HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
54/2013/NQ-HĐND
|
Hà Tĩnh, ngày
13 tháng 7 năm 2013
|
NGHỊ QUYẾT
HOÀN THÀNH ĐO VẼ
BẢN ĐỒ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ XÂY DỰNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm
2003, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn
thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất;
Sau khi xem xét Tờ trình số 227/TTr-UBND ngày
28 tháng 6 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án
“Hoàn thành đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng hồ
sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, báo cáo thẩm tra của các ban Hội đồng
nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án “Hoàn thành đo vẽ
bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng hồ sơ địa chính trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
- Đo vẽ bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính, tạo điều kiện cho người sử dụng
đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định; thúc đẩy tích tụ, tập trung
ruộng đất, tạo điều kiện hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên canh, cánh
đồng mẫu lớn, hàng hoá quy mô lớn.
- Xây dựng hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản
lý đất đai thống nhất từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh; tiến tới xây dựng hệ
thống quản lý đất đai tiên tiến, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại.
2. Nhiệm vụ
2.1. Đẩy nhanh tiến độ đo đạc, lập bản đồ địa
chính để phục vụ kịp thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện
tích đất nông nghiệp, đất khu dân cư
- Hoàn thành đo vẽ bản đồ tại 65 xã còn lại
thuộc các huyện (Đức Thọ, Thạch Hà, Lộc Hà, Vũ Quang, Kỳ Anh và Hương Khê)
trong năm 2013.
- Triển khai đo vẽ bản đồ tại 44 xã còn lại (thuộc
các huyện: Hương Sơn, Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh và Thành phố Hà Tĩnh) để phấn
đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 12 năm 2013.
2.2. Tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh
tiến độ cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a) Đối với tổ chức: Tập trung chỉ đạo thực hiện
hoàn thành cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức trong năm 2013; trong đó đất sản
xuất kinh doanh, đất của hợp tác xã, phấn đấu hoàn thành trong tháng 9 năm 2013.
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận lần đầu
đối với đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trong tháng 9/2013; số đang còn tồn tại,
tập trung giải quyết xong trong năm 2013.
- Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn
với đo vẽ bản đồ địa chính:
+ Năm 2013: Cơ bản hoàn thành cấp đổi giấy chứng
nhận tại các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Thạch Hà, Lộc Hà, Vũ Quang và
hoàn thành 50% đối với huyện Kỳ Anh, Hương Khê;
+ Năm 2014: Hoàn thành 50% còn lại của huyện Kỳ
Anh, Hương Khê và 100% tại các huyện: Hương Sơn, Nghi Xuân, Thành phố Hà Tĩnh
và Thị xã Hồng Lĩnh.
2.3. Triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng cơ sở
dữ liệu quản lý đất đai tại địa bàn huyện Cẩm Xuyên” hoàn thành trong năm 2014
theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường để rút kinh nghiệm triển khai
diện rộng từ năm 2015.
2.4. Chỉ đạo các địa phương xây dựng phương án,
tổ chức giao đất gắn với giao rừng, đo vẽ bản đồ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp
- Trong năm 2013:
+ Hoàn thành việc kiểm tra, rà soát, thu hồi
19.393 ha đất, rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng chuyển về cho
địa phương để giao cho hộ dân và tổ chức kinh tế thuê.
+ Hoàn thành phương án giao đất gắn với giao
rừng cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 67.710 ha.
- Trong năm 2014 và đến tháng 6 năm 2015: Hoàn
thành đo vẽ bản đồ địa chính và cấp giấy CNQSD đất đối với diện tích 86.394 ha.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Giải pháp về tuyên truyền
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, chính
quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính
sách pháp luật, các quy định của tỉnh để người sử dụng đất biết, thực hiện việc
đăng ký, cấp giấy chứng quyền sử dụng đất hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Thực
hiện việc tuyên truyền, giải thích để người sử dụng đất đóng góp một phần kinh
phí phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và giao đất, giao rừng, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
3.2. Giải pháp về kinh phí
3.2.1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 512,842
tỷ đồng, trong đó:
a) Kinh phí thực hiện Dự án Tổng thể xây dựng hồ
sơ địa chính 441,481 tỷ đồng, gồm:
- Kinh phí đo vẽ bản đồ địa chính: 223,22 tỷ
đồng;
- Kinh phí cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất: 70,261 tỷ đồng;
- Kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất
đai: 148 tỷ đồng.
b) Kinh phí đo vẽ bản đồ, giao đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp: 71,361 tỷ đồng; gồm:
- Kinh phí đo vẽ bản đồ địa chính: 33,694 tỷ
đồng;
- Kinh phí giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất 37,667 tỷ đồng.
3.2.2. Nguồn vốn đầu tư
- Hỗ trợ từ ngân sách trung ương;
- Đầu tư của ngân sách địa phương, gồm:
+ Nguồn thu từ đất hàng năm phần ngân sách cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã (trích tối thiểu 10%) theo quy định tại Chỉ thị số
1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Nguồn tăng thu ngân sách, ngân sách tập trung
hàng năm.
- Huy động các nguồn khác, gồm:
+ Hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam đối với diện tích quy hoạch trồng cao su tiểu điền;
+ Đóng góp của người sử dụng đất (cấp, đổi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở; giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp).
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh nghiên
cứu, tiếp thu ý kiến thẩm tra của các ban Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến của
các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp để bổ sung, hoàn thiện Đề án,
xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu
cần bổ sung, điều chỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội
đồng nhân dân tỉnh quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần
nhất.
Ðiều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
khóa XVI, kỳ họp thứ 7 thông qua./.
Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh QK4;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- VP Tỉnh uỷ, VP UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐ, CV VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- TT Thông tin - VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- TT Công báo - Tin học VP UBND tỉnh;
- Lưu: VP.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|