Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 18-NQ/TW 2022 hoàn thiện thể chế sử dụng đất tạo động lực phát triển thu nhập cao

Số hiệu: 18-NQ/TW Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 16/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Mục tiêu đến năm 2023 hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai

Ngày 16/6/2022, Ban chấp hànhTrung ương ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Theo đó, đã đưa ra những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể như sau:

Mục tiêu chung hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả.

Trong đó, có đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

Đến năm 2023 hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nhà nước về đất đai bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, thống nhất, đồng bộ; loại bỏ khâu trung gian, phân quyền phù hợp.

Giải quyết cơ bản tồn đọng những vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất.

Đến năm 2030, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí, suy thoái, những vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.

Nội dung chi tiết xem tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022.

 

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 18-NQ/TW

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII
VỀ “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT, TẠO ĐỘNG LỰC ĐƯA NƯỚC TA TRỞ THÀNH NƯỚC PHÁT TRIỂN CÓ THU NHẬP CAO”

I-TÌNH HÌNH

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, chính sách, pháp luật về đất đai đã có nhiều đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn, từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo hướng tiếp cận tổng hợp, liên ngành và trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý, phân bổ và sử dụng đất đai. Nguồn lực đất đai được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo sự bình đẳng hơn giữa các chủ thể sử dụng đất; bước đầu khắc phục được tình trạng giao đất, cho thuê đất tùy tiện, tràn lan. Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Lợi ích của các bên liên quan trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, cũng như đời sống, sinh kế của người có đất bị thu hồi được quan tâm và bảo đảm tốt hơn. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được bảo đảm và phát huy, nhất là trong sử dụng đất nông nghiệp.

Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản và chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai từng bước được hoàn thiện. Chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã góp phần quan trọng thu hút đầu tư, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Chính sách đất đai về nhà ở xã hội đạt được một số kết quả quan trọng. Khung giá đất và bảng giá đất được xây dựng theo quy định, có tính đến giá đất phổ biến trên thị trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai có chuyển biến tích cực; nhiều vụ việc tham nhũng, vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai được xử lý nghiêm minh. Năng lực quản lý nhà nước về đất đai từng bước được nâng cao; hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý đất đai từng bước được kiện toàn. Cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai được coi trọng hơn. Việc đăng ký đất đai lần đầu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đạt tỷ lệ cao. Cơ sở dữ liệu về đất đai bước đầu được quan tâm xây dựng.

Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Một số nội dung của Nghị quyết chưa được thể chế hóa hoặc thể chế hóa chậm, chưa đầy đủ; Luật Đất đai và một số văn bản pháp luật có liên quan còn chồng chéo, chưa thống nhất, đồng bộ. Trong một số trường hợp, chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn.

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có sử dụng đất chưa bảo đảm tính tổng thể, thống nhất và đồng bộ. Chất lượng quy hoạch chưa cao, thiểu tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Việc giao đất, cho thuê đất ở một số nơi còn nhiều bất cập, sai phạm. Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số nơi còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, chưa đúng Nghị quyết và các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, gây thất thoát ngân sách nhà nước. Chưa có cơ chế hữu hiệu và chưa kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ hoặc không đưa đất vào sử dụng.

Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định, minh bạch, bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro; thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp chậm phát triển. Cải cách hành chính trong quản lý đất đai còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; việc tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn. Công tác đăng ký, thống kê đất đai, đặc biệt là đăng ký biến động đất đai chưa thực hiện nghiêm, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai chưa thực sự khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; chưa hạn chế được tình trạng lãng phí và vi phạm pháp luật về đất đai; cơ cấu nguồn thu từ đất chưa bền vững. Các phương pháp định giá, đấu giá quyền sử dụng đất còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Giá đất được xác định thưởng thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường. Chưa xử lý triệt để tình trạng chênh lệch giá đất giáp ranh giữa các địa phương. Chưa có chế tài xử lý hành vi sai phạm trong xác định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất.

Năng lực quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai chưa được hoàn thiện. Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; đơn, thư tố cáo về đất đai có xu hướng tăng; nhiều vụ việc chậm được xử lý, giải quyết, gây bức xúc xã hội.

Đất đai chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng đất nông nghiệp, đất dự án bị bỏ hoang còn nhiều. Chưa giải quyết cơ bản một số vướng mắc, bất cập liên quan đến quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm các đô thị lớn; đất tôn giáo; đất sử dụng nhiều mục đích.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do: Chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với một số vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về tầm quan trọng và ý nghĩa của sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhận thức về chính sách, pháp luật về đất đai có nơi, có lúc chưa đúng, chưa đầy đủ. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và người dân còn hạn chế. Đất đai có tính lịch sử, nguồn gốc đa dạng, phức tạp, nhạy cảm.

Chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, tạo kẽ hở để không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng, tham nhũng, trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.

Một số nhiệm vụ đã được đề cập trong Nghị quyết nhưng chưa được tổ chức thực hiện tốt. Công tác thi hành chính sách, pháp luật về đất đai chưa nghiêm. Việc phân cấp, phân quyền quản lý, sử dụng đất chưa hợp lý, chưa đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát; chưa rõ trách nhiệm giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong vai trò đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Chưa xử lý tốt các mối quan hệ lớn trong quản lý, sử dụng đất và những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất do lịch sử để lại và từ yêu cầu mới của thực tiễn. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, dứt điểm và chưa đúng pháp luật; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về đất đai chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; cơ chế và nguồn lực đầu tư cho bộ máy quản lý còn nhiều bất cập.

II- QUAN ĐIỂM

1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.

Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương và tăng cường kiểm ưa, giám sát, kiểm soát, xử lý vi phạm.

2. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; kịp thời có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được khai thác, sử dụng với hiệu quả cao nhất.

3. Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Hiện đại hoá công tác quản lý, dịch vụ công về đất đai. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tập trung, đồng bộ, thống nhất. Nâng cao vai trò và năng lực các cơ quan tư pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý với tầm nhìn dài hạn, hài hòa lợi ích giữa các thế hệ, các vùng, miền, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Giải quyết tốt những bất cập, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại và từ yêu cầu mới của thực tiễn.

5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.

III- MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2025:

Đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông. Hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất; loại bỏ khâu trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, kèm theo cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm các đô thị lớn; đất lấn biển; đất tôn giáo; đất nghĩa trang; đất kết hợp sử dụng nhiều mục đích; đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến năm 2030:

Hệ thống pháp luật về đất đai cơ bản được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.

IV- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, đầy đủ về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhất là về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Đất đai là nguồn lực to lớn cần được phát huy, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; không để bị suy thoái, hủy hoại, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trọng tâm là sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển mới, cụ thể:

2.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến từng thửa đất. Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất, tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng đất. Quy định rõ, chặt chẽ việc phê duyệt, ban hành kế hoạch sử dụng đất hằng năm. Nhà nước bảo đảm đủ nguồn lực để lập quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.

2.2. Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế đồng bộ, cụ thể để xử lý vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, nhất là liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm và quy định cụ thể các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất của các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, cổ phần hóa và các loại đất được sử dụng đa mục đích; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong chuyển mục đích sử dụng đất.

2.3. Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Việc thu hồi đất phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt. Đối với trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Tiếp tục thực hiện thí điểm và sớm tổng kết chủ trương tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư để thực hiện trước.

Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các tổ chức phát triển quỹ đất, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đủ năng lực tạo lập, quản lý, khai thác quỹ đất, thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chính sách ưu tiên cho người có đất ở bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cần sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất tham gia với nhà đầu tư để thực hiện các dự án dưới hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Quy định cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai đối với các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn. Có chế tài cụ thể và đồng bộ để xử lý các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc chậm sử dụng. Kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích, nhất là tại các vị trí có lợi thế, khả năng sinh lợi cao, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

2.4. Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất

Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất. Có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm tính độc lập của hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên. Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm...

2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai

Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch. Rà soát chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp. Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang. Có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình người có công với cách mạng; những địa phương được quy hoạch sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ các loại rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng...

2.6. Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất

Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản. Có cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.

2.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

Mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch. Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất.

Xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và tổ chức thực hiện thu hồi đất giao khoán không đầu tư từ các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý và thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng, miền. Có chính sách phù hợp để ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất.

2.8. Xây dựng các quy định pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích

Bổ sung, hoàn thiện các quy định đối với quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh trên cơ sở tổng kết việc thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế. Bổ sung các quy định về đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh. Quy định chế độ sử dụng đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai

Đẩy mạnh chuyển đổi sổ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất và mọi biến động đất đai, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.

Kiện toàn, hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương bảo đảm tinh gọn, ổn định, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đất đai. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương và kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của Trung ương; giảm đầu mối, giảm trung gian, gắn với cải cách hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Có cơ chế đầu tư, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức ngành quản lý đất đai; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại.

Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giám sát sử dụng đất; bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng đất nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng đất phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở sử dụng đất bền vững.

4. Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát của Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất. Tăng cường kiểm soát quyền lực, thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai. Tiến hành kiểm tra, thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành, các cấp, thực hiện phương châm giải quyết triệt để tranh chấp về đất đai từ cơ sở, tránh vượt cấp lên Trung ương.

5. Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất

Tập trung nguồn lực đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương trong xử lý những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm đô thị lớn; thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước để chuyển sang mục đích phát triển kinh tế bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; đất thu hồi từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; các loại đất được sử dụng đa mục đích; giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.

6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất

Đổi mới hình thức, nội dung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai cho cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai, phải chịu trách nhiệm nếu để các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi mình quản lý vi phạm pháp luật, trục lợi, gây thất thoát, sử dụng lãng phí đất đai.

Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân; phát hiện và phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, sai phạm trong thi hành chính sách, pháp luật về đất đai để xử lý kịp thời, hiệu quả.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị.

2. Các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện Nghị quyết.

3. Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội tổng kết việc thi hành Luật Đất đai năm 2013; sửa đổi Luật Đất đai năm 2013; đồng thời rà soát, hoàn thiện các luật có liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý cho công tác triển khai thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện trong phạm vi cả nước.

4. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật; tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết đồng bộ, hiệu quả; chấn chỉnh và tăng cường việc thực thi pháp luật về đất đai, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật đất đai; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội, đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực chấp hành và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết và chính sách, pháp luật về đất đai.

6. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết.


Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
TỔNG BÍ THƯ




Nguyễn Phú Trọng

CENTRAL COMMITTEE
-------

COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
---------------

No. 18-NQ/TW

Hanoi, June 16, 2022

 

RESOLUTION

OF THE FIFTH PLENUM OF THE 13TH CPV CENTRAL COMMITTEE ON “ONGOING INNOVATION AND IMPROVEMENT IN REGULATORY INSTITUTIONS AND POLICIES; ENHANCEMENT OF EFFICIENCY AND EFFECTIVENESS IN MANAGEMENT AND USE OF LAND, SERVING AS THE DRIVING FORCE IN DEVELOPING OUR COUNTRY INTO A HIGH-INCOME ECONOMY"

I- SITUATIONAL CONTEXT

Over nearly 10 years of implementing the Resolution No. 19-NQ/TW of the 11th Party Central Committee of the Party, regulatory policies and legislation on land have had many innovations, satisfied practical requirements better, gradually creating a legal corridor for the management and use of land in a more rational, economical and effective manner.

Land use planning schemes and plans have been implemented in the direction of an integrated, interdisciplinary approach and become an important tool for the unified State management, allocation and use of land. Land resources are exploited and used more effectively for socio-economic development, ensuring conformance national defense, security and environmental protection requirements; contributing to solving social problems, creating more equality among land users; basically control the situation of arbitrary and rampant land allocation and lease. The management of residential and production land intended for ethnic minorities is a matter of concern. The interests of stakeholders involved in compensation, support, residential resettlement, land acquisition, as well as the life and livelihood of people whose land is appropriated are better cared for and guaranteed. Rights and obligations of organizations, households and individuals using land are guaranteed and upheld, especially when agricultural land is used.

The real estate market, including the land use right market, develops relatively quick; regulatory institutions and policies on real estate market development and financial policies in the land sector have been gradually improved. Tax incentives, land-use levy and rental exemption and reduction policies have made an important contribution to attracting investment, especially in remote, isolated and disadvantaged areas. Land-related policies pertaining to social housing have achieved a number of important results. The land price bracket and list have been built according to regulations, taking into account the common land market prices.

There have been a lot of positive changes in inspection, examination and supervision of the implementation of laws and regulatory policies on land, settlement of disputes, complaints, claims and violations of the land law; many cases of corruption, violations of regulatory policies and laws on land are strictly sanctioned. The capacity for state management of land has been gradually improved; the organizational system and the land management apparatus have been gradually consolidated. Administrative reform in the land sector is given more emphasis. The initial registration of land and issuance of certificates of the right to use land, own house and other land-attached property has reached the high rate. The primary attention has been paid to the building of the land database.

However, there have been a lot of issues and problems arising from land management and use.  Several regulations included in the Resolution have not been institutionalized or institutionalized late or incompletely; there have been overlaps, inconsistencies or discrepancies between the Land Law and other related legal normative documents. In some cases, legislation and regulatory policies on land have not kept up with the rapidly-changing real context.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The real estate market, including the land use right market, has not developed stably, transparently and sustainably with many potential risks; The development of the market for agricultural land use rights remains slow. Administrative reform in land management is still slow and has not met practical requirements; It is still difficult for businesses, especially small and medium enterprises, to have access to land. Regulations on land registration and statistics, especially registration of land changes, have not been strictly observed when there are still acts of harassment and hindrance to people and businesses.

Financial policies in the land sector have not really given rise to economical, efficient and sustainable land use; waste and violations of law on land have not been controlled; proportion of revenue from land is not sustainable. The methods of valuation and auction of land use rights are still inadequate and not suitable to the real context. Registered land transfer prices are much lower than the market prices. Difference in prices of land near or at the border of localities has not been radically eliminated. There have not yet been punitive measures against violations arising in land pricing and land-use right auction activities.

Competence in land administration of state regulatory authorities has not yet been satisfactory.  The land database and information system have not yet been completely built. Dispute, complaint, accusation and violation against law on land are in complicated developments; the number of land-related grievance and allegation letters tends to increase; there are a lot of land-related grievance cases and matters of which the late processing and handling inflict social resentment.   

Land has not been exploited and used effectively to become an important resource for socio-economic development of the country. Depletion, degradation, pollution and landslides are becoming more and more serious. A great amount of agricultural land and project land is still abandoned. Some issues and problems related to the management and use of land of previous state-owned agricultural and forestry farms; land intended for national defense and security in combination with production and economic development; land of production facilities and non-business units that have been moved out of the centers of large cities; religious land; multipurpose land, have not been basically resolved.

Main causes of the aforesaid issues and problems comprise: There is a lack of strong consensus about awareness of a number of issues related to land management and use in the socialist-oriented market economy, especially about the importance and significance of all-people ownership of land represented and uniformly controlled by the State; Awareness of regulatory policies and legislation on land is sometimes or somewhere incorrect and incomplete; The awareness of compliance with land legislation amongst several public officers and people is still restricted; Land is traceable, and of diverse, complicated and sensitive origin;

Legislation and regulatory policies on land remain faulty, inadequate, in an overlapping situation and incoherent, causing adverse impacts on the efficiency in land administration and creating loopholes allowing a number of individuals and organizations to perform corrupt practices; acts of embezzlement and profiteering against; cause loss and waste of, public property.

Several tasks already mentioned in the Resolution have not been duly implemented. Legislation and regulatory policies on land are not strictly observed. Assignment of duties and decentralization of authority towards land management and utilization are not reasonable and not aligned with inspection, supervision and control activities; there are vague responsibilities between the legislative, executive and judicial agencies in the role of representing the owner of land and uniformly managing land. Major relationships in land management and use have not been well managed and there exist issues and problems arising in management and use of land due to historical causes and subject to new contextual requirements. Resolution of disputes, complaints and denunciations involving land is, sometimes or somewhere, not timely, not definitive and not in accordance with law; there is an act of passing the buck when resolving disputes, complaints and denunciations. The organizational system and apparatus for state management of land have no longer met practical requirements; the mechanism and resources for investment in the state management apparatus are still inadequate.

II- VIEWPOINTS

1. Land is under all-people ownership represented and uniformly managed by the State.  The State exercises the rights of the owner by means of its deciding land-use planning schemes and plans; its appropriating land, allocating land, leasing land, recognizing land use rights, permitting repurposing of land and stipulating land use term; its deciding land prices; its deciding policies on regulating the value added portion of land that is not created by land users. The State can appropriate land to use for defense and security purposes; socio-economic development for the national and public interests in accordance with law, ensuring the equality, public access, transparency, and the increased sense of accountability. All people’s interests; people’s opportunities to have access to land in a fair, open, effective and sustainable manner must be assured when using and managing land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Land use right is classified as a special type of property and commodity, but not ownership right; the right to use land and land-attached property is protected by law. Land users have the rights and obligations to use land as prescribed by law. The State shall not recognize the reclaiming of land pieces that has been assigned by the State to other land users in the course of implementing regulatory policies and legislation on land; shall not make any adjustment in the agricultural land allocated to households and individuals; shall promptly adopt appropriate policies so that agricultural land can be exploited and used optimally.

3. Regulatory institutions and policies on land must be completed synchronously and in line with regulatory institutions for development of the socialist-oriented market economy. It is a must to adopt regulatory policies tailored for land users and land occupancy approaches in order to help prompt potentials and maximize the value of land resources; resolutely combat any act of corruption or misconduct related to land, settle land-related lawsuits, and prevent any act of speculation and wasteful use of land.

4. Enhance efficiency and effectiveness in state management of land. Modernize land administration and rendering of public services related to land. Reinforce and perfect the land management apparatus to ensure it is streamlined, effective, efficient, centralized, consistent and unified. Improve the role and capacity of judicial agencies in settling complaints, denunciations and disputes over land. Land used in the economy must be subject to full investigation, assessment, statistics, inventory, quantification and accounting; must be planned for efficient and rational use according to a long-term vision and the requirement for ensuring harmony between interests of different generations, regions and zones, between the needs for socio-economic development and national defense and security requirements; ensuring educational, cultural and sports development; ensuring environmental protection and adaptation to climate change; ensuring national food security. Duly solve past and present issues and problems arising in the management and use of land.

5. Promote the Party’s leadership, uphold the role of the Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations and people in formulating, implementing and supervising the implementation of policies and legislation on land.

III- OBJECTIVES

1. General objectives

Build the complete system of regulatory institutions and policies on land with the aim of ensuring that they are consistent and in line with regulatory institutions for development of the socialist-oriented market economy. Land resources must be managed, exploited and used in the most efficient, sustainable and effective manner; must meet the requirements concerning strengthened industrialization, modernization, equity and social stability; must guarantee national defense and security; must ensure environmental protection, adaptation to climate change; must serve as a driving force to develop our country into a high-income economy. The real estate market, including the land-use right market, needs to become a rational, fair and effective land distribution channel.

2. Specific targets

By 2025:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



By 2030:

In essence, formulation of regulatory institutions and policies on land must be completed in the expectation that they are consistent, unified and aligned with regulatory institutions for development of the socialist-oriented market economy. Persevere in successfully put an end to the wasteful use of land, the situation in which land lies fallow, contaminated, depleted, degraded, and issues or problems arising in management and use of land left from the past.

IV- DUTIES AND SOLUTIONS

1. Raise common awareness among public staff, Party members and the population on land management and use in the socialist-oriented market economy

Local Party committees, party organizations, governmental authorities, Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations must provide public staff, Party members and the population with training and education programs to help them gain the appropriate and full knowledge about land under the all-people ownership represented and uniformly controlled by the State, especially those on the rights and obligations of the State as the representative of the owner according to the regulatory provisions of the Constitution and the law; rights and obligations of organizations, households and individuals as transferees of land use rights transferred by the State. Land is a great resource that needs to be developed, managed and used effectively and sustainably, ensuring social justice; must be protected against being degraded, destroyed, wasted, or involved in any corrupt practice and misconduct act.

2. Build the complete system of regulatory institutions and policies on land with the aim of ensuring that they are consistent and in line with regulatory institutions for development of the socialist-oriented market economy

The main emphasis is placed on amending, supplementing and perfecting the 2013 Land Law and other relevant legal normative documents, ensuring consistency, unity, and adaptation to new development requirements, specifically as follows:

2.1. Innovate and improve the value of land use planning schemes and plans

National master plans, land-use planning schemes and specialized planning schemes involving the use of land must be suitable, unified, synchronous, closely connected for mutual support for development purposes. Land-use planning schemes and plans at the national, provincial and district levels must meet the requirements for implementation of the strategy for rapid and sustainable socio-economic development; must ensure maintenance of national defense and security; must meet the requirements concerning environmental protection and adaptation to climate change. Each land-use planning scheme must contain information about land-use quotas by land types, spatial, land-use and ecosystem zoning plan which are arranged according to specific land parcels. Land-use quota must be determined properly so that it is aligned with the land-use needs and ensures no waste during the process of land allocation, management and use. Clear and coherent regulations on approval and promulgation of annual land-use plans must be adopted. The State must provide sufficient resources needed for formulation of land-use planning schemes and specialized ones involving the use of land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Allocate and lease land mainly by auctioning land use rights and soliciting bids for implementation of projects using land. Impose detailed regulations on auction of land use rights, tendering of projects using land; strict restrictions and regulations on the cases of land allocation or lease without land use right auction or tendering of projects involving land use; ensure openness, transparency, synchronous and specific mechanism for handling violations against regulations on land allocation and lease, especially regulations related to auction of land use rights and tendering of projects using land.

Basically implement the method of land lease requiring payment of annual rent and impose detailed regulations on the cases of one-time payment of land rent according to land characteristics and uses, ensuring a stable source of income and avoiding the State budget losses. The State shall allocate quota-bound land without collection of land use levy with respect to land used as worshipping facilities and offices of religious organizations. Religious organizations that use land for other purposes must pay land rent into the State budget in accordance with law. Impose conditions for land allocation, lease and land-use limits for religious organizations, depending on the existing unoccupied land available for local use.

Strengthen the management and strict control of repurposing of land, especially paddy farming land; protection forest land; special-use forest land; land of the production forest which is the natural forest; land of state enterprises completing the divestment and equitization process; and multi-purpose land; strengthen management hierarchy and decentralization of authority in sync with inspection, supervision and increased administrative reform during the land repurposing process.

2.3. Complete regulations on compensation, support, residential resettlement, land appropriation for the purpose of maintenance of national defence and security; socio-economic development in public and national interests

Land appropriation must comply with the Constitution and legislation; shall only be implemented after the compensation, support and residential resettlement plan is approved. If residential resettlement is required after land appropriation, resettlement must be completed beforehand. Compensation, support and residential resettlement must be one step ahead, ensuring openness, transparency and harmonization of the interests of the State, the person whose land is appropriated and the investor in accordance with the Constitution and legislation; specific regulations on compensation, support and residential resettlement must be adopted so that, after completed land appropriation, people whose land is appropriated must have their residence and living standard equal to or better than those at the previous residence. Effectively provide vocational training courses, create jobs, reorganize production and stabilize the life of people whose land is appropriated. Continue to pilot and make early assessment reports on compliance with guidelines for splitting compensation, support and resettlement projects from investment projects in order for the former to be executed first.

Adopt more detailed regulations on authority, purposes and scope of land appropriation, specific conditions and criteria for the State land appropriation for the purpose of socio-economic development in the national and public interests.  Continue to implement the mechanism for voluntary negotiation between people and businesses involved in the transfer of rights to use land for development of urban and commercial housing projects. Design the complete organizational structure, apparatus, machinery, operating regime and financial mechanism of land development organizations in the expectation of ensuring that they are streamlined, work efficiently and are capable of creating, managing and exploiting available unoccupied land, and duly perform the tasks of compensation, support and resettlement in case of the State land appropriation.

Adopt specific regulations on the effective use of available land adjacent to infrastructure facilities according to land use planning schemes and plans, and on preferential treatment granted to people whose residential land has been appropriated when they wish to receive allocated land or buy houses built on the land plots subject to extended land appropriation measures under the regulatory provisions of law. For socio-economic development projects to be developed according to land-use planning schemes and plans, it is necessary to soon develop and perfect regulatory mechanisms and policies so that organizations, households and individuals having the right to use land can join with investors to implement projects in the form of transfer, lease or contribution of land use rights.

Adopt regulations on the mechanism for contribution of land use rights and land resizing that are applied to urban and rural residential area development and refurbishment projects. Impose specific and synchronous sanctions if land that has already been allocated or leased by the State is not used or is not used during the permitted time limit. Resolutely appropriate land from organizations, state agencies, and non-business units that use land for improper purposes, especially land pieces located at places where there are a lot of potential benefits; prevent loss of state capital and public property.

2.4. Complete land pricing approaches

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5. Complete financial mechanism and policies on land

Financial policies applied to land must achieve harmony between the interests of the State, land users and investors; adopt a reasonable and effective regulation mechanism for revenue from land use levy and land rent between the central and local government; research and develop policies to control land rent disparities, ensuring public access and transparency.  Review regulatory policies and legislation on agricultural and non-agricultural land use taxes, develop regulatory policies and legislation on land use taxes according to international practices, keeping up with the level of development and conforming to specific conditions and appropriate roadmap. Impose regulations on higher tax rates for users of the large amount of land, the great number of houses, land speculation, deferred land use, and abandoned land. Adopt tax incentives, incentives for land use levy and land rent according to the fields and geographical areas eligible for investment incentives; for poor households, ethnic minorities, and families of people rendering meritorious services to the revolution; for localities where production planning schemes take effect in order to ensure national food security, protect all kinds of forests, especially protection forests and special-use forests and so on.

2.6. Complete regulatory provisions related to real estate market, including land-use right market

Strengthen commercialization of land use rights. Build a real estate market and land information system; adopt incentive policies for development of the land use right market, especially the agricultural land rental market. Build the complete regulatory framework for and promote non-cash payments in real estate transactions. Adopt a mechanism to ensure the healthy, safe and sustainable development of the real estate market; strictly control and take mitigative actions against land speculation acts.

2.7. Complete regulatory mechanism and policies on management and use of agricultural land

Allow more people to have access to assigned agricultural land and increase the quota on transfer of land according to the characteristics and conditions of specific regions and localities, and the requirements for shifting of occupation, employment and labor in rural areas. Enable agricultural land users to repurpose land intended for crop and livestock production, and improve the efficiency in agricultural land use according to the stated planning scheme. Strengthen soil quality management, and mitigate soil degradation and deterioration.

Set regulations on banks’ lease of agricultural land. Develop appropriate regulatory mechanisms and policies and take charge of appropriation of allocated land that is not in use from agricultural and forestry companies so that local governments can take control of, transfer and lease land according to regulations, local and regional conditions. Adopt appropriate policies in place to prioritize land to be allocated to ethnic minorities who lack land for production purposes, and effective mechanisms to prevent people from transferring land after land allocation.

2.8. Formulate regulatory provisions on management and use of mixed-use land

Supplement, amend and improve regulations on management and use of defense and security land on the basis of review of results achieved from the piloting of a number of policies aimed at addressing issues and backlogs arising in the management and use of land intended for national defence, security in combination with production and economic development activities. Supplement regulations on land intended for the combined purposes of residence, trading and provision of services; land intended for the combined purposes of agricultural production, trading and provision of service; land used for development of spiritual tourism projects. Adopt regulations on land use regimes for construction of aerial, underground facilities and land formed from sea reclamation activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Promote digital transformation in the field of land management and use; distribute reasonable resources to build and complete the national land information system and database on schedule; ensure centralized and unified management, operation, connection and sharing of information from the central to local level. Require the compulsory registration of land use rights and all changes in land, and at the same time have specific and uniform sanctions to prevent transactions that are not registered with state agencies.

Unify and perfect the system of land management agencies at the central and local levels to ensure it is streamlined, work stably, consistently, effectively and efficiently; promote the application of modern technology during the land management process. Boost establishment of the management hierarchy and decentralization of authority over the exercise of the right to represent the all-people ownership of land and the consistent management with a view to improving local responsibilities and strengthening close inspection, supervision and control by the central government; reduce focal points, intermediaries, speed up administrative reform, and hold back acts of annoyance and misconduct. Continue to improve the capacity of public service providers in the land sector. Adopt investment mechanisms, incentives, remuneration policies and training programs to help public officers and staff members to improve their qualification, competence and knowledge in land management.  

Provide all available funding for land resource investigation and assessment; land statistics and inventory; monitoring of land use; protect, improve and restore land quality in order to closely supervise the quantity and quality of land to meet the needs of land use planning schemes and plans, and serve as a basis for sustainable land use.

4. Improve and strengthen inspection, examination, supervision and handling of violations; settle disputes, complaints and denunciations related to land; tighten rules, disciplines, intensify prevention and control of corruption and misconduct acts

Improve and strengthen the Party's inspection and supervision, the State inspection, examination, supervision and control in the formulation, promulgation and implementation of land-related mechanisms and policies; settle disputes, complaints and denunciations related to land; strengthen the prevention and control of corruption and misconduct acts in land management and use. Strengthen control over power, regularly inspect, supervise, inspect and audit the management and use of land, promptly handle violations of the land law; tighten rules, disciplines, intensify prevention and control of corruption and misconduct acts in the land sector. Conduct examination and inspection of responsibilities for settling complaints and denunciations of regulatory authorities at all levels; implement the motto of radically resolving land disputes from the grassroots level, avoiding transfer of the cases likely to be handled under the grassroots authority to the central government.

5. Focus on radically resolving long-lasting issues and problems related to management and use of land

Marshal investment resources, drastically direct and enhance the responsibilities of central authorities and local authorities in handling issues and problems related to land of previous state-owned agriculture and forestry farms; land of production facilities and non-business units that have been relocated from the centers of large cities; conduct the auction of land use rights when restructuring state-owned offices and facilities transformed into land used for economic development purposes, ensuring compliance with approved land-use planning schemes and plans; land recovered from the equitization or divestment of capital of state enterprises; land used for multiple uses; issue decisions to allocate residential and production land for ethnic minorities according to land-use planning schemes and plans; resolve issues and problems arising in use and management of land left from the past.

6. Strengthen the Party’s leadership and promote roles of Vietnam Fatherland Front and other socio-political and mass organizations in land management and use

Innovate the new form, content of and speed up the promulgation, communication and education of land law, raise awareness of and sense of responsibility for compliance with land law amongst officials, Party members, people and businesses. Local Party committees, organizations and authorities at all levels, especially the heads thereof, must concentrate on leading and directing the formulation and implementation of regulatory policies and legislation on land, and must bear responsibility if they fail to prevent organizations and individuals under their management from violating regulatory provisions, profiteering, or causing loss or wasteful use of land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



V- IMPLEMENTATION

1. The Politburo shall issue the Plan on implementation of the Resolution; lead and direct the uniform and timely implementation thereof with the aim of making substantial changes in awareness and action of the entire political system.

2. Provincial CPV Committees; CPV Designated Representations directly under the Central Government shall take charge of researching, studying, grasping and designing programs and plans, and implementing the Resolution. 

3. The Government’s CPV Designated Representation shall take charge of, and closely cooperate with the National Assembly’s CPV Designated Representation in, assessing and reviewing the implementation of the 2013 Land Law; amending the 2013 Land Law; at the same time, reviewing and completing relevant laws to ensure uniformity and consistency, creating a legal basis for the implementation of the Resolution, and supervising the implementation thereof nationwide.

4. The Government’s CPV Designated Representation shall direct the modification and supplementation of sub-law documents; organize the implementation of programs, plans and schemes to implement the Resolution consistently and effectively; correct and strengthen the enforcement of the land law, strictly handle violations of the land law; monitor, examine, evaluate and adjust it to satisfy actual requirements, ensuring the successful implementation of the Resolution of the Party Central Committee.

5. The Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations shall strengthen social supervision, encourage all classes of people to actively observe regulations on supervision of and get involved in supervising the implementation of the Resolution, regulatory policies and legislation on land.

6. The Central Economic Commission shall preside over, and cooperate with central CPV Committees and Designated Representations to regularly monitor, supervise, inspect, encourage, conduct preliminary and final review of, and send the Politburo and the Secretariat periodic reports on results of the implementation of the Resolution.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


91.579

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.112.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!