CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
58/2008/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2008
|
NGHỊ ĐỊNH
HƯỚNG
DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẤU THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG THEO LUẬT XÂY DỰNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Xây dựng
số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Nghị định này hướng dẫn thi hành
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội và hướng
dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội.
2. Việc lựa chọn nhà thầu đối với
các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3
Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung về
kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các dự án này thực hiện
theo quy định của Nghị định này.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Sử dụng vốn nhà nước theo
quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu bao gồm việc chi tiêu theo các
hình thức mua, thuê, thuê mua. Việc xác định tổng phần vốn nhà nước tham gia từ
30% trở lên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt,
được tính theo từng dự án cụ thể, không xác định theo tỷ lệ phần vốn nhà nước
đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp;
2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ
tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm
trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho
một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên
mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của
hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu;
3. Hồ sơ đề xuất là toàn bộ
tài liệu do nhà thầu đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu và được nộp cho bên
mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ yêu cầu;
4. Kết quả lựa chọn nhà thầu
là kết quả đấu thầu khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
hoặc kết quả lựa chọn khi áp dụng các hình thức lựa chọn khác;
5. Vi phạm pháp luật về đấu thầu
là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của
pháp luật về đấu thầu;
6. Tham gia đấu thầu là việc
nhà thầu tham gia các cuộc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế;
7. Gói thầu lựa chọn tổng thầu
xây dựng bao gồm việc lựa chọn tổng thầu để thực hiện gói thầu thiết kế
(E); thi công (C); thiết kế và thi công (EC); thiết kế, cung cấp thiết bị, vật
tư và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng
(chìa khóa trao tay).
Điều 3. Bảo
đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Nội dung về bảo đảm cạnh tranh và
lộ trình thực hiện được quy định như sau:
1. Yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu thầu được thực hiện như
sau:
a) Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu
khả thi (dự án đầu tư) được tham gia đấu thầu lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho đến trước ngày 01 tháng 4 năm 2009.
Trong trường hợp này, bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu với đầy đủ các
thông tin, tài liệu liên quan bao gồm cả báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu
tư) và phải bảo đảm đủ thời gian để các nhà thầu có điều kiện như nhau trong
quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thảo bảo đảm tính công bằng trong đấu thầu;
b) Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được
tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hóa cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị
định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC. Nhà thầu đã
lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói
thầu có thể tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh
giá hồ sơ dự thầu, giám sát thực hiện hợp đồng đối với gói thầu đó.
2. Nhà thầu tham gia đấu thầu và
nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu thực hiện
hợp đồng và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng được coi là độc lập với
nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với
nhau về tài chính theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu
thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan nhà
nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ra quyết định thành lập, trừ các nhà
thầu là doanh nghiệp đã chuyển đổi và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm
2005;
b) Không có cổ phần hoặc vốn góp
trên 30% của nhau.
Quy định tại khoản này được thực
hiện kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu tham gia
đấu thầu gói thầu thuộc cùng một dự án được coi là độc lập với nhau về tổ chức,
không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính
theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
a) Không có cổ phần hoặc vốn góp
trên 50% của nhau;
b) Hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
năm 2005 đối với nhà thầu là tổ chức.
Quy định tại khoản này được thực
hiện kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.
Điều 4. Ưu đãi
trong đấu thầu quốc tế
1. Việc ưu đãi trong đấu thầu quốc
tế theo quy định tại Điều 14 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:
a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn:
điểm tổng hợp của hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi được cộng
thêm 7,5% số điểm tổng hợp của nhà thầu đó; trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn
có yêu cầu kỹ thuật cao thì điểm kỹ thuật được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật
của nhà thầu đó;
b) Đối với gói thầu xây lắp: giá
đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng
thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
của nhà thầu đó;
c) Đối với gói thầu mua sắm hàng
hóa: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi
phải cộng thêm một khoản tiền tương ứng với giá trị thuế nhập khẩu, phí và lệ
phí liên quan đến nhập khẩu phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng không
vượt quá 15% giá hàng hóa. Không áp dụng ưu đãi đối với các loại hàng hóa phải
đóng thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu theo quy định;
d) Đối với gói thầu lựa chọn tổng
thầu thiết kế, việc xác định ưu đãi căn cứ quy định tại điểm a khoản này. Đối
với các gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng khác thì việc xác định ưu đãi căn
cứ theo quy định tại điểm b khoản này.
2. Trường hợp các hồ sơ dự thầu của
nhà thầu nước ngoài được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho
hồ sơ dự thầu đề xuất giá trị chi phí trong nước cao hơn. Trường hợp hồ sơ dự
thầu của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài sau khi đã thực hiện việc
ưu đãi theo khoản 1 Điều này được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao
hơn cho hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước.
Điều 5. Đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu
1. Đối tượng
a) Cá nhân trực tiếp tham gia hoạt
động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, trừ
các nhà thầu;
b) Cá nhân khác có nhu cầu.
2. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng về đấu thầu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách
nhiệm tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu theo quy
định tại khoản 5 Điều 68 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
a) Tổng hợp tình hình hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo thông qua báo cáo tình hình thực hiện công
tác đấu thầu hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương;
b) Xây dựng hệ thống dữ liệu các cơ
sở đào tạo về đấu thầu trên cơ sở thông tin do các cơ sở đào tạo cung cấp.
3. Điều kiện để các cơ sở tổ chức
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Quyết định thành lập đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Có đội ngũ giảng viên về đấu
thầu.
4. Điều kiện cấp chứng chỉ về đấu
thầu
a) Chứng chỉ được cấp cho các học
viên tham gia đầy đủ các khóa học về đấu thầu và đạt yêu cầu sau khi kiểm tra,
sát hạch;
b) Khóa học về đấu thầu để cấp
chứng chỉ phải được tổ chức từ 3 ngày trở lên.
5. Trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ
sở đào tạo về đấu thầu
a) Chịu trách nhiệm về chất lượng
đào tạo; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho hệ thống cơ sở dữ
liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng và cấp chứng chỉ tham gia khóa học cho học viên theo đúng quy định;
c) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư; Bộ, ngành hoặc địa phương liên quan để theo dõi, tổng hợp.
Điều 6. Chi phí
trong đấu thầu
1. Mức giá bán một bộ hồ sơ mời
thầu (bao gồm cả thuế) do chủ đầu tư quyết định căn cứ quy mô, tính chất của
gói thầu nhưng tối đa là 1.000.000 đồng đối với đấu thầu trong nước; đối với
đấu thầu quốc tế mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
2. Chi phí thẩm định kết quả lựa
chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng
0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30.000.000
đồng.
3. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải
quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,01% giá dự thầu
của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là
30.000.000 đồng.
Việc quản lý và sử dụng các khoản
chi phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của
pháp luật hiện hành.
Điều 7. Báo Đấu
thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu
1. Việc đăng tải thông tin về đấu
thầu quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu được thực hiện miễn phí đối với các
cơ quan, tổ chức gửi thông tin để đăng tải.
2. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm
quản lý và điều hành hoạt động Báo Đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu
thầu là đơn vị sự nghiệp có thu.
3. Báo Đấu thầu được phát hành hàng
ngày.
4. Cung cấp thông tin về đấu thầu
a) Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông
tin nêu tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
- Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu
trách nhiệm cung cấp các thông tin nêu từ điểm a đến điểm e và điểm h khoản 1
Điều 5 của Luật Đấu thầu.
b) Thời hạn cung cấp thông tin
Đối với thông báo mời sơ tuyển,
thông báo mời thầu, thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời chào hàng,
thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 5 ngày trước ngày dự kiến đăng tải các
thông tin này. Đối với các thông tin còn lại quy định tại khoản 1 Điều 5 của
Luật Đấu thầu, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ký
văn bản.
Việc cung cấp thông tin và lộ trình
đăng tải thông tin về đấu thầu trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện
tử về đấu thầu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 8. Quy
định về thời gian trong đấu thầu
1. Các mốc thời gian trong đấu thầu
thực hiện theo Điều 31 của Luật Đấu thầu và các quy định cụ thể sau đây:
a) Chủ đầu tư hoặc người được chủ
đầu tư ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu trong thời gian không
quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình xin phê duyệt hồ sơ yêu cầu của bên
mời thầu hoặc báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu (nếu có).
b) Người quyết định đầu tư hoặc
người được ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu trong thời hạn tối
đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm
định; phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu
trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ
quan, tổ chức thẩm định (đối với gói thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì
thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ);
c) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ
dự thầu phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu song tối đa là 180 ngày,
kể từ thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần gia hạn thời gian hiệu lực của hồ sơ
dự thầu thì có thể yêu cầu nhà thầu gia hạn một hoặc nhiều lần nhưng bảo đảm
tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn không quá 30 ngày
theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Đấu thầu.
2. Trong quá trình thực hiện, các
nội dung trong đấu thầu sau đây có thể được thực hiện đồng thời: sơ tuyển nhà
thầu và lập hồ sơ mời thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu và thông báo mời thầu;
thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
Chương 2.
KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
Điều 9. Căn cứ
lập kế hoạch đấu thầu
1. Quyết định đầu tư và các tài
liệu để ra quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng
nhận đầu tư. Đối với các công việc chuẩn bị dự án thì căn cứ theo quyết định
của người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án.
2. Điều ước quốc tế hoặc văn bản
thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
3. Thiết kế, dự toán được duyệt
(nếu có).
4. Nguồn vốn cho dự án.
5. Các văn bản pháp lý khác liên
quan (nếu có).
Điều 10. Nội
dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
Việc phân chia dự án thành các gói
thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu, bảo đảm
quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà
thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu
Tên gói thầu thể hiện tính chất,
nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự
án. Trường hợp đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của dự án, gói thầu có thể bao
gồm các nội dung công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo
nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần
riêng biệt (nhiều lô), trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên của từng phần.
2. Giá gói thầu
Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng)
được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được
duyệt (nếu có) và các quy định liên quan. Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn
lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu
được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự
án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính
tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực
chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư.
3. Nguồn vốn
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ
nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp
sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (ngoài
nước, trong nước).
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và
phương thức đấu thầu
Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu
(trong nước, quốc tế, sơ tuyển nếu có) theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của
Luật Đấu thầu và Điều 97 của Luật Xây dựng; phương thức đấu thầu theo quy định
tại Điều 26 của Luật Đấu thầu. Trường hợp cần áp dụng sơ tuyển đối với các gói
thầu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Đấu thầu, cần áp dụng
thủ tục lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu tư vấn và cần lựa chọn
tư vấn cá nhân thì người quyết định đầu tư quy định trong kế hoạch đấu thầu.
5. Thời gian lựa chọn nhà thầu
Nêu thời gian tổ chức thực hiện
việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu.
6. Hình thức hợp đồng
Tùy theo tính chất của gói thầu,
xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy
định từ Điều 49 đến Điều 53 của Luật Đấu thầu và Điều 107 của Luật Xây dựng.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng phải
bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
Điều 11. Trình
duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế
hoạch đấu thầu lên người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định
đầu tư xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định; trường
hợp trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải gửi
cho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, phê duyệt.
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn
được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao
nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng
đầu cơ quan mình (người giao nhiệm vụ) để xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp
này, người đứng đầu cơ quan liên quan chịu trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực
thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.
2. Hồ sơ trình duyệt
a) Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu
thầu bao gồm những nội dung sau đây:
- Phần công việc đã thực hiện bao
gồm những công việc liên quan tới chuẩn bị dự án với giá trị tương ứng và căn
cứ pháp lý để thực hiện;
- Phần công việc không áp dụng được
một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của
Luật Đấu thầu và Điều 97 của Luật Xây dựng;
- Phần kế hoạch đấu thầu bao gồm
những công việc hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình
thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và
Điều 97 của Luật Xây dựng, kể cả các công việc như rà phá bom mìn, xây dựng khu
tái định cư, bảo hiểm công trình, đào tạo; cơ sở của việc chia dự án thành các
gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại
Điều 10 Nghị định này. Trường hợp không áp dụng đấu thầu rộng rãi thì phải nêu
rõ lý do.
Tổng giá trị các phần công việc đã
thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu và phần
công việc thuộc kế hoạch đấu thầu không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.
Trường hợp cần thiết phải lập kế
hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước theo quy định
tại khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu thì trong văn bản trình duyệt vẫn phải bao
gồm các nội dung như quy định tại khoản này.
b) Tài liệu kèm theo văn bản trình
duyệt
Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu,
chủ đầu tư phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu
thầu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Điều 12. Thẩm
định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Thẩm định kế hoạch đấu thầu
a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu là
việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 9, Điều
10 và Điều 11 Nghị định này.
b) Cơ quan, tổ chức thẩm định kế
hoạch đấu thầu phải lập báo cáo kết quả thẩm định trên cơ sở tuân thủ quy định
tại Điều 65 của Luật Đấu thầu trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Người quyết định đầu tư hoặc được
ủy quyền quyết định đầu tư hoặc người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án có trách
nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày
nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định. Việc phê duyệt kế hoạch đấu
thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Quy chế làm
việc của Chính phủ.
Chương 3.
SƠ TUYỂN NHÀ THẦU
Điều 13. Áp
dụng sơ tuyển
1. Việc sơ tuyển nhà thầu được thực
hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật Đấu thầu.
2. Trường hợp cần áp dụng sơ tuyển
đối với các gói thầu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì người quyết
định đầu tư quy định trong kế hoạch đấu thầu.
Điều 14. Trình
tự thực hiện sơ tuyển
1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển
Bên mời thầu lập hồ sơ mời sơ tuyển
trình chủ đầu tư phê duyệt. Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm thông tin chỉ dẫn về gói
thầu và các yêu cầu sau đây đối với nhà thầu:
a) Yêu cầu về năng lực kỹ thuật;
b) Yêu cầu về năng lực tài chính;
c) Yêu cầu về kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ
tuyển được xây dựng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và cần được nêu trong hồ
sơ mời sơ tuyển, bao gồm tiêu chuẩn đối với từng yêu cầu về năng lực kỹ thuật,
về năng lực tài chính và về kinh nghiệm.
Đối với gói thầu xây lắp, gói thầu
lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ tổng thầu thiết kế, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ
dự sơ tuyển còn phải phù hợp với yêu cầu về điều kiện năng lực đối với từng
loại, cấp công trình xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.
2. Thông báo mời sơ tuyển
Thông báo mời sơ tuyển (theo mẫu
hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ
liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc tế
còn phải đăng tải đồng thời trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi.
Sau khi đăng tải theo quy định trên có thể đăng trên các phương tiện thông tin
đại chúng khác. Hồ sơ mời sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu sau
10 ngày, kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời sơ tuyển và được kéo dài
đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển (đóng sơ tuyển).
3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ
tuyển
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ
tuyển tối thiểu là 7 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu
thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển.
Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự sơ
tuyển do các nhà thầu nộp và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự
sơ tuyển được nộp theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở
công khai ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau
thời điểm đóng sơ tuyển sẽ không được mở và được bên mời thầu gửi trả lại nhà
thầu theo nguyên trạng.
4. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển do
bên mời thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển.
5. Trình và phê duyệt kết quả sơ
tuyển
Bên mời thầu chịu trách nhiệm trình
chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển.
6. Thông báo kết quả sơ tuyển
Sau khi chủ đầu tư phê duyệt kết
quả sơ tuyển, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả sơ
tuyển đến các nhà thầu tham dự sơ tuyển và mời các nhà thầu trúng sơ tuyển tham
gia đấu thầu.
Chương 4.
ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU
THẦU HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN
Mục 1. QUY TRÌNH
ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC
Điều 15. Chuẩn
bị đấu thầu
1. Lựa chọn danh sách nhà thầu để
mời tham gia đấu thầu
Tùy theo tính chất và điều kiện cụ
thể của từng gói thầu, khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, chủ đầu tư có thể thông
báo mời thầu ngay theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc áp dụng thủ tục lựa
chọn danh sách nhà thầu tư vấn để mời tham gia đấu thầu song phải được người
quyết định đầu tư phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Thủ tục lựa chọn danh sách
nhà thầu tư vấn để mời tham gia đấu thầu được thực hiện bao gồm:
a) Đối với đấu thầu rộng rãi:
- Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời
quan tâm bao gồm các nội dung yêu cầu về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên
gia; yêu cầu về kinh nghiệm;
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan
tâm được xây dựng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và cần được nêu trong hồ sơ
mời quan tâm, bao gồm tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia;
tiêu chuẩn về kinh nghiệm;
- Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm
phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin
điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc tế thì còn phải đăng tải đồng thời trên
một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Ngoài việc đăng tải theo quy định
trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;
- Kể từ ngày đăng tải đầu tiên
thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời
quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đến trước thời điểm hết hạn nộp
hồ sơ quan tâm;
- Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ
sơ quan tâm tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với
đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm;
- Bên mời thầu đánh giá hồ sơ quan
tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn và trình chủ đầu tư phê
duyệt danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.
b) Đối với đấu thầu hạn chế:
Bên mời thầu lựa chọn tối thiểu 5
nhà thầu được coi là đủ năng lực, kinh nghiệm (theo quy định tại Điều 19 của
Luật Đấu thầu) và có nhu cầu tham gia đấu thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh
sách các nhà thầu này để mời tham gia đấu thầu. Trường hợp thực tế không có đủ
số lượng tối thiểu 5 nhà thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư
hoặc người được ủy quyền xem xét, quyết định theo hướng hoặc là mời ngay danh
sách các nhà thầu thực tế hiện có hoặc là gia hạn thời gian để tìm kiếm thêm
nhà thầu. Trong trường hợp đã gia hạn nhưng không tìm kiếm thêm được nhà thầu
thì mời các nhà thầu thực tế hiện có.
2. Lập hồ sơ mời thầu
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư và các tài liệu
để ra quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận
đầu tư;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Các quy định của pháp luật về đấu
thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế hoặc văn bản
thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;
- Các chính sách của Nhà nước về
thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác liên
quan.
Trường hợp gói thầu cần thực hiện
trước khi có quyết định đầu tư thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án
căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan
chuẩn bị dự án phê duyệt.
b) Nội dung hồ sơ mời thầu:
Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội
dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; trong đó phải bao gồm các yêu cầu quan trọng
(điều kiện tiên quyết) làm căn cứ để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu không có tên trong danh
sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị
định này;
- Nhà thầu không bảo đảm tư cách
hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;
- Nhà thầu không bảo đảm điều kiện
năng lực theo quy định của Luật Xây dựng;
- Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Đơn dự thầu không hợp lệ;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không
bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Nhà thầu có tên trong hai hoặc
nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành
viên trong liên danh);
- Nhà thầu vi phạm một trong các
hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu;
- Các yêu cầu quan trọng khác có
tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số
các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự
thầu không được xem xét tiếp.
3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu
Người quyết định đầu tư phê duyệt
hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 60
của Luật Đấu thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.
4. Mời thầu
a) Thông báo mời thầu:
Trường hợp không áp dụng thủ tục
lựa chọn danh sách nhà thầu tư vấn để mời tham gia đấu thầu, chủ đầu tư thông
báo mời thầu (theo Mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trên Báo Đấu thầu 3
kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc
tế thì còn phải đăng tải đồng thời trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành
rộng rãi. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên
các phương tiện thông tin đại chúng khác.
b) Gửi thư mời thầu:
Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới
các nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu thầu theo quy định tại khoản 1
Điều này. Nội dung thư mời thầu lập theo mẫu nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị
định này. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu
tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc
tế.
Điều 16. Tiêu
chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn,
kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ
thuật cao:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ
thuật: sử dụng thang điểm (100, 1.000,…) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, bao
gồm các nội dung sau đây:
- Kinh nghiệm và năng lực của nhà
thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% - 20% tổng số điểm;
- Giải pháp và phương pháp luận đối
với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% - 40%
tổng số điểm;
- Nhân sự của nhà thầu để thực hiện
gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% - 60% tổng số điểm.
Cần phải xác định mức điểm yêu cầu
tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm.
Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu
thì được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
b) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính:
Sử dụng thang điểm (100, 1.000,…)
thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự
thầu được xác định như sau:
Điểmtài
chính
(của
hồ sơ dự thầu đang xét)
|
=
|
[
|
P
thấp nhất x (100, 1.000,…)
|
]
|
P
đang xét
|
Trong đó:
- P thấp nhất: giá dự thầu thấp
nhất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh
giá về mặt kỹ thuật;
- P đang xét: giá dự thầu sau sửa
lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ dự thầu đang xét.
c) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:
- Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được
xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính,
trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số
điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số
điểm;
- Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ
dự thầu được xác định theo công thức sau:
Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật
x (K%) + Đtài chính x (G%)
Trong đó:
+ K%: tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật
(quy định trong thang điểm tổng hợp);
+ G%: tỷ trọng điểm về mặt tài
chính (quy định trong thang điểm tổng hợp);
+ Đkỹ thuật: là số điểm
của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật theo quy định
tại điểm a khoản này;
+ Đtài chính: là số điểm
của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính theo quy
định tại điểm b khoản này;
2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn,
kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ
thuật cao:
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong đó mức điểm yêu
cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 80% tổng số điểm về
mặt kỹ thuật.
Điều 17. Tổ
chức đấu thầu
1. Phát hành hồ sơ mời thầu
a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu
tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi
(trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu
thầu), cho các nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu thầu (trường hợp áp
dụng thủ tục lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu đối với đấu thầu
rộng rãi và đấu thầu hạn chế) với giá bán được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị
định này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh
mua hồ sơ mời thầu;
b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời
thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu
thầu.
2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự
thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách
(tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng
văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:
- Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp
nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước
thời điểm đóng thầu;
- Đối với đấu thầu hạn chế, qua
bước lựa chọn danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu thì tùy từng trường hợp cụ
thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp nhận hay
không chấp nhận thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng
phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu.
3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự
thầu
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý
các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu được
gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu đều được coi là không hợp lệ và
được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Bất kỳ tài liệu nào được nhà
thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp
đều được coi là không hợp lệ.
4. Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu
Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự
thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ chấp thuận
nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản
đề nghị rút hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với hồ sơ dự thầu.
5. Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật
a) Việc mở thầu phải được tiến hành
công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định
trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ
thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể
mời đại diện các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;
b) Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ
đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo
trình tự sau đây:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ, đọc và ghi vào biên bản
các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Tên nhà thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ;
+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ
(nếu có);
+ Các thông tin khác liên quan.
Biên bản mở thầu cần được đại diện
các nhà thầu, đại diện bên mời thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký
xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải
ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự
thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ
thuật được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ
dự thầu.
Điều 18. Đánh
giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với
gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật
Xây dựng, căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ
mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá được quy định tại Điều 28 của Luật Đấu thầu và
trình tự đánh giá được quy định tại Điều 35 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
1. Đánh giá sơ bộ
a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
đề xuất kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
- Tính hợp lệ của đơn dự thầu. Đơn
dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà
thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu
phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng
đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản thỏa
thuận liên danh;
- Tính hợp lệ của thỏa thuận liên
danh. Trong thỏa thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối
lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong
liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu
liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);
- Có một trong các loại giấy tờ hợp
lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy
chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập; Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; chứng
chỉ chuyên môn phù hợp;
- Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ
đề xuất kỹ thuật;
- Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ
sơ dự thầu.
b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp
ứng yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) nêu trong hồ sơ mời thầu theo quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
2. Đánh giá chi tiết
a) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với
gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật
Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:
- Đánh giá về mặt kỹ thuật:
Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá
về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Chủ đầu tư phê duyệt danh
sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật để thực hiện đánh giá về mặt
tài chính.
- Đánh giá về mặt tài chính:
Mở công khai hồ sơ đề xuất tài
chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật theo trình tự quy định
tại điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định này. Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính
bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Tên nhà thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự
thầu;
+ Điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự
thầu đã đạt mức yêu cầu tối thiểu trở lên;
+ Các thông tin khác liên quan.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải
ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất tài chính của từng hồ sơ dự thầu
và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá về mặt tài chính được
tiến hành theo bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và
phù hợp giữa bản gốc và bản chụp cũng như về niêm phong hồ sơ đề xuất tài
chính. Việc đánh giá về mặt tài chính căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt
tài chính nêu trong hồ sơ mời thầu.
- Đánh giá tổng hợp:
Đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật
và về mặt tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp quy định trong hồ sơ mời
thầu. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được bên mời thầu trình chủ đầu tư phê
duyệt xếp thứ nhất và được mời vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19
Nghị định này.
b) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với
gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây
dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:
Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật
theo tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong hồ sơ mời thầu quy định tại điểm a
khoản 2 Điều này. Hồ sơ dự thầu đạt số điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức
điểm yêu cầu tối thiểu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật và được bên
mời thầu xếp hạng để trình chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu xếp thứ nhất sẽ được
mời đến để mở hồ sơ đề xuất tài chính và đàm phán hợp đồng theo quy định tại
Điều 19 Nghị định này.
Điều 19. Đàm
phán hợp đồng
1. Trên cơ sở quyết định của chủ
đầu tư, bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất đến đàm phán hợp đồng.
2. Nội dung đàm phán hợp đồng
a) Nhiệm vụ và phạm vi công việc
chi tiết của nhà thầu tư vấn cần thực hiện;
b) Chuyển giao công nghệ và đào
tạo;
c) Kế hoạch công tác và bố trí nhân
sự;
d) Tiến độ;
đ) Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu
có);
e) Bố trí điều kiện làm việc;
g) Chi phí dịch vụ tư vấn;
h) Các nội dung khác (nếu cần
thiết).
Trường hợp đàm phán hợp đồng không
thành, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp
hạng tiếp theo vào đàm phán.
Điều 20. Trình
duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu
1. Trình duyệt, thẩm định kết quả
đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn thực hiện theo quy định tại Điều 37, Điều 39
của Luật Đấu thầu và Điều 71, Điều 72 Nghị định này.
2. Việc phê duyệt kết quả đấu thầu
thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Đấu thầu.
3. Thông báo kết quả đấu thầu thực
hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Đấu thầu, cụ thể là ngay sau khi nhận
được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi văn bản thông
báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự thầu, riêng đối với nhà thầu
trúng thầu còn phải gửi kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
Điều 21.
Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp
đồng và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III của
Luật Đấu thầu, Mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.
2. Trường hợp thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư hủy
quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trước đó và xem xét, quyết định mời nhà
thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Nghị
định này, trong trường hợp đó phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự
thầu nếu cần thiết. Các bước công việc tiếp theo thực hiện theo quy định tại
Điều 20 và Điều 21 Nghị định này.
Mục 2. QUY TRÌNH
LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN CÁ NHÂN
Điều 22. Lựa
chọn nhà thầu tư vấn là cá nhân
Tùy theo tính chất, nội dung và
phạm vi công việc tư vấn, chủ đầu tư xét thấy cá nhân chuyên gia tư vấn có thể
đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia
hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn
cá nhân là có lợi thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư phê duyệt
trong kế hoạch đấu thầu. Việc lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện theo quy
trình sau đây:
1. Bên mời thầu xác định điều khoản
tham chiếu và chuẩn bị dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cần tuyển chọn để
trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:
a) Mô tả tóm tắt về dự án và công
việc;
b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng,
chất lượng và thời gian thực hiện công việc;
c) Yêu cầu về năng lực, trình độ
của tư vấn;
d) Các điều kiện và địa điểm thực
hiện công việc; các nội dung cần thiết khác (nếu có).
2. Bên mời thầu lựa chọn tối thiểu
3 hồ sơ lý lịch khoa học của 3 chuyên gia tư vấn phù hợp với yêu cầu nêu trong
điều khoản tham chiếu, trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt; trường hợp thực tế
có ít hơn 3 chuyên gia tư vấn thì báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.
3. Bên mời thầu đánh giá sự đáp ứng
của chuyên gia tư vấn theo hồ sơ lý lịch khoa học trên cơ sở điều khoản tham
chiếu để lựa chọn chuyên gia đáp ứng yêu cầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết
định.
4. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng,
điều khoản tham chiếu và thông tin khác liên quan, bên mời thầu tiến hành đàm
phán với chuyên gia tư vấn được đề nghị lực chọn.
5. Căn cứ báo cáo của bên mời thầu,
chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn và ký kết hợp đồng với chuyên gia tư vấn
được lựa chọn.
Chương 5.
ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU
THẦU HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP
Mục 1. ĐẤU
THẦU MỘT GIAI ĐOẠN
Điều 23. Chuẩn
bị đấu thầu
1. Sơ tuyển nhà thầu thực hiện theo
quy định tại Chương III Nghị định này.
2. Lập hồ sơ mời thầu
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư và các tài liệu
để quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu
tư;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Tài liệu về thiết kế kèm theo dự
toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);
- Các quy định của pháp luật về đấu
thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế hoặc văn bản
thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;
- Các chính sách của Nhà nước về
thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác liên quan.
b) Nội dung hồ sơ mời thầu:
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các
nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời
thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ
tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh
nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các
thông tin về năng lực và kinh nghiệm mà nhà thầu đã kê khai trong hồ sơ dự sơ
tuyển;
- Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu
cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 12
của Luật Đấu thầu. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của
một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hóa từ một nước nào đó để tham khảo, minh
họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc
tương đương” sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm
tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là
tương đương với các hàng hóa đã nêu. Đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp, cần
yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất;
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các
yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như
sau:
+ Nhà thầu không có tên trong danh
sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị
định này;
+ Nhà thầu không bảo đảm tư cách
hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;
+ Không có bảo đảm dự thầu hoặc có
bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền
quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy
định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu (trường hợp đối với nhà thầu
liên danh theo quy định tại Điều 32 Nghị định này), không phải là bản gốc và
không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính);
+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
+ Đơn dự thầu không hợp lệ;
+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không
bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Hồ sơ dự thầu có tổng giá dự thầu
không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất
lợi cho chủ đầu tư;
+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc
nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành
viên trong liên danh);
+ Không đáp ứng điều kiện về năng
lực theo Điều 7 của Luật Xây dựng;
+ Nhà thầu vi phạm một trong các
hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu;
+ Các yêu cầu quan trọng khác có
tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm một trong các điều
kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không
được xem xét tiếp.
3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu
Thực hiện theo quy định tại khoản 3
Điều 15 Nghị định này.
4. Mời thầu
a) Thông báo mời thầu
Đối với đấu thầu rộng rãi không có
sơ tuyển, phải thực hiện đăng tải thông báo mời thầu (theo mẫu hướng dẫn của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin
điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc tế thì còn phải đăng tải đồng thời
trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Ngoài việc đăng tải theo quy
định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng
khác.
b) Gửi thư mời thầu
Áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và
đấu thầu rộng rãi đã qua sơ tuyển. Bên mời thầu gửi thư mời thầu theo mẫu nêu
tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này tới nhà thầu trong danh sách được mời tham
gia đấu thầu hạn chế hoặc danh sách nhà thầu vượt qua sơ tuyển. Thời gian từ
khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối
với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Điều 24. Quy
định chung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
1. Sử dụng phương pháp chấm điểm
a) Sử dụng thang điểm (100,
1.000,…) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn
đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu
tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này. Mức điểm yêu cầu tối
thiểu về mặt kỹ thuật được quy định tùy theo tính chất của từng gói thầu nhưng
phải bảo đảm không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu
có yêu cầu kỹ thuật cao không thấp hơn 80%;
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu
xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) còn phải quy định mức điểm
yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảo đảm không thấp hơn 70% mức
điểm tối đa của nội dung công việc tương ứng.
b) Đối với gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp, hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đạt
số điểm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật.
Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu
xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), hồ sơ dự thầu được coi là
đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi số điểm được đánh giá cho từng nội dung
công việc không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu của nội dung công việc
tương ứng và điểm tổng hợp của các nội dung không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối
thiểu về mặt kỹ thuật của cả gói thầu.
2. Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không
đạt”
a) Tiêu chuẩn đánh giá
Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt
kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều
25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này. Tùy theo tính chất của gói thầu mà xác
định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung được coi là các
yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử dụng tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”.
Đối với các nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí “đạt” hoặc “không
đạt”, được áp dụng thêm tiêu chí “chấp nhận được” nhưng không được vượt quá 30%
tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá.
b) Hồ sơ dự thầu được đánh giá là
đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được
đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “đạt”
hoặc “chấp nhận được”.
Điều 25. Tiêu
chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh
nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định
chi phí trên cùng một mặt bằng (giá đánh giá), cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực
và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển,
bao gồm:
a) Kinh nghiệm thực hiện các gói
thầu tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh chính;
b) Năng lực sản xuất và kinh doanh,
cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn;
c) Năng lực tài chính: tổng tài
sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng
đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể
đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này cần
căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn đánh giá quy định
tại khoản này được sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội
dung nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp
ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ
thuật
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
được xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và bao gồm các nội dung
về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng đối với hàng hóa nêu
trong hồ sơ mời thầu, cụ thể:
a) Đặc tính, thông số kỹ thuật của
hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác;
b) Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế
của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp hàng hóa;
c) Khả năng lắp đặt thiết bị và
năng lực cán bộ kỹ thuật;
d) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về
bảo hành;
đ) Khả năng thích ứng về mặt địa
lý;
e) Tác động đối với môi trường và
biện pháp giải quyết;
g) Khả năng cung cấp tài chính (nếu
có yêu cầu);
h) Các yếu tố khác về điều kiện
thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu
có).
3. Nội dung xác định giá đánh giá
Việc xác định giá đánh giá là xác
định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các
yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá
đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc xác định
giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
- Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa
lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có) để làm căn cứ xác
định giá đánh giá;
- Đưa các chi phí về một mặt bằng
để xác định giá đánh giá, bao gồm:
+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật
như: tiến độ thực hiện; công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị; mức tiêu hao
điện năng, nguyên nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ
và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
+ Điều kiện tài chính, thương mại;
+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
(nếu có);
+ Các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói
thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ
tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất
được xếp thứ nhất.
Điều 26. Tiêu
chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của
nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh
giá, cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực
và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển,
bao gồm:
a) Kinh nghiệm thực hiện các gói
thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự;
b) Năng lực kỹ thuật: số lượng,
trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng
thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói
thầu;
c) Năng lực tài chính: tổng tài
sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng
đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể
đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này
phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn đánh giá quy định
tại khoản này được sử dụng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả
3 nội dung nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp
ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ
thuật
Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
được xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và bao gồm các nội dung
về mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tiên lượng
kèm theo, cụ thể:
a) Tính hợp lý và khả thi của các
giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ
thi công;
Trừ những trường hợp do tính chất
của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện
pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà
thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ
sơ mời thầu. Trong trường hợp này, hồ sơ mời thầu cần nêu tiêu chuẩn đánh giá
đối với đề xuất về biện pháp thi công khác đó của nhà thầu.
b) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi
trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
c) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về
bảo hành;
d) Các biện pháp bảo đảm chất
lượng;
đ) Tiến độ thi công;
e) Các nội dung khác (nếu có).
Tùy theo tính chất và điều kiện cụ
thể của từng gói thầu mà sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh
giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” đối với các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật
trên đây. Trường hợp cho phép nhà thầu chào phương án thay thế hoặc bổ sung để
tìm kiếm những đề xuất sáng tạo của nhà thầu mang lại hiệu quả cao hơn cho gói
thầu thì phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu và phải nêu rõ tiêu chuẩn,
phương pháp đánh giá đề xuất thay thế, bao gồm cả giá dự thầu.
Trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ
đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu xây lắp có yêu cầu đơn giản về mặt
kỹ thuật thì trong hồ sơ mời thầu có thể quy định việc đánh giá được tiến hành
kết hợp đồng thời giữa việc xem xét về mặt kỹ thuật và giá dự thầu của nhà thầu
với tiến độ thực hiện gói thầu do nhà thầu đề xuất.
3. Nội dung xác định giá đánh giá
Việc xác định giá đánh giá là xác
định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các
yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá
đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá
thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
- Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa
lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có) để làm căn cứ xác
định giá đánh giá;
- Đưa các chi phí về một mặt bằng
để xác định giá đánh giá, bao gồm:
+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật
như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ
công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
+ Điều kiện tài chính, thương mại;
+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
(nếu có);
+ Các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói
thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ
tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất
được xếp thứ nhất.
Điều 27. Tiêu
chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ
gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế)
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu
thiết kế) bao gồm tiêu chuẩn đánh giá đối với từng nội dung công việc theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 16, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định này.
Điều 28. Tổ
chức đấu thầu
1. Phát hành hồ sơ mời thầu
a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu
tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển
(trong trường hợp có sơ tuyển), các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế
hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán
hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên
danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu.
b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời
thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.
2. Chuẩn bị, tiếp nhận, sửa đổi
hoặc rút hồ sơ dự thầu
Thực hiện theo quy định tại khoản
2, khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định này.
Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư
cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo
bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như
sau:
- Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp
nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước
thời điểm đóng thầu;
- Đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu
thầu rộng rãi đã qua bước sơ tuyển thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời
thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp thuận hay không chấp
thuận sự thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo
đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch của gói thầu.
3. Mở thầu
a) Việc mở thầu được tiến hành công
khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ
sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào
sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại
diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;
b) Bên mời thầu tiến hành mở lần
lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu
và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà
thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:
- Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự
thầu;
- Mở, đọc và ghi vào biên bản các
thông tin chủ yếu sau đây:
+ Tên nhà thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ
dự thầu;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ
dự thầu;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu
và giảm giá (nếu có);
+ Giá trị và thời hạn hiệu lực của
bảo đảm dự thầu;
+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự
thầu (nếu có);
+ Các thông tin khác liên quan.
Biên bản mở thầu cần được đại diện
bên mời thầu, đại diện các nhà thầu, và đại diện các cơ quan liên quan tham dự
ký xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải
ký xác nhận vào từng trang bản gốc của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế
độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản
chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp
và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
Điều 29. Đánh
giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tiến
hành theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ
mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá quy định tại Điều 28 của Luật Đấu thầu và
trình tự đánh giá quy định tại Điều 35 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
1. Đánh giá sơ bộ
a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
dự thầu:
- Tính hợp lệ của đơn dự thầu. Đơn
dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà
thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu
phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng
đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản
thỏa thuận liên danh;
- Tính hợp lệ của thỏa thuận liên
danh. Trong thỏa thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối
lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong
liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu
liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);
- Có một trong các loại giấy tờ
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng
nhận đầu tư; quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; Giấy
phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất (nếu có yêu cầu);
- Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ
dự thầu;
- Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu;
- Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ
sơ dự thầu.
b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp
ứng các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
c) Đánh giá năng lực và kinh nghiệm
của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ
sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển. Tùy theo điều kiện của từng
gói thầu mà việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu có thể được thực
hiện tại bước đánh giá sơ bộ đối với tất cả nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ,
không vi phạm điều kiện tiên quyết hoặc việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm
được thực hiện sau khi xác định giá đánh giá và phải được quy định trong hồ sơ
mời thầu. Nhà thầu phải được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo
quy định trong hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu mới được xem xét ở các bước
tiếp theo.
2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu
a) Đánh giá về mặt kỹ thuật
Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá
về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Trong quá trình đánh giá,
bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về những nội dung
chưa rõ, khác thường trong hồ sơ dự thầu. Chỉ những hồ sơ dự thầu được chủ đầu
tư phê duyệt đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được xác định giá đánh giá theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Trong quá trình xem xét, phê duyệt
danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, trường hợp cần thiết, chủ đầu
tư có thể yêu cầu bên mời thầu đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các hồ sơ
dự thầu của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự
thầu thấp và có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.
b) Xác định giá đánh giá
Việc xác định giá đánh giá thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 3 Điều 26 Nghị định này.
3. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá
đánh giá
Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp
nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá
năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ
đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu
tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất.
Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu
cầu thì tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp
hạng tiếp theo.
Trong trường hợp gói thầu phức tạp,
nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ
sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho
việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.
Điều 30. Sửa
lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch
1. Sửa lỗi
Sửa lỗi là việc sửa lại những sai
sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo
nguyên tắc sau đây:
a) Đối với lỗi số học bao gồm những
lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:
- Trường hợp không nhất quán giữa
đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;
- Trường hợp không nhất quán giữa
bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp
lý cho việc sửa lỗi.
b) Đối với các lỗi khác:
- Cột thành tiền được điền vào mà
không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia
thành tiền cho số lượng;
- Khi có đơn giá nhưng cột thành
tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng
với đơn giá;
- Nếu một nội dung nào đó có điền
đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác
định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp
số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời
thầu thì được coi là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy
định tại khoản 2 Điều này;
- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,”
(dấu phẩy) thay cho dấu “.” (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù
hợp theo cách viết của Việt Nam.
Lỗi số học được tính theo tổng giá
trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau
khi sửa.
Sau khi sửa lỗi nguyên tắc trên,
bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản
thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu
không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.
2. Hiệu chỉnh các sai lệch
Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều
chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ
sơ mời thầu cũng như điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự
thầu; giữa đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính; giữa con số và chữ viết; giữa
nội dung trong đơn dự thầu và các phần khác của hồ sơ dự thầu. Việc hiệu chỉnh
sai lệch được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có những sai lệch về
phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ
được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà
thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung
này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các
hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ
có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành
sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc trong dự
toán;
b) Trường hợp có sai lệch giữa
những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì
nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai
lệch;
c) Trường hợp không nhất quán giữa
con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai
lệch;
d) Trường hợp có sự sai khác giữa
giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp
thì được coi đây là sai lệch và việc hiệu chỉnh này được căn cứ vào giá ghi
trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi
tiết.
Điều 31. Trình
duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
1. Trình duyệt, thẩm định, phê
duyệt, thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 38,
Điều 39 của Luật Đấu thầu và khoản 2, khoản 3 Điều 20, Điều 71, Điều 72 Nghị
định này.
2. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
và ký kết hợp đồng
a) Việc thương thảo, hoàn thiện hợp
đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III
của Luật Đấu thầu, Mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.
b) Trường hợp thương thảo, hoàn thiện
hợp đồng không thành thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư hoặc người
được ủy quyền quyết định hủy kết quả đấu thầu trước đó và xem xét, quyết định
nhà thầu xếp hạng tiếp theo trúng thầu để có cơ sở pháp lý mời vào thương thảo,
hoàn thiện hợp đồng; trong trường hợp đó, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu
lực hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu nếu cần thiết.
Điều 32. Bảo
đảm dự thầu
1. Nhà thầu tham gia đấu thầu phải
thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điều 27 của Luật Đấu
thầu. Đối với nhà thầu liên danh khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng
hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế) thì phải
thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo một trong
hai cách sau:
a) Từng thành viên trong liên danh
sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn
mức yêu cầu của hồ sơ mời thầu; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong
liên danh được xác định là không hợp lệ thì hồ sơ dự thầu của liên danh đó sẽ
bị loại theo điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Các thành viên trong liên danh
thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự
thầu cho cả liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên
của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo
đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn mức yêu
cầu của hồ sơ mời thầu.
2. Trường hợp hồ sơ mời thầu quy
định thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh của
ngân hàng, tổ chức tài chính thì tính hợp lệ của thư bảo lãnh được xem xét theo
quy định về phân cấp ký và phát hành thư bảo lãnh của từng ngân hàng hoặc tổ
chức tài chính.
Điều 33. Lựa
chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ
1. Đối với gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp hoặc gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ tổng thầu thiết kế)
có giá dưới 3 tỷ đồng, việc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế được thực hiện theo
trình tự quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định này, nhưng trong hồ sơ mời thầu
không cần nêu tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá;
không cần xác định giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Nhà thầu sẽ được
xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
b) Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu
về năng lực, kinh nghiệm;
c) Có đề xuất về mặt kỹ thuật được
đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”;
d) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu
chỉnh sai lệch thấp nhất;
đ) Có giá đề nghị trúng thầu không
vượt giá gói thầu được duyệt.
2. Các mốc thời gian trong đấu thầu
đối với gói thầu quy mô nhỏ được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ mời thầu được phát hành kể
từ ngày thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu
tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu. Trường hợp cần sửa
đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu cần thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm
đóng thầu là 3 ngày để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;
c) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu
tối đa là 12 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo kết quả đấu
thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá
trị bảo đảm dự thầu là 1% giá gói thầu và giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là
3% giá hợp đồng.
Điều 34. Quy
định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa
chọn đối tác đầu tư
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối
với gói thầu bảo hiểm được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với
gói thầu mua sắm hàng hóa.
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối
với gói thầu kiểm toán được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với
gói thầu dịch vụ tư vấn.
3. Quy trình đấu thầu lựa chọn đối
tác đầu tư để thực hiện dự án quy định tại Điều 54 của Luật Đầu tư được thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Mục 2. ĐẤU
THẦU HAI GIAI ĐOẠN
Điều 35. Chuẩn
bị đấu thầu giai đoạn I
1. Việc sơ tuyển nhà thầu được thực
hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.
2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn I
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn I có
nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định này nhưng không yêu
cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và không yêu cầu thực hiện biện pháp bảo
đảm dự thầu.
3. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu
thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
4. Việc mời thầu giai đoạn I thực
hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
Điều 36. Tổ chức
đấu thầu giai đoạn I
1. Phát hành hồ sơ mời thầu
a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu
tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển
(trong trường hợp có sơ tuyển), các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế
hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán
hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên
danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu;
b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời
thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.
2. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
giai đoạn I
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý
các hồ sơ dự thầu đã nội theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.
3. Mở thầu
Việc mở thầu được thực hiện theo
quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này. Biên bản mở thầu không bao gồm các
thông tin về giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
4. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai
đoạn I
Căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ
mời thầu, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu
cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi
lại thành biên bản để có cơ sở hình thành hồ sơ mời thầu giai đoạn II.
Điều 37. Chuẩn
bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn II
1.Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn II
Trong hồ sơ mời thầu giai đoạn II,
cần xác định rõ chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật, yêu cầu về tài chính (bao
gồm giá dự thầu), thương mại cũng như yêu cầu về biện pháp bảo đảm dự thầu.
Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu giai
đoạn II được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
2. Tổ chức đấu thầu
Hồ sơ mời thầu giai đoạn II được
bán cho các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn I với mức giá bán quy định
tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Việc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo quy
định tại Điều 28 Nghị định này.
Điều 38. Đánh
giá hồ sơ dự thầu giai đoạn II
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu giai
đoạn II được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
Điều 39. Trình
duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt,
thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng
được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Chương 6.
CHỈ ĐỊNH THẦU
Điều 40. Các
trường hợp được chỉ định thầu
Việc áp dụng hình thức chỉ định
thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định
tại Điều 20 của Luật Đấu thầu và Điều 101 của Luật Xây dựng.
Các trường hợp đặc biệt được chỉ
định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng, bao gồm:
1. Các trường hợp quy định tại
Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập,
đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch trong trường hợp chủ đầu tư phải bảo đảm
chứng minh được chỉ có nhà thầu duy nhất có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói
thầu và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của
mình;
3. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đầu tư;
4. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo
cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư trong trường hợp cấp bách và chủ đầu tư
phải đảm bảo xác định rõ được năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đáp ứng được
yêu cầu của gói thầu; trường hợp không cấp bách thì phải tổ chức đấu thầu;
5. Gói thầu thi công xây dựng tượng
đài, phù điêu, trang hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ
khâu sáng tác đến thi công công trình;
6. Đối với gói thầu thuộc chương
trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135: trường hợp cộng đồng dân cư địa
phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở địa phương đó thực hiện;
trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu cầu tham gia thì lựa
chọn tổ chức đoàn thể đưa ra phương án thực hiện hiệu quả nhất. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình chỉ định thầu áp
dụng cho trường hợp này;
7. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
danh mục các dự án trọng điểm, cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn
năng lượng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu trên cơ
sở đề nghị của các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở
Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của các doanh
nghiệp nhà nước và văn bản thẩm định về danh mục các dự án này của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. Trên cơ sở danh mục các dự án được Thủ trướng Chính phủ phê duyệt,
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà
nước có dự án liên quan phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu các
gói thầu thuộc các dự án đó theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
8. Các trường hợp đặc biệt khác do
Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, địa
phương, doanh nghiệp có dự án liên quan và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
Điều 41. Quy
trình chỉ định thầu
1. Quy trình thực hiện chỉ định
thầu đối với một gói thầu (trừ gói thầu có giá dưới 150 triệu đồng), bao gồm:
a) Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu;
b) Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
c) Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất
và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu;
d) Trình duyệt, thẩm định và phê
duyệt kết quả chỉ định thầu;
đ) Thương thảo, hoàn thiện và ký
kết hợp đồng.
2. Hồ sơ yêu cầu
a) Bên mời thầu lập hồ sơ yêu cầu,
đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp; đối
với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng
(trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) không cần nêu các yếu tố để xác định
giá đánh giá. Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu cầu cụ
thể trong hồ sơ yêu cầu song cần đảm bảo có các nội dung sau đây:
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn:
yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số lượng chuyên gia; kinh nghiệm của nhà thầu;
yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng công việc; yêu cầu về thời gian và
địa điểm thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và
nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết
khác;
- Đối với gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế): yêu cầu về
kinh nghiệm, năng lực; yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng hàng hóa, phạm vi,
khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc,
thời gian thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và
nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần
thiết khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.
Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ
thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ
sơ yêu cầu.
b) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê
duyệt hồ sơ yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này để bên mời
thầu gửi cho nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất.
3. Hồ sơ đề xuất
Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu
chuẩn bị hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và
đề xuất về tài chính, thương mại.
4. Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất
và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu
a) Bên mời thầu tiến hành đánh giá
hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu
trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có thể mời nhà thầu
đến thương thảo, giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông
tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo
yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và
biện pháp tổ chức thi công của hồ sơ yêu cầu;
b) Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ
định thầu khi hồ sơ đề xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực và kinh nghiệm
theo hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất về kỹ thuật được đánh
giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;
- Có giá đề nghị chỉ định thầu
không vượt dự toán (giá gói thầu) được duyệt cho gói thầu.
5. Trình duyệt, thẩm định và phê
duyệt kết quả chỉ định thầu
a) Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ
định thầu, báo cáo thẩm định, người quyết định đầu tư phê duyệt hoặc ủy quyền
phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu
từ 500 triệu đồng trở lên, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa
chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói
thầu từ 1 tỷ đồng trở lên; chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu
dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng đối với các gói thầu thuộc dự án quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu;
b) Đối với gói thầu thực hiện chỉ
định thầu thuộc dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu,
chủ đầu tư trình báo cáo kết quả chỉ định thầu lên người có thẩm quyền hoặc
người được ủy quyền theo quy định tại khoản 7 Điều 40 Nghị định này.
6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
và ký kết hợp đồng
Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết
quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với
nhà thầu được chỉ định thầu để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.
7. Đối với các gói thầu thuộc
trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu thì việc chỉ định
thầu không phải thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này nhưng
sau không quá 15 ngày, kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu
trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó và nhà thầu phải tiến hành các thủ
tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết hợp đồng làm cơ
sở cho việc thực hiện và thanh toán.
8. Trường hợp được phép áp dụng
hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định
đầu tư thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án tiến hành việc lập và phê
duyệt dự toán theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Đấu thầu. Trong trường
hợp này, dự toán là giá trị tương ứng với khối lượng công việc được người đứng
đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt.
9. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn
có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá
gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án cải tạo, sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà
nước quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu được áp dụng chỉ định thầu
khi thấy cần thiết nhưng phải bảo đảm quy trình chỉ định thầu quy định từ khoản
1 đến khoản 6 Điều này, trừ trường hợp nêu tại khoản 10 Điều này.
10. Đối với các gói thầu có giá gói
thầu dưới 150 triệu đồng, khi áp dụng hình thức chỉ định thầu cần thực hiện
theo trình tự sau đây:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu,
phạm vi công việc và giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn
bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu. Nội dung dự
thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện,
thời gian thực hiện, chất lượng công việc, dịch vụ, hàng hóa cần đạt được và
giá trị tương ứng;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên
mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng làm cơ sở để ký kết hợp đồng;
c) Sau khi thương thảo, hoàn thiện
hợp đồng xong, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu và
ký kết hợp đồng với nhà thầu.
Chương 7.
CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN
NHÀ THẦU KHÁC
Điều 42. Mua
sắm trực tiếp
Việc áp dụng hình thức mua sắm trực
tiếp phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định
tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu
thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết
hợp đồng gốc đến khi kết quả mua sắm trực tiếp được phê duyệt.
Quy trình mua sắm trực tiếp được
thực hiện như sau:
1. Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu
cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
2. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được
thực hiện theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ
thuật và đơn giá;
b) Cập nhật năng lực của nhà thầu;
c) Đánh giá tiến độ thực hiện;
d) Các nội dung khác (nếu có).
3. Trình duyệt, thẩm định và phê
duyệt kết quả mua sắm trực tiếp
Trên cơ sở báo cáo kết quả mua sắm
trực tiếp, báo cáo thẩm định, người quyết định đầu tư phê duyệt hoặc ủy quyền
phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.
Điều 43. Chào
hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Việc áp dụng hình thức chào hàng
cạnh tranh phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy
định tại Điều 22 của Luật Đấu thầu.
Quy trình chào hàng cạnh tranh
trong mua sắm hàng hóa được thực hiện như sau:
1. Hồ sơ yêu cầu chào hàng
Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu
chào hàng. Hồ sơ yêu cầu chào hàng bao gồm yêu cầu về mặt kỹ thuật như số
lượng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hóa, thời hạn hiệu
lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào
tạo, chuyển giao và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm
dự thầu. Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí
“đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu chào hàng.
2. Tổ chức chào hàng
a) Bên mời thầu thông báo mời chào
hàng (theo mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên
tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu để các nhà thầu quan tâm tham
dự. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các
phương tiện thông tin đại chúng khác. Sau thời hạn tối thiểu là 5 ngày, kể từ
ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phát hành hồ sơ
yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia;
b) Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu
cầu đến các nhà thầu có nhu cầu tham gia để bảo đảm nhận được tối thiểu 3 báo
giá từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị báo giá tối thiểu
là 3 ngày;
c) Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời
thầu bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc bằng fax. Mỗi nhà
thầu chỉ được gửi một báo giá;
d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm
bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc
thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá gồm các
nội dung như: tên nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi, thời hạn hiệu lực của
báo giá và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.
3. Đánh giá các báo giá
a) Bên mời thầu đánh giá các báo
giá được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật. Báo giá được coi
là vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật khi tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật
đều được đánh giá là “đạt”;
b) Bên mời thầu so sánh giá chào
của các báo giá đáp ứng về mặt kỹ thuật để xác định báo giá có giá chào thấp
nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không
vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn.
4. Phê duyệt kết quả chào hàng và ký
kết hợp đồng
a) Bên cơ sở báo cáo kết quả chào hàng
do bên mời thầu trình, báo cáo thẩm định, người quyết định đầu tư phê duyệt
hoặc ủy quyền phê duyệt kết quả chào hàng đối với gói thầu có giá gói thầu từ 1
tỷ đồng trở lên; chủ đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng đối với gói thầu có giá
gói thầu dưới 1 tỷ đồng;
b) Bên mời thầu thông báo kết quả
chào hàng bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp báo giá và tiến
hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn để chủ đầu tư
ký kết hợp đồng.
Điều 44. Tự
thực hiện
Việc áp dụng hình thức thực hiện
phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại
Điều 23 của Luật Đấu thầu và điểm a khoản 1 của các Điều 41, Điều 50, Điều 57,
Điều 75, Điều 89 và điểm b khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng và theo quy định
cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư lựa chọn theo quy
định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập với chủ đầu tư về
tổ chức và tài chính theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư phải cung cấp các
hồ sơ cần thiết để nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ quy định tại
khoản 2 Điều này;
2. Nhà thầu tư vấn giám sát có
nhiệm vụ sau đây:
a) Giám sát việc thực hiện gói thầu
của chủ đầu tư theo đúng phương án, giải pháp thực hiện mà chủ đầu tư đã đưa
ra;
b) Kiểm tra các loại hàng hóa, vật
tư, thiết bị dùng cho gói thầu;
c) Nghiệm thu khối lượng công việc
do chủ đầu tư thực hiện làm cơ sở cho việc thanh toán.
3. Khi áp dụng hình thức thực hiện,
chủ đầu tư phải lựa chọn nhà tư vấn giám sát đối với các nội dung công việc mà
pháp luật chuyên ngành có quy định.
Trường hợp áp dụng hình thức tự
thực hiện đối với các gói thầu cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền
sản xuất không buộc phải thuê tư vấn giám sát.
Trường hợp các gói thầu áp dụng
hình thức tự thực hiện mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải được giám sát
khi thực hiện nhưng không có nhà tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không
lựa chọn được nhà tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các
vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan, gói thầu có
giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải thực hiện giám sát cộng đồng
theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.
4. Khi áp dụng hình thức tự thực
hiện, chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ
công việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư mang
lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói thầu
cũng như phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực
hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
b) Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ,
công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thông);
đủ máy móc, thiết bị dùng để thi công cho gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ
đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng huy động được máy móc,
thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
5. Trong quá trình thực hiện nếu
chủ đầu tư bị phát hiện chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền cao
hơn 10% giá trị tự thực hiện thì chủ đầu tư bị coi là không đủ năng lực tự thực
hiện gói thầu và vi phạm khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
Điều 45. Lựa
chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn đối
với gói thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng thông qua thi tuyển quy
định tại khoản 3 Điều 97 của Luật Xây dựng được thực hiện theo quy định tại
Điều 102 của Luật Xây dựng.
Điều 46. Lựa
chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
1. Căn cứ vào tính chất đặc thù của
gói thầu mà không thể áp dụng được hoặc không đủ điều kiện áp dụng các hình
thức lựa chọn nhà thầu được quy định từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật Đấu thầu
và Điều 97 của Luật Xây dựng, chủ đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phương án
lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế,
đồng thời gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành để có ý kiến trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trường hợp có đặc thù về đấu
thầu quy định ở luật khác thì thực hiện theo quy định của nghị định hướng dẫn
thi hành luật đó.
Chương 8.
QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG
Điều 47. Thành
phần hợp đồng
1. Thành phần hợp đồng là các tài
liệu hình thành nên hợp đồng để điều chỉnh trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu
tư và nhà thầu. Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:
a) Văn bản hợp đồng (kèm theo Phụ
lục gồm biểu giá và các nội dung khác nếu có);
b) Biên bản thương thảo, hoàn thiện
hợp đồng;
c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu;
d) Điều kiện cụ thể của hợp đồng
(nếu có);
đ) Điều kiện chung của hợp đồng (nếu
có);
e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và
các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn (nếu
có);
g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và
các tài liệu bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (nếu có);
h) Các tài liệu kèm theo khác (nếu
có).
2. Đối với hợp đồng xây lắp, biểu
giá phải được xây dựng trên cơ sở biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
của nhà thầu được lựa chọn căn cứ theo các hạng mục chi tiết nêu trong bảng
tiên lượng của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.
Trường hợp được người có thẩm quyền
cho phép bổ sung, điều chỉnh khối lượng công việc trước khi ký kết hợp đồng thì
biểu giá còn bao gồm khối lượng công việc bổ sung, điều chỉnh này.
3. Trường hợp ký kết phụ lục bổ
sung hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định này, phụ lục bổ sung
hợp đồng sẽ là một thành phần của hợp đồng.
Điều 48. Hình
thức hợp đồng trọn gói
1. Nguyên tắc thanh toán đối với
hình thức hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 49 của Luật Đấu thầu, cụ thể
như sau:
a) Giá hợp đồng không được điều
chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo
thỏa thuận trong hợp đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm
kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến
sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn,
đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm
vận). Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn
thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi
nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp
đồng. Trường hợp bất khả kháng thì thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng
(nếu có).
Đối với hợp đồng theo hình thức
trọn gói thuộc gói thầu gồm hai hoặc nhiều phần công việc như lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thì
trong hợp đồng cần quy định phương thức thanh toán cho từng phần, trong đó quy
định cụ thể: trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không được phê
duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần công việc lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi; trong trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thi không được phê
duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho công việc lập báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Đối với nhà thầu được lựa chọn
thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu khác ngoài hình thức chỉ định thầu,
việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu
trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện
hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn
tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị
và các yếu tố đầu vào khác.
2. Đối với công việc xây lắp, trước
khi ký kết hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công
việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định
thầu) hoặc chủ đầu tư phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế
chưa chính xác, chủ đầu tư cần báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định
việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Trường hợp
cần cắt giảm khối lượng công việc để đảm bảo phù hợp với thiết kế thì chủ đầu
tư không cần báo cáo người có thẩm quyền. Đối với công việc xây lắp này, sau
khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế
nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối
lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho
nhà thầu. Việc thanh toán cho nhà thầu được tiến hành theo quy định tại khoản 1
Điều này.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính
chính xác số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp có thất thoát xảy ra (do
tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ
đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việc tính
toán sai số lượng. khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thỏa
thuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này.
Điều 49. Hình
thức hợp đồng theo đơn giá
Nguyên tắc thanh toán đối với hình
thức theo đơn giá được quy định tại Điều 50 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
1. Giá trị thanh toán được tính
bằng cách lấy đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh nêu trong hợp
đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.
2. Đối với công việc xây lắp,
trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành
theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ
được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng
công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế
nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho
phần chênh lệch khối lượng công việc này.
Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà
thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để
làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
3. Việc thanh toán phải căn cứ vào
các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng. Chủ đầu tư, cơ quan thanh toán
khi tiến hành thanh toán cho nhà thầu cần tuân thủ quy định tại Điều 53 Nghị
định này.
Điều 50. Hình
thức hợp đồng theo thời gian
Việc thanh toán cho nhà thầu đối
với hình thức theo thời gian được thực hiện như sau:
1. Mức thù lao cho chuyên gia là
chi phí cho chuyên gia, được tính bằng cách lấy lương cơ bản và các chi phí
liên quan do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận được nêu trong hợp đồng hoặc
được điều chỉnh theo Điều 57 của Luật Đấu thầu nhân với thời gian làm việc thực
tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
2. Các khoản chi phí ngoài chi phí
cho chuyên gia quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm chi phí đi lại, khảo sát,
thuê văn phòng làm việc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy
định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, trong hợp đồng cần quy định
rõ phương thức thanh toán: thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ
hợp lệ do nhà thầu xuất trình và/hoặc thanh toán trên cơ sở đơn giá thỏa thuận
trong hợp đồng.
Tổng số tiền thanh toán cho nhà
thầu theo khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đảm bảo không được vượt tổng giá trị
nêu trong hợp đồng.
Điều 51. Hình
thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm
Giá hợp đồng được tính theo phần
trăm trị giá của công trình hoặc khối lượng công việc. Khi nhà thầu hoàn thành
các nghĩa vụ theo hợp đồng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu số tiền bằng tỷ
lệ phần trăm được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc khối
lượng công việc đã hoàn thành.
Điều 52. Điều
chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng
1. Điều chỉnh giá hợp đồng
a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng đối
với hình thức theo đơn giá, hình thức theo thời gian. Trong hợp đồng cần phải
quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ
sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá;
Việc điều chỉnh giá được thực hiện
thông qua điều chỉnh khối lượng công việc quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị
định này; điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá.
b) Phương pháp điều chỉnh giá quy
định trong hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với tính chất công việc nêu trong hợp
đồng. Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với
nội dung công việc. Trong hợp đồng cần quy định sử dụng báo giá, hoặc chỉ số
giá của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, trung ương hoặc cơ quan
chuyên ngành độc lập của nước ngoài ban hành đối với các chi phí có nguồn gốc từ
nước ngoài;
c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật
tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát (do Nhà nước định giá)
biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng mà trong hợp đồng
thỏa thuận có điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 57 của Luật Đấu thầu theo nguyên tắc áp dụng giá mới đối với những phần
công việc được thực hiện vào thời điểm có biến động giá theo công bố giá của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp nhà nước thay đổi
chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì thực
hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu.
2. Điều chỉnh hợp đồng
Trường hợp có phát sinh hợp lý
những công việc ngoài quy định trong hợp đồng mà không làm thay đổi mục tiêu
đầu tư hoặc tổng mức đầu tư (đối với công việc xây lắp áp dụng hình thức trọn
gói là ngoài khối lượng công việc phải thực hiện theo thiết kế, đối với công
việc xây lắp áp dụng hình thức theo đơn giá là ngoài khối lượng công việc trong
hợp đồng), thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Đấu thầu.
Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà thầu phải ký kết
phụ lục bổ sung hợp đồng theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp khối lượng công việc
phát sinh này nhỏ hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng mà
đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng đơn giá đã ghi trong hợp đồng để thanh
toán.
- Trường hợp khối lượng công việc
phát sinh này từ 20% khối lượng công việc tương ứng trở lên ghi trong hợp đồng
hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì chủ đầu
tư và nhà thầu thống nhất xác định đơn giá mới theo các nguyên tắc quy định
trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh.
Đối với phần công việc xây lắp,
trước khi ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng cần phê duyệt dự toán đối với khối
lượng công việc phát sinh theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Hồ sơ
thanh toán
Hồ sơ thanh toán được quy định
trong hợp đồng bao gồm:
1. Đối với phần công việc xây lắp
áp dụng hình thức theo đơn giá:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng
thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu
tư và tư vấn giám sát (nếu có);
b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh
tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và
tư vấn giám sát (nếu có);
c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh
toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi
trong hợp đồng;
d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu,
trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng
(giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong
giai đoạn thanh toán.
2. Đối với phần công việc xây lắp
áp dụng hình thức trọn gói:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng
thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu
tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận
hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp
với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;
b) Các tài liệu khác theo quy định
tại điểm b, c, d, khoản 1 Điều này.
3. Đối với công việc mua sắm hàng
hóa:
Tùy tính chất của hàng hóa để quy
định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa
đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản
nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác
liên quan.
4. Đối với công việc áp dụng hình
thức theo thời gian và hình thức theo tỷ lệ phần trăm:
Tùy tính chất của công việc tư vấn
để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như biên bản nghiệm thu kết quả của
công việc tư vấn, tài liệu xác nhận tiến độ thực hiện hợp đồng và các tài liệu,
chứng từ khác liên quan.
Đối với công việc xây lắp và công
việc mua sắm hàng hóa, trừ trường hợp điều khoản điều chỉnh giá hợp đồng quy
định rõ chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận áp dụng đơn giá nêu trong hóa đơn đầu
vào (đối với yếu tố như máy móc, vật tư, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác)
làm căn cứ điều chỉnh giá, việc yêu cầu nhà thầu xuất trình hóa đơn đầu vào chỉ
nhằm xác định xuất xứ và các thông tin liên quan khác mà không căn cứ đơn giá
nêu trong hóa đơn đầu vào để thanh toán cho nhà thầu. Việc thanh toán phải căn
cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn
cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định
mức, đơn giá, trừ trường hợp đối với nhà thầu được chỉ định thầu.
Chương 9.
PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG ĐẤU THẦU
Điều 54. Thủ
tướng Chính phủ
1. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính
phủ trực tiếp quyết định đầu tư:
a) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
b) Phê duyệt hoặc ủy quyền phê
duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Phê duyệt hoặc ủy quyền phê
duyệt việc xử lý các tình huống trong đấu thầu, giải quyết kiến nghị trong đấu
thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê
duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án bí mật
quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu.
3. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê
duyệt Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại
Điều 24 của Luật Đấu thầu.
Điều 55. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đối với các dự án, gói thầu do
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt:
a. Có ý kiến bằng văn bản về kế
hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu của dự án liên quan do
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt;
b. Chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ
mời thầu;
c. Chịu trách nhiệm phê duyệt các
nội dung khác về đấu thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với các dự án do mình quyết
định đầu tư:
a. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
b. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê
duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu thuộc dự án,
trừ kết quả chỉ định thầu của các gói thầu do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê
duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định này.
3. Quy định về phân cấp trong đấu
thầu
Người có thẩm quyền có trách nhiệm
phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Tùy theo đặc thù của ngành, địa phương mà phê
duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu; quyết
định xử lý tình huống trong đấu thầu.
Điều 56. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn,
phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương
1. Chịu trách nhiệm phê duyệt các
nội dung về đấu thầu theo ủy quyền.
2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê
duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của các
gói thầu thuộc dự án do mình quyết định đầu tư.
Điều 57. Hội
đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp
1. Đối với các dự án do Thủ tướng
Chính phủ quyết định đầu tư mà mình làm chủ đầu tư:
a. Phê duyệt hồ sơ mời thầu đối với
các gói thầu do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu;
b. Chịu trách nhiệm phê duyệt các
nội dung khác về đấu thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với dự án do mình quyết định
đầu tư:
a. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
b. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê
duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự
án, trừ kết quả chỉ định thầu đối với các gói thầu do Thủ tướng Chính phủ trực
tiếp phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định này.
Điều 58. Hội
đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp
của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu và
kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu thuộc dự án do mình quyết định đầu
tư.
2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê
duyệt hồ sơ mời thầu.
Điều 59. Cơ
quan, tổ chức thẩm định
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách
nhiệm thẩm định các nội dung sau đây:
a. Kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b. Kết quả lựa chọn nhà thầu các
gói thầu do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt;
c. Phương án lựa chọn nhà thầu
trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách
nhiệm thẩm định các nội dung sau đây:
a. Kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa
chọn nhà thầu đối với gói thầu của dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp phê duyệt;
b. Hồ sơ mời thầu gói thầu do Thủ
tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở
chuyên ngành liên quan chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định;
c. Kết quả lựa chọn nhà thầu đối
với gói thầu do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
3. Trách nhiệm thẩm định của cơ
quan, tổ chức được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
khác ở Trung ương, Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp giao nhiệm vụ
tổ chức thẩm định gồm:
a. Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời
thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với tất cả gói thầu của dự án thuộc thẩm
quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan khác ở Trung ương, Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp;
b. Hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn
nhà thầu đối với gói thầu do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Hội đồng quản
trị hoặc giám đốc doanh nghiệp phê duyệt.
4. Đối với dự án thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận,
huyện, thị xã do bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính chịu trách nhiệm
thẩm định các nội dung trong quá trình đấu thầu.
5. Đối với dự án thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn, phường, xã, Thủ trưởng
các cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh,
công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh thì bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung
trong quá trình đấu thầu.
6. Đối với các gói thầu do người
quyết định đầu tư ủy quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, người được ủy
quyền chịu trách nhiệm quy định đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa
chọn nhà thầu.
Chương 10.
GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ
TRONG ĐẤU THẦU
Điều 60. Điều
kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
1. Kiến nghị phải là của nhà thầu
tham gia đấu thầu.
2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của
người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu
có).
3. Người có trách nhiệm giải quyết
kiến nghị nhận được đơn kiến nghị trong thời gian quy định tại khoản 3 Điều 72
của Luật Đấu thầu.
4. Nội dung kiến nghị đó chưa từng
được nhà thầu đưa trong nội dung đơn kiện ra Tòa án.
5. Đối với kiến nghị về kết quả lựa
chọn nhà thầu khi gửi tới người quyết định đầu tư, nhà thầu phải nộp một khoản
chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này cho bộ phận thường trực
giúp việc của Hội đồng tư vấn nêu trong hồ sơ mời thầu; trường hợp nhà thầu có
kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả
bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới.
Điều 61. Giải
quyết kiến nghị
1. Thời hạn giải quyết kiến nghị
quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của
người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị.
2. Người có trách nhiệm giải quyết
kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết
kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu
tại Điều 60 Nghị định này.
3. Nhà thầu được quyền rút đơn kiến
nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản.
Điều 62. Hội
đồng tư vấn
1. Chủ tịch Hội đồng tư vấn
a. Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp
Trung ương là đại diện có thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn
cấp Trung ương có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị liên quan đến gói thầu do Thủ
tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt hoặc trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu;
b. Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương (sau
đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp bộ) là đại diện có thẩm quyền của đơn vị được
giao nhiệm vụ quản lý về đấu thầu thuộc các cơ quan này. Hội đồng tư vấn cấp bộ
có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do
cấp bộ quyết định đầu tư hoặc quản lý theo ngành, trừ gói thầu quy định tại
điểm a khoản này;
c. Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp địa
phương là đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp
địa phương có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc
dự án do địa phương quyết định đầu tư hoặc quản lý, trừ gói thầu quy định tại
điểm a khoản này.
2. Thành viên Hội đồng tư vấn
Tùy theo tính chất của từng gói
thầu và trong trường hợp cần thiết, ngoài các thành viên quy định tại khoản 2
Điều 73 của Luật Đấu thầu, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân
tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn. Thành viên Hội đồng tư
vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc
chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn
kiến nghị, của các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc bên
mời thầu, thuộc chủ đầu tư, của các cá nhân trực tiếp thẩm định kết quả lựa
chọn nhà thầu và của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
3. Hoạt động của Hội đồng tư vấn
a. Chủ tịch Hội đồng tư vấn ra
quyết định thành lập Hội đồng trong thời hạn tối đa là 5 ngày, kể từ ngày nhận
được đơn kiến nghị của nhà thầu. Hội đồng tư vấn hoạt động theo từng vụ việc;
b. Hội đồng tư vấn làm việc theo
nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có Báo cáo kết quả làm việc trình
người quyết định đầu tư xem xét, quyết định; từng thành viên được quyền bảo lưu
ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
4. Bộ phận thường trực giúp việc
của Hội đồng tư vấn
a. Bộ phận thường trực giúp việc là
cơ quan, tổ chức được giao công tác thẩm định trong đấu thầu nhưng không gồm
các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định gói thầu mà nhà thầu có kiến nghị;
b. Bộ phận thường trực giúp việc
thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp
nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp theo quy định tại khoản 5
Điều 60 Nghị định này.
Chương 11.
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ ĐẤU THẦU
Điều 63.
Nguyên tắc xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo một
hoặc các hình thức sau đây: cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu
thầu. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu thì bị xử
lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi
phạm, thủ tục thi hành quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định của pháp
luật.
3. Quyết định xử phạt phải được gửi
cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, tổ chức
liên quan.
4. Quyết định xử phạt được thực
hiện ở bất kỳ địa phương, ngành nào đều có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả
nước và trong tất cả các ngành.
5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi
phạm pháp luật về đấu thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Điều 64. Thẩm
quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
1. Người quyết định đầu tư có trách
nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các dự án do mình quyết định
đầu tư theo quy định tại Điều 60 của Luật Đấu thầu. Trường hợp người quyết định
đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu thì việc xử lý vi phạm theo quy định của
pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách
nhiệm theo dõi việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và quyết định cấm tham
gia hoạt động đấu thầu đối với các tổ chức, cá nhân bị phạt cảnh cáo liên tục
từ 5 lần trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều 66 Nghị định này.
Điều 65. Hình
thức phạt tiền
Tùy theo mức độ vi phạm, tổ chức,
cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75
của Luật Đấu thầu sẽ bị phạt tiền theo các mức sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với các quy định của pháp luật về đấu
thầu dẫn đến phải hủy đấu thầu;
b. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu không căn cứ vào các yêu
cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cùng tiêu chuẩn đánh giá đi kèm làm sai
lệch kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc dẫn đến phải hủy đấu thầu;
c. Ký kết hợp đồng trái với các quy
định của pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước;
d. Các hành vi vi phạm dẫn đến phải
tổ chức đấu thầu lại như tổ chức đấu thầu khi chưa có kế hoạch đấu thầu, hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu được duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Dàn xếp, thông đồng giữa tất cả
nhà thầu, giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu,
tư vấn lập hồ sơ mời thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định, người phê duyệt kết quả
lựa chọn nhà thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu dẫn đến phải hủy đấu
thầu hoặc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực theo quy định tại khoản 3 Điều 10
của Luật Xây dựng;
b. Nhà thầu thực hiện hợp đồng xây
lắp, cung cấp hàng hóa thông đồng với nhà thầu tư vấn giám sát, cơ quan, tổ
chức nghiệm thu để xác nhận sai về chất lượng, khối lượng của công trình, hàng
hóa.
3. Ngoài việc gây thiệt hại về lợi
ích đối với các bên liên quan nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, những hậu
quả gây thiệt hại khác do các hành vi nêu trên gây ra hoặc do các hành vi khác
gây ra thì hình thức phạt tiền còn được thực hiện theo quy định của pháp luật
liên quan.
Điều 66. Hình
thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu
Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng
hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu, cụ thể như sau:
1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu
từ 6 tháng đến 1 năm đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Vi phạm quy định tại khoản 4
Điều 12 của Luật Đấu thầu;
b. Vi phạm quy định tại khoản 5
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân lập, thẩm định,
phê duyệt hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu
lựa chọn tổng thầu xây dựng trong đó nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa
cụ thể trong hồ sơ mời thầu;
c. Cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên
mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định
đấu thầu vi phạm quy định tại khoản 9 Điều 12 của Luật Đấu thầu;
d. Vi phạm quy định tại khoản 6
Điều 12 của Luật Đấu thầu;
đ. Vi phạm quy định tại khoản 7
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Người quyết định đầu tư cho phép
chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu
thầu để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham dự
thầu;
e. Vi phạm quy định tại khoản 8
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Chủ đầu tư, bên mời thầu chấp nhận
và đề nghị trúng thầu đối với nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, xây
lắp cho gói thầu thuộc dự án mà nhà thầu này trước đó đã cung cấp dịch vụ tư vấn,
trừ trường hợp đối với: gói thầu EPC, gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế và
thi công, tổng thầu chìa khóa trao tay;
g. Vi phạm quy định tại khoản 10
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Cá nhân trực tiếp tham gia tổ chức
đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, thành viên tổ
chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cá nhân trực tiếp tham gia thẩm định kết
quả lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan, tổ chức thẩm định và người ký quyết định
về kết quả lựa chọn nhà thầu không rút khỏi công việc được phân công khi người
ký đơn dự thầu là người thân của mình (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng,
vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột);
h. Vi phạm quy định tại khoản 11
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân thuộc bên mời
thầu, chủ đầu tư, kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng, cơ
quan nghiệm thu gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp
đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
i. Vi phạm quy định tại khoản 13
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Cá nhân ký đơn dự thầu đối với
các gói thầu thuộc dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trước đó trong
thời hạn 1 năm, kể từ khi nhận được quyết định thôi công tác tại cơ quan, tổ
chức đó;
- Quyết định trúng thầu đối với nhà
thầu mà người ký đơn dự thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc dự án của cơ
quan, tổ chức mà người đó vừa nhận được quyết định thôi công tác chưa được 1
năm.
k. Vi phạm quy định tại khoản 16
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
Phê duyệt hình thức lựa chọn nhà
thầu trong kế hoạch đấu thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi
không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật Đấu
thầu và Điều 100, Điều 101 của Luật Xây dựng;
l. Vi phạm quy định tại khoản 17
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Người quyết định đầu tư phê duyệt
kế hoạch đấu thầu để cho phép tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn để thực
hiện gói thầu chưa được xác định;
- Người quyết định đầu tư phê duyệt
kết quả lựa chọn nhà thầu khi chưa có cam kết tín dụng trong trường hợp cho
phép trong kế hoạch đấu thầu là nguồn vốn cho gói thầu do nhà thầu thu xếp.
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu
từ 1 năm đến 3 năm đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Vi phạm quy định tại khoản 2
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Cá nhân sử dụng quyền, ảnh hưởng
của mình buộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu
thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đề xuất nhà thầu
trúng thầu không phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá
đã nêu trong hồ sơ mời thầu;
- Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ
dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc không trung
thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện
hợp đồng;
- Nhà thầu cố ý cung cấp các thông
tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà
thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
b. Vi phạm quy định tại khoản 14
Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con
dấu của mình nhằm hợp pháp hóa hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình
thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
- Nhà thầu cho nhà thầu khác sử
dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của
nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu
thì không thực hiện theo văn bản thỏa thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng
có quy định khác;
- Nhà thầu chuyển nhượng từ 10% trở
lên giá trị phải tự thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của
nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký cho nhà thầu khác, trừ trường hợp có lý
do chính đáng được người quyết định đầu tư cho phép;
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp
thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc mà chưa được người quyết định đầu tư
cho phép, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai
trong hợp đồng.
c. Vi phạm quy định tại khoản 15
Điều 12 của Luật Đấu thầu.
3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu
từ 3 năm đến 5 năm đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Vi phạm quy định tại khoản 1
Điều 12 của Luật Đấu thầu;
b. Vi phạm quy định tại khoản 3
Điều 12 của Luật Đấu thầu;
c. Vi phạm quy định tại khoản 12
Điều 12 của Luật Đấu thầu.
4. Tổ chức, cá nhân bị phạt cảnh
cáo 5 lần liên tục sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong 6 tháng. Trường
hợp tổ chức, cá nhân tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu cứ thêm
2 lần thì bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tương ứng trong 1 năm, 2 năm, 3
năm.
Chương 12.
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Điều 67. Mẫu
tài liệu đấu thầu
1. Mẫu tài liệu đấu thầu bao gồm
mẫu hồ sơ mời sơ tuyển đối với gói thầu xây lắp; mẫu hồ sơ mời thầu và mẫu báo
cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa,
xây lắp; mẫu kế hoạch đấu thầu; mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu và các
mẫu khác.
2. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư chịu trách nhiệm ban hành mẫu tài liệu đấu thầu.
Điều 68. Bảo
hành
1. Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành
đối với công trình trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội
dung về xây dựng, có trách nhiệm bảo hành hàng hóa trong trường hợp hơp đồng
giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về mua sắm hàng hóa theo quy định hiện
hành của pháp luật.
2. Nội dung công việc bảo hành,
thời hạn bảo hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên (giữa chủ đầu
tư và nhà thầu) phải được thể hiện trong hợp đồng.
Điều 69. Tổ
chức đấu thầu chuyên nghiệp
Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo
quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đấu thầu là tổ chức được thành lập và hoạt
động theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên
quan.
Điều 70. Xử lý
tình huống trong đấu thầu
Xử lý tình huống trong đấu thầu quy
định tại Điều 70 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:
1. Trường hợp có lý do cần điều
chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục
điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở
thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Trường hợp dự toán của gói thầu
được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán sẽ thay thế
giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm
thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt; trong trường
hợp dự toán của các gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã
được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư phải
bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt,
trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo
quy định của pháp luật.
3. Trường hợp tại thời điểm đóng
thầu, đóng sơ tuyển, hết hạn nộp hồ sơ quan tâm, hết hạn nộp hồ sơ đề xuất đối
với chào hàng cạnh tranh có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu phải
báo cáo ngay (trực tiếp, bằng điện thoại, bằng thư điện tử hoặc bằng văn bản)
lên cấp có thẩm quyền giải quyết để xem xét, giải quyết trong thời hạn không
quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây:
a. Báo cáo người quyết định đầu tư
hoặc người được ủy quyền (trừ trường hợp chào hàng cạnh tranh có giá gói thầu
dưới 1 tỷ đồng theo quy định tại điểm b dưới đây) cho phép gia hạn thời điểm
đóng thầu hoặc mở ngay các hồ sơ đã nộp để tiến hành đánh giá;
b. Báo cáo chủ đầu tư cho phép gia
hạn thời điểm đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm và nộp báo giá nhằm
tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ hoặc mở ngay hồ sơ đề xuất đối với trường
hợp chào hàng cạnh tranh có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng để tiến hành đánh giá.
Trường hợp gia hạn thời gian thì
phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời điểm đóng sơ tuyển, thời hạn nộp hồ
sơ quan tâm và nộp hồ sơ đề xuất mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu sửa
đổi hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp theo yêu cầu mới.
Đối với gói thầu thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì việc xử lý tình huống này sẽ thuộc thẩm
quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở
Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan tới dự án. Trường hợp
báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó chủ đầu tư hoàn tất thủ tục
bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ thời điểm đóng thầu, đóng
sơ tuyển, hết hạn nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ đề xuất chào hàng.
4. Trường hợp gói thầu được chia
thành nhiều phần thì trong hồ sơ mời thầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện
pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp
đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án
chào thầu theo khả năng của mình.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét
duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tổng giá đánh
giá của gói thầu là thấp nhất và giá trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá
gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.
Trường hợp có một phần hoặc nhiều
phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu
đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư để
điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng
của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần công việc có nhà thầu
tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật vẫn phải bảo đảm
nguyên tắc tổng giá đánh giá của các phần là thấp nhất và giá trúng thầu của
các phần này không vượt tổng chi phí ước tính của các phần đó mà không so sánh
với ước tính chi phí của từng phần.
5. Trường hợp hồ sơ dự thầu có đơn
giá khác thường mà gây bất lợi cho chủ đầu tư thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu
giải thích, làm rõ bằng văn bản về những đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải
thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì đây được coi là
sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung
chào thừa hoặc thiếu của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo
quy định tại Điều 30 Nghị định này. Đối với gói thầu có sử dụng vốn ODA, trường
hợp nhà tài trợ quy định không được hiệu chỉnh đơn giá chào thầu của nhà thầu
thì nếu bên mời thầu nhận định các đơn giá đó là khác thường, ảnh hưởng đến
tính khả thi trong quá trình thực hiện hợp đồng thì báo cáo người quyết định
đầu tư hoặc người được ủy quyền để yêu cầu nhà thầu tăng giá trị bảo đảm thực
hiện hợp đồng với mức tối đa là 30% giá hợp đồng.
6. Đối với gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế), trường hợp
giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của các nhà thầu đều vượt giá gói
thầu đã duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo bằng văn bản đến người quyết định đầu
tư hoặc người được ủy quyền để xem xét, quyết định xử lý theo một trong các
giải pháp sau đây:
a. Cho phép các nhà thầu này được
chào lại giá dự thầu;
b. Cho phép đồng thời với việc chào
lại giá dự thầu sẽ xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt,
nếu cần thiết.
Trường hợp cho phép các nhà thầu
được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ
chào lại giá (trong thời hạn tối đa là 10 ngày) cũng như quy định rõ việc mở
các hồ sơ chào lại giá như quy trình mở thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 28
Nghị định này. Trường hợp cần điều chỉnh lại giá gói thầu trong kế hoạch đấu
thầu đã duyệt thì người quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh
trong thời gian tối đa là 10 ngày (song phải bảo đảm trước thời điểm hết hạn
nộp hồ sơ chào lại giá) kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư.
c. Cho phép điều chỉnh lại giá gói
thầu căn cứ giá dự thầu của nhà thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất
và được mời nhà thầu đó vào đàm phán nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không
được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó. Người
phê duyệt cho phép điều chỉnh giá trong trường hợp như vậy phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các điều kiện
sau đây:
- Gói thầu đó được thực hiện theo
hình thức đấu thầu rộng rãi;
- Quá trình tổ chức đấu thầu được
tiến hành đúng quy trình và bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch;
Việc tăng giá gói thầu đó không làm
vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, hiệu quả của dự án vẫn được bảo đảm.
7. Trường hợp chỉ có một hồ sơ dự
thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ gói thầu lựa chọn tổng
thầu thiết kế) thì không cần xác định giá đánh giá mà chỉ xác định giá đề nghị
trúng thầu để có cơ sở xem xét kết quả trúng thầu; trường hợp giá đề nghị trúng
thầu của nhà thầu vượt giá gói thầu được duyệt thì xử lý theo quy định tại
khoản 6 Điều này.
8. Trường hợp có hai hồ sơ dự thầu
có kết quả đánh giá tốt nhất, ngang nhau (về số điểm hoặc giá đánh giá) thì sẽ
xem xét trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn, trừ các
trường hợp ưu đãi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
9. Trường hợp giá đề nghị ký hợp
đồng vượt giá trúng thầu được duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo bằng văn bản
đến người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền để xem xét, quyết định.
10. Trường hợp giá đề nghị trúng
thầu do chủ đầu tư, cơ quan thẩm định đề nghị thấp bất thường hoặc thấp dưới
năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu, hoặc dự toán được duyệt thì trước khi
phê duyệt kết quả đấu thầu, người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền có
thể đưa ra các biện pháp phù hợp như thành lập tổ thẩm định liên ngành để thẩm
định kỹ hơn về hồ sơ dự thầu của nhà thầu hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp
trong hợp đồng để bảo đảm tính khả thi cho việc thực hiện.
11. Trường hợp thực hiện sơ tuyển,
lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu mà có ít hơn 3 nhà thầu
đáp ứng yêu cầu thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu xử lý theo
một trong hai cách sau đây:
a. Báo cáo người quyết định đầu tư
hoặc người được ủy quyền xem xét, quyết định cho phép phát hành ngay hồ sơ mời
thầu cho nhà thầu đã trúng sơ tuyển, nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu
thầu;
b. Chủ đầu tư tiến hành sơ tuyển bổ
sung, lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách mời tham gia đấu thầu. Trong
trường hợp này, nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng được bảo lưu kết quả đánh giá
mà không phải làm lại hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm nhưng bên mời thầu phải
đề nghị các nhà thầu này cập nhật thông tin về năng lực.
12. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu
quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công
nêu trong hồ sơ mời thầu, phần sai khác giữa khối lượng công việc theo biện
pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu và khối lượng công việc theo biện pháp
thi công do nhà thầu đề xuất sẽ không bị hiệu chỉnh theo quy định tại Điều 30
Nghị định này. Phần sai khác này cũng không bị tính vào sai lệch để loại bỏ hồ
sơ dự thầu theo quy định tại Điều 45 của Luật Đấu thầu.
13. Trường hợp nhà thầu có thư giảm
giá, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, việc xác định giá dự thầu sẽ được
thực hiện trên cơ sở giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu sau sửa lỗi và hiệu
chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá theo thư giảm giá. Trong trường hợp đó,
việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ
sở giá dự thầu ghi trong đơn.
Ngoài các trường hợp nêu trên, khi
phát sinh tình huống thì bên mời thầu, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định
đầu tư hoặc người được ủy quyền xem xét, quyết định.
Điều 71. Hồ sơ
trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở xem xét báo cáo kết quả
lựa chọn nhà thầu, hồ sơ trình duyệt do bên mời thầu báo cáo, chủ đầu tư lập
báo cáo trình người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền xem xét, quyết
định. Hồ sơ trình duyệt của chủ đầu tư về kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm báo
cáo kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan.
1. Báo cáo kết quả lựa chọn nhà
thầu bao gồm:
a. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện
lựa chọn nhà thầu;
b. Nội dung của gói thầu;
c. Quá trình tổ chức lựa chọn và
đánh giá hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của nhà thầu;
d. Đề nghị về kết quả lựa chọn nhà
thầu bao gồm:
- Tên nhà thầu được đề nghị lựa
chọn (kể cả tên nhà thầu phụ nếu cần thiết). Trường hợp là nhà thầu liên danh
phải nêu tên tất cả thành viên trong liên danh;
- Giá đề nghị trúng thầu hoặc giá
đề nghị thực hiện gói thầu (bao gồm thuế, dự phòng, trượt giá, nếu có);
- Hình thức hợp đồng;
- Thời gian thực hiện hợp đồng.
Trường hợp không chọn được nhà thầu
thì phải nêu phương án xử lý tiếp theo.
2. Tài liệu liên quan bao gồm:
a. Bản chụp quyết định đầu tư và
các tài liệu để ra quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập, điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế
(nếu có); kế hoạch đấu thầu;
b. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c. Quyết định thành lập tổ chuyên
gia đấu thầu, hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;
d. Danh sách nhà thầu nộp hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất, biên bản mở thầu;
đ. Các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan;
e. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu,
hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu
chuyên nghiệp;
g. Văn bản phê duyệt các nội dung
của quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định;
h. Biên bản thương thảo hợp đồng
đối với gói thầu dịch vụ tư vấn;
i. Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà
thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có);
k. Các tài liệu khác liên quan.
Điều 72. Thẩm
định kết quả lựa chọn nhà thầu
1. Nội dung thẩm định bao gồm:
a. Kiểm tra các tài liệu là căn cứ
của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
b. Kiểm tra quy trình và thời gian
liên quan tới việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định; thời gian đăng tải
thông tin đấu thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thời gian chuẩn bị
hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu, thời gian
đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
c. Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ
dự thầu, hồ sơ đề xuất: biên bản đánh giá và ý kiến nhận xét đánh giá của từng
chuyên gia, báo cáo tổng hợp của tổ chuyên gia đấu thầu, đánh giá của tư vấn
đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp (nếu có), sự tuân thủ của việc đánh
giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của việc đánh giá;
d. Phát hiện những nội dung còn
chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ. Những ý kiến khác nhau (nếu có)
giữa các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu
thầu chuyên nghiệp với bên mời thầu.
2. Báo cáo thẩm định bao gồm những
nội dung chính sau đây:
a. Khái quát về dự án và gói thầu:
nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa
chọn nhà thầu;
b. Tóm tắt quá trình tổ chức thực
hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu;
c. Nhận xét về mặt pháp lý, về quá
trình thực hiện, về đề nghị của cơ quan trình duyệt;
d. Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà
thầu hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về
kết quả lựa chọn nhà thầu.
3. Báo cáo thẩm định trình người
quyết định đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này được gửi đồng thời cho chủ đầu
tư, bên mời thầu.
Điều 73. Quản
lý nhà thầu nước ngoài
1. Sau khi được lựa chọn để thực
hiện các gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải tuân thủ các
quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu
hàng hóa, đăng ký tạm trú, chế độ kế toán, thuế và các quy định khác của pháp
luật Việt Nam liên quan, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký
kết.
2. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày
hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài có hiệu lực, chủ đầu tư các dự án có
trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản, bằng thư điện tử (theo mẫu nêu tại Phụ
lục II kèm theo Nghị định này) về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi Bộ quản
lý ngành (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ hoặc do Bộ trưởng quyết
định đầu tư), Bộ Xây dựng (đối với các gói thầu xây lắp) và gửi cho Sở Kế hoạch
và Đầu tư ở địa phương (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương) để
tổng hợp và theo dõi.
Điều 74. Kiểm
tra về đấu thầu
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
tổ chức kiểm tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương, Ủy ban nhân dân
các cấp kiểm tra về đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình
và các dự án do mình quyết định đầu tư.
2. Kiểm tra đấu thầu được tiến hành
thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất (khi có vướng mắc, kiến nghị) theo
quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra.
3. Nội dung kiểm tra đấu thầu bao
gồm:
a. Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi
dưỡng về đấu thầu, chứng chỉ liên quan đến trình độ của đội ngũ cán bộ, chuyên
gia đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan tới quá trình lựa chọn nhà thầu;
b. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch
đấu thầu theo các nội dung sau đây:
- Cơ sở pháp lý;
- Nội dung của kế hoạch đấu thầu,
tính hợp lý của việc phân chia các gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu áp
dụng cho các gói thầu;
- Tiến độ thực hiện các gói thầu
theo kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (nếu có) và
lý do điều chỉnh;
- Việc trình duyệt và phê duyệt kế
hoạch đấu thầu.
c. Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn
nhà thầu để thực hiện các gói thầu theo các nội dung sau đây:
- Sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý
được duyệt như kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Trình tự và thời gian thực hiện.
d. Phát hiện những tồn tại trong
công tác đấu thầu và đề xuất biện pháp khắc phục.
4. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải
có báo cáo kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc
phục các tồn tại đã nêu trong kết luận báo cáo kết quả kiểm tra.
5. Nội dung báo cáo kiểm tra bao
gồm:
a. Cơ sở pháp lý;
b. Kết quả kiểm tra;
c. Nhận xét;
d. Kiến nghị.
Điều 75. Giám
sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng
Việc giám sát hoạt động đấu thầu
của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của
cộng đồng.
Chương 13.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 76. Hướng
dẫn thi hành
1. Đối với các dự án không phải là
dự án quan trọng quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định đầu tư
trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì trách nhiệm phê
duyệt các nội dung đấu thầu tiếp theo của các dự án này thuộc thẩm quyền của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước theo
phạm vi quản lý của mình.
2. Đối với các hồ sơ mời thầu, hồ
sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm được phát hành trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành thì thực hiện theo Luật Đấu thầu và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP
ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. Đối với các hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu, hồ sơ mời quan tâm được phát hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành thì thực hiện theo Luật Đấu thầu và Nghị định này.
3. Việc đăng tải thông tin về đấu
thầu trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; các quy
định về đấu thầu qua mạng, chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, mẫu tài
liệu đấu thầu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Việc thực hiện khoản 2 Điều 1
của Luật Đấu thầu về dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì
hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa
của các nhà thầu trúng thầu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý ngành liên quan
để ban hành quy định về mức lương của các loại chuyên gia tư vấn trong nước làm
cơ sở cho việc xác định giá trị hợp đồng tư vấn và áp dụng hình thức hợp đồng
theo thời gian quy định tại Điều 51 của Luật Đấu thầu và Điều 50 Nghị định này.
7. Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong
phạm vi quản lý của mình hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định này
(nếu cần thiết) nhưng bảo đảm không trái với các quy định của Nghị định này.
8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
cấp chỉ định một cấp phó trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu trong
phạm vi quản lý của ngành hoặc địa phương mình. Trong quá trình thực hiện Nghị
định này, nếu có những phát sinh, vướng mắc cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định. Định kỳ hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các doanh
nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải gửi báo cáo tình hình
thực hiện công tác đấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
Điều 77. Hiệu
lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành
sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành thì Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hết
hiệu lực thi hành. Những quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ và của các địa phương trái với quy định của Luật Đấu thầu, Luật Xây
dựng và của Nghị định này đều bị bãi bỏ./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC I
MẪU THƯ MỜI THẦU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ)
I. MẪU THƯ MỜI THẦU GÓI THẦU
DỊCH VỤ TƯ VẤN
(Áp dụng đối với đấu thầu hạn
chế hoặc đấu thầu rộng rãi khi đã xác định được danh sách nhà thầu tham gia đấu
thầu)
……..
ngày,…… tháng…… năm……
Kính
gửi: ……….. [Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu]
[Ghi tên bên mời thầu] chuẩn
bị tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc
dự án [ghi tên dự án] . [Ghi tên bên mời thầu] xin mời [ghi
tên nhà thầu] tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên.
Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ
mời thầu với giá là [ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng],
tại [ghi địa chỉ bán hồ sơ mời thầu].
Thời gian bán hồ sơ mời thầu từ ……
giờ, ngày….. tháng…… năm….. đến trước….. giờ, ngày……. tháng…… năm…… [ghi
thời điểm đóng thầu] (trong giờ làm việc hành chính).
Hồ sơ dự thầu phải được gửi đến [ghi
địa chỉ nhận hồ sơ dự thầu] chậm nhất là …… giờ (giờ Việt Nam), ngày……. tháng…… năm…… [ghi thời điểm đóng thầu).
Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai
vào…… giờ (giờ Việt Nam) ngày…. tháng….. năm….. tại [ghi địa điểm mở thầu].
[Ghi tên bên mời thầu] kính
mời đại diện [ghi tên nhà thầu] tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và
địa điểm nêu trên.
|
ĐẠI
DIỆN BÊN MỜI THẦU
(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
|
II. MẪU THƯ MỜI THẦU ĐỐI VỚI GÓI
THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP
(Áp dụng trong trường hợp gói
thầu đã thực hiện sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế)
………..,
ngày…… tháng…… năm…….
Kính
gửi: [Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu]
[Ghi tên bên mời thầu] chuẩn
bị tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu gói thầu [ghi tên gói thầu] để
thực hiện dự án (hoặc công trình) tại………. [Ghi tên bên mời thầu] xin mời
[ghi tên nhà thầu] tới tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên.
Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ
mời thầu với giá là…….. [ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng],
tại [ghi địa chỉ bán hồ sơ mời thầu].
Thời gian bán hồ sơ mời thầu từ ……
giờ, ngày….. tháng…… năm….. đến trước….. giờ, ngày……. tháng…… năm…… [ghi
thời điểm đóng thầu] (trong giờ làm việc hành chính).
Hồ sơ dự thầu phải kèm theo bảo đảm
dự thầu trị giá [ghi giá trị bằng số và bằng chữ, đồng tiền sử dụng, hình
thức bảo đảm] và phải được gửi đến [ghi địa chỉ nhận hồ sơ dự thầu] chậm
nhất là …… giờ (giờ Việt Nam), ngày……. tháng…… năm…… [ghi thời điểm đóng
thầu).
Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai
vào…… giờ (giờ Việt Nam) ngày…. tháng….. năm….. tại [ghi địa điểm mở thầu].
[Ghi tên bên mời thầu] kính
mời đại diện [ghi tên nhà thầu] tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và
địa điểm nêu trên.
|
ĐẠI
DIỆN BÊN MỜI THẦU
(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO VỀ THÔNG TIN CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÚNG
THẦU TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ)
[TÊN
CHỦ ĐẦU TƯ
Tên dự án/Gói thầu]
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
|
……….., ngày…… tháng…… năm…….
|
BÁO
CÁO VỀ THÔNG TIN
CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRÚNG THẦU TẠI VIỆT NAM
Kính
gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ hợp đồng đã ký giữa [ghi
tên chủ đầu tư] và nhà thầu [ghi tên nhà thầu nước ngoài trúng thầu] để
thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án] thực
hiện tại [ghi địa điểm thực hiện gói thầu] với giá ký hợp đồng là [ghi
giá hợp đồng đã ký], [ghi tên chủ đầu tư] báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư một
số thông tin về nhà thầu trúng thầu như sau:
1. Tên Hợp đồng (số, ngày ký):.....................................................................................
2. Tên nhà thầu trúng thầu:............................................................................................
3. Địa chỉ đăng ký tại nước hoặc
vùng lãnh thổ nơi nhà thầu mang quốc tịch:..................
Số điện thoại:……………………………… Fax:................................................................
E-mail:…………………………….. Website (nếu
có):........................................................
4. Địa chỉ chi nhánh hoặc văn phòng
đại diện tại Việt Nam (nếu có):................................
Số điện thoại:……………………………… Fax:................................................................
E-mail:…………………………….. Website (nếu
có):........................................................
5. Thời gian thực hiện gói thầu: từ
ngày….. tháng….. năm….. đến ngày….. tháng….. năm….. [ghi theo thời gian thực
hiện gói thầu trong hợp đồng đã ký].
6. Tổng số cán bộ, chuyên gia được
huy động để thực hiện gói thầu:
Trong đó, cố vấn trưởng là:……; giám
đốc dự án:………; đội trưởng………..;
...................................................................................................................................
7. Tên, ngày tháng năm sinh, số hộ
chiếu của các cán bộ chủ chốt nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện gói thầu, bao
gồm:
1)................................................................................................................................
2)................................................................................................................................
3)................................................................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ…. (nếu có);
- Sở KH&ĐT Tỉnh/Tp…..
|
ĐẠI
DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
|