QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ MỨC TRÍCH LẬP, SỬ DỤNG, QUYẾT TOÁN KÍNH PHÍ VÀ MỨC
CHI ĐẶC THÙ CHO VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÀI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13
tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16
tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết
toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất;
Căn cứ kết luận phiên họp UBND tỉnh tháng
7/2011 tại văn bản số 138/TB-UBND, ngày 26/7/2011 của UBND tỉnh; phiên họp Thường
trực UBND tỉnh tại văn bản số 156/TB-UBND, ngày 18/8/2011;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ
trình số 188/TTr-STC ngày 04 tháng 8 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức trích lập, sử dụng kinh phí đảm bảo cho việc tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1. Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích theo tỷ lệ (%) tổng số kinh
phí bồi thường, hỗ trợ của dự án, tiểu dự án,. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư cấp huyện; cấp tỉnh; tổ chức phát triển quỹ đất được giao thực hiện
nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi
chung là tổ chức được giao thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) được lập
dự toán theo khối lượng công việc thực tế cho phù hợp với quy mô, tính chất, đặc
điểm của từng loại dự án, tiểu dự án được trích không quá 2% tổng kinh phí bồi
thường, hỗ trợ của dự án, tiểu dự án.
2. Đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên
các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (quy
định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg này 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn); các dự án, tiểu dự
án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì tổ chức được giao thực hiện bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dự toán theo khối thượng công việc thực
tế cho phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của từng loại dự án, tiểu dự án
được trích:
a) Dự án có tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ dưới
100 triệu đồng được trích 5 triệu đồng;
b) Dự án có tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ từ
100 triệu đồng đến 500 triệu đồng:
Số tiền được trích = 5 triệu đồng + (Số kinh phí
bồi thường, hỗ trợ TĐC của dự án - 100 triệu đồng) x 5%
c) Dự án có tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ từ
trên 500 triệu đồng đến 1.000 triệu đồng:
Số tiền được trích = 25 triệu đồng + (số kinh
phí bồi thường, hỗ trợ TĐC của dự án - 500 triệu đồng) x 4%
d) Dự án có tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ từ
trên 1.000 triệu đồng đến 2.000 triệu đồng:
Số tiền được trích = 45 triệu đồng + (số kinh
phí bồi thường, hỗ trợ TĐC của dự án - 1.000 triệu đồng) x 3%
e) Dự án có tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ
trên 2.000 triệu đồng:
Số tiền được trích = 75 triệu đồng + (số kinh
phí bồi thường, hỗ trợ TĐC của dự án - 2.000 triệu đồng) x 2%
3. Phân bổ sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ và tái định được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án, tiểu dự án do UBND tỉnh phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- 75% chi cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư hoặc tổ chức phát triển quỹ đất được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
Trường hợp thuê các doanh nghiệp hoặc Quỹ đầu tư
phát triển đất và bảo lãnh tín dụng thực hiện thì số kinh phí 75% trên sẽ quy
thành 100% và được sử dụng như sau: 85% trả cho Doanh nghiệp hoặc Quỹ đầu tư
phát triển đất và bảo lãnh tín dụng theo hợp đồng; 15% chi cho các công việc
thuộc thầm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.
- 2% chi cho việc thẩm định dự toán kinh phí tổ
chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Sở Tài chính.
- 23% chi cho Hội đồng thẩm định cấp tỉnh qua Sở
Tài nguyên và môi trường (bao gồm cả chi phí cho việc chỉ đạo, phê duyệt của
UBND tỉnh).
b) Đối với dự án, tiểu dự án do ủy ban nhân dân
cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- 75% chi cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư hoặc tổ chức phát triển quỹ đất được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
Trường hợp thuê các doanh nghiệp hoặc Quỹ đầu tư
phát triển đất và bảo lãnh tín dụng thực hiện thì số kinh phí 75% trên sẽ quy
thành 100% và được sử dụng như sau: 85% trả cho Doanh nghiệp hoặc Quỹ đầu tư
phát triển đất và bảo lãnh tín dụng theo hợp đồng; 15% chi cho các công việc
thuộc thầm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.
- 2% chi cho thẩm định dự toán kinh phí tổ chức
thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Phòng Tài chính- Kế hoạch.
- 23% chi phí cho việc thẩm định phương án bồi
thường hỗ trợ tái đinh cư của Hội đồng thẩm định hoặc tổ thẩm định huyện (bao gồm
cả chi phí cho việc phê duyệt của UBND cấp huyện).
4. Tổ chức được giao thực hiện bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư căn cứ dự toán được phê duyệt và mức trích quy định tại khoản 3
Điều này có trách nhiệm chuyển chi phí cho các tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo
thẩm quyền.
Điều 2. Quy định mức chi đặc thù cho việc tổ chức thực hiện, bồi thường,
hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Đối với các khoản chi nhà nước chưa có tiêu chuẩn,
định mức như công tác hội họp, công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến quyết
định thu hồi đất; khảo sát điều tra tình hình kinh tế xã hội, thực trạng đất
đai, tài sản; kiểm kê, đánh giá đất đai, hoa màu, nhà ở, vật kiến trúc; lập, thẩm
định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giải quyết những
vướng mắc trong công tác bồi thường, công tác chi trả bồi thường, công tác cưỡng
chế thi hành quyết định bồi thường (nếu có) thì tùy theo số kinh phí được trích
của từng dự án, Chủ tịch Hội đồng bồi thường quyết định mức chi cụ thể cho từng
nội dung chi, nhưng tối đa không quá các mức sau:
1. Hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng làm việc đối với
công tác ngoại nghiệp bao gồm: Kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị
thiệt hại của người bị thu hồi đất. Mức chi:
a) Đối với thành viên chính thức: 100.000 đ/người/ngày
thực tế làm việc.
b) Đối với thành viên mời dự (nếu có): 80.000
đ/người/ngày thực tế làm việc.
Trường hợp địa điểm thực hiện nhiệm vụ bồi thường
trên 10 km trở lên, không đi về được trong ngày thì ngoài mức hỗ trợ trên, người
thực hiện nhiệm vụ được thanh toán tiền ngủ và phụ cấp lưu trú theo chế độ công
tác phí hiện hành; Nếu đi về trong ngày được hỗ trợ tiền xăng xe mức: 20.000
đ/người/người thực tế làm việc.
2. Chi phụ cấp trách nhiệm làm nội nghiệp (thẩm
định phương án, tổng hợp kết quả trình UBND tỉnh, huyện) cho các thành viên hội
đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư cấp huyện; hội đồng thẩm định hoặc tổ thẩm định
huyện; hội đồng thẩm định tỉnh:
a) Chủ tịch hội đồng, thành viên hội đồng và cán
bộ trực tiếp tham gia: 100.000 đồng/ người/ngày thực tế làm việc.
b) Các thành viên hội đồng chỉ đạo gián tiếp:
50% mức chi đối với cán bộ trực tiếp tham gia.
3. Chi họp ban chỉ đạo, hội đồng bồi thường, hội
đồng thẩm định hoặc tổ thẩm định: 100.000 đồng/người/ngày.
4. Chi làm thêm giờ: Hội đồng bồi thường, Hội đồng
thẩm định, tổ thẩm định làm việc vào thứ bẩy chủ nhật, cán bộ tổng hợp làm
ngoài giờ hành chính được thanh toán theo chế độ làm thêm giờ theo quy định hiện
hành nhưng tối đa không quá 200 giờ/người/năm.
5. Chi trả phí ứng vốn của Quỹ đầu tư phát triển
đất và bảo lãnh tín dụng để tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thực hiện hợp đồng với Quỹ
(trong đó quy định rõ mức phí), để làm cơ sở lập dự toán và thanh toán chi trả.
6. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến
việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Tùy theo điều kiện thực
tế, qui mô, tính chất công việc Ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng quy định mức chi
cho hợp lý đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí.
Điều 3. Lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Lập dự toán: Cùng với việc lập phương án bồi
thường, hỗ trợ tái định cư, các tổ chức được phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quyết định này lập dự toán gửi Sở Tài
chính thẩm định và phê duyệt đối với dự án, tiểu dự án thuộc phạm vi cấp tỉnh
(UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt dự toán và quyết toán đối
với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh); Gửi Phòng Tài chính -
kế hoạch thẩm định đối với dự án, tiểu dự án thuộc phạm vi 1 huyện, thành phố
trình UBND huyện, thành phố phê duyệt.
2. Quyết toán: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày
hoàn thành công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. Các
tổ chức được phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư có trách nhiệm:
a) Lập báo cáo quyết toán về toàn bộ khoản chi
phí cho công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án đã được
nhận và sử dụng với Sở Tài chính (đối với dự án cấp tỉnh); Phòng Tài chính - kế
hoạch (đối với dự án cấp huyện) để phê duyệt quyết toán theo quy định hiện hành
về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
b) Chuyển một (01) bản quyết toán đã được phê
duyệt và chứng từ liên quan đến báo cáo quyết toán cho chủ đầu tư của dự án để
tổng hợp vào hồ sơ để quyết toán đối với chi phí này.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn về hồ
sơ, trình tự, thủ tục lập dự toán, quyết toán cho các đơn vị theo quy định hiện
hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký và bãi bỏ Điều 15 chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư tại Quyết định số 1152/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2010 của ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Giang.
Đối với những dự án, tiểu dự án đã phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày Quyết định này có hiệu lực
thi hành, nhưng Chủ đầu tư mới thực hiện thanh toán cho tổ chức thực hiện bồi
thường khoản kinh phí tổ chức thực hiện theo dự toán đã được phê duyệt, thì
không điều chỉnh việc lập dự toán theo mức trích quy định của Quyết định này,
nhưng việc sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư được vận dụng thực hiện các mức chi theo các quy định của Quyết
định này trong phạm vi dự toán được duyệt.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài
Nguyên và môi trường, Xây dựng, Thủ trưởng các Sở ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch
ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư các cấp; Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển đất và bảo lãnh tín dụng;
các chủ đầu tư xây dựng công trình và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.