ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LONG AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/2019/QĐ-UBND
|
Long An, ngày
22 tháng 4 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY
SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016
của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày
06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi
hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày
30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày
29/9/2017của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quy định chi tiết Nghị định số
01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị
định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của
các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 2707/TTr-SNN ngày 19/4/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này quy định đơn giá bồi
thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2019
và thay thế Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh ban
hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là thủy
sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An và Quyết định số
54/2017/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của quy định đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là
thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An.
Các phương án bồi thường cây trồng,
vật nuôi là thủy sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước
ngày quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án
đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quyết định này.
Điều 3.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành chức năng có
liên quan, địa phương đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những nội dung
còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Thủ trưởng
các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục KTVBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- TT. UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng: THKSTTHC, KTTC, VHXH;
- Ban NCTCD;
- Lưu: VT, SNN.
QD-DG CAY TRONG VAT NUOI
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Cần
|
QUY ĐỊNH
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ
THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18 /2019/QĐ-UBND ngày 22/4/2019 của UBND tỉnh
Long An)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này áp dụng để tính bồi
thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi là thủy sản cho người sử dụng đất khi Nhà
nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Đối tượng áp dụng
Người sử dụng đất quy định tại
Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 khi Nhà nước thu hồi đất; cơ quan quản lý nhà nước
về đất đai; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và các đơn vị
khác có liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Điều 2.
Nguyên tắc bồi thường
1. Đối với cây trồng, vật nuôi
là thủy sản, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại thì việc bồi thường được
thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013.
2. Mật độ cây trồng, vật nuôi để
tính bồi thường:
a) Cây trồng:
- Trường hợp vườn trồng cây
chuyên canh (chỉ trồng 01 loại cây trồng) thì bồi thường theo đơn giá và mật độ
quy định.
- Trường hợp vườn trồng cây
chuyên canh, có trồng thêm cây phân tán (tại các bờ thửa, liếp) thì giá bồi thường
tính theo giá trị của cây trồng chính (theo đúng mật độ quy định) cộng thêm giá
trị của cây phân tán.
- Trường hợp vườn cây lâu năm
trồng xen cây trồng hàng năm thì cây lâu năm được bồi thường theo mật độ quy định;
cây hàng năm được bồi thường theo diện tích cây trồng thực tế bị thiệt hại.
Đối với các quy định tại Tiết
1, 2, 3 nêu trên, trường hợp mật độ trồng thấp hơn mật độ quy định thì bồi thường
theo số lượng cây thực tế. Trường hợp trồng vượt quá mật độ quy định thì số cây
vượt mật độ đến 50% được bồi thường bằng 50% giá trị cây trồng cùng chủng loại;
số cây vượt mật độ từ trên 50% đến 100% được bồi thường 30% giá trị cây trồng
cùng chủng loại; số cây vượt mật độ trên 100% thì không được bồi thường.
- Trường hợp vườn trồng cây xen
canh nhiều loại cây trồng lâu năm (có không quá 03 loại cây trồng) thì tính giá
trị cây trồng chính theo đúng mật độ quy định, cây trồng phụ thứ 01 thì tính mật
độ không quá 50% mật độ quy định của cây trồng phụ thứ 01, cây trồng phụ thứ 02
thì tính mật độ không quá 30% mật độ quy định của cây trồng phụ thứ 02. Trường
hợp mật độ trồng thấp hơn mật độ quy định thì bồi thường theo số lượng cây thực
tế.
- Trường hợp vườn không phải là
vườn chuyên canh (vườn trồng nhiều loại cây, không xác định cây trồng chính, mật
độ không theo quy định) thì căn cứ vào từng loại cây để tính giá trị bồi thường,
nhưng mật độ chung của toàn bộ các loại cây không quá 10.000 cây/ha.
b) Vật nuôi là thủy sản:
Mật độ vật nuôi là thủy sản
theo quy định là mật độ để tính bồi thường. Trường hợp mật độ nuôi cao hơn mật
độ quy định thì chỉ tính bồi thường theo đúng định mức quy định. Trường hợp mật
độ nuôi thấp hơn mật độ quy định thì bồi thường theo số lượng thủy sản thực tế.
Chương II
QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ VÀ
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN
Điều 3.
Đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi là thủy sản
1. Đơn giá bồi thường thiệt hại
cây trồng: Thực hiện theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy định này.
2. Đơn giá bồi thường thiệt hại
vật nuôi là thủy sản: Thực hiện theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 4.
Phương pháp xác định để tính bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi là thủy sản
1. Đối với cây trồng:
a) Đối với cây lâu năm:
- Đối với loại cây lâu năm chỉ
thu hoạch một lần (cây lấy gỗ, lá) thì giá trị hiện có của vườn cây được tính
như sau:
+ Trường hợp trồng phân tán:
Giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại
cây trồng nhân (x) đơn giá một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng
kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời
điểm thu hồi (theo bảng đơn giá cây trồng phân tán quy định tại Phụ lục 01).
+ Trường hợp trồng tập trung:
Giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) diện tích vườn cây
nhân (x) đơn giá cây trồng/01 m² cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi,
cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại
thời điểm thu hồi (theo bảng đơn giá cây trồng tập trung quy định tại Phụ lục
01).
- Đối với loại cây lâu năm thu
hoạch nhiều lần (cây ăn quả) thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường
bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) đơn giá một (01) cây tương ứng
cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở
thị trường địa phương tại thời điểm thu hồi (theo bảng đơn giá quy định tại Phụ
lục 01).
b) Đối với cây hàng năm:
Mức bồi thường được tính bằng
giá trị sản lượng của 01 vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của 01 vụ thu hoạch được
tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng
chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
Căn cứ vào tình hình thực tế của
khu vực dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ số
liệu của Chi cục Thống kê huyện về năng suất, sản lượng để xác định năng suất,
giá bán trung bình tại thời điểm thu hồi đất để làm cơ sở đề nghị mức bồi thường
chung cho toàn khu vực dự án, gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau dây ghi tắt là Ủy ban
nhân dân cấp huyện) quyết định.
2. Đối với vật nuôi là thủy sản:
a) Bồi thường vật nuôi là thủy
sản do phải thu hoạch sớm:
- Mức bồi thường bằng (=) 70%
giá trị con giống cộng (+) 50% giá trị thức ăn tính đến thời điểm định giá bồi
thường.
Trong đó:
- 70% giá trị con giống được
tính bằng (=) 70% nhân (x) số lượng thủy sản thả nuôi nhân (x) đơn giá con giống
tại thời điểm bồi thường.
- 50% giá trị thức ăn được tính
bằng (=) 50% nhân (x) số lượng thủy sản thả nuôi nhân (x) tỷ lệ sống nhân (x)
trọng lượng bình quân/con tại thời điểm định giá bồi thường nhân (x) hệ số thức
ăn (FCR) nhân (x) đơn giá thức ăn tại thời điểm bồi thường.
- Tỷ lệ sống bằng tổng số lượng
thủy sản thu hoạch chia (/) tổng số lượng thủy sản thả nuôi (theo Phụ lục 02).
- Trọng lượng bình quân/con tại
thời điểm định giá bồi thường bằng (=) tổng trọng lượng thủy sản tại thời điểm
định giá bồi thường chia (/) số lượng thủy sản tại thời điểm định giá bồi thường.
- Hệ số thức ăn (FCR) bằng tổng
lượng thức ăn đã sử dụng chia (/) tổng trọng lượng thủy sản được thu hoạch
(theo Phụ lục 02).
b) Bồi thường đối với trường hợp
có thể di chuyển thủy sản nuôi:
- Đối với thủy sản nuôi trong
ao đất, ruộng, mương vườn: Bồi thường chi phí bơm tát, di chuyển thủy sản nuôi
và thiệt hại do di chuyển gây ra; chi phí cải tạo và đặt cống cấp, thoát nước
cho chỗ nuôi mới.
- Đối với thủy sản nuôi trong bể
(bể xi măng, bể đất lót bạt): Bồi thường chi phí làm bể mới, chi phí di chuyển
thủy sản và thiệt hại do di chuyển gây ra.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Xử
lý trong một số trường hợp đặc biệt
1. Đối với các loại cây trồng
và vật nuôi là thủy sản không có trong Phụ lục 01, 02 thì Tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét đề xuất phương án giải quyết đối với từng
trường hợp cụ thể, gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định,
trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
2. Đối với những cây lấy gỗ có
giá trị cao như sao, dầu, gõ,…, có thời gian trồng trên 20 năm thì có thể tính
tăng thêm giá trị bồi thường, nhưng mức tăng tối đa không vượt quá 200% so với
đơn giá từng loại cây trồng trong bảng đơn giá. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng đề xuất tỷ lệ tăng cụ thể đối với từng trường hợp, gửi Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
quyết định.
3. Đối với cây kiểng trồng
trong chậu: Bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hai do di chuyển gây ra. Mức
bồi thường cụ thể do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ
tình hình thực tế đề xuất, gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
4. Đối với cây kiểng có uốn sửa,
tạo dáng thì được bồi thường thêm không quá 20% giá trị so với giá bồi thường
cây tương tự chưa uốn sửa, tạo dáng. Mức bồi thường cụ thể do Tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ tình hình thực tế đề xuất, gửi Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
quyết định.
Điều 6. Điều
khoản thi hành
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu
trong việc kiểm đếm, phân loại và xác định mức giá bồi thường cụ thể, trình cơ
quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi
phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên
quan để hướng dẫn giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 01
BẢNG ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 22/4/2019 của UBND tỉnh
Long An)
I. CÂY LÂU NĂM
1. Cây ăn trái:
STT
|
Loại cây
|
Đơn vị tính
|
Đơn giá
|
A
|
B
|
C
|
D
|
E
|
Mật độ tối đa
|
1
|
Dừa
|
đồng/cây
|
1.500.000
|
1.200.000
|
800.000
|
500.000
|
100.000
|
300 cây/ha
|
2
|
Xoài
|
đồng/cây
|
1.100.000
|
900.000
|
750.000
|
450.000
|
60.000
|
600 cây/ha
|
3
|
Nhãn
|
đồng/cây
|
820.000
|
560.000
|
420.000
|
360.000
|
40.000
|
400 cây/ha
|
4
|
Sapoche
|
đồng/cây
|
870.000
|
660.000
|
470.000
|
240.000
|
50.000
|
300 cây/ha
|
5
|
Thanh long ruột đỏ
|
đồng/trụ
|
1.800.000
|
1.500.000
|
800.000
|
500.000
|
200.000
|
1.400 trụ/ha
|
6
|
Thanh long ruột trắng
|
đồng/trụ
|
1.300.000
|
1.000.000
|
600.000
|
400.000
|
170.000
|
1.250 trụ/ha
|
7
|
Me
|
đồng/cây
|
1.000.000
|
500.000
|
250.000
|
150.000
|
50.000
|
700 cây/ha
|
8
|
Bưởi
|
đồng/cây
|
1.000.000
|
700.000
|
500.000
|
300.000
|
70.000
|
500 cây/ha
|
9
|
Cam, quýt
|
đồng/cây
|
680.000
|
490.000
|
290.000
|
150.000
|
55.000
|
800 cây/ha
|
10
|
Chanh
|
đồng/cây
|
1.000.000
|
700.000
|
500.000
|
400.000
|
50.000
|
550 cây/ha
|
11
|
Hạnh (Tắc)
|
đồng/cây
|
320.000
|
230.000
|
150.000
|
40.000
|
20.000
|
2.000 cây/ha
|
12
|
Vú sữa
|
đồng/cây
|
800.000
|
700.000
|
500.000
|
200.000
|
60.000
|
200 cây/ ha
|
13
|
Mít
|
đồng/cây
|
1.000.000
|
800.000
|
580.000
|
360.000
|
50.000
|
280 cây/ha
|
14
|
Mãng cầu xiêm
|
đồng/cây
|
500.000
|
350.000
|
250.000
|
170.000
|
30.000
|
750 cây/ha
|
15
|
Mãng cầu ta
|
đồng/cây
|
260.000
|
180.000
|
120.000
|
90.000
|
20.000
|
2.500 cây/ha
|
16
|
Cóc, khế, cà na
|
đồng/cây
|
460.000
|
250.000
|
160.000
|
110.000
|
25.000
|
440 cây/ha
|
17
|
Ổi
|
đồng/cây
|
240.000
|
160.000
|
120.000
|
80.000
|
20.000
|
1.500 cây/ha
|
18
|
Sơ ri
|
đồng/cây
|
580.000
|
420.000
|
240.000
|
110.000
|
30.000
|
800 cây/ha
|
19
|
Mận
|
đồng/cây
|
350.000
|
250.000
|
150.000
|
70.000
|
25.000
|
780 cây/ha
|
20
|
Táo
|
đồng/cây
|
300.000
|
220.000
|
150.000
|
70.000
|
20.000
|
800 cây/ha
|
21
|
Sake
|
đồng/cây
|
500.000
|
350.000
|
220.000
|
150.000
|
45.000
|
300 cây/ha
|
22
|
Lựu
|
đồng/cây
|
250.000
|
160.000
|
120.000
|
80.000
|
20.000
|
1.500 cây/ha
|
23
|
Lý
|
đồng/cây
|
220.000
|
160.000
|
120.000
|
80.000
|
20.000
|
700 cây/ha
|
24
|
Điều
|
đồng/cây
|
400.000
|
300.000
|
200.000
|
150.000
|
60.000
|
400 cây/ha
|
25
|
Dâu
|
đồng/cây
|
1.000.000
|
500.000
|
300.000
|
200.000
|
60.000
|
500 cây/ha
|
26
|
Bơ
|
đồng/cây
|
800.000
|
500.000
|
300.000
|
150.000
|
60.000
|
450 cây/ha
|
27
|
Ca cao, cọ dầu
|
đồng/cây
|
400.000
|
290.000
|
180.000
|
80.000
|
30.000
|
1.200 cây/ha
|
28
|
Nhào, Đào tiên
|
đồng/cây
|
110.000
|
90.000
|
60.000
|
40.000
|
20.000
|
625 cây/ha
|
29
|
Chùm ruột
|
đồng/cây
|
150.000
|
120.000
|
70.000
|
50.000
|
15.000
|
625 cây/ha
|
30
|
Măng cụt
|
đồng/cây
|
2.000.000
|
1.600.000
|
1.300.000
|
1.100.000
|
150.000
|
208 cây/ha
|
31
|
Sầu riêng
|
đồng/cây
|
2.000.000
|
1.600.000
|
800.000
|
600.000
|
100.000
|
200 cây/ha
|
32
|
Chôm chôm
|
đồng/cây
|
1.160.000
|
800.000
|
560.000
|
360.000
|
70.000
|
280 cây/ha
|
33
|
Cà phê
|
đồng/cây
|
300.000
|
280.000
|
150.000
|
110.000
|
30.000
|
1.100 cây/ha
|
34
|
Tiêu
|
đồng/trụ
|
350.000
|
260.000
|
170.000
|
120.000
|
50.000
|
1.600 trụ/ha
|
35
|
Quách (triệu tử)
|
đồng/cây
|
220.000
|
200.000
|
150.000
|
100.000
|
50.000
|
200 cây/ha
|
36
|
Lekima
|
đồng/cây
|
220.000
|
160.000
|
90.000
|
60.000
|
30.000
|
500 cây/ha
|
37
|
Chuối
|
đồng/bụi
|
300.000
|
150.000
|
20.000
|
|
|
3.000 bụi/ha
|
38
|
Đu đủ
|
đồng/cây
|
200.000
|
150.000
|
25.000
|
|
|
2.000 cây/ha
|
39
|
Cau ăn trái
|
đồng/cây
|
140.000
|
90.000
|
40.000
|
|
|
2.500 cây/ha
|
40
|
Dây gùi tây (chanh dây), dây
gấc
|
đồng/gốc
|
180.000
|
90.000
|
50.000
|
|
|
400 gốc/ha
|
41
|
Khóm (thơm, dứa)
|
đồng/m²
|
12.000
|
8.000
|
5.000
|
|
|
|
|
Ghi chú:
* STT 01 - 36:
+ Loại A: Cây tốt, tán lớn,
cho trái nhiều, năng suất ổn định
+ Loại B: Cây tốt, ít trái,
tán nhỏ.
+ Loại C: Cây sắp có trái.
+ Loại D: Cây già lão, năng
suất thấp.
+ Loại E: Cây con; cây mới trồng
dưới 01 năm.
* STT 37: Chuối:
+ Loại A: Có buồng, từ 03
cây/bụi trở lên
+ Loại B: Dưới 3 cây
+ Loại C: Mới trồng
* STT 38 - 41: Đu đủ,
khóm, dây gùi tây (chanh dây), gấc, cau ăn trái:
+ Loại A: Đã có trái
+ Loại B: Sắp có trái
+ Loại C: Mới trồng
|
2. Cây lấy gỗ, lá: