ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/2018/QĐ-UBND
|
Bạc
Liêu, ngày 12 tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chức
Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29
tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số
01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy
định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực
thi hành trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu tổ chức triển khai thực hiện nội
dung Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố Bạc Liêu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh’
- CT; các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
- TT. Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT (BK01).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Dương Thành Trung
|
QUY ĐỊNH
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08 /2018/QĐ
- UBND ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định
này quy định về việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, bao gồm: Quyết định giải
quyết của bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu (gọi chung là cấp huyện),
được quy định tại Khoản 4 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013; Điều 90, 91 Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đất đai (viết tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP); Khoản 58, 59 Điều 2
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (viết tắt là Nghị
định số 01/2017/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc
thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành theo quy
định tại Điều 1 của Quy định này.
2. Cơ
quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện cưỡng chế việc thi hành quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành theo quy định tại Điều 4 của Quy
định này.
Điều 3. Nguyên tắc cưỡng chế
1.
Các nguyên tắc cưỡng chế được quy định tại Khoản 2 Điều 91 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số
01/2017/NĐ-CP .
2.
Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong quá trình thực hiện cưỡng chế; không xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân.
Điều 4. Cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp
đất đai được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây
1.
Các điều kiện được quy định tại Khoản 3 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được
bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
2. Trường
hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt
khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản và nêu rõ
lý do, quá 03 lần thì Ban thực hiện cưỡng chế tiến hành thực hiện các bước đúng
theo quy định tại Điều 6 của quy định này.
Điều 5. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế
Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế theo quy định tại
Khoản 4 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 59 Điều 2
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế
Trình
tự, thủ tục thực hiện cưởng chế được quy định tại Khoản 5 Điều 91 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
Điều 7. Thành phần Ban thực hiện cưỡng chế gồm
1.
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại
Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) và tính chất của từng vụ việc, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng, thành phần Ban thực hiện cưỡng
chế.
2.
Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế phải ghi rõ thành phần, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban thực hiện cưỡng chế, trách nhiệm của các cơ quan có liên
quan.
Điều 8. Xây dựng Kế hoạch thực hiện cưỡng chế
1.
Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng
nơi tiến hành cưỡng chế, chủ trì xây dựng kế hoạch cưỡng chế và dự toán kinh
phí trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
2. Kế
hoạch thực hiện cưỡng chế phải đảm bảo các nội dung cơ bản: đối tượng, nội
dung, thời gian, địa điểm cưỡng chế, phương pháp cưỡng chế; lực lượng hỗ trợ và
kinh phí thực hiện.
3.
Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình
(nếu cần) để kịp thời thông tin, tuyên truyền đến người dân khu vực cưỡng chế.
Điều 9. Thực hiện cưỡng chế
1.
Trên cơ sở, kế hoạch cưỡng chế đã được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế phối
hợp với lực lượng hỗ trợ tiến hành cưỡng chế.
a)
Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế, người có nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt
thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của UBND cấp xã và 02 người
trong khu vực nơi có đất bị cưỡng chế chứng kiến.
b) Việc
cưỡng chế phải được lập thành biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản, Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất cưỡng chế một bản;
biên bản ghi rõ: thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế; cá nhân,
tổ chức bị cưỡng chế; đại diện UBND cấp xã và người chứng kiến; hiện trạng đất
khi cưỡng chế, kết quả thực hiện cưỡng chế và phải được thành phần tham dự cưỡng
chế ký tên, điểm chỉ; trường hợp vắng mặt hoặc từ chối ký biên bản thì phải ghi
rõ lý do vào biên bản.
2.
Ngay sau khi thực hiện xong việc cưỡng chế, Ban thực hiện cưỡng chế đề nghị cơ
quan có thẩm quyền đo đạc và lập biên bản bàn giao đất cho người sử dụng hợp pháp, biên bản bàn giao đất phải có chữ ký
của đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, đối tượng nhận bàn giao đất và xác nhận của
UBND cấp xã.
3.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cưỡng chế ngoài thực địa,
Ban thực hiện cưỡng chế họp đánh giá kết quả thực hiện cưỡng chế và báo cáo kết
quả cưỡng chế đến người ra quyết định cưỡng chế. Báo cáo cưỡng chế gồm có các nội
dung: quá trình thực hiện cưỡng chế, kết quả cưỡng chế; nêu thuận lợi, khó
khăn; bài học kinh nghiệm và kiến nghị (nếu có).
Điều 10. Lưu trữ hồ sơ cưỡng chế
1. Hồ
sơ cưỡng chế lưu trữ gồm có:
a)
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành;
b)
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu
lực thi hành;
c)
Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế và kế hoạch cưỡng chế;
d)
Biên bản động viên, giáo dục, thuyết phục; Biên bản cưỡng chế và các biên bản
khác.
đ)
Hình ảnh, thiết bị lưu trữ ghi hình, ghi âm (nếu có) và các văn bản liên quan
khác.
2.
Tài liệu trong hồ sơ phải đánh bút lục, lập bảng kê tài liệu và được lưu tại cơ
quan chủ trì thực hiện cưỡng chế theo quy định về công tác văn thư lưu trữ.
Điều 11. Giải quyết khiếu nại, khởi kiện
1. Đối
tượng bị cưỡng chế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại
hoặc khởi kiện việc thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
2. Nếu
đối tượng bị cưỡng chế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có hành vi tái
chiếm thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất bị cưỡng chế có trách nhiệm thực hiện
theo quy định tại Khoản 2 Điều 208 Luật Đất đai 2013, trường hợp vượt thẩm quyền
báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Kinh phí thực hiện cưỡng chế
Ủy
ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế.