Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 41/2007/NĐ-CP xây dựng ngầm đô thị

Số hiệu: 41/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 41/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XÂY DỰNG NGẦM ĐÔ THỊ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về các yêu cầu đặc thù của hoạt động xây dựng ngầm đô thị tại Việt Nam.

2. Hoạt động xây dựng ngầm đô thị tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, các quy định của Nghị định này và các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng khác có liên quan.

3. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến xây dựng ngầm đô thị tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Hoạt động xây dựng ngầm đô thị" là hoạt động xây dựng có liên quan đến công trình ngầm đô thị.

2. "Công trình ngầm đô thị" là những công trình được xây dựng ngầm dưới đất tại đô thị bao gồm công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm; công trình giao thông ngầm; công trình công cộng ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng.

3. "Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm" bao gồm các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc; hào, tuynel kỹ thuật và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm.

4. "Công trình giao thông ngầm" là công trình phục vụ giao thông được xây dựng dưới mặt đất.

5. "Công trình công cộng ngầm" là công trình phục vụ hoạt động công cộng được xây dựng dưới mặt đất.

6. "Phần ngầm của các công trình xây dựng" bao gồm tầng hầm (nếu có) và các bộ phận của công trình xây dựng nằm dưới mặt đất.

7. "Hào kỹ thuật" là cống ngầm có kích thước phù hợp để lắp đặt các đường dây, đường ống kỹ thuật.

8. "Tuynel kỹ thuật" là hầm ngầm để lắp đặt các hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật. Tuynel kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu về thông hơi, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ, thoát nước và có tiết diện tối thiểu để bảo đảm cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì công trình.

9. "Không gian ngầm đô thị" là không gian được tạo ra dưới mặt đất để sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị.

10. "Quy hoạch xây dựng ngầm đô thị" là việc tổ chức không gian xây dựng dưới mặt đất nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả không gian ngầm đáp ứng các nhu cầu phát triển đô thị.

Điều 3. Quy định về sử dụng không gian ngầm đô thị

1. Việc sử dụng không gian ngầm đô thị để xây dựng công trình ngầm được xác định theo giấy phép xây dựng.

2. Việc cho phép sử dụng không gian ngầm đô thị để xây dựng công trình ngầm phải được cấp có thẩm quyền cho phép và phải tuân thủ các quy định sau:

a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp công trình ngầm chưa được xác định trong quy hoạch xây dựng thì phải có thỏa thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch xây dựng sau khi có ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của địa phương.

b) Không được vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc ranh giới thửa đất đã được xác định. Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc ranh giới thửa đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép.

c) Phải ở chiều sâu và có khoảng cách theo chiều ngang không làm ảnh hưởng đến sự an toàn, công tác quản lý, khai thác và sử dụng của các công trình lân cận, công trình bên trên cũng như các công trình đã được xác định hoặc dự kiến sẽ có trong quy hoạch xây dựng.

Điều 4. Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình ngầm đô thị

1. Việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng công trình ngầm, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.

3. Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào quy chuẩn xây dựng công trình ngầm, ban hành tiêu chuẩn xây dựng công trình ngầm chuyên ngành thuộc chức năng quản lý của mình.

Điều 5. Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng công trình ngầm đô thị

1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh các công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm theo các hình thức đầu tư thích hợp.

2. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ và tạo điều kiện ưu đãi như sau:

a) Miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất.

b) Được hỗ trợ một phần kinh phí bồi thường giải phóng không gian ngầm, mặt bằng có liên quan đến công trình ngầm.

c) Được sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi.

d) Được hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Điều 6. Lưu trữ hồ sơ công trình ngầm đô thị

1. Công trình ngầm đô thị xây dựng xong phải được lưu trữ hồ sơ theo các quy định của pháp luật về lưu trữ.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm quản lý hồ sơ thiết kế công trình ngầm đô thị; cung cấp thông tin về công trình ngầm đô thị cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Các hành vi bị cấm

1. Xây dựng công trình ngầm đô thị trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng tại các vùng có nguy cơ cao về tai biến địa chất công trình ảnh hưởng đến độ an toàn của các công trình ngầm.

2. Xây dựng công trình ngầm đô thị sai quy hoạch xây dựng, sai thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng không xin phép hoặc sai giấy phép xây dựng.

3. Vi phạm phạm vi bảo vệ công trình ngầm.

4. Tham gia hoạt động xây dựng ngầm mà không đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.

5. Vi phạm các quy định về khai thác sử dụng, bảo trì công trình ngầm.

6. Các hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng.

Chương 2

QUY HOẠCH XÂY DỰNG NGẦM ĐÔ THỊ

Điều 8. Quy định chung về quy hoạch xây dựng ngầm đô thị

1. Quy hoạch xây dựng ngầm đô thị là một bộ phận của quy hoạch xây dựng đô thị và được lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.

2. Quy hoạch xây dựng ngầm đô thị được phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng ngầm đô thị tiếp theo.

3. Quy hoạch xây dựng đối với các đô thị có số dân trên một triệu người phải quy hoạch hệ thống đường tầu điện ngầm.

4. Quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, đô thị mới, các đường phố xây dựng mới tại các đô thị cũ phải quy hoạch hệ thống tuynel, hào kỹ thuật để lắp đặt các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật. Đối với các đô thị cũ phải có kế hoạch xây dựng tuynel, hào kỹ thuật để từng bước hạ ngầm các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật.

5. Đối với các đô thị loại 2 trở lên đã có quy hoạch xây dựng được phê duyệt, phải tiến hành lập bổ sung quy hoạch xây dựng ngầm. Đối với các đô thị còn lại việc tiến hành lập bổ sung quy hoạch xây dựng ngầm khi chưa đến thời điểm điều chỉnh quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tuỳ theo nhu cầu thực tế tại địa phương.

Điều 9. Các yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng ngầm đô thị

1. Bảo đảm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

2. Bảo đảm kết nối tương thích và đồng bộ, an toàn các công trình ngầm và giữa công trình ngầm với các công trình trên mặt đất.

3. Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm.

4. Kết hợp chặt chẽ với các yêu cầu về an ninh và quốc phòng; đồng thời bảo đảm an toàn và bảo vệ cho công tác bí mật của các công trình an ninh, quốc phòng.

Điều 10. Nội dung của quy hoạch xây dựng ngầm đô thị

1. Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị:

a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn liên quan đến việc xây dựng ngầm; hiện trạng xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ngầm và các khu vực sử dụng không gian ngầm đô thị.

b) Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm.

c) Dự báo các vị trí đấu nối không gian các công trình ngầm.

d) Dự báo vị trí, quy mô của các công trình công cộng, giao thông và hạ tầng kỹ thuật ngầm.

đ) Xác định các khu vực cấm và khu vực hạn chế xây dựng công trình ngầm.

e) Xác định phạm vi bảo vệ an toàn đối với các công trình giao thông ngầm.

2. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:

a) Phân tích đánh giá hiện trạng xây dựng các công trình ngầm.

b) Xác định cụ thể vị trí, quy mô các công trình công cộng, giao thông và hạ tầng kỹ thuật ngầm.

c) Xác định vị trí đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật các công trình.

Điều 11. Hồ sơ quy hoạch xây dựng ngầm đô thị

Hồ sơ quy hoạch xây dựng ngầm đô thị là một bộ phận của hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, phần hồ sơ bổ sung như sau:

1. Các bản vẽ:

a) Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị:

- Bản đồ hiện trạng các khu vực xây dựng và sử dụng không gian ngầm;

- Bản đồ phân vùng các khu vực xây dựng công trình ngầm đô thị.

b) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:

- Bản đồ hiện trạng xây dựng công trình ngầm;

- Bản đồ quy hoạch xây dựng các công trình ngầm.

Tỷ lệ các bản đồ trên tuân thủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng đô thị.

2. Báo cáo tổng hợp bổ sung thuyết minh và các văn bản pháp lý liên quan đến việc xây dựng công trình ngầm.

Chương 3

XÂY DỰNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ

Điều 12. Giấy phép xây dựng công trình ngầm đô thị.

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình ngầm, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng theo quy định. Việc xin và cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan và các quy định của Nghị định này.

2. Điều kiện cấp phép xây dựng công trình ngầm:

a) Tuân thủ các quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng.

b) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

c) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và công trình bên trên, an toàn cho người và cộng đồng.

d) Bảo đảm các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng, thoát nước, phòng chống cháy nổ, thoát hiểm, cứu nạn, cứu hộ và bảo vệ môi trường.

e) Hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của hoạt động xây dựng ngầm đối với các hoạt động bình thường của đô thị.

3. Phần ngầm của công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng cùng với công trình xây dựng và giấy phép xây dựng phải ghi cụ thể: phạm vi phần ngầm công trình, số tầng hầm và độ sâu tầng hầm.

4. Đối với công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm:

a) Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm đô thị gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.

- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc văn bản cho phép sử dụng không gian ngầm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng và chiều sâu móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và các điểm đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian và ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).

- Các thỏa thuận đấu nối kỹ thuật và đấu nối không gian.

- Các giải pháp kỹ thuật liên quan đến bảo đảm an toàn cho người, công trình, công trình lân cận và công trình bên trên, phương tiện thi công và các hoạt động công cộng khác.

- Giấy cam kết hoàn trả mặt bằng trên mặt đất theo quy định.

b) Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng công trình ngầm đô thị:

- Địa điểm, vị trí công trình hoặc tuyến xây dựng công trình ngầm.

- Loại công trình.

- Ranh giới thửa đất trên mặt bằng.

- Ranh giới xây dựng công trình ngầm.

- Diện tích công trình (trừ công trình ngầm theo tuyến).

- Độ sâu tối đa công trình và độ sâu từng tầng hầm.

- Vị trí đấu nối công trình.

c) Giấy phép xây dựng đối với công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm theo mẫu quy định tại phụ lục của Nghị định này.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm đô thị trên địa bàn do mình quản lý.

Điều 13. Yêu cầu về đấu nối công trình ngầm đô thị

1. Đấu nối kỹ thuật

Việc đấu nối giữa công trình ngầm với các công trình hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Vị trí đấu nối kỹ thuật phải phù hợp với quy hoạch xây dựng.

b) Phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng công trình.

c) Đáp ứng yêu cầu đồng bộ.

d) Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật quy định đối với từng loại công trình.

2. Đấu nối không gian

Việc đấu nối không gian giữa các công trình ngầm, công trình ngầm với công trình trên mặt đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Vị trí đấu nối không gian phải theo quy hoạch xây dựng.

b) Bảo đảm an toàn cho các công trình.

c) Bảo đảm thuận lợi khi sử dụng và thoát hiểm khi cần thiết.

3. Thỏa thuận đấu nối: Khi thiết kế xây dựng công trình ngầm, chủ đầu tư xây dựng công trình ngầm phải có thoả thuận với các đơn vị quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật của đô thị và chủ sở hữu hoặc quản lý sử dụng công trình được đấu nối không gian (nếu có).

4. Thực hiện đấu nối: Trước khi thi công đấu nối công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo về kế hoạch và tiến độ thi công đấu nối công trình đến cơ quan, đơn vị thỏa thuận đấu nối để giám sát và phối hợp thực hiện.

Điều 14. Yêu cầu về khảo sát xây dựng công trình ngầm đô thị

1. Khảo sát xây dựng công trình ngầm phải cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về các công trình ngầm và trên mặt đất hiện có, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận.

2. Công tác khảo sát phải làm rõ các bất thường về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn để có biện pháp xử lý thích hợp phục vụ công tác thiết kế thi công xây dựng công trình ngầm.

3. Trong quá trình thi công xây dựng công trình ngầm, nếu nhà thầu thi công phát hiện các yếu tố bất thường so với tài liệu khảo sát ban đầu thì phải tiến hành khảo sát bổ sung để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

4. Khảo sát xây dựng công trình ngầm đô thị phải bảo đảm vệ sinh môi trường và phải hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát.

Điều 15. Yêu cầu về thiết kế xây dựng công trình ngầm đô thị

1. Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đô thị.

2. Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và những biến động của chúng có thể xảy ra.

3. Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải đồng bộ, kết nối phù hợp với quần thể kiến trúc của các công trình liền kề, trên mặt đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị; bảo đảm an toàn, không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng lân cận, bên trên; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết; đồng thời phải có giải pháp bảo tồn cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa tại khu vực xây dựng (nếu có).

4. Thiết kế tổ chức không gian kiến trúc bên trong các công trình ngầm ngoài các yêu cầu về công năng sử dụng và bền vững còn phải bảo đảm các yêu cầu về mỹ quan, phù hợp với các đặc điểm văn hóa, lịch sử tại khu vực xây dựng công trình.

5. Thiết kế các hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong công trình ngầm phải phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

6. Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải đảm bảo các yêu cầu về chống thấm, chống ăn mòn và xâm thực.

7. Thiết kế công trình ngầm phải bảo đảm việc sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố.

8. Thiết kế công trình ngầm phải có quy trình vận hành sử dụng và quy định bảo trì công trình.

9. Thiết kế xây dựng công trình ngầm phải đề xuất nhiệm vụ của công tác quan trắc địa kỹ thuật.

10. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình ngầm phải có các chỉ dẫn, tạo điều kiện thi công theo đúng bản vẽ thiết kế, đồng thời thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công để xử lý các khác biệt giữa thực tế thi công và đồ án thiết kế.

Điều 16. Yêu cầu về thi công xây dựng công trình ngầm đô thị

1. Tr­ước khi thi công xây dựng công trình ngầm chủ đầu tư phải tiến hành thăm dò, xác định hiện trạng các công trình ngầm hiện có trong khu vực xây dựng để có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Các nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận.

3. Quá trình thi công xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đô thị, các công trình lân cận và bên trên; có các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi tr­ường, đặc biệt là ô nhiễm nư­ớc ngầm và môi tr­ường địa chất đô thị.

4. Thi công xây dựng công trình ngầm phải có kế hoạch khắc phục các sự cố có thể xẩy ra trong quá trình thi công như: gặp tầng đất yếu, tầng chứa nước, khí độc, cháy nổ, sạt lở, trồi đất, bục đất nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện thi công và cho công trình.

5. Thi công xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, trình tự công việc và có chế độ thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn khi thi công, kiểm soát chặt chẽ người vào, ra công trình ngầm trong suốt quá trình thi công công trình. Khi gặp các sự cố bất thường nhà thầu xây dựng phải có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư và các bên liên quan để có biện pháp xử lý phù hợp.

6. Công trường xây dựng công trình ngầm phải có rào chắn, biển báo theo quy định đối với công trình xây dựng.

7. Công trình công cộng ngầm, giao thông ngầm phải được kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

8. Lực lượng tham gia thi công xây dựng công trình ngầm phải được huấn luyện kỹ thuật và được trang bị bảo hộ an toàn lao động phù hợp với điều kiện thi công của từng loại công trình ngầm.

Điều 17. Yêu cầu quan trắc địa kỹ thuật công trình ngầm đô thị

1. Quan trắc địa kỹ thuật phải được thực hiện theo quy định trong suốt quá trình thi công và khai thác sử dụng công trình ngầm.

2. Quan trắc địa kỹ thuật bao gồm các quan trắc trên bản thân công trình ngầm, môi tr­ường địa chất, các công trình bên trên và liền kề.

3. Công tác quan trắc địa kỹ thuật thực hiện theo đúng ph­ương án quan trắc đã đư­ợc chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng phê duyệt.

4. Khi quan trắc thấy có yếu tố bất thường thì phải thông báo cho chủ đầu tư hoặc chủ quản lý, sử dụng và cơ quan thiết kế biết để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 18. Bảo trì công trình ngầm đô thị

1. Yêu cầu bảo trì công trình ngầm:

a) Thực hiện chế độ bảo trì thường xuyên và bảo trì định kỳ đối với công trình công cộng ngầm và công trình giao thông ngầm; thực hiện chế độ bảo trì định kỳ đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.

b) Khi thực hiện công tác bảo trì, phải chú ý kiểm tra nghiêm ngặt hệ thống đấu nối công trình; các thiết bị kiểm soát thông gió, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

2. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc bảo trì công trình ngầm:

a) Các cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình công cộng ngầm và công trình giao thông ngầm phải thẩm định quy trình bảo trì công trình ngầm.

b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:

- Tổ chức thực hiện bảo trì công trình ngầm.

- Thực hiện bảo trì công trình ngầm theo chỉ dẫn và quy định của nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.

- Báo cáo định kỳ về công tác bảo trì và tình hình hoạt động của công trình ngầm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.

c) Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện công tác bảo trì của chủ quản lý, sử dụng công trình ngầm.

Chương 4 :

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng ngầm đô thị

1. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng ngầm đô thị trên phạm vi cả nước. Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc quản lý xây dựng các công trình ngầm chuyên ngành tại đô thị.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng ngầm tại các đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

(Trang 1)

UBND tỉnh, CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TP trực thuộc TW Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cơ quan cấp GPXD... ______________________________________

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Số: / GPXD

(Sử dụng cho công trình ngầm đô thị)

1. Cấp cho: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .

- Địa chỉ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Số nhà: . . . .Đường . . . . . .Phường (xã): . . . . . .Tỉnh, thành phố: . .

2. Được phép xây dựng công trình (loại công trình): . . . . . . . . . . . . . . .

Theo thiết kế có ký hiệu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Do: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . lập . . . . . . . . . . . . .

Gồm các nội dung sau đây: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Địa điểm, vị trí công trình hoặc tuyến xây dựng công trình :. . . . . . . .

- Ranh giới thửa đất trên mặt bằng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Ranh giới xây dựng công trình ngầm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Quy mô công trình (trừ công trình ngầm theo tuyến):

+ Tổng diện tích xây dựng ngầm : . . . . . . . . m2. Số tầng. . . . . . . . . . . . .

+ Độ sâu từng tầng: . . . . . . ..m

+ Độ sâu tối đa công trình ngầm…………..m

+ Số hiệu thửa đất: .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

+ Diện tích thửa đất: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . m2.

- Các vị trí đấu nối công trình: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có liên quan đến sử dụng không gian ngầm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải xin gia hạn giấy phép.

.......ngày tháng năm .....

CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như trên,

- Lưu:


PHỤ LỤC

(Trang 2)

Chủ đầu tư phải thực hiện các nội dung sau đây:

1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề và bên trên (nếu có).

2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.

3. Phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng đến kiểm tra khi định vị công trình, hoàn thành nghiệm thu theo từng giai đoạn và toàn bộ công trình.

4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.

5. Khi cần thay đổi thiết kế thì phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

6. Nếu có sử dụng hè, đường hoặc không gian công cộng thì phải thỏa thuận với cơ quan quản lý có liên quan về vị trí, thời gian sử dụng và các phương án bảo đảm về an toàn, vệ sinh môi trường, giao thông thông suốt trong quá trình thi công./.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 41/2007/ND-CP

Hanoi, March 22, 2007

 

DECREE

ON URBAN UNDERGROUND CONSTRUCTION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Construction Law dated November 26, 2003;
At the proposal of the Minister of Construction,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The urban underground construction in Vietnam shall comply with the provisions of the Construction Law, the provisions of this Decree and relevant documents guiding the Construction Law.

3. This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals conducting activities relating to urban underground construction in Vietnam.

Article 2. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Urban underground construction means the construction related to urban underground works.

2. Urban underground works mean those built underground in urban centers, including underground infrastructures, underground traffic works; underground public works and underground sections of construction works.

3. Underground technical infrastructures include water supply pipelines, energy supply works, water drainage facilities; electricity supply works, communication cables; ditches, technical tunnels and technical infrastructure hubs built underground.

4. Underground traffic works mean those in service of traffic, built underground.

5. Underground public works mean those in service of public activities, built underground.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Technical ditches mean underground sewers of appropriate sizes for installation of cables, technical tubes.

8. Technical tunnels mean tunnels for installation of systems of cable, technical tubes. Technical tunnels must meet the requirements on air ventilation, lighting, fire and explosion prevention and fighting, water drainage and be large enough for people to perform the tasks of work installation, repair and maintenance.

9. Urban underground space means the space created underground for use for the purpose of construction of urban underground works.

10. Urban underground construction planning means the organization of underground construction space with a view to rationally and efficiently exploiting and using the underground space to meet the urban development demands.

Article 3. Provisions on the use of urban underground space

1. The use of urban underground space for construction of underground works is determined according to construction permits.

2. The use of urban underground space for construction of underground works shall be permitted by competent authorities and comply with the following regulations:

a) To be in line with urban construction plannings approved by competent authorities. If underground works are yet identified in the construction plannings, there must be the consent of competent state bodies in charge of construction planning after the concerned local state management agencies give their opinions.

b) Not to construct works beyond the identified construction line limits or the land plot boundaries. When there is a need to construct works beyond the identified construction line limits or the land plot boundaries (excluding the technical connections of underground cable or pipe systems), the permission of provincial-level People's Committees is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. Application of urban underground construction norms and standards

1. The application of urban underground construction norms and standards shall comply with the regulations on technical standards and norms.

2. The Ministry of Construction promulgates norms on underground work construction, standards on construction of public works, underground technical infrastructures.

3. Ministries managing specialized construction works shall base on the underground work construction norms to promulgate standards on construction of specialized underground works falling under their respective management.

Article 5. Supports and preferences for investment in construction of urban underground works

1. The State encourages organizations and individuals to invest in the construction, commercial exploitation of underground public works, underground traffic works and underground technical infrastructures in appropriate forms of investment.

2. Organizations and individuals investing in the construction of works specified in Clause 1 of this Article are given the following supports and preferences:

a) Land use tax exemption or reduction.

b) Partial support in compensation funding for clearance of underground space and grounds related to underground works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Investment supports and preferences according to the provisions of law on investment.

Article 6. Archive of urban underground work dossiers

1. The dossiers on completed urban underground works shall be archived according to the legal provisions on archive.

2. Local state management bodies in charge of construction shall manage the dossiers on designs of urban underground works, supply information on urban underground works to organizations or individuals at their requests according to the provisions of law.

Article 7. Prohibited acts

1. Building urban underground works in areas where construction is banned; building such works in regions highly prone to geotechnical problems, affecting the safety of underground works.

2. Building urban underground works in contravention of construction plannings, or designs already approved by competent authorities, building such works without permits or in contravention of construction permits.

3. Encroaching upon the underground works protection scope.

4. Participating in underground construction while failing to fully meet the conditions on capabilities as provided for by the law on construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Other acts of violating the legal provisions on construction.

Chapter II

URBAN UNDERGROUND CONSTRUCTION PLANNING

Article 8. General provisions on urban underground construction

1. The urban underground construction planning constitutes part of the urban construction planning and is elaborated, appraised, approved and managed according to the legal provisions on construction planning.

2. The approved urban underground construction planning serves as a basis for subsequent urban underground construction activities.

3. The planning for construction of urban centers with a population of over one million each must covers the planning on metro systems.

4. The planning for construction of new urban centers, new cities, new thoroughfares in old urban centers must covers the plannings on systems of tunnels, technical ditches for installation of cables, technical tubes. For old cities, there must be plans on construction of tunnels, technical ditches for incrementally laying underground of cable works, technical tubes.

5. For cities of grade II or higher, for which the construction plannings have been already approved, additional planning on underground construction must be elaborated. For remaining urban centers, the elaboration of additional planning on underground construction before the time the construction planning is adjusted shall be considered and decided by provincial-level People's Committees according to practical local demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To ensure the rational, thrifty and efficient use of land.

2. To ensure compatible, synchronous and safe connection among underground works as well as between underground works and aboveground works.

3. To ensure the requirements on protection of the environment and underground water sources.

4. To closely combine with the requirements on security and defense; at the same time to ensure safety for and confidentiality of security and defense works.

Article 10. Contents of urban underground construction planning

1. For urban construction overall planning:

a) Analysis and assessment of the natural geotechnical and hydro-geological conditions, which are related to the underground construction; the current situation of construction of underground technical infrastructure networks and areas using urban underground space.

b) Forecast of demands for development and use of underground space.

c) Forecast of positions of spatial connection of underground works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Identification of areas where construction of underground works is banned or restricted.

f) Determination of safety protection areas for underground traffic works.

2. For urban construction detailed planning:

a) Analysis and assessment of current situation on construction of underground works.

b) Specific identification of locations and sizes of underground public, traffic works and technical infrastructures.

c) Determination of positions of spatial connection and technical connection of works.

Article 11. Dossiers on urban underground construction planning

Dossiers on urban underground construction planning constitute part of the dossiers on urban construction planning blueprints; the additional dossiers are as follows:

1. Drawings:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The map on current status of construction areas and the use of underground space;

- The map on areas zoned off for construction of urban underground works.

b) For urban construction detailed planning:

- The map on current situation of underground work construction;

- The map on underground work construction planning.

The scales of the above maps comply with the provisions of law on urban construction planning.

2. General report on additional explanations and legal documents relating to the construction of underground works.

Chapter III

CONSTRUCTION AND MAINTENANCE OF URBAN UNDERGROUND WORKS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Before starting the construction of underground works, investors must obtain construction permits, according to regulations. The application for and grant of construction permits shall comply with relevant legal provisions and the provisions of this Decree.

2. Conditions for grant of permits for construction of underground works:

a) Observance of provisions of the legal documents guiding the implementation of the Construction Law.

b) Satisfaction of the requirements specified in Clause 2, Article 3 of this Decree.

c) Assurance of safety for underground works, adjacent works and above ground works, and safety for humans and communities.

d) Satisfaction of requirements on air ventilation, lighting, water drainage, fire and explosion prevention and fighting, emergency exit, rescue, salvage and environmental protection.

e) Minimization of the impacts of underground construction on normal urban activities.

3. The underground sections of construction works are granted construction permits together with construction works and the construction permits must clearly state the scope of the underground sections of the works, the number of basement floors and the depth of the basement floors.

4. For underground public works, underground traffic works and underground technical infrastructures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The application for construction permit.

- The copy of one of the papers on land use rights or the written document of a competent state body permitting the use of underground space.

- The design drawing demonstrating the position, ground, cross section, typical elevation; ground and depth of foundations of the work; diagram of the work location or line; the plan on the system and points of technical connection, spatial connection and photos of the current status (for repaired, renovated works, construction permits are required).

- The agreements on technical connections and spatial connections.

- Technical solutions to the assurance of safety for humans, works, adjacent works and above ground works, construction means and other public activities.

- The written commitment to restore the surface ground according to regulations.

b) Principal contents of the permits for construction of urban underground works:

- The location and position of work or underground work construction line.

- Type of work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The construction boundary of underground work.

- The floor space of the work (excluding lined underground works).

- The maximum depth of the work and the depth of each basement floor.

- The position of work connections.

c) The permits for construction of underground public works, underground traffic works and underground technical infrastructures are made according to a set form in the appendix to this Decree (not printed herein).

d) Provincial-level People's Committees shall grant or authorize directors of provincial Construction Services to grant permits for construction of urban underground works in geographical areas under their respective management.

Article 13. Requirements on connection of urban underground works

1. Technical connections

The connection of underground works with common urban technical infrastructures must ensure the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Satisfying the use requirements of each work.

c) Satisfying the synchronism requirements.

d) Satisfying the technical requirements prescribed for each type of work.

2. Spatial connection

The spatial connection between underground works, between underground works and aboveground works must meet the following requirements:

a) The spatial connection positions comply with the construction plannings.

b) Ensuring safety for works.

c) Ensuring convenience for use and emergency exit when necessary.

3. Connection agreement: When designing the construction of underground works, the underground work construction investors must reach agreement with units managing the operation of technical infrastructures of urban centers and owners or use managers of works to which spatial connections are conducted (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14. Requirements on surveys for construction of urban underground works

1. Underground work construction surveys must fully supply data, documents and technical parameters on the existing underground and aboveground works, geo-technical and hydro-geological conditions, the potential existence of toxic gases in construction areas, which serve as bases for determination of the scope and depth of works, the selection of proper construction technologies, aiming to ensure safety for humans, works and adjacent facilities.

2. Surveys must clarify the abnormal geo-technical and hydro-geological conditions in order to take appropriate remedies in service of the working design of underground works,

3. In the course of constructing underground works, if construction contractors discover abnormalities compared with the initial survey documents, additional surveys shall be carried out in order to make appropriate adjustments.

4. Surveys for construction of urban underground works must ensure environmental sanitation and the ground shall be restored upon the completion of surveys.

Article 15. Requirements on working designs of urban underground works

1. The working designs of underground works must comply with urban construction plannings.

2. The working designs of underground works must suit the geo-technical and hydro-geological conditions and their possible changes.

3. The working designs of underground works must be synchronous and in proper connection with the architectural groups of adjacent and aboveground works and the common technical infrastructure systems of urban centers; ensure safety, without affecting adjacent or aboveground construction works; combine with defense or security requirements when necessary; and at the same time must work out solutions to the preservation of greenery, the protection of historical or cultural relics in the construction areas (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The designs of lighting, air conditioning, ventilating, fire prevention and fighting and exit systems as well as the operation control systems inside underground works must be compatible with the type and grade of works as provided for by the construction law.

6. The working designs of underground works must satisfy the anti-permeation, anti-corrosion and anti-erosion requirements.

7. The designs of underground works must ensure convenience for disabled people, ensure safety and quick exit upon the occurrence of incidents.

8. The designs of underground works must describe the processes for operation and maintenance of works.

9. The working designs of underground works must set the tasks of geo-technical observation.

10. Underground work construction designing contractors must give instructions and facilitate the construction according to design drawings, and concurrently perform the task of authorship supervision throughout the process of construction in order to handle disparities between practical construction and design blueprints.

Article 16. Requirements on construction of urban underground works

1. Before starting the construction of underground works, investors must conduct probing and determine existing underground facilities in the construction areas in order to work out appropriate handling measures.

2. Construction contractors must design construction measures to be approved by investors or their representatives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The construction of underground works shall be accompanied with plans to remedy incidents which may occur in the course of construction such as weak soil layers, water-containing layers, toxic gases, fires and explosion, land slides, earth upthrusts with a view to ensuring safety for humans, construction means and the works.

5. The construction of underground works must strictly abide by the work process and order and the safety conditions shall be regularly inspected; people entering and leaving underground works shall be strictly supervised throughout the course of construction. Upon the occurrence of abnormal incidents, construction contractors shall notify investors and the concerned parties thereof for appropriate handling measures.

6. The underground work construction sites shall be fenced off and have signboards according to regulations on construction sites.

7. Underground public works and underground traffic works shall be inspected and granted certificates of construction work quality conformity before they are put to use as provided for by construction law.

8. Forces participating in the construction of underground works shall be technically trained and equipped with labor safety devices suitable to the construction conditions of each type of underground works.

Article 17. Requirements on geo-technical observation of urban underground works

1. The geo-technical observation shall be carried out according to regulations throughout the process of construction and exploitation of underground works.

2. The geo-technical observation covers the observation of the underground works, the geological environment, above ground and adjacent facilities.

3. The geo-technical observation complies with the observation plans already approved by investors or use managers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18. Maintenance of urban underground works

1. Underground work maintenance requirements:

a) Regular and periodical maintenance shall be conducted for underground public works and underground traffic works; and periodical maintenance shall be conducted for underground technical infrastructures.

b) When the maintenance is carried out, attention shall be paid to the strict examination of the work connection systems; air-ventilation, lighting, fire and explosion prevention and fighting and environmental protection equipment shall be checked.

2. Responsibilities of relevant agencies in underground work maintenance:

a) Agencies or organizations appraising the technical designs of underground public works and underground traffic works shall appraise the underground work maintenance process.

b) Work owners or managers, users have the responsibilities:

- To organize the maintenance of underground works.

- To conduct the underground work maintenance under the instructions and regulations of designing contractors and equipment supply contractors and abide by the norms and standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To periodically report on the maintenance and operation of underground works to local state management agencies in charge of construction.

c) Local state management agencies in charge of construction shall organize regular or extraordinary inspections of the maintenance of underground works by their managers, users.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 19. Responsibilities for state management of urban underground construction

1. The Ministry of Construction is answerable to the Government for the unified state management of urban underground construction nationwide. Ministries managing specialized construction works shall coordinate with the Ministry of Construction in managing the construction of specialized underground works in urban centers.

2. People's Committees of all levels shall perform the state management of underground construction in urban centers within administrative boundaries under their management.

Article 20. Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial municipal People's Committees shall, within the ambit of their respective tasks and powers, organize the implementation of this Decree.

2. The Minister of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, guiding, monitoring and inspecting the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

Investors shall strictly abide by the following contents:

1. To be held fully responsible before law for their infringement upon the legitimate interests of owners of adjacent and aboveground works (if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To request the construction permit-granting agencies to come for examination of locations of the works, the pre-acceptance tests at each stage and upon the completion of the whole projects.

4. To produce construction permits to local administrations before starting the construction and put up signboards at construction sites according to regulations.

5. In case of necessity to alter the designs, to report thereon to, and await the decisions of the construction permit-granting agencies.

6. In case of use of pavements, roads or public spaces, to reach agreement with relevant management bodies on the location, use duration and plans to ensure safety, environmental sanitation, smooth traffic in the course of construction.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 41/2007/NĐ-CP ngày 22/03/2007 về việc xây dựng ngầm đô thị

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.515

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.21.206
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!