Khung giá các loại rừng theo Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây gọi là Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND) để xác đnh giá trị tài sản là rừng của nhà nước khi giao rừng, cho thuê rng, xác định giá trị tiền đền bù phải trả của tổ chức, cá nhân khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng tự nhiên được thực hiện thông qua phương pháp nội suy, như sau:

1. Đối với rừng tự nhiên:

a) Áp dụng khung giá các loại rừng tự nhiên trên địa bàn, theo:

- Phụ lục 1: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc các huyện: M’Đrắk, Ea Kar, Krông Bông.

- Phụ lục 2: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc thị xã Buôn Hồ, các huyện: Ea H’leo, Krông Búk, Krông Năng.

- Phụ lục 3: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc các huyện: Lắk, Krông Ana.

- Phụ lục 4: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc các huyện: Ea Súp, Buôn Đôn.

- Phụ lục 5: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc: thành phố Buôn Ma Thuột; các huyện: Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Pắk.

(Chi tiết đính kèm theo phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5)

Khung giá các loại rừng áp dụng công thức tính sau:

Gt = Ga +  x (Tt-Ta)

(1)

Trong đó:

- Gt: Giá lâm sản của khu rừng cần xác định;

- Ga: Giá trị lâm sản cận dưới của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cn xác định.

- Gb: Giá trị lâm sản cận trên của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;

- Ta: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;

- Tb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;

- Tt: Trữ lượng gỗ của diện tích rừng cần xác định.

Ví dụ 1: Để xác định giá trị lâm sản của 1 ha rừng tự nhiên lá rộng rụng lá (Rừng khộp) tại huyện Ea Súp, sau khi đo đếm thực địa đã xác định tại khu rừng rừng này có trữ lượng là 48m3/ha.

Chọn khung giá trị lâm sản tại các huyện vùng Tây Bắc tỉnh (Phụ lục 4) với trữ lượng 48 m3 thuộc khung trữ lượng từ 10 m3-50 m3 có khung giá tương ứng như sau:

Khung trữ lượng 10-50 m3: khung giá 12.645.463 đồng-57.479.378 đồng/ha, cách tính nội suy theo công thức 1 là:

G(48) = 12.645.463 +  x (48-10)

Kết quả về giá quyền sử dụng rừng có trữ lượng 48 m3/ha là: 55.237.682 đồng/ha.

Có thể đưa vào bảng tính Excel dùng hàm FORECAST để tính nội suy:

 

A

B

C

D

 

Khung giá trị (tr.đ)

Khung trữ lượng (m3)

Trữ lượng xác đnh (m3)

Hàm số xác định giá trị nội suy

1

(known _y’s)

(known _x’s)

(X)

= FORECAST (C1; A1:A2 ; B1:B2)

1.

12.645.463

10

48

 

2.

57.479.378

50

 

= 55.237.682 đng/ha

2. Đối với rừng trồng

a) Giá shữu rừng trồng áp dụng, theo:

- Phụ lục 6: Giá sở hữu rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết đính kèm theo phụ lục 6)

b) Giá quyền sở hữu rừng trồng khi áp vào đối tượng rừng, trữ lượng, loài cây, cấp tuổi, mật độ rừng và các yếu tố khác, dùng phương pháp nội suy để tính toán quyền sở hữu rừng trồng sản xuất, theo công thức sau:

G t = Ga +  x (Nt-Na)

(2)

Trong đó:

- Gt: Giá sở hữu rừng trồng sản xuất năm trồng cần xác định của khu rừng;

- Ga: Giá trị sở hữu trồng sản xuất của năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định;

- Gb: Giá trị sở hữu trồng sản xuất của năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định;

- Na: Năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định;

- Nb: Năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định;

- Nt: Năm trồng cần xác định.

Ví dụ 2: Để xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, loài cây keo lai giâm hom năm thứ 4 (cấp tuổi II), mật độ xác định được là 1.660 cây/ha.

Trước hết, chọn khung giá của loài cây Keo lai và mật độ 1.660 cây; năm thứ 4 nm giữa khung giá của rừng trng năm thứ 3 và năm thứ 6 cp tui II, cụ thể:

Rừng trồng 3 năm tuổi = 37.565.496 đồng

Rừng trồng cấp tuổi II = 57.599.698 đồng

Tính bằng phương pháp nội suy áp dụng công thức 2 ta có:

G4 = 37.565.496 +  x (4-3)

G4 = 50.921.631 đồng

Có thể đưa vào bảng tính Excel dùng hàm FORECAST để tính nội suy:

 

A

B

C

D

 

Khung giá trị (tr.đ)

Khung trữ lượng (m3)

Trữ lượng xác đnh (m3)

Hàm số xác định giá trị nội suy

 

(known _y’s)

(known _x's)

(X)

= FORECAST (C1;A1: A2 B1:B2)

1.

37.565.496

3

4

 

2.

57.599.698

6

 

= 50.921.631 đồng/ha

Như vậy, đã xác định được giá trị rừng trồng keo lai 4 năm tuổi, mật độ 1.660 cây/ha. Nếu cần tính giá trị rừng theo mật độ thực tế thì chỉ cần tính quy tắc tam suất để tìm ra kết quả.

Điều 5. Xác định tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng

Xác định mức độ, hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về rừng để làm căn cứ buộc người gây ra phải bi thường. Người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng thì phải bồi thường cho chủ sở hữu, chủ quản lý. Giá trị bồi thường bao gồm các giá trị lâm sản, giá trị môi trường của diện tích rừng bị thiệt hại, cụ thể:

1. Giá trị lâm sản

a) Giá trị lâm sản đối với rừng tự nhiên, rừng trồng có trữ lượng là giá trị của toàn bộ gỗ, củi (cây đứng), lâm sản ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá gây thiệt hại về rừng.

- Giá trị lâm sản rừng tự nhiên của khu rừng cụ thể xác định như khoản 1 Điều 4 của quy định này (công thức 1).

- Giá trị lâm sản của rừng trồng xác định như Khoản 2 Điều 4 của quy định này (công thức 2).

b) Giá trị lâm sản của rừng mới trồng chưa có trữ lượng được tính là tổng chi phí đầu tư tạo rừng từ thời điểm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến thời điểm bị phá.

c) Giá trị lâm sản rừng tự nhiên chưa có trữ lượng được xác định như rừng mới trồng chưa có trữ lượng để tính giá trị thiệt hại lâm sản.

2. Giá trị môi trường

Giá trị môi trường của rừng được tính bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số k từ 2 đến 5 tùy theo từng loại rừng. Hệ số k được xác định như sau:

- Đối với rừng đặc dụng hệ số k là 5;

- Đối với rừng phòng hộ hệ số k là 4;

- Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên            hệ số k là 3;

- Đối với rừng sản xuất là rừng trồng hệ số k 2.

Điều 6. Áp dụng khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng để xác định tài sản của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu.

Áp dụng khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng quy định tại Phụ lục 6, ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND làm cơ sở xác định tài sản của chủ sở hữu rừng là tổ chức, cá nhân để sử dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Làm tài sản thế chấp vay tiền ngân hàng, góp vn liên doanh, liên kết và tổ chức các hoạt động thương mại khác của chủ rừng theo quy định của pháp luật.

2. Tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi rừng theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Xác định giá quyền sử dụng rừng tự nhiên

1. Giá quyền sử dụng rừng tự nhiên (ký hiệu là G) được xác định tùy thuộc vào loại rừng, hồ sơ đặc điểm của khu rừng và áp dụng các phương pháp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC và được s dụng làm cơ sở tính toán cho các trường hp sau đây:

a) Tính thuế, lệ phí và tiền sử dụng rừng hoặc tính tiền thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân trong trường hợp không qua đấu giá rừng theo quy định của pháp luật.

b) Tính giá trị tài sản được quyền sử dụng là rừng tự nhiên để thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng, góp vốn liên doanh, liên kết và các hoạt động thương mại khác như: thuê quyền sử dụng rừng, chuyển nhượng quyền sử dụng rừng tự nhiên.

2. Giá quyền sử dụng rừng t nhiên sẽ được xác định cho tng đối tượng chủ rừng cụ thể do các cơ quan chuyên môn thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

XÁC ĐỊNH GIÁ THUÊ RỪNG

Điều 8. Xác định giá cho thuê rừng

1. Giá tối thiểu cho thuê rừng tự nhiên được xác định theo công thức sau:

S = G * (1-)       (3)

Trong đó:

- S là giá tiền tối thiểu cho thuê rừng;

- G là giá quyền sử dụng rừng tự nhiên;

- t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);

- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn tnh ở thời điểm định giá được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn tỉnh ở thời điểm định giá.

2. Giá tối thiểu thuê rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được xác định cụ thể cho từng khu rừng tùy thuộc vào thời gian, mục đích và đặc đim của rừng cho thuê bng các phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC.

3. Giá cho thuê rừng trong trường hp đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trng cho thuê hoặc đu thu dự án có sử dụng rừng:

a) Giá cho thuê rừng trong trường hợp này là giá trúng đấu giá với mức giá khởi điểm là giá tối thiểu cho thuê rừng.

b) Việc đấu giá quyền sử dụng rừng tự nhiên, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng rừng cho thuê phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu giá.

4. Đối với các trường hợp cho thuê rừng trước đây không thông qua đấu giá rừng thì không phải tiến hành đấu giá lại. Trong trường hợp này, giá thuê rừng được tính là giá tối thiểu cho thuê rừng.

Điều 9. Tiền thuê rừng và thời gian ổn định tiền thuê rừng

1. Thời gian ổn định tiền thuê rừng

Tiền thuê rừng hàng năm được tính ổn định trong 05 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê rừng của cấp thẩm quyền đối với từng trường hợp cho thuê rừng. Sau 05 năm tiền thuê rừng được tính toán lại cho phù hợp với các quy định có liên quan.

2. Xác định tiền thuê rừng

- Tiền thuê rừng không thông qua đấu giá (với chu kỳ 5 năm)

T =  * (DT) * 5          (4)

Trong đó:

- S1 là giá tiền tối thiểu cho thuê rng;

- DT là diện tích cho thuê (ha);

- t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);

- Tiền thuê rừng thông qua đấu giá (với chu kỳ 5 năm)

T =  * (DT) * 5         (5)

Trong đó:

- S2 là giá tiền đấu giá cho thuê rừng;

- DT là diện tích cho thuê (ha);

-  t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);

Điều 10. Xác định tăng trưởng trữ lượng của rừng tự nhiên

1. Xác định tăng trưởng trữ lượng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên đ làm cơ sở tính tng doanh thu từ việc bán g, củi (nếu có) được phép khai thác theo quy định của pháp luật tại bãi giao tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê rừng, giao rừng nhằm xác định quyền sử dụng rừng phòng hộ, giá quyn sử dụng rừng sản xut là rừng tự nhiên theo Thông tư 65/2008/TTLT-BNN-BTC.

2. Cách xác định tăng trưởng trữ lượng của rừng tự nhiên

a) Dùng chỉ số suất tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần (Pm%) rừng tự nhiên để tính toán tăng trưởng trữ lượng của rừng tự nhiên. Đơn vị tính của Pm% là phn trăm trên năm (%/năm).

Công thức tính tổng lượng tăng trưởng trữ lượng của rừng đến khi đạt tiêu chuẩn khai thác như sau:

Mkt = Mht x Pm% x n     (6)

Trong đó:

- Mkt là tổng lượng tăng trưởng trữ lượng của lô rừng đến năm được phép khai thác;

- Mht là trữ lượng của lô rừng năm hiện tại;

- Pm% là suất tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần;

- n là số năm tính từ khi được thuê rừng đến khi rừng đến năm được khai thác.

b) Suất tăng trưởng trữ lượng bình quân (Pm%) của các trạng thái rừng trên địa bàn tnh là áp dụng suất tăng trưởng các trạng thái rừng vùng Tây Nguyên theo kết quả của Viện điều tra quy hoạch rừng công bố năm 1998 như sau:

- Rừng rất giàu: Pm% tính là 1,5019 %/năm.

- Rừng giàu: Pm% tính là 1,8938 %/năm.

- Rừng trung bình: Suất tăng trưởng trữ lượng bình quân chung Pm% tính là 2,3367 %/năm.

- Rừng nghèo: Pm% tính là 3,0700 %/năm.

- Rừng non: Pm% tính là 3,0700 %/năm.

Điều 11. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê rừng.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp tiền thuê rừng vào Kho bạc Nhà nước theo thông báo của cơ quan chức năng (ở tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ở huyện là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế) và phải thực hiện trước khi tiến hành bàn giao, cắm mốc rừng tại thực địa.

2. Những trường hợp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện cho thuê đất lâm nghiệp có rừng nhưng chưa lập thủ tục cho thuê rừng hoặc đã lập thủ tục cho thuê rừng trước thời điểm ban hành Quy định này nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền thuê rừng thì phải lập thủ tục thuê rừng và xác định tiền thuê rừng theo quy định.Thời điểm tính tiền thuê rừng cho các trường hợp này là thời điểm ban hành quyết định cho thuê rừng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ nộp tiền thuê rừng và các nghĩa vụ tài chính khác theo đúng thời gian quy định và bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm nếu không chấp hành các v nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Công bố công khai Quy định về áp dụng khung giá các loại rừng và về xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đk Lắk theo đúng quy định của pháp luật.

b) Tham mưu thành lập Hội đồng định giá rừng của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc áp dụng khung giá các loại rừng và về xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; trình y ban nhân dân tỉnh quyết định giá cho thuê rừng của tổ chức; ký hp đồng thuê rừng đối với tổ chức sau khi giá thuê rừng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh để sửa đổi và điều chỉnh giá các loại rừng khi các yếu tố giá cả và các yếu tố khác thay đổi làm ảnh hưởng tăng hoặc giảm giá trị lâm sản của rừng tự nhiên, giá sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giá thuê rừng theo quy định của pháp luật

d) Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thu hồi Quyết đnh cho thuê rừng đối với tổ chức vi phạm.

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính

a) Phối hp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác đnh giá khởi điểm đấu giá cho thuê rừng để tổ chức đấu giá tiền thuê rừng đối với tổ chức, trình y ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc xác định giá cho thuê rừng đối với các trường hợp không thông qua đấu giá rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

b) Theo dõi và hướng dẫn việc thu nộp ngân sách các khoản nghĩa vụ tài chính về rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng.

3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.

b) Phối hợp vi S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan giải quyết những tồn tại của các dự án trước đây Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định cho thuê đất có rừng nhưng chưa thực hiện các thủ tục cho thuê rừng để thu tiền thuê rừng.

4. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh

a) Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của tổ chức do Sở Tài nguyên-Môi trường chuyển đến trong trường hợp cho thuê rừng gắn liền với cho thuê đất lâm nghiệp lần đầu hoặc do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển đến trong trường hợp hoàn thiện hồ sơ thuê rừng gắn với cho thuê đất lâm nghiệp.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với h sơ đ nghị thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) chuyển đến theo đúng quy định về trình tự, thủ tục cho thuê rừng.

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi dự án thuê rừng của tổ chức đến hạn sau 5 năm cần phải xác định lại đơn giá cho thuê rừng để tính tiền thuê rừng.

5. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hướng dẫn trình tự, thủ tục và chính sách khuyến khích đầu tư đối với t chức, nhà đầu tư thuê rừng theo quy định pháp luật về đầu tư, Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Chỉ đạo Phòng chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.

b) Thực hiện thẩm quyền về cho thuê rừng, quyết định giá cho thuê rừng và ký hợp đồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án của t chức đã được cp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.

d) Chỉ đạo việc lưu trữ, theo dõi h sơ cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hp chung trong toàn tỉnh.

 

PHỤ LỤC 1

KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC CÁC HUYỆN: M’ĐRẮK, EA KAR, KRÔNG BÔNG
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 ca UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Đồng/ha

STT

Phân theo trữ lượng gỗ

Khung giá trị lâm sản

Thấp nhất

Cao nhất

I

Rừng t nhiên lá rng thường xanh

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đưng kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.249.333

8.481.803

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

9.775.513

44.434.149

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

45.871.999

93.866.665

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

94.836.756

153.899.012

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

155.157.468

205.506.581

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

206.814.905

256.965.011

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

257.937.917

308.292.331

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

309.252.622

431.246.307

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

432.324.423

539.057.884

II

Rừng tự nhiên hỗn loài và tre nứa

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.260.000

7.147.727

2

Rừng nghèo: 11-100 m3/ha

 

 

2.7

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

9.006.115

40.936.886

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

42.656.333

110.232.111

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

112.343.749

166.847.152

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

167.959.467

204.462.870

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rng giàu 201-250 m3/ha

205.487.641

255.581.643

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

257.067.050

314.398.871

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m 3/ha

315.446.867

419.198.495

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

420.246.491

523.998.118

III

Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

2.014.500

8.715.271

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

9.586.799

43.576.357

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

44.447.884

89.152.274

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

71.320.399

105.921.385

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

106.627.528

222.248.514

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

225.375.162

280.317.366

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

281.438.635

336.380.839

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

337.502.109

448.507.786

5.2

Rt giàu 401-500 m3/ha

449.629.055

560.634.732

IV

Rừng tự nhiên hỗn loài lá rộng/lá kim

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.279.000

7.387.333

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

8.126.066

49.936.666

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

51.805.132

105.578.689

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.7

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

107.145.531

162.127.026

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

163.478.370

207.527.642

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

209.116.530

291.095.186

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

292.504.294

349.606.726

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.7

Rất giàu 301-400 m3/ha

351.189.672

487.958.369

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

489.178.265

609.947.961

V

Rừng lá kim

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.167.750

9.415.067

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

10.356.573

47.075.334

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

48.016.840

130.150.667

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

131.479.789

195.267.013

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

196.250.387

247.285.281

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

248.695.850

309.323.196

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

310.560.489

371.187.836

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rt giàu 301-400 m3/ha

372.425.128

494.917.114

5.2

Rt giàu 401-500 m3/ha

496.154.407

618.646.393

 

PHỤ LỤC 2

KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN CÁC HUYỆN: EA H'LEO, KRÔNG BUK, KRÔNG NĂNG, BUÔN HỒ
(Kèm theo Quyết định s 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Đồng/ha

STT

Phân theo trữ lượng gỗ

Khung giá trị lâm sản

Thấp nhất

Cao nhất

I

Rừng t nhiên lá rng thường xanh

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đưng kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.388.500

10.721.437

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 10-50 m3/ha

11.210.937

46.413.348

2.2

Rừng nghèo: > 50-100 m3/ha

48.735.729

120.775.938

3

Rừng trung bình > 100-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình >100-150 m3/ha

122.466.540

181.880.999

3.2

Rừng trung bình >150-200 m3/ha

183.445.322

268.384.532

4

Rừng giàu > 200-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu > 200-250 m3/ha

269.394.877

338.068.254

4.2

Rừng giàu > 250-300 m3/ha

339.107.891

488.973.575

lII

Rừng t nhiên hỗn loài và tre nứa

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.166.000

8.699.778

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rng nghèo: 10-50 m3/ha

9.569.756

43.498.891

2.2

Rừng nghèo: > 50-100 m3/ha

44.133.806

129.674.130

3

Rừng trung bình > 100-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình > 100-150 m3/ha

131.256.389

243.945.131

3.2

Rừng trung bình > 150-200 m3/ha

245.571.432

276.206.175

4

Rừng giàu > 200-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu > 200-250 m3/ha

278.584.776

346.498.477

4.2

Rừng giàu > 250-300 m3/ha

347.884.471

415.798.173

III

Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

2.480.800

11.374.660

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 10-50 m3/ha

12.512.126

70.873.301

2.2

Rng nghèo: > 50-100 m3/ha

72.363.440

141.889.099

3

Rừng trung bình > 100-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình > 100-150 m3/ha

143.338.000

236.422.772

3.2

Rừng trung bình > 150-200 m3/ha

238.002.294

315.234.827

4

Rừng giàu > 200-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu > 200-250 m3/ha

318.057.339

439.126.292

4.2

Rừng giàu > 250-300 m3/ha

440.882.797

526.951.551

IV

Rừng tự nhiên lá rộng rụng lá

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.771.500

8.931.729

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 10-50 m3/ha

10.023.841

59.199.277

2.2

Rừng nghèo: > 50-100 m3/ha

61.910.973

127.276.418

3

Rừng trung bình > 100-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình > 100-150 m3/ha

129.984.783

226.234.000

3.2

Rừng trung bình > 150-200 m3/ha

229.493.365

300.964.722

4

Rừng giàu > 200-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu > 200-250 m3/ha

302.047.140

450.680.223

4.2

Rừng giàu > 250-300 m3/ha

452.999.491

541.433.655

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu > 300-400 m3/ha

543.238.434

721.911.540

5.2

Rất giàu > 400-500 m3/ha

723.896.797

902.389.425

 

PHỤ LỤC 3

KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC CÁC HUYỆN: LẮK, KRÔNG ANA
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Đồng/ha

STT

Phân theo trữ lượng gỗ

Khung giá trị lâm sản

Thấp nhất

Cao nhất

I

Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh

 

 

1

Rng chưa có trữ lượng: Đưng kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.469.333

8.207.016

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

8.786.376

38.938.074

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

39.218.983

79.899.967

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

81.573.424

136.148.650

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

137.906.154

182.657.157

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rng giàu 201-250 m3/ha

184.571.194

287.297.449

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

288.425.553

344.731.736

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

346.609.658

428.727.154

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

429.788.947

535.896.442

II

Rừng tự nhiên hỗn loài và tre nứa

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.557.000

7.331.571

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

8.870.260

40.319.366

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

42.284.890

77.872.334

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

79.478.540

117.037.436

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

118.824.352

167.383.248

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rng giàu 201-250 m3/ha

169.063.899

210.278.481

4.2

Rng giàu 251-300 m3/ha

211.119.595

252.334.177

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

253.678.708

652.064.728

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

653.694.890

815.080.910

III

Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá

 

 

1

Rừng chưa có trữ lưng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

2.332.000

7.789.786

2

Rng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

8.568.764

38.948.929

2.2

Rng nghèo: 51-100 m3/ha

39.273.904

77.007.654

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

78.820.711

117.060.462

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

118.860.845

156.080.616

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

157.861.019

195.100.770

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

196.881.174

234.120.925

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

235.901.328

312.161.233

5.2

Rt giàu 401-500 m3/ha

314.941.636

390.201.541

IV

Rừng tự nhiên hỗn loài lá rộng/lá kim

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.173.333

9.135.050

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

10.048.555

45.675.251

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

46.588.756

91.350.501

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

92.264.006

137.025.752

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

138.939.257

160.701.003

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

162.858.259

202.560.023

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

203.370.263

309.072.028

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

311.299.600

413.687.176

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

414.721.394

517.108.971

V

Rừng lá kim

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.206.675

9.117.992

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

10.029.791

45.589.959

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

46.501.758

91.179.917

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

92.091.716

136.769.876

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

137.681.675

182.359.834

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.7

Rừng giàu 201-250 m3/ha

183.271.633

227.949.793

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

228.861.592

345.339.751

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

347.270.707

461.489.311

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

462.643.034

576.861.639

 

PHỤ LỤC 4

KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC CÁC HUYỆN: EA SÚP, BUÔN ĐÔN
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Đng/ha

STT

Phân theo trữ lượng gỗ

Khung giá trị lâm sản

Thấp nhất

Cao nhất

I

Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đưng kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.208.667

11.495.876

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

12.645.463

57.479.378

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

58.628.965

114.958.755

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

116.504.250

202.729.085

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

204.590.644

291.259.190

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

293.018.794

364.451.236

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

365.909.041

437.341.483

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

438.799.288

583.121.977

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

584.579.782

728.902.471

II

Rừng tự nhỉên hỗn loài và tre nứa

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.469.333

12.867.761

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

14.154.537

65.338.803

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

66.497.497

155.877.446

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

157.366.340

197.989.615

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

199.640.012

365.423.857

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

366.683.600

516.775.622

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

517.838.724

618.930.746

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

620.927.925

849.073.654

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

851.196.339

1.061.342.068

III

Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đưòng kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.991.625

15.982.211

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

17.580.432

79.911.054

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

81.763.132

195.025.749

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

196.607.283

391.991.014

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

393.125.099

450.430.594

4

Rng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

452.030.564

585.615.108

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

586.953.568

713.538.129

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

715.174.262

950.397.691

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

952.773.685

1.187.997.114

IV

Rừng tự nhiên lá rộng rụng lá

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.991.625

8.799.197

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

 

 

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

14.951.190

67.959.954

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

69.219.648

133.254.212

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

 

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

135.158.104

204.729.858

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

206.456.721

273.452.611

4

Rừng giàu 201-300 m3/ha

 

 

4.1

Rừng giàu 201-250 m3/ha

274.819.874

341.815.763

4.2

Rừng giàu 251-300 m3/ha

343.183.026

410.178.916

5

Rất giàu > 300 m3/ha

 

 

5.1

Rất giàu 301-400 m3/ha

411.546.179

546.905.221

5.2

Rất giàu 401-500 m3/ha

548.272.484

683.631.527

 

PHỤ LỤC 5

KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC: THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, CÁC HUYỆN: CƯ M'GAR, CƯ KUIN, KRÔNG PẮK
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tnh)

Đơn vị tính: Đồng/ha

STT

Phân theo trữ lượng gỗ

Khung giá trị lâm sản

Thấp nhất

Cao nhất

I

Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh

 

 

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

1.260.000

7.530.501

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

-

-

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

8.985.268

40.609.397

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

42.830.765

91.381.206

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

-

-

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

93.164.378

129.499.099

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

131.982.501

217.144.390

II

Rừng tự nhiên hỗn loài và tre nứa

-

-

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

734.667

8.705.990

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

-

-

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

10.950.833

70.863.216

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

72.052.245

174.934.393

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

 

-

3.1

Rng trung bình 101-150 m3/ha

176.602.390

355.718.385

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

357.320.723

433.970.842

III

Rng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá

-

-

1

Rừng chưa có trữ Iượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha.

2.044.033

9.941.474

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

-

-

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

11.046.058

89.608.818

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

91.838.602

215.026.836

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

-

-

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

217.303.885

319.949.136

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

321.761.137

470.236.966

IV

Rừng tự nhiên lá rộng rụng lá

-

-

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đưcmg kính bình quân < 8cm, trữ lưọng cây đứng < 10m3/ha.

1.991.625

9.789.533

2

Rừng nghèo: 10-100 m3/ha

-

-

2.1

Rừng nghèo: 11-50 m3/ha

11.826.804

77.668.323

2.2

Rừng nghèo: 51-100 m3/ha

79.637.328

147.337.778

3

Rừng trung bình 101-200 m3/ha

-

-

3.1

Rừng trung bình 101-150 m3/ha

149.640.975

217.071.677

3.2

Rừng trung bình 151-200 m3/ha

219.095.171

309.849.828

 

PHỤ LỤC 6

GIÁ SỞ HỮU RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2073 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Đồng/ha

STT

LOẠI CÂY

GIÁ TRỊ SỞ HỮU

I

KEO LAI GIÂM HOM

 

1

Mật độ 2.200 cây/ha

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

28.788.994

b

Năm thứ hai

36.042.793

c

Năm thứ ba

40.971.914

1.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6)

62.133.639

1.3

Cấp tui III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9)

67.843.649

2

Mật độ 2.000 cây/ha

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

27.448.743

b

Năm thứ hai

34.702.542

c

Năm thứ ba

39.631.663

2.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6)

60.349.766

2.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9)

65.798.231

3

Mật độ 1.660 cây/ha

 

3.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

25.382.576

b

Năm thứ hai

32.636.375

c

Năm thứ ba

37.565.496

3.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6)

57.599.698

3.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9)

63.048.163

II

KEO LAI CẤY MÔ

 

1

Mật độ 2.200 cây/ha

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

28.300.317

b

Năm thứ hai

35.554.116

c

Năm thứ ba

40.483.237

1.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6)

61.483.211

1.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9)

85.746.536

2

Mật độ 1.660 cây/ha

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

2.291.130

b

Năm thứ hai

4.373.975

c

Năm thứ ba

6.267.470

2.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6)

57.534.609

2.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9)

80.490.946

III

BẠCH ĐÀN

 

1

Mật độ 2.220 cây/ha

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

34.513.373

b

Năm thứ hai

43.290.469

c

Năm thứ ba

49.254.705

1.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

96.318.371

1.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15)

164.349.371

1.4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

273.913.975

2

Mt độ 2.000 cây/ha

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

32.923.508

b

Năm thứ hai

41.700.604

c

Năm thứ ba

47.664.840

2.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

93.757.887

2.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15)

160.225.700

2.4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

267.272.775

3

Mật độ 1.660 cây/ha

 

3.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

30.613.941

b

Năm thứ hai

39.391.037

c

Năm thứ ba

45.355.273

3.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

90.038.308

3.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, t năm thứ 11 đến năm thứ 15)

154.235.280

3.4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

257.625.143

IV

THÔNG BA LÁ

 

1

Mật độ 2.500 cây/ha

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

36.870.945

b

Năm thứ hai

45.648.041

c

Năm thứ ba

51.612.277

d

Năm thứ tư

54.137.964

e

Năm thứ năm

56.434.044

1.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

100.115.265

1.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15)

170.464.307

1.4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

283.762.140

2

Mật độ 2.000 cây/ha

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

33.194.887

b

Năm thứ hai

41.971.983

c

Năm thứ ba

47.936.219

d

Năm thứ tư

50.461.906

e

Năm thứ năm

52.757.986

2.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

94.194.946

2.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15)

160.929.587

2.4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

268.406.392

3

Mật độ 1.660 cây/ha

 

3.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

30.613.941

b

Năm thứ hai

39.391.037

c

Năm thứ ba

45.355.273

d

Năm thứ tư

47.880.960

e

Năm thứ năm

50.177.040

3.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

90.038.308

3.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, t năm thứ 11 đến năm thứ 15)

154.235.280

3.4

Cấp tui IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

257.625.143

V

DẦU RÁI

 

1

Mật độ 550 cây/ha

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

26.128.360

b

Năm thứ hai

34.905.456

c

Năm thứ ba

40.869.692

d

Năm thứ tư

43.395.379

e

Năm thứ năm

45.691.459

1.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

82.814.224

1.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15)

142.600.808

1.4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

238.887.697

2

Mật độ 475 cây/ha

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

22.310.514

b

Năm thứ hai

31.087.610

c

Năm thứ ba

37.051.846

d

Năm thứ tư

39.577.533

e

Năm thứ năm

41.873.613

2.2

Cấp tuổi II (Rng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

76.665.555

2.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15)

132.698.328

2.4

Cấp tui IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

173.756.821

VI

KEO TAI TƯỢNG

 

1

Mật độ 2200 cây/ha

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

28.992.304

b

Năm thứ hai

36.246.103

c

Năm thứ ba

41.175.224

1.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6)

62.404.245

1.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9)

89.012.392

2

Mật độ 2000 cây/ha

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nht (năm trồng)

27.631.905

b

Năm thứ hai

34.885.704

c

Năm thứ ba

39.814.825

2.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6)

60.593.554

2.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9)

86.602.371

3

Mt độ 1660 cây/ha

 

3.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

25.534.601

b

Năm thứ hai

32.788.400

c

Năm thứ ba

37.717.521

3.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6)

57.802.044

3.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9)

82.886.861

VII

KEO LÁ TRÀM

 

1

Mật độ 2200 cây/ha

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc)

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

31.562.920

b

Năm thứ hai

39.542.099

c

Năm thứ ba

44.964.132

d

Năm thứ tư

47.260.212

1.2

Cấp tuổi II (từ năm thứ 5 đến năm thứ 8)

79.849.780

2

Mật độ 2000 cây/ha

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

30.099.045

b

Năm th hai

38.078.224

c

Năm thứ ba

43.500.257

d

Năm thứ tư

44.682.246

2.2

Cấp tuổi II (từ năm thứ 5 đến năm thứ 8)

77.706.521

3

Mật độ 1660 cây/ha

 

3.1

Rừng trồng giai đoạn I

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

27.842.340

b

Năm thứ hai

35.821.519

c

Năm thứ ba

41.243.552

đ

Năm thứ tư

42.425.541

3.2

Cấp tuổi II (từ năm thứ 5 đến năm thứ 8)

74.402.479

VIII

CÁC LOÀI SAO

 

1

Mật độ 556 cây/ha

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

22.998.998

b

Năm thứ hai

31.776.094

c

Năm thứ ba

37.740.330

d

Năm thứ tư

40.266.017

e

Năm thứ năm

42.562.097

1.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

77.774.356

1.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, t năm thứ 11 đến năm thứ 15)

134.484.049

1,4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

225.815.575

2

Mật độ 417 cây/ha

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I

 

a

Năm thứ nhất (năm trồng)

21.874.929

b

Năm thứ hai

30.652.025

c

Năm thứ ba

36.616.261

d

Năm thứ tư

39.141.948

e

Năm thứ năm

41.438.028

2.2

Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10)

75.964.041

2.3

Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15)

131.568.532

2.4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20)

221.120.119

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/07/2013 Quy định áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.698

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.107.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!