ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
03/QĐ-UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 1982
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, QUAN HỆ
CÔNG TÁC, CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA HỘI ĐỒNG KIỂM TRA XỬ LÝ NHÀ THÀNH PHỐ VÀ CÁC
NGÀNH CÁC CẤP
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27-10-1962 ;
- Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Hội đồng kiểm tra xử lý nhà thành phố,
Giám đốc Sở quản lý Nhà đất và công trình công cộng và Trưởng ban Tổ chức chánh
quyền thành phố ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. -
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác và chế
độ sinh hoạt của các Hội đồng kiểm tra xử lý nhà thành phố và các ngành, các cấp
như sau :
A- HỘI ĐỒNG
KIỂM TRA, XỬ LÝ NHÀ THÀNH PHỐ
I. NHIỆM VỤ VÀ
QUYỀN HẠN :
Theo Quyết định số: 140/QĐ-UB
ngày 15-7-1981, Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Hội đồng kiểm tra, xử lý
nhà thành phố. Nhiệm vụ của Hội đồng được xác định là : giúp Ủy ban nhân dân
thành phố tổ chức cho các ngành các cấp đăng ký lại việc sử dụng nhà cửa và kiểm
tra lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc xử lý, điều chỉnh
nhà cửa.
a) Nhiệm vụ cụ thể :
1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố
cho các ngành, các cấp trong thành phố quán triệt chủ trương, chánh sách, biện
pháp thực hiện Chỉ thị 216/TTg của Thủ tướng Chánh phủ để có sự tự giác kê khai
đăng ký nhà cửa, điều chỉnh, giao nộp lại nhà cửa, diện tích sử dụng không hợp
lý, không hợp pháp.
2. Tiến hành kiểm tra, thẩm tra
tình hình sử dụng nhà cửa của tất cả các cơ quan đơn vị, các ngành, các cấp và
nhân dân trong thành phố, trực tiếp kiểm tra các trọng điểm nhằm phát hiện lãng
phí trong việc sử dụng nhà cửa, chiếm dụng nhà cửa bất hợp pháp và mọi vi phạm
khác đối với quy định về sử dụng nhà cửa.
3. Dựa vào chế độ, chánh sách,
tiêu chuẩn sử dụng nhà cửa và quy hoạch của thành phố về nhà cửa, kiểm tra xem
xét các phương án xử lý nhà cửa của các ngành, các cấp, bao gồm cả việc sắp xếp
lại, điều chỉnh về thu hồi nhà cửa, để đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố xét
duyệt. Sau khi phương án được phê chuẩn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện.
4. Kiến nghị Ủy ban nhân dân
thành phố xử lý cụ thể các loại nhà cửa quy mô lớn, có nhiều vướng mắc phải do
nhiều ngành, nhiều cơ quan hiệp đồng mới giải quyết được như : khách sạn, nhà
khách, biệt thự...
5. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố
giải quyết các vụ tranh chấp nhà cửa không thuộc quyền hạn giải quyết các cấp,
các ngành.
6. Tổ chức thực hiện các quyết định
của Ủy ban nhân dân thành phố về kiểm tra, xử lý nhà cửa và kiểm tra, đôn đốc
các ngành, các cấp có liên quan thi hành.
7. Sơ kết, tổng kết công tác kiểm
tra, xử lý nhà cửa từng đợt để rút kinh nghiệm phát huy những mặt tốt, uốn nắn
những lệch lạc nhằm bảo đảm thực hiện Chỉ thị 216/TTg.
b) Quyền hạn :
1. Được mời các ngành, các cấp họp
và báo cáo về kiểm tra, xử lý nhà cửa.
2. Được tham gia các cuộc họp của
các ngành, các cấp bàn về kiểm tra, xử lý nhà cửa.
3. Được quyền kiểm tra trực tiếp,
tại chỗ việc sử dụng bất cứ nhà cửa nào xét thấy cần thiết.
4. Trong khi làm nhiệm vụ kiểm
tra được quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân xuất trình đầy đủ giấy tờ, tài liệu
phục vụ công tác kiểm tra và yêu cầu các ngành, các cấp có sự hỗ trợ cần thiết.
5. Được quyền kiến nghị với các
ngành, các cấp về mọi vấn đề thuộc nội dung kiểm tra, xử lý nhà cửa, yêu cầu
đình chỉ xử lý, ngăn ngừa mọi vi phạm vè chánh sách, chế độ quản lý sử dụng nhà
cửa và yêu cầu các tổ chức, cá nhân thuộc các ngành, các cấp cho biết tình hình
sai phạm cùng các biện pháp khắc phục sai phạm đó.
6. Được quyền kiến nghị với Ủy
ban nhân dân thành phố, và qua Ủy ban nhân dân thành phố, với các Bộ, Hội đồng
Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước về mọi vấn đề nhằm tăng cường công tác quản lý nhà
cửa trong thành phố.
7. Các thành viên Hội đồng có
quyền thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nội dung kiểm tra, xử lý nhà cửa để
giúp cho Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
II. CHẾ ĐỘ SINH
HOẠT VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG :
a) Chế độ sinh hoạt :
Hội đồng họp thường kỳ mỗi tháng
1 lần. Ngoài ra họp bất thường khi cần thiết, cuộc họp do Chủ tịch hoặc Phó Chủ
tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì. Nội dung sinh hoạt của Hội đồng do Thường
trực Hội đồng chuẩn bị và gởi trước cho các thành viên Hội đồng.
b) Quan hệ công tác :
- Giữa Hội đồng với Ủy ban nhân
dân thành phố :
Hội đồng kiểm tra, xử lý nhà là một
tổ chức tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban tổ chức thực hiện Chỉ thị 216, kiểm tra,
giám sát đôn đốc các ngành các cấp thực hiện, đồng thời giúp Ủy ban xem xét phê
chuẩn các phương án xử lý, điều chỉnh, thu hồi nhà cửa, xử lý đúng mức các hành
động trái với Chỉ thị 216.
Hội đồng thảo luận, quyết nghị
các vấn đề kiểm ta, xử lý nhà cửa để trình Ủy ban hân dân thành phố quyết định.
- Giữa Hội đồng và các thành
viên đại diện ngành trong Hội đồng :
Đối với công tác kiểm tra, xử
lý, Hội đồng chỉ xem xét các vấn đề lớn, phức tạp, có liên quan đến nhiều
ngành, để kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố. Hội đồng không làm thay nhiệm
vụ chức năng của ngành, (kể cả ngành nhà đất). Việc kiểm tra, xử lý thường
xuyên các công việc về nhà cửa vẫn do ngành nhà đất cùng các cơ quan liên quan
giải quyết.
Các thành viên tham gia Hội đồng
kiểm tra, xử lý nhà tùy theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, sử dụng lực lượng
của ngành để phục vụ yêu cầu thực hiện Chỉ thị 216 và tham gia sinh hoạt tập thể
của Hội đồng, biểu quyết công việc của Hội đồng.
Riêng ngành quản lý nhà đất, vốn
là cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân thành phố, có trách nhiệm cùng với tổ
chuyên viên giúp cho Hội đồng thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
- Giữa Hội đồng kiểm tra, xử lý
thành phố với Hội đồng kiểm tra các ngành các cấp :
Không có quan hệ chỉ đạo theo hệ
thống dọc. Hội đồng cấp nào, ngành nào chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân và
thủ tướng cơ quan cấp đó, ngành đó.
- Với Ủy ban nhân dân quận, huyện
và Thủ trưởng các ngành :
Hội đồng kiểm tra, xử lý nhà
thành phố không chỉ đạo trực tiếp nhưng căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của
Hội đồng đã được xác định trên đây, Hội đồng giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ
đạo cụ thể các quận, huyện và các ngành. Ngược lại Hội đồng kiểm tra các ngành,
các quận, huyện giúp Thủ trưởng cơ quan và Ủy ban nhân dân báo cáo, kiến nghị với
Ủy ban nhân dân thành phố về công tác kiểm tra, xử lý nhà cửa.
Thường trực Hội đồng : thay mặt
Hội đồng chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý giữa 2 kỳ họp Hội đồng, có nhiệm vụ :
1. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ,
chương trình công tác, nghị quyết của Hội đồng và của Ủy ban nhân dân thành phố
về kiểm tra xử lý nhà cửa.
2. Chỉ đạo hoạt động của Tổ
chuyên viên và các lực lượng được huy động làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý nhà cửa.
3. Chuẩn bị nội dung các kỳ họp
Hội đồng.
4. Giải quyết điều phối công tác
kiểm tra, xử lý nhà cửa.
5. Tham dự các cuộc giao ban về
kiểm tra, xử lý nhà cửa với Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
6. Đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng
và Ủy viên Thường trực (Giám đốc Sở Quản lý Nhà đất và công trình công cộng)
thay mặt Chủ tịch Hội đồng, ký các văn bản thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng.
Hội đồng không có dấu riêng, được
sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân thành phố với danh nghĩa Hội đồng kiểm tra,
xử lý trong công việc kiểm tra, xử lý nhà cửa.
B- HỘI ĐỒNG
KIỂM TRA NHÀ QUẬN, HUYỆN :
Hội đồng kiểm tra nhà quận, huyện
có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân quận huyện :
1. Chỉ đạo công tác đăng ký kê
khai nhà cửa và kiểm tra việc quản lý sử dụng nhà cửa của các ban, ngành, phường,
xã và cán bộ, công nhân viên chức trực thuộc quận, huyện, hướng dẫn giám sát việc
kê khai nhà cửa của nhân dân sử dụng sau 30.4.1975.
2. Phát hiện, tổng hợp các lãng
phí về sử dụng nhà cửa và nhà bị chiếm dụng trái phép của các cơ quan trung
ương, thành phố trong quận, huyện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Tổng hợp tình hình sử dụng
nhà cửa, lập phương án xử lý nhà cửa trực thuộc quận huyện quản lý đã đăng ký
kê khai, bao gồm việc sắp xếp, điều chỉnh, thu hồi và phân phối lại, thông qua Ủy
ban nhân dân quận, huyện để trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt. Sau khi
phương án được Ủy ban nhân dân thành phố phê chuẩn, chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện.
4. Giúp Ủy ban nhân dân quận,
huyện giải quyết các vụ tranh chấp về nhà cửa thuộc quận, huyện quản lý.
5. Tổ chức thực hiện các quyết định
xử lý nhà cửa của Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến địa phương.
Bộ máy biên chế của Hội đồng kiểm
tra quận, huyện do Ủy ban nhân dân quận huyện quy định. Kinh phí kiểm tra, xử lý
nhà cửa do Ủy ban nhân dân quận huyện cung cấp.
C- HỘI ĐỒNG
KIỂM TRA NHÀ CỬA PHƯỜNG, XÃ :
Có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân
phường, xã :
1. Tổ chức kê khai đăng ký và kiểm
tra việc sử dụng nhà cửa của các cơ quan trực thuộc phường, xã, nhà cửa Nhà nước
do nhân dân, cán bộ hưu, thương binh, gia đình liệt sĩ... sử dụng nhà cửa nhân
dân sử dụng sau 30.4.1975.
2. Xác minh để Ủy ban nhân dân
phường, xã ký xác nhận vào bản kê khai nhà cửa của các cơ quan trung ương,
thành phố, quận huyện có trong phường.
3. Phát hiện, phân loại lập hồ
sơ và báo cáo với Ủy ban nhân dân quận, huyện các trường hợp chiếm dụng nhà
trái phép, sử dụng nhà cửa không hợp lý và các vi phạm khác đối với nhà cửa
trong phường, xã.
Thành phần của Hội đồng kiểm tra
nhà cửa phường, xã gồm đại diện cấp Ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, đại
diện Công an Phường, xã và cán bộ Ban Xây dựng nhà đất và công trình công cộng
biệt phái đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường xã làm Chủ tịch Hội đồng.
D- HỘI ĐỒNG
KIỂM TRA NHÀ CỬA CỦA CÁC TỔ CHỨC TRỰC THUỘC CÁC NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC SỞ BAN
NGÀNH THÀNH PHỐ
a) Thành phần Hội đồng kiểm tra
nhà cửa các tổ chức trực thuộc ngành Trung ương đóng tại thành phố Hồ Chí Minh
do Bộ, Tổng cục quyết định.
b) Thành phần Hội đồng kiểm tra
nhà cửa của các sở ban ngành thành phố gồm có :
- Thủ trưởng hay Thủ phó ngành
làm Chủ tịch Hội đồng.
- Đại diện cấp Ủy.
- Chánh hay Phó Văn phòng là Phó
Chủ tịch Hội đồng, Thường trực.
- Đại diện Công đoàn, Ủy viên
- Đại diện Phòng tổ chức cán bộ,
Ủy viên.
- Đại diện Phòng Tài vụ, Ủy
viên.
c) Nhiệm vụ của Hội đồng là giúp
Thủ trưởng ngành :
1. Tổ chức hướng dẫn kê khai
đăng ký nhà cửa và kiểm tra việc sử dụng nhà cửa của toàn ngành, (cơ quan và
các đơn vị trực thuộc) đang sử dụng trên địa bàn thành phố kể cả nhà ở cán bộ
công nhân viên chức thuộc biên chế ngành sử dụng do cơ quan hay thành phố phân
phối, do cán bộ tự lo được hay mua của nhân dân. Phát hiện, tổng hợp các nhà cửa
sử dụng lãng phí, sử dụng bất hợp pháp, nhà cửa mua bán trái với quy định.
2. Tổng hợp tình hình kê khai
nhà cửa và tình hình sử dụng nhà cửa trong ngành báo cáo với Ủy ban nhân dân
thành phố.
3. Lập phương án điều chỉnh, sắp
xếp lại việc sử dụng nhà cửa trong phạm vi toàn ngành nhằm rút ra được nhà cửa,
diện tích thừa để Thủ trưởng sau khi được Hội đồng kiểm tra, xử lý nhà thành phố
nhất trí và được Ủy ban nhân dân thành phố phê chuẩn, ra quyết định cụ thể cho
các đơn vị trong ngành thực hiện.
Bộ máy tiến hành công tác kiểm
tra nhà cửa trong ngành do Thủ trưởng ngành quy định.
E- HỘI ĐỒNG
KIỂM TRA NHÀ CỬA CỦA ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng đơn
vị :
1. Làm cho cán bộ, công nhân
viên trong đơn vị thông suốt Chỉ thị 216/TTg, để phát huy tinh thần tự giác
trong việc kê khai nhà cửa, đảm bảo trung thực, và tự giác chấp hành các thể lệ,
chế độ về sử dụng, bảo quản nhà cửa, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành quyết định
xử lý nhà cửa của thành phố.
2. Tiến hành kê khai đăng ký nhà
cửa trong đơn vị, tự kiểm tra tình hình sử dụng nhà cửa của đơn vị mình kể cả
nhà ở của cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị theo sự hướng dẫn của Hội đồng
kiểm tra cấp chủ quản.
3. Đề nghị điều chỉnh, thu hồi
nhà cửa của đơn vị mình báo cáo với cấp chủ quản.
Thành phần Hội đồng gồm : Thủ
trưởng đơn vị, đại diện cấp ủy, đại diện Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng.
Điều 2. -
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và sinh
hoạt của Tổ chuyên viên thuộc Hội đồng kiểm tra, xử lý nhà cửa thành phố như
sau:
I. NHIỆM VỤ :
Tổ chuyên viên gồm các chuyên
viên do các ngành thành viên của Hội đồng kiểm tra và xử lý nhà thành phố cử
ra, được Ủy ban nhân dân thành hpố có quyết định, chỉ thị để tăng cường và hợp
sức với Sở Quản lý Nhà đất và công trình công cộng thực hiện chức năng tham mưu
cho Hội đồng kiểm tra, xử lý nhà thành phố về các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn
Hội đồng.
Ngoài ra, chuyên viên do Ngành
nào cử ra còn có nhiệm vụ giúp cho Thủ trưởng ngành ấy tham gia ý kiến biểu quyết
các vấn đề kiểm tra, xử lý nhà cửa trong các kỳ họp Hội đồng kiểm tra, xử lý
nhà cửa và tùy theo chức năng nhiệm vụ của ngành, giúp cho Thủ trưởng ngành sử
dụng lực lượng để phục vụ các yêu cầu thực hiện Chỉ thị 216/TTg của Thủ tướng
Chánh phủ.
Do đó, nhiệm vụ cụ thể của Tổ
chuyên viên là :
Cùng với Sở Quản lý Nhà đất và
công trình công cộng giúp cho Hội đồng và thường trực hội đồng kiểm tra, xử lý
nhà thành phố thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây :
1. Theo dõi, kiểm tra tình hình
thực hiện Chỉ thị 216/TTg được thể hiện trong các kế hoạch, chương trình công
tác của Ủy ban nhân dân thànhh phố và các Nghị quyết của Hội đồng đã được Ủy
ban nhân dân thành phố nhất trí, phát hiện, báo cáo kịp thời với thường trực Hội
đồng những trường hợp sai, sót.
2. Chuẩn bị nội dung các kỳ họp
Hội đồng theo sự chỉ đạo của Thường trực Hội đồng.
3. Theo dõi việc kê khai đăng ký
nhà cửa và tổng hợp tình hình nhà cửa của các ngành, các cấp trong thành phố.
4. Tham gia công tác kiểm tra trực
tiếp, tại chỗ nhà cửa của các ngành, các cấp theo chủ trương, kế hoạch, chương
trình công tác của Hội đồng và kiểm tra nhà cửa từng điểm theo yêu cầu của Thường
trực Hội đồng chỉ đạo.
5. Đối chiếu với chủ trương,
chánh sách, chế độ về nhà cửa, tiến hành rà soát lại mọi phương án xử lý nhà cửa
của các ngành, các cấp, chuẩn bị kỹ trước khi trình Hội đồng xem xét. Sau khi
được Hội đồng biểu quyết thông qua, làm các thủ tục trình Ủy ban nhân dân thành
phố phê duyệt.
6. Nghiên cứu, dự kiến xử lý các
vụ tranh chấp nhà cửa thuộc nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng để trình Ủy ban nhân
dân thành phố quyết định.
7. Theo dõi kiểm tra đôn đốc việc
thực hiện các quyết định xử lý của Ủy ban nhân dân thành phố, các phương án xử
lý nhà cửa đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
II. QUYỀN HẠN
:
1) Được Hội đồng ủy quyền.
- Mời các ngành, các cấp họp và
báo cáo về kiểm tra và xử lý nhà cửa.
- Tham gia các cuộc họp của các
ngành, các cấp bàn về kiểm tra, xử lý nhà cửa.
- Kiểm tra trực tiếp, tại chỗ việc
sử dụng bất cứ loại nhà nào và trong khi kiểm tra được yêu cầu các tổ chức và
cá nhân xuất trình các loại giấy tờ tài liệu phục vụ việc kiểm tra.
2. Được tham dự và phát biểu ý
kiến trong các cuộc họp Hội đồng kiểm tra xử lý nhà thành phố nhưng không được
biểu quyết.
3. Được kiến nghị với Hội đồng
và Ủy ban nhân dân thành phố về mọi vấn đề nhằm thực hiện Chỉ thị 216/TTg.
III. CHẾ ĐỘ LÀM
VIỆC VÀ SINH HOẠT.
1) Chế độ làm việc.
Trừ một số chuyên viên chuyên
công tác nhà đất, các chuyên viên do các ngành cử ra, trước mắt có khó khăn về
nghiệp vụ công tác nhà đất, thông qua thực hiện công tác, học hỏi lẫn nhau cũng
sẽ khắc phục được.
Do yêu cầu của việc thực hiện Chỉ
thị 216, các chuyên viên được các ngành cử ra cố gắng đến nhiệm sở làm việc,
sinh hoạt, thực hiện chức trách công tác được phân công, nếu vì công tác đột xuất
của cơ quan phải vắng mặt thì báo cho tổ biết trước.
Trong bước các ngành các cấp tiến
hành kê khai đăng ký lại nhà cửa thì chuyên viên các ngành cử ra cũng dành thời
gian mỗi tuần ít nhất là 3 ngày đầu tuần để làm việc và sinh hoạt về 216.
Các chuyên viên được thường trực
Hội đồng phân công tăng cường cho bộ phận chuyên trách 216 của Sở Quản lý Nhà đất
và công trình công cộng và thực hiện chế độ làm việc tập thể.
2) Chế độ sinh hoạt
Tổ sinh hoạt chánh thức mỗi tuần
một lần vào ngày thứ năm do Tổ trưởng chủ trì.
Điều 3. -
Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố,
Trưởng ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra xử lý nhà
thành phố và các ngành, các cấp, Giám đốc Sở Quản lý Nhà đất và công trình công
cộng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Lê Đình Nhơn
|