NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT CÔNG
TÁC GIAO ĐẤT RỪNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP,
DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC; CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ - KINH
DOANH HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật
tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Quy
chế hoạt động của HĐND năm 2005;
Sau khi xem
xét các Báo cáo số 143/BC-HĐND ngày 07/7/2012 của Thường trực HĐND tỉnh về kết
quả giám sát công tác giao đất rừng và quản lý, sử dụng đất rừng đối với các
công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn tỉnh; Báo cáo số
40/BC-HĐND ngày 04/7/2012 của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh về kết quả
giám sát công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kinh
doanh hạ tầng đô thị và ý kiến thảo luận của các Đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
HĐND tán
thành với báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám
sát công tác giao đất rừng và quản lý, sử dụng đất rừng đối với các công ty lâm
nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn tỉnh; báo cáo của Ban Kinh tế và
Ngân sách HĐND tỉnh về kết quả giám sát công tác quản lý, thực hiện các dự
án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh, với những đánh
giá về ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và các kiến nghị, giải pháp khắc
phục, đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:
1. Về công tác
quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng đô thị:
Những năm qua,
trong bối cảnh điều kiện nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn
hạn hẹp, đòi hỏi phải huy động vốn đầu tư xã hội. Việc sử dụng nguồn lực từ quỹ
đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các phương thức kinh doanh hạ tầng
khu đô thị mới là một chủ trương lớn của tỉnh được quan tâm chỉ đạo, triển khai
thực hiện sớm từ năm 1995 đã tạo ra một bước đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng,
đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, kịp thời đáp ứng yêu cầu về nhà ở, đất ở cho nhân
dân; thông qua đó, cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường
đô thị; điều kiện sinh hoạt của dân cư. Bộ mặt các đô thị thay đổi đáng kể, các
đô thị được quy hoạch mở rộng về không gian, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội được quan tâm đầu tư, bước đầu tạo ra các khu dân cư, khu đô thị du lịch,
thương mại, góp phần làm thay đổi diện mạo, cảnh quan đô thị của tỉnh. Trong
đó, một số khu dân cư, khu đô thị du lịch có quy mô lớn và cơ sở hạ tầng đầu tư
khá hoàn chỉnh, đồng bộ, đã tạo ra nguồn thu từ quyền sử dụng đất lớn cho ngân
sách, đóng góp quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống
người dân tại đô thị, tạo đà để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Tuy nhiên,
công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng đô
thị trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế,
vướng mắc cần khắc phục như:
Mặc dù đã được
lựa chọn, thẩm định trước khi phê duyệt nhưng chất lượng của một số dự án và năng
lực của chủ đầu tư còn hạn chế. Chưa dự báo tốt cung cầu để điều tiết hoạt động
đầu tư dẫn đến vượt nguồn cung cục bộ về đất ở một số khu vực. Cơ chế, chính
sách đền bù hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng cũng còn những bất cập nên
nhiều dự án gặp vướng mắc, một số chủ đầu tư chưa tích cực phối hợp với các địa
phương trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và dẫn
đến một số vụ việc khiếu kiện của dân phức tạp kéo dài. Hầu hết các dự án đều
thực hiện chậm so với tiến độ được phê duyệt, trong đó một số chủ đầu tư được
giao nhiều dự án nên không đủ năng lực thực hiện dứt điểm. Quy hoạch chi tiết
xây dựng của các dự án còn mang tính đơn lẻ thiếu tính đồng bộ tổng thể và dự
báo phát triển, còn chồng lấn diện tích, bất cập trong đấu nối hạ tầng kỹ thuật.
Một số dự án đã điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, làm cho mật độ xây dựng tăng
cao, diện tích đất cơ sở dịch vụ, công cộng giảm đi so với quy hoạch ban đầu và
không chủ động làm thủ tục xác định lại nghĩa vụ tài chính với nhà nước để thực
hiện. Nhiều chủ đầu tư chậm nộp tiền sử dụng đất, một số dự án nợ đọng tiền sử
dụng đất kéo dài nhiều năm. Công tác quản lý, giám sát thi công chưa chặt chẽ
nên có dự án lấn chiếm vượt diện tích được giao; hầu hết các dự án lấn biển
chưa thực hiện đúng quy trình thi công, gây trồi đẩy bùn, đất ra biển và các cửa
sông, ảnh hưởng tới môi trường Vịnh Hạ Long. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định
quản lý của tỉnh (Quyết định số 4052/2005/QĐ-UBND) đối với lĩnh vực đầu tư xây
dựng - kinh doanh hạ tầng còn chậm...
2. Về công tác
giao đất rừng và quản lý, sử dụng đất rừng:
Nhìn chung việc
quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có sự chuyển biến tích cực, các cơ quan quản lý
Nhà nước đã chủ động trong công tác quản lý về rừng và đất rừng như: rà soát,
quy hoạch lại 3 loại rừng để bảo đảm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được bảo vệ ở
những vị trí cần thiết, tăng diện tích rừng sản xuất, hài hoà mục tiêu bảo tồn
và phát triển; xây dựng và triển khai tốt kế hoạch, chương trình trồng rừng để
tăng độ che phủ rừng; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
làm cơ sở để quản lý và tạo điều kiện cho các chủ rừng phát triển sản xuất kinh
doanh; làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, ban hành chính sách
của địa phương trong bảo vệ và phát triển rừng...; Các đơn vị, cá nhân trực tiếp
sử dụng đất rừng (công ty lâm nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân) được giao đất đã tổ chức đầu tư trồng rừng theo hướng sản xuất
kinh doanh phù hợp với điều kiện cụ thể, gắn với việc bảo vệ rừng, góp phần đa
dạng hóa nghề rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo
vệ môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân
dân.
Bên cạnh những
kết quả đã đạt được, cũng còn có những hạn chế cần khắc phục như: việc quy hoạch
3 loại rừng còn bất cập, chưa sát thực tế; hồ sơ giao đất trước đây có độ chính
xác thấp, có nơi chồng lấn, gây tranh chấp; tiến độ đo đạc bản đồ địa chính đất
lâm nghiệp còn chậm so với các địa phương khác trong toàn quốc. Do vậy ảnh hưởng
đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc quản lý của chính quyền
cơ sở còn chưa chặt chẽ dẫn đến lấn chiếm; việc theo dõi rà soát biến động đất
lâm nghiệp, kiểm tra, xử lý, thu hồi các dự án đầu tư kém hiệu quả trên đất rừng
chưa được kịp thời, kiên quyết; chưa tích cực tiến hành rà soát quỹ đất đã giao
cho các tổ chức, doanh nghiệp và đất chưa sử dụng để thu hồi giao lại cho các địa
phương quản lý, lập phương án giải quyết cụ thể; do nhiều nguyên nhân, hiện có
một bộ phận dân lao động, sinh sống trên khu vực đất rừng thiếu đất sản xuất;
chưa đánh giá được chất lượng, trữ lượng rừng khi giao đất, giao rừng cho các
chủ rừng nhất là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ để bàn giao vốn rừng, xác định
rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật...
Điều 2.
Để khắc phục
những tồn tại hạn chế đã nêu trong báo cáo kết quả giám sát của Thường trực
HĐND tỉnh và Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh; tạo sự thống nhất trong lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,
HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tiếp thu và tập trung tổ chức chỉ đạo thực hiện các kiến
nghị đã được đề cập trong các báo cáo kết quả giám sát, đồng thời các cấp, các
ngành trong tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ cần thống nhất thực hiện một số chủ
trương, nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
1. Đối với
công tác quản lý các dự án đầu tư kinh
doanh hạ tầng và các dự án, công trình
khác có sử dụng đất:
a) UBND các cấp
tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án có sử dụng đất trên địa
bàn tỉnh, bao gồm cả các dự án mới được chấp thuận chủ trương, cho nghiên cứu
quy hoạch; các dự án đã phê duyệt nhưng chưa triển khai và các dự án đang thực
hiện dở dang để báo cáo các cấp có thẩm quyền trong quý III năm 2012 và đề xuất
biện pháp giải quyết dứt điểm và phù hợp với pháp luật hiện hành. Tập trung
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trên cơ sở luật pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn
thành các dự án, đồng thời kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án vi phạm, các dự
án treo, dự án chậm tiến độ theo quy định của pháp luật, nhưng bảo đảm giải quyết
hài hòa lợi ích của nhân dân, của nhà nước và của nhà đầu tư. Kiên quyết lập lại
trật tự về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác tối đa nguồn lực từ quỹ đất
theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm phát triển quỹ đất của
cấp huyện, tỉnh để đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn của Nhà nước và bán đấu giá thu
tiền về cho ngân sách của nhà nước; khẩn trương tiến hành xem xét việc thành lập
trung tâm đấu giá và trung tâm giải phóng mặt bằng mang tính chất chuyên nghiệp
để tổ chức thực hiện có hiệu quả việc giải phóng mặt bằng và bán đấu giá quỹ đất.
Trước mắt xem xét, có biện pháp giải quyết dứt điểm ngay đối với các dự án đã
được UBND tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố Hạ Long cần
phải xử lý theo pháp luật và tiến hành đúc rút kinh nghiệm để triển khai trên
toàn tỉnh. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp chính quyền tiến hành rà soát, xử
lý nghiêm túc theo pháp luật và báo cáo trước nhân dân thông qua phương tiện đại
chúng và qua các kỳ họp HĐND các cấp một cách rõ ràng, cụ thể và có tính thuyết
phục cao.
b) Tiếp tục thực
hiện chủ trương hạn chế tối đa việc
phát triển quỹ đất đô thị bằng hình thức lấn biển, không san đồi lấp biển. Đối với các dự án đã và đang thực
hiện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát để bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch
tổng thể, thiết kế kỹ thuật và báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của luật pháp.
c) UBND các cấp
và các cơ quan hữu quan theo chức năng, thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị của các dự án đã được
phê duyệt và định hướng bổ sung quy hoạch mới trên địa bàn, nhất là ở các khu vực
ven bờ biển. Quản lý chặt chẽ, bảo đảm không cấp phép xây dựng các công trình
trái với quy hoạch; kiểm tra cụ thể, có biện pháp xử lý, kiên quyết tháo dỡ các
công trình đã xây dựng trái phép hoặc các công trình xây dựng cấp phép không hợp
pháp. Đồng thời rà soát và xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị
theo hướng bảo đảm không gian sinh hoạt chung các công trình văn hoá, giáo dục,
y tế cho cộng đồng và cảnh quan kiến trúc đồng bộ, hiện đại, đảm bảo môi trường
bền vững, xanh, sạch đẹp, đặc biệt là khu trung tâm du lịch Bãi Cháy và một số
khu vực đô thị ven biển khác. Đối với những công trình ven bờ biển đã được cấp
phép, đã xây dựng nhưng đến nay không phù hợp với chủ trương phương án quy hoạch
mới (nhất là tại khu vực ven Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long), UBND các cấp cần
khẩn trương có lộ trình phù hợp và biện pháp, kế hoạch giải quyết quyết liệt
trên cơ sở cân bằng lợi ích hợp pháp của các chủ đầu tư, lợi ích của đông đảo cộng
đồng nhân dân, của nhà nước theo quy định của luật pháp. UBND tỉnh rà soát phân
cấp quản lý cho các địa phương theo luật pháp. Việc rà soát, thu hồi các dự án
treo, dự án có tính đầu cơ, dự án các chủ đầu tư không có đủ khả năng triển
khai trong thời hạn theo quy định của pháp luật để các địa phương chủ động thu
hồi theo luật pháp và quy định hiện hành nhằm tăng nguồn lực từ đất. Song song
với việc rà soát thu hồi là quy định trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan đến
việc buông lỏng và quản lý thiếu chặt chẽ có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng ở
các cấp và cương quyết không cho xây dựng các công trình có độ cao làm khuất tầm
nhìn của người đi bộ ra Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.
d) UBND các cấp
tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường
đối với các dự án đang triển khai thi công, các công trình khởi công, xây dựng
mới, sửa chữa... phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo luật định; chấn chỉnh, khắc phục ngay các vi phạm gây ảnh
hưởng đến môi trường đô thị và môi trường Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. UBND
các cấp tập trung chỉ đạo phấn đấu đến hết năm 2013, toàn bộ nước thải từ các
công trình, khu đô thị của các dự án phải được xử lý bảo đảm tiêu chuẩn quy định
trước khi xả ra khu vực ven bờ biển để bảo vệ môi trường, cảnh quan di sản
thiên nhiên kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long, góp phần tiếp tục đổi mới mô hình
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh để phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững trong những năm tới.
đ) Cùng với việc
chuyển giao nhiệm vụ theo dõi, giám sát thi công các dự án đầu tư xây dựng -
kinh doanh hạ tầng trên địa bàn tỉnh từ Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng công
trình trọng điểm tỉnh về Ủy ban nhân dân cấp huyện các địa phương theo Quyết định
số 1443/QĐ-UBND ngày 13/6/2012, UBND tỉnh sớm sửa đổi, bổ sung đồng bộ các quy
định của tỉnh để tăng cường quản lý đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng - kinh
doanh hạ tầng đô thị và đầu tư dự án có sử dụng đất. Bảo đảm khai thác sử dụng
đất tiết kiệm, có hiệu quả; tăng cường công khai, minh bạch trong các khâu quy
hoạch, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, giao đất, cho thuê đất, định
giá đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất... theo tinh thần Kết luận Hội
nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Triển khai việc
lập, trình HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu
tư trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày
16/4/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu
tư dự án có sử dụng đất. Đối với những dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới,
trước hết nghiên cứu theo hướng giao cho UBND cấp huyện, thị xã, thành phố làm
chủ đầu tư tổ chức triển khai, thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đấu giá quyền
sử dụng đất để tăng hiệu quả đầu tư và tăng thu ngân sách cho địa phương.
e) Song song với
việc chấn chỉnh thu hồi điều chỉnh các dự án thực hiện chưa đúng quy hoạch cần
tăng cường phát triển các dự án và kèm theo là đề xuất các cơ chế chính sách ưu
đãi cụ thể cho từng dự án. Đồng thời phối hợp với Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư
của tỉnh (IPA Quảng Ninh) thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực
thực sự đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh và các địa phương.
f) Hội đồng
nhân dân các cấp cần xây dựng kế hoạch, cơ chế giám sát, kiểm tra thường xuyên,
trực tiếp về việc phát triển các dự án hạ tầng và nhất là việc phát huy nguồn lực
từ đất theo Nghị quyết này và có các biện pháp phù hợp báo cáo trước nhân dân.
2. Đối với
công tác quản lý, sử dụng rừng và đất rừng:
a) Tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung, thể chế hóa các cơ chế, chính sách, quy định của Trung
ương thành các quy định cụ thể của
tỉnh như: các chính sách hỗ trợ sản xuất
lâm nghiệp (giống, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ vay vốn...); về tổ chức và quản lý các khu rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, dịch vụ môi trường rừng; quy định chặt chẽ về cấp chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp
ở những nơi xung yếu về an ninh quốc phòng; quy định về giao,
cho thuê rừng, gắn với giao, cho thuê đất lâm nghiệp; quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, nhận khoán bảo vệ rừng và đất rừng; quy chế về khai thác lâm sản và kiểm tra, bảo đảm nguồn gốc lâm sản hợp
pháp...
b) UBND tỉnh
chỉ đạo các cấp xem xét, điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng bảo đảm phù hợp với
yêu cầu quản lý và thực tế đất rừng. Tổ chức rà soát, kiểm tra cụ thể việc sử dụng
đất rừng của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết thu hồi những
diện tích đất rừng đã giao nhưng sử dụng sai quy định, kém hiệu quả; cùng với
quỹ đất lâm nghiệp do địa phương đang quản lý, quỹ đất trước đây là rừng phòng
hộ nay chuyển sang rừng sản xuất để có phương án khai thác hợp lý, phát huy nguồn
lực từ rừng và đất rừng phục vụ cho lợi ích của nhân dân, ưu tiên giao đất rừng
cho người dân địa phương sống phụ thuộc vào nghề rừng nhằm phát triển sản xuất,
đảm bảo ổn định lâu dài nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và người dân chỉ biết sống dựa vào rừng.
c) Hàng năm, tỉnh
dành nguồn lực ngân sách phù hợp hỗ trợ công tác đo vẽ bản đồ và công tác xác định
chất lượng, trữ lượng rừng. Các ngành chức năng và các địa phương chủ động phối
hợp, giải quyết dứt điểm các vướng mắc trên thực địa như tình trạng chồng lấn,
tranh chấp, xâm lấn đất rừng... theo quy định; phấn đấu hoàn thành công tác cấp
Giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp trước năm 2015 theo thẩm quyền và pháp luật hiện
hành.
d) Việc chấp
thuận chủ trương đầu tư, giao đất, giao rừng của tỉnh cho tổ chức, doanh nghiệp
phải gắn kết với phương án giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân của
UBND cấp huyện, nhằm đảm bảo tính đồng bộ lâu dài đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa đất
rừng giao cho nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức hợp pháp khác. Phải xây dựng
quy chế phối hợp của sở, ngành,
UBND các cấp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đất rừng; quy định rõ ràng cụ thể hơn quyền hạn,
trách nhiệm của các cấp chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý đối với đất đai, tài nguyên theo tinh thần Hội nghị Trung
ương 5 (khóa XI) của Đảng.
đ) Đẩy mạnh xã
hội hóa, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế rừng gắn với
bảo vệ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện nghiêm
túc chỉ đạo của Nhà nước về các thoả
thuận, cam kết của Việt Nam đối với quốc
tế như: Công ước quốc tế về buôn bán động
vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD), Công ước về chống
sa mạc hoá (UNCCD), Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)..., để từng bước quản lý phát triển kinh tế rừng bền
vững, phù hợp với mô hình phát triển mới của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ
che phủ rừng đạt 53,5% theo mục tiêu đã đề ra.
e) Hội đồng
nhân dân các cấp cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, trực tiếp
việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này của các cấp và báo cáo với nhân dân bằng
nhiều hình thức phù hợp để nhân dân tham gia giám sát tổ chức thực hiện một
cách có hiệu quả.
Điều 3. Uỷ ban nhân dân tỉnh theo
chức trách, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; Thường trực, các
Ban, các đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này
được HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 11/7/2012 và có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.